Tôi Tư Duy Nên Tôi Tồn Tại

Bạn có tin rằng có những câu nói tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại có sức ảnh hưởng rất lớn đến cả một nền triết học và rất nhiều ngành khoa học quan trọng khác. Câu nói “Tôi tư duy nên tôi tồn tại” của Triết gia Decartes là một trong nhữn câu nói như vậy. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được tại sao câu nói này lại quan trọng, nổi tiếng đến vậy và một số cách để để hiểu ý nghĩa của câu nói này.

Mục lục nội dung:

  1. Nội dung tổng quát

  2. Tôi tư duy nên tôi tồn tại theo cách hiểu thứ nhất: suy luận theo logic tự nhiên

  3. Tôi tư duy nên tôi tồn tại theo cách hiểu thứ hai: suy luận theo logic thực dụng

  4. Tôi tư duy nên tôi tồn tại theo cách hiểu thứ ba: kết nối trực tiếp với cái tôi bản thể.

Nguồn ảnh: Bởi Rungbachduong – Tác phẩm do chính người tải lên tạo ra, CC BY 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=3022924

1. Tổng quát nội dung

Như đã được giới thiệu ở phần 1 thì đã có rất nhiều triết gia đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau khi cố gắng định nghĩa hai từ “tri thức” và kèm theo đó là rất nhiều vấn đề nảy sinh: sự hồi quy vô tận khi biện minh, để là một sự thật thì cần những tiêu chí nào, thách thức được đặt ra bởi chủ nghĩa hoài nghi: có một nhóm niềm tin đặc biệt nào không, những niềm tin mà tự chúng biện minh cho chúng mà chúng ta không phải nghi ngờ gì nữa.

Các triết gia như Decartes và Augustine nghiêng về phía tiếp cận theo hướng nội liên kết khi định nghĩa tri thức. Cụ thể, họ nghĩ rằng chúng ta có thể xem xét tính đúng đắn của một niềm tin ngay từ chính bản thân những suy nghĩ của chúng ta. Hơn nữa, họ cho rằng những niềm tin này đóng vai trò làm tiêu chuẩn cho tất cả những niềm tin khác, bao gồm cả những niềm tin mà có khả năng đúng cao nhât, hơn là những những niềm tin đúng tuyệt đối và không thể nghi ngờ gì.

Chúng ta có thể tìm được tiêu chí của sự thật và sự biện minh ngay từ việc xem xét những ý tưởng hay suy nghĩ xuất phát từ tâm trí chúng ta. Chúng ta hãy nhớ lại lời phản biện của Augustine đối với chủ nghĩa hoài nghi học viện: thật là ngớ ngẩn khi cho rằng có một số khẳng định thì “giống sự thật hơn” so với những khẳng định khác nếu chúng ta thậm chí còn chưa biết rõ khái niệm sự thật là gì.

Đối với Augustine và Decartes, chính những hiểu biết về cái bản thể (self) là thứ sẽ cung cấp cho ta những tiêu chuẩn của sự thật và loại bỏ được sự nghi ngờ.

Chính từ việc tìm tòi khám phá xem chúng ta có thể biết được điều gì từ việc tự phản biện và tự ngẫm nghĩ sẽ tự nhiên dẫn chúng ta đến câu hỏi tư duy là gì và bản chất của đối tượng tư duy, hay tâm trí là gì. Về vấn đề này, triết gia Decartes đã có một hướng tiếp cận cực nổi tiếng: Chúng ta có thể trực tiếp tư duy và cảm nhận được sự tồn tại của mình mà không cần đến một thể xác, hay nói cách khác, ông cho rằng tâm trí là thứ tồn tại độc lập với thể xác.

Chủ nghĩa nhị nguyên Decates (Tâm trí và thể xác tồn tại độc lập) gợi ý rằng chúng ta không thể tìm tòi, khám phá học hỏi được điều gì từ các nghiên cứu khoa học về tâm trí (ví dụ khoa học thần kinh nhận thức hay khoa học hành vi).

Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy ở những bài sau, điều này không đúng. Yêu nó hay ghét nó, chủ nghĩa nhị nguyên Decartes vẫn tiếp tục có ảnh hưởng lớn đến những cuộc tranh luận về tâm trí, bản chất và chức năng của nó, và những tranh luận về trí thông minh của động vật và máy móc.

