Toàn cảnh thị trường phân phối Việt Nam năm 2021

Thị trường phân phối được nhiều chuyên gia xem là “cánh chim báo bão” của nền kinh tế Việt Nam bởi nó bao gồm chuỗi cung ứng của nhiều nhóm ngành hàng. Trong năm 2020 vừa qua dưới tác động của những sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử, diện mạo thị trường phân phối có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, những dự báo về tình hình kinh tế của Việt Nam 2021 từ các chuyên gia Tài chính-ngân hàng, Kinh tế hàng đầu thế giới đưa ra là hoàn toàn tích cực và tươi sáng.

Hãy cùng MobiWork nhìn lại lại bức tranh năm 2020 vừa qua để dự đoán 1 viễn cảnh sáng lạn trong năm 2021 – một năm thật khởi sắc dưới góc nhìn từ thị trường phân phối, bán lẻ.

2020 – Năm của những sự kiện “lịch sử”

“Cú sốc” mang tên đại dịch Covid-19

 

Đại dịch Covid-19 là sự kiện nổi bật nhất năm 2020, thậm chí cả thế kỷ XXI, làm thay đổi viễn cảnh cuộc sống hiện tại. Tính đến thời điểm tháng 11/2020, Covid-19 đã bùng phát ở 218 quốc gia với hơn 60 triệu người mắc và được các chuyên gia đánh giá là để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cả khủng hoảng năm 97 hay 39-40. Đối với Việt Nam, dù là một trong số ít các quốc gia kiểm soát dịch thành công nhưng vẫn chịu ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Tốc độ tăng trưởng quý II chỉ đạt 0.36% và 6 tháng đầu năm là 1.81% – mức thấp nhất trong 10 năm qua.

Covid cũng tạo sức ép chưa từng có cho ngành sản xuất & phân phối khi các doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự thậm chí phá sản. Tuy nhiên, đại dịch cũng làm các doanh nghiệp trong lĩnh vực này bộc lộ những yếu kém nội tại, vốn đã trở nên cố hữu, thậm chí bảo thủ. Đây là cơ hội để tạo ra bước phát triển đột phá về mặt chuyển đổi số như mục tiêu mà Chính phủ đặt ra. Cùng tìm hiểu rõ nét hơn về Xu hướng phát triển thị trường dịch vụ phân phối Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Những bất thường mang tên “Thời tiết”

30 Tết – lần đầu tiên nhiều tỉnh thành tại Việt Nam chịu giông lốc và mưa đá – mở màn cho 1 năm thiên tai và đầy đau thương. 16 loại hình thiên tai, đặc biệt là lũ lụt lịch sử tại khu vực miền Trung vào tháng 10, tháng 11 đã khiến địa bàn các địa phương như Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi ngập nặng. Lũ chồng lũ, bão chồng bão đã gây thiệt hại rất lớn về tính mạng con người và tài sản.

Hoạt động sản xuất và phân phối cũng hoàn toàn đình trệ khi cơ sở vật chất bị phá hủy, giao thông chia cắt. Thị trường phân phối chịu ảnh hưởng nặng nề không kém gì đại dịch Covid. 

Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA: Buộc doanh nghiệp phân phối “chơi theo luật mới”

Việc hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam tháng 1 năm 2019 và hiệp định EVFTA (hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU) có hiệu lực 01/08/2020 được coi là “đường cao tốc” mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường quốc tế đầy tiềm năng. Tuy nhiên, với những cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư, phân phối cũng sẽ khiến các Tập đoàn quốc tế đầu tư mạnh vào hoạt động phân phối, bán lẻ tại Việt Nam. 

Tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng của các hãng phân phối nước ngoài sẽ gây sức ép rất lớn và là mối lo ngại cho các nhà bán lẻ nội địa. Trong khi đó phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp SME với nguồn lực hạn chế, chỉ một số ít như Saigon Co.op, VinComerce, Thegioididong, Bách hóa xanh, BRG Retail… mới đủ năng lực cạnh tranh. 

