Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự có bị xử lý hình sự không?
Tội cho vay nặng lãi là một trong những loại tội phạm đã và đang gây nguy hiểm cho xã hội. Trên thực tế, các thỏa thuận về lãi suất vay tiền trong các giao dịch dân sự được pháp luật tôn trọng. Tuy nhiên, khi mức lãi suất cho vay đạt đến một mức độ nhất định sẽ bị coi là lãi nặng và người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tội cho vay lãi nặng quá mức trần của Luật dân sự
Mục Lục
Mức Lãi suất cho vay được xác định là cho vay nặng lãi
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy, đối với các giao dịch dân sự thông thường thì việc cho vay có mức lãi suất trần là 20%/năm. Nếu vượt quá mức lãi suất này, giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu do trái quy định của luật. Trong một số trường hợp, mức lãi suất trần 20%/năm nêu trên còn là căn cứ để xác định hành vi cho vay nặng lãi và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2021, tại điểm d Khoản 4 Điều 12 có nêu rõ trường hợp kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (tức 20%/năm) thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo Khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), việc cho vay với lãi suất 100%/năm – tức gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự 2015 sẽ là một trong những căn cứ cấu thành Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Xử lý đối với hành vi cho vay nặng lãi
Phạt hành chính đối với hành vi cho vay nặng lãi
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với các hành vi thuộc các trường hợp sau đây:
- Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015;
- Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015;
- Lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
(CSPL: Khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2021)
Hành vi cho vay nặng lãi có thể bị phạt đến 20 triệu đồng
Xử lý hình sự đối với tội cho vay lãi nặng
Căn cứ theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), hành vi thuộc các trường hợp sau sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:
- Cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay nặng lãi với mức lãi suất vượt quá mức trần tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 mà tiếp tục vi phạm;
- Đã bị kết án về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung hình phạt đối với các hành vi nêu trên:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Ngoài ra, với hành vi cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên thì người thực hiện hành vi phạm tội có thể sẽ đối mặt với khung hình phạt như sau:
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Hình phạt bổ sung đối với hành vi cho vay lãi nặng như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (nếu có thêm các tình tiết tăng nặng);
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
(CSPL: Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015)
Xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý hình sự hành vi cho vay nặng lãi
Căn cứ theo Điều 6 Nghị quyết 01/2021 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2021, số tiền thu lợi bất chính từ hành vi cho vay lãi nặng được xác định như sau:
- Trường hợp cho vay nặng lãi đã hết thời hạn vay theo thỏa thuận thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự gồm tiền lãi và các khoản thu trái phép mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 trong cả kỳ hạn vay.
- Trường hợp cho vay lãi nặng chưa hết thời hạn vay theo thỏa thuận mà bị phát hiện thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tính đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn.
- Trường hợp bên vay đã trả tiền lãi trước hạn và các khoản thu trái pháp luật khác thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay thực tế đã trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Số tiền thu lợi bất chính đủ để xử lý hình sự theo quy định pháp luật
Luật sư tư vấn về tội cho vay lãi nặng
Có thể nói, hành vi cho vay nặng lãi là một trong những tệ nạn đáng bị lên án. Trên thực tế, cùng là một tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nhưng với những tình tiết khác nhau cũng sẽ dẫn đến những khung hình phạt khác nhau. Vì thế, việc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn là việc làm phù hợp và cần thiết. Các Luật sư hình sự của Luật L24H sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho Quý khách 24/24 qua hotline 1900.633.716. Rất vui vì được hỗ trợ Quý khách. Xin cảm ơn.
☆
☆
☆
☆
☆
Scores: 4.6 (16 votes)
Thank for your voting!