===

Phiên bản tiếng Latin của câu nói này là “Cogito ergo sum”, phiên bản tiếng Anh là “I think therefore I am”. Có một số người khi nhắc đến câu này họ còn thêm một vế nữa ở phía trước “Dubito ergo cogito ergo sum”  — “I doubt therefore I think therefore I am” — “Tôi nghi ngờ nên tôi tư duy nên tôi tồn tại”. Nhưng ở Việt Nam, câu nói này dược biết đến nhiều hơn với cách nói “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”. Có lẽ bởi “Tư duy” là từ Hán Việt nên mang tính trang trọng nhiều hơn. Nhưng chúng ta cần hiểu rằng, hề có sự khác nhau về mặt ý nghĩa nào giữa hai cách nói “Tôi tư duy nên tôi tồn tại” và “Tôi suy nghĩ nên tôi tồn tại”. Trong khuôn khổ series này tôi sẽ dùng từ “Suy nghĩ” (Think) thay cho từ “Tư duy” bởi như vậy đúng với bản gốc tiếng Anh hơn. Và để cho bài viết đỡ rườm rà, tôi sẽ gọi lập luận này là lập luận cogito

Đây là một bài viết rất quan trọng nên nếu những ai không hiểu được ngay thì hãy cố gắng đọc đi đọc lại vài lần, có khi phải nhắm cả mắt lại để ngẫm nghĩ thì mới hiểu được. Nhưng tin tôi đi, một khi các bạn đã ngộ ra thì bạn sẽ thấy được sự kì diệu của nó. Ngay bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu xem có những cách nào để hiểu câu nói nổi tiếng này.

2. Suy luận theo logic tự nhiên

Chủ nghĩa hoài nghi phổ quát (global scepticism) là quan điểm cho rằng không thể có bất kì một khẳng định nào tuyệt đối là đúng cả, bởi vì khả năng cao nhất có thể xảy ra là có thể tồn tại một con quái vật có quyền năng vô hạn, nó có thể lừa dối cả những ý nghĩ của chúng ta.

Nhưng điều đó liệu có thể không? Có phải thật sự không có điều gì mâu thuẫn nếu như chúng ta đang nghi ngờ ý nghĩ của ai đó? Nghi ngờ là gì, nó có thể là gì khác nếu nó không phải một loại suy nghĩ?

Và nếu điều này tự mâu thuẫn, thì chẳng phải nếu chúng ta nghi ngờ rằng ai đó đang nghĩ tức là chúng ta lại tự xác nhận điều đó hay sao?

Chính dòng lập luận này là nền tảng của lập luận nổi tiếng: “Tôi tư duy, nên tôi tồn tại”.

Cả Agustine và Decartes đều cho rằng chúng ta không thể dùng lý trí để nghi ngờ chính những suy nghĩ của chúng ta, do đó không thể dùng lý trí nghi ngờ sự tồn tại của chính mình, và từ đó chúng ta có vũ khí để đánh bại tư tưởng hoài nghi.

Thậm chí nếu ai đó nghi ngờ, thì anh ta đang sống; nếu anh ta nghi ngờ, anh ta nhớ được tại sao anh ta nghi ngờ; nếu anh ta nghi ngờ, anh ta hiểu tại sao anh ta nghi ngờ; nếu anh ta nghi ngờ, anh ta mong muốn được biết chắc chắn; nếu anh ta nghi ngờ, anh ta đang suy nghĩ; nếu anh ta ngờ, anh ta biết rằng anh ta không biết; nếu anh ta ngờ, anh ta cho rằng anh ta không nên tán thành một cách hấp tấp. Bất kì những ai nghi ngờ đều không bao giờ có thể nghi ngờ tất cả những điều trên vì nếu họ không thực hiện những điều trên thì họ không thể nghi ngờ bất kì một điều gì hết. [On the Trinity, X. 10.14; 2002: 55-56]

Decartes cũng có một lập luận tương tự về vấn đề quỷ dối lừa:

Và cứ để hắn ta lừa dối tôi bao nhiêu tùy thích, hắn sẽ không bao giờ lừa dối được tôi khi tôi đang nghĩ một điều gì đó. Vì vậy, sau khi cân nhắc mọi thứ thật kĩ lưỡng, tôi phải kết luận một điều cuối cùng rằng, khẳng định “Tôi tư duy, tôi tồn tại” là chắc chắn đúng bất kì khi nào tôi thốt ra điều đó hoặc điều đó xuất hiện trong tâm trí của tôi. (Second Meditation; 2003:24)

Chúng ta thử ngẫm lại câu nói này: “Tôi suy nghĩ nên tôi tồn tại” (I think therefore I am).  Tiền đề “tôi suy nghĩ” có được sự ủng hộ vững chắc bởi nếu nghi ngờ nó thì tức là ta đang xác nhận điều đó. Nếu “tôi nghi ngờ rằng tôi suy nghĩ” thì điều đó đồng nghĩa với “Tôi không nghĩ rằng tôi nghĩ” vì thế “Tôi nghi ngờ rằng tôi suy nghĩ” thì tự mâu thuẫn. Do vậy, khẳng định “tôi nghĩ” phải đúng, ít nhất trong lúc nó được nghĩ đến.

Tuy nhiên, điều gì biện minh cho kết luận “Tôi tồn tại” là đúng. “Tôi suy nghĩ” không hiển nhiên suy ra được “tôi tồn tại” trừ phi ai đó giả định rằng khẳng định sau là đúng” Bất kì cái gì suy nghĩ đều tồn tại”. Nhưng điều này không tự nhiên đúng và do vậy con quỷ quyền năng có thể mò đến và lừa dối chúng ta.

Điều thú vị là, bản thân Decartes cũng phủ nhận rằng lập luận cogitophụ thuộc vào khẳng định này. Thay vào đó, ông cho rằng, bất kì một khẳng định tổng quát (general propostion) nào đều phải phụ thuộc vào kết luận của lập luận cogito để trở thành đúng trong những trường hợp nhất định. Nếu anh ấy giả định khẳng định tổng quát là đúng, thì Decatres đã mắc lỗi ngụy biện lập luận lòng vòng.

Nếu đúng là Decartes lập luận lòng vòng, ta còn có thể suy ra một điều nữa. Nếu việc suy nghĩ có tồn tại, thì phải có một đối tượng thực hiện việc suy nghĩ này. Decartes dùng ngôi thứ nhất số ít để đại diện cho đối tượng này “Tôi”.

Có phải Decartes thực sự giả định điều đó? David Hume nghĩ là không. Ông ta nghĩ rằng, khả năng lớn nhất mà Decartes định kết luận là “hành động suy nghĩ” có tồn tại mà không thể rút ra kết luận gì về đối tượng thực hiện hành động suy nghĩ này.

Decartes dường như nghiêng về hướng suy nghĩ rằng “Ý nghĩ không phải là một loại thực thể nào đó trôi lơ lửng mà không có một đối tượng thực hiện việc này”. Để dễ hình dung, bạn thử tưởng tượng cảnh tượng một ý nghĩ, ví dụ như “Trái Đất sắp diệt vong” có thể xảy ra mặc dù không có ai nghĩ về nó.

2. Suy luận theo logic thực dụng

Jaakko Hintikka, một triết gia đương thời, lại hiểu lập luận cogito theo một cách khác. Ông ấy cho rằng, cần phân tích lập luận này trên khía cạnh “vận hành” (performative) của nó – cụ thể hơn, dựa vào thực tế rằng không thể nghĩ hoặc nói rằng “Tôi nghi ngờ rằng tôi đang nghĩ” hoặc “Tôi không tồn tại”. Ông lập luận rằng nếu như “Tôi suy nghĩ” bằng cách nào đó dẫn đến sự thật rằng “Tôi tồn tại” thì việc suy ra “Tôi tồn tại” từ điều đó (Tôi suy nghĩ) không nhằm mục đích gì cả.