2. Bức tranh phân phối Việt Nam trong năm 2021

2.1. Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng 

Bà Louise Hawley – Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam – cho biết: “Dịch bệnh Covid-19 đã để lại nhiều thay đổi trong thói quen và hành vi của người tiêu dùng cũng như tạo ra những xu hướng mới, từ việc chủ động mua sắm những sản phẩm an toàn cho sức khỏe cho đến việc trữ nguồn thức ăn thiết yếu tại nhà. Khi người tiêu dùng tìm kiếm sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm thì một thương hiệu quen thuộc, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín là cách nhanh nhất để chạm đến nhu cầu này. Sản phẩm có nguồn gốc trong nước vô cùng quan trọng ở Việt Nam và có lợi thế hơn so với các sản phẩm ít quen thuộc

Người Việt tin dùng hàng Việt

Theo Nielsen, năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Philippines và Indonesia để trở thành quốc gia có chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CII) đứng thứ 2 thế giới. Trong đó, niềm tin vào hàng nội địa ngày càng tăng cao. Một phần do hàng ngoại nhập khan hiếm trong tình hình dịch bệnh, một phần là do tư tưởng “Người Việt dùng hàng Việt” đã thực sự biến thành hành động thay vì mang nặng tính chất khẩu hiệu như trước kia. 

Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cao hơn để mua hàng rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng nên có sự ưu tiên mạnh mẽ với các sản phẩm địa phương. Đồng thời họ cũng mong muốn ủng hộ các doanh nghiệp Việt. Đây là một xu hướng mới nổi lên tại một số quốc gia thời kì phục hồi hậu Covid-19. Điều này mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất – phân phối ở trong nước củng cố địa vị. Tuy nhiên, các nhà phân phối cũng cần cung cấp sản phẩm có giá trị tốt, phù hợp với nhu cầu chung để giữ chân người tiêu dùng. 

Lấy ví dụ như trường hợp của Saigon Food là một trong những doanh nghiệp Việt đã đáp ứng xuất sắc yêu cầu trên. Khi dịch COVID-19 xảy ra, người tiêu dùng có nhu cầu cất trữ hàng hóa đông lạnh nhiều hơn và lâu hơn, rất quan tâm sản phẩm an toàn và tiện lợi để nấu tại nhà nên “bữa ăn tươi” Sài Gòn Food trở nên hút hàng.

Tận dụng cơ hội tăng sản lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, Sài Gòn Food cũng đã đầu tư thiết kế bao bì, mẫu mã của các loại sản phẩm lẩu đông lạnh, cá viên, cá tẩm, hải sản ngũ sắc, …theo tiêu chí siêu đẹp, siêu nhỏ gọn để ít chiếm không gian tủ lạnh, cho khách thoải mái dự trữ đồ ăn mọi lúc mọi nơi, sẵn sàng cho bữa ăn chính đến bữa ăn sáng, ăn xế và cả ăn khuya. Thành quả, Saigon Food đạt được là tăng 20% doanh thu so với cùng kỳ năm ngoài và trở thành hình mẫu cho sự linh hoạt, biết biến nguy thành cơ trong điều kiện khó khăn. 

Bên cạnh các chương trình khuyến mãi, trả thưởng các doanh nghiệp hiện nay thường đặt ra các chỉ số KPI dành cho đối tượng này để theo dõi cũng như phân loại khách hàng để từ đó có những chính sách, chiến lược cần thiết.
Tham khảo thêm “Chỉ số KPI điểm bán & nhà phân phối” – Chiến lược mới thúc đẩy doanh thu

Sức khỏe trở thành mối quan tâm hàng đầu 

Dưới sự tác động của dịch Covid-19, thói quen tiêu dùng của người dân có sự thay đổi đáng kể. Sức khỏe trở thành mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam. Người tiêu dùng đặc biệt chú trọng đến sản phẩm Dược phẩm – Thiết bị y tế như khẩu trang, nước sát khuẩn, đồ bảo hộ phòng dịch, máy đo thân nhiệt, thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng có chứa vitamin C, Vitamin D, Omega 3 hoặc lợi khuẩn.  Nhu cầu tìm mua những mặt hàng trên lớn đến mức vượt qua cả ngưỡng cung ứng dẫn đến có giai đoạn thị trường bị nhũng loạn: khẩu trang tăng giá gấp 5 lần; thương lái gom cả hàng giả, kém chất lượng để bán cho người dân. Rất may tình trạng trên chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhờ sự can thiệp kịp thời của nhà nước. 

Đứng thứ 2 về sức mua là các mặt hàng thực phẩm thuộc nhóm chế biến sẵn như đồ đóng hộp, đồ khô, mì gói, gia vị, dầu ăn…do nhu cầu tích trữ phòng dịch của người dân. Bên cạnh đó, do thời gian ở nhà nhiều hơn nên các mặt hàng đồ gia dụng, nội thất cũng được quan tâm nhiều hơn. 

2.2. Sự vươn lên của ngành Dược phẩm – Y tế

Trong khi nhiều ngành phân phối bị sụt giảm doanh thu đáng kể do ảnh hưởng của Covid-19 và thiên tai thì ngành Y Tế – Dược phẩm là lĩnh vực hiếm hoi vươn lên được trong bối cảnh trên. Năm 2020, Việt Nam được công nhận là thị trường dược phẩm lớn thứ hai Đông Nam Á, là một trong 17 nước xếp vào nhóm có mức tăng trưởng ngành Dược cao nhất. 

Dù nguồn cung nguyên liệu, việc chuyển giao công nghệ sản xuất, hợp tác với các đối tác nước ngoài bị gián đoạn bởi dịch bệnh Covid-19, song nhờ dư địa phát triển của thị trường Dược từ những năm trước vẫn còn rất lớn, cộng thêm sự chủ động đầu tư nâng cấp nhà máy, hệ thống phân phối nên các doanh nghiệp Dược phẩm đầu ngành như dược Hậu Giang, Domesco, Traphaco, Imexpharm và Vimedimex vẫn tiếp tục khẳng định được vị thế của mình. 

Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) cho biết kết quả kinh doanh quý 1 tăng trưởng mạnh một phần nhờ nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng, đặc biệt ở nhóm tăng sức đề kháng. Cùng với đó là việc tổ chức lại hệ thống phân phối, tập trung vào các sản phẩm chiến lược đã giúp tổng doanh thu tăng gần 12% so với cùng kỳ, đạt 858 tỉ đồng và lợi nhuận tăng gần 31%, đạt 177 tỷ đồng.

Không chỉ các Tập đoàn Dược phẩm lớn công bố lãi mà các doanh nghiệp Dược SME và các nhà phân phối Y Dược nhỏ cũng “ăn nên làm ra” nhờ sản xuất – phân phối khẩu trang, nước rửa tay, nước muối sát khuẩn, sản phẩm tăng sức đề kháng,…

Thậm chí, do sớm ổn định được nội lực thị trường Dược phẩm – Y tế trong nước, Việt Nam con trở thành “mắt xích” của chuỗi cung ứng toàn cầu khi tính đến hết tháng 9/2020 nước ta đã xuất khẩu gần 1 tỷ chiếc khẩu trang y tế các loại ra thị trường nước ngoài như Mỹ, EU, Nhật Bản,…

2.3. Cơ cấu doanh nghiệp thay đổi 

Doanh nghiệp sản xuất – phân phối tập trung phát triển thị trường trong nước 

Dịch Covid-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến hoạt động xuất nhập khẩu bị hạn chế, ngưng trệ. Nhiều đơn hàng xuất khẩu bị hủy bỏ đột ngột hoặc tạm thời ngừng lại làm hàng hóa tồn đọng trong kho. Trong số này, 6 ngành có chỉ số tồn kho lớn nhất là dệt may với 118,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 104,7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 103,4%; sản xuất xe có động cơ 97,3%; sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 96,5%; sản xuất chế biến thực phẩm 96%. 

Khó khăn do không xuất khẩu được cũng không nhập khẩu được hàng hóa, nguyên vật liệu buộc các doanh nghiệp phải tìm cách chuyển hướng đẩy mạnh cung ứng cho thị trường nội địa, tập trung chiến lược mở rộng kênh phân phối trong nước.

Bà Cao Hồng Vân, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển An Phú cho hay: “Vào thời điểm đầu năm, Công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu vì dịch Covid, nên những sản phẩm đặc sản Quảng Ninh của Công ty khó tiêu thụ. Ngay khi dịch được kiểm soát, Công ty đã dựa vào các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại của các cơ quan chức năng để đẩy mạnh đưa sản phẩm đến các kênh phân phối trong nước. Vì thế, sản phẩm hiện đã được cung ứng cho một hệ thống siêu thị lớn trên toàn quốc, đưa được vào một số chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch”.

Thực tế, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới nhờ quy mô dân số đông (Khoảng 96 triệu người), cơ cấu dân số trẻ (từ 18 – 50 tuổi chiếm 60%), tỉ lệ dân số tập trung ở đô thị cao, thu nhập ổn định, thường xuyên có nhu cầu mua sắm. Nhìn theo hướng tích cực, dịch Covid-19 cũng là cơ hội rộng mở để “đánh thức” các doanh nghiệp tận dụng tốt hơn thị trường trong nước, phát huy sức cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập đang khó tiếp cận người tiêu dùng vì dịch bệnh. 