Bạn có thể đơn giản chỉ cần nói rằng “Tôi nghĩ”. Nếu như “Tôi nghĩ” không tự nhiên dẫn đến “Tôi tồn tại” thì “Tôi nghĩ nhưng tôi không tồn tại” cũng không nên bị coi là mâu thuẫn với logic tự nhiên – tức là nó không chứa đựng sự mâu thuẫn nào. Tuy nhiên, Hintikka lập luận rằng, “Tôi tồn tại” có thể được suy luận ra từ “Tôi nghĩ” không phải vì đó là logic tự nhiên mà bởi vì đó là tính thực dụng (pragmatically). Mặc dù khái niệm mâu thuẫn thực dụng và nhất quán thực dụng không được định nghĩa chuẩn rộng rãi nhưng chúng ta có thể hiểu đại khái thế này. Một phát biểu được coi là nhất quán thực dụng nếu có một bối cảnh rõ ràng để chúng ta đánh giá nó một cách hợp lý. Một khẳng định mâu thuẫn thực dụng là một khẳng định mà mà bản thân nó không chứa đựng sự mâu thuẫn nào nhưng chính việc chúng ta đánh giá nó sẽ quyết định điều kiện để khẳng định đó đó đúng hay sai (Xem thảo luận về nghịch lý người nói dối dưới đây)

Theo Hintikka thì, sẽ là mâu thuẫn thực dụng chứ không mâu thuẫn logic tự nhiên (pragmatically but not logically inconsistent) khi nói hay nghĩ rằng “Tôi nghĩ nhưng tôi không tồn tại”. Do đó, sẽ có sự tự biện minh một cách thực dụng khi đánh giá hay nghĩ rằng “Tôi suy nghĩ nên tôi tồn tại.”

Có ít nhất 2 vấn đề với cách hiểu của Hintikka:

Một là không có gì khẳng định rõ ràng rằng nhất quán thực dụng và mâu thuẫn thực dụng là đủ để kết luận về tính đúng sai của một khẳng định. Ví dụ, có thể chúng ta không thể nghĩ hay đánh giá một cách nhất quán hai khẳng định “Tôi nghi ngờ rằng tôi nghĩ” hoặc “Tôi không tồn tại”, nhưng thế thì sao nào?

Tại sao nếu như tôi thể thốt ra một khẳng định nào thì khẳng định đó phải là sai?

Hãy xem xét ngay một ví dụ của vấn đề này “nghịch lý người nói dối”. Sẽ là mâu thuẫn thực dụng khi nói hay viết “Câu văn này là sai” nhưng chúng ta không thể suy ra bất kì điều gì về tính đúng sai của câu văn này mà chỉ dựa vào mỗi mình câu văn đó. Nếu nó sai, nó đúng và nếu nó đúng thì nó sai. (Xem thêm:

Vấn đề thứ hai:

Mối quan hệ giữa việc nhận thức được những suy nghĩ của tôi và sự thật rằng tôi tồn tại không thật sự rõ ràng. Nói cách khác, tại sao tôi cần phải biết rằng “Tôi nghĩ”. Tôi không thể xác nhận sự tồn tại của chính mình một cách thực dụng đơn giản bằng việc đánh giá khẳng định “Tôi tồn tại” hay sao? Và tôi không thể đạt được kết quả tương tự bằng việc thốt ra bất kì một khẳng định nào khác hay sao?

Thomas Hobbes (1588-1679) đưa ra phản đối với tác phẩm Meditations của Decartes rằng “Tôi đang đi bộ, do vậy tôi tồn tại”. Nếu chỉ cần có sự tồn tại của bất kì một hành động nào là đủ để chứng minh một đối tượng có tồn tại thì hành động “đi bộ” cũng có thể thay thế tốt cho hành động “suy nghĩ”.

Nhưng Decartes và Augustine cho rằng, biết rằng mình đang nghĩ là điều kiện bắt buộc để rút ra kết luận rằng mình tồn tại.

Bạn có thể phản bác bằng những lập luận mang tính thực dụng rằng, bất kì khẳng định nào thay thế cho khẳng định “Tôi suy nghĩ” đều có thể bị nghi ngờ. “Tôi đang đi bộ” khó mà chắc chắn đúng nếu như khẳng định “Tôi có chân” bị lung lay. Và thực tế, đây chính là những gì Decartes đã phản biện lại Hobbes nhưng không có liên quan gì đến tính thực dụng cả. Điều quan trọng là bạn không thể phủ nhận đó là bạn – người thốt ra ý nghĩ đó tồn tại khi bạn thốt ra điều gì đó.

3. Kết nối trực tiếp với cái tôi bản thể.

Quan sát cuối cùng này gợi ý một cách khác để hiểu lập luận cogito. Hai cách vừa nêu ở trên đều có một điểm chung là họ đều giả định trước rằng lập luận cogito diễn tả mối quan hệ giữa Người suy nghĩ và 2 khẳng định (“Tôi suy nghĩ” và “Tôi tồn tại”), mỗi vế được giả định là tự biện minh cho chính nó.

Tuy nhiên, sự liên kết logic giữa hai khẳng định này có vẻ như không rõ ràng. Điều đáng lo ngại là con quỷ quyền năng có thể lừa dối chúng ta về sự thật của cả hai khẳng định này, hoặc cái khẳng định “Tôi suy nghĩ” kéo theo “Tôi tồn tại”.

Nhưng sẽ thế nào nếu như “Tôi suy nghĩ” trực tiếp liên kết người suy nghĩ với tâm trí của người đó thay vì tới một khẳng định? Như vậy, đó không phải là một mối quan hệ gián tiếp tới bản thân tôi. Tức là, khi nghĩ “tôi nghĩ”, tôi đang trực tiếp cảm nhận được bản thể của chính mình.

Để có được sự kết nối trực tiếp với bản thể của chính mình thì cần phải có một loại khẳng định nhất định, loại đó phải thỏa mãn điều kiện: đối tượng của khẳng định đó và bản thân tôi phải là hai thứ đồng nhất. “Tôi đi bộ” sẽ không giúp tôi biết bản thể của mình nếu tôi có thể nghi ngờ rằng bất kì cái gì cũng có thể chạy/di chuyển mà không phải tôi (ví dụ một con robot cũng có thể đi bộ được)

Nếu “Tôi đi bộ” là cách nói tắt của “Tôi nghĩ rằng tôi đi bộ” thì lại là vấn đề khác. Nhưng như vậy thì sức nặng của lập luận sẽ được quyết định bởi mệnh đề “Tôi suy nghĩ” và nó không liên quan gì đến sự thật của khẳng định đó cho dù tôi có thực tế đang đi bộ hay không. Tôi có thể nghĩ rằng tôi đang đi bộ trong khi thực ra tôi đang nằm chợp mắt trên giường hoặc thậm chí là không có ai cả.

Nếu điều này là đúng, có vẻ như “Tôi tồn tại” được suy luận ra bởi sự tự nhận thức đã được đảm bảo chỉ trong suy nghĩ và không có một sự nghi ngờ nào có thể xen vào được. Như Decartes đã ghi “vì con quỷ chỉ có thể lừa dối tôi về sự hiện diện của mình khi suy nghĩ “Tôi suy nghĩ” bằng cách làm cho tôi trở nên vô thức mà thôi, nhưng một khi mà tôi bắt đầu nghĩ những ý nghĩ của tôi, rõ ràng là đã quá muộn.”

Tất nhiên, khá là căng thẳng khi chứng minh sự tồn tại của tâm trí để chứng minh thể xác đó tồn tại và do đó đánh bại chủ nghĩa hoài nghi một cách trọn vẹn. Theo Augustine, như chúng tôi đã đề cập, ông cho rằng thật vô lý khi cho rằng có một khoảng cách giữa vẻ bề ngoài và bản chất của thế giới khách quan. Và strong tác phẩm “Sixth Meditation”, Decartes đi tới kết luận rằng chúng ta có thể tin tưởng các giác quan của chúng ta ngay cả khi có hoặc không có một thế giới vật chất bên ngoài tâm trí của chúng ta. Ông cũng chuẩn bị để lập luận rằng các giác quan là đáng tin cậy trong việc báo cho chúng ta rằng có một thế giới khách quan tồn tại chứ không phải dạy cho chúng ta về bản chất của thế giới đó.

Trong tác phẩm Sixth Mediation, Decartes chuyển đến câu hỏi rằng nếu thân xác tồn tại, tâm trí có thể là thứ đồng nhất với thể xác hay không. Ông đã đưa ra một lập luận ngược hẳn lại: tâm trí và thể xác là hai thứ tồn tại độc lập tách rời nhau.

Theo toituduy.net