Bên cạnh tập trung đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, các doanh nghiệp còn có xu hướng hợp tác cùng nhau phát triển. Như trường hợp của TNHH Hoàng Anh Maca (Đà Lạt), để tranh thủ phát huy năng lực cạnh tranh của hạt mắc ca trong nước với hàng nhập khẩu, công ty đã “bắt tay” với các doanh nghiệp sản xuất nông sản khác để xây dựng một hệ thống bán lẻ sản phẩm tới tận tay người dùng cuối cùng, tránh phải qua tay nhiều thương lái, cắt giảm chi phí trung gian nhờ đó vừa giảm được giá thành sản phẩm vừa khẳng định được thương hiệu của mình. 

Doanh nghiệp phân phối buộc phải cắt giảm nhân sự

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh thu và hiệu quả kinh doanh giảm sút, nhiều doanh nghiệp đã phải đối mặt với những quyết định khó khăn về thay đổi cơ cấu nhân sự, bao gồm cả việc cắt giảm lao động. Hình thức cắt giảm lao động chủ yếu là giảm giờ làm việc, tạm thời cho nhân viên nghỉ không lương hoặc thậm chí sa thải hẳn. Hiện trạng này diễn ra phổ biến nhất ở các ngành: dệt may, sản xuất giày da, đồ uống, vật liệu xây dựng,…Trong đó, theo khảo sát của MobiWork Việt Nam trên hơn 1.000 khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối, chủ yếu đối tượng bị cắt giảm là bộ phận nhân viên bán hàng. 

2.4. Làn sóng áp dụng công nghệ vào các doanh nghiệp phân phối

Việt Nam đang tạm thời giữ mình an toàn hơn so với các quốc gia khác vẫn đang phải gồng mình để chống dịch. Nhưng trước diễn biến khó lường của Covid-19, không gì có thể đảm bảo chắc chắn cho tương lai nên các doanh nghiệp đang tận dụng “thời điểm vàng” này để tăng “sức đề kháng” cho hệ thống phân phối của mình.

Trong đó, chuyển đổi số là con đường mà hơn 80% doanh nghiệp lựa chọn để xây dựng kế hoạch bền vững trong năm 2021 (Số liệu theo khảo sát của Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Việt Nam). Trong đó, ngành sản xuất phân phối bao gồm 9 bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Đáp ứng nhu cầu trên, giải pháp chuyên biệt để quản lý hệ thống phân phối là phần mềm DMS đã quen thuộc với các doanh nghiệp sản xuất – phân phối cũng có sự nâng cấp nhiều tính năng ngày càng hoàn thiện hơn. Như với phần mềm MobiWork DMS bên cạnh những tính năng chính như quản lý nhân sales ngoài thị trường, quản lý hoạt động bán hàng trên kênh phân phối, quản lý tồn kho, theo dõi độ phủ thị phần,…thì trong tháng 2 và tháng 5 đã triển khai cập nhập nhiều tính năng tiện ích hơn cho người dùng như quản lý chương trình trả thưởng, quản lý tồn kho theo lô/ date,  lên đơn hàng và kiểm kê hàng tồn bằng barcode, tạo sẵn các combo để có thể thực hiện đặt hàng, bổ sung cấu hình mẫu in, mẫu báo cáo,… Tất cả đều nhằm mục đích đem đến trải nghiệm tuyệt vời hơn cho các doanh nghiệp sử dụng. 

Bên cạnh đó, một loại giải pháp công nghệ mới ra đời để phục vụ ngành phân phối như ứng dụng Retail, hay tiêu biểu là ứng dụng Vinshop của ông lớn Vingroup mới ra mắt đầu tháng 10/2020. Những ứng dụng này giúp kết nối trực tuyến các điểm bán lẻ đến nhà sản xuất, đại lý cấp 1 chỉ bằng qua một chiếc điện thoại có kết nối mạng. 

Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất – phân phối lớn mới áp dụng công nghệ mà các doanh nghiệp SME, nhà phân phối quy mô nhỏ cũng thay đổi cách nhìn về áp dụng công nghệ. Theo thống kê của MobiWork, từ tháng 4 trở đi, đã có gần 3000 khách hàng liên hệ tìm hiểu phần mềm, trong đó có cả doanh nghiệp lớn và nhỏ, thậm chí cũng có nhiều nhà phân phối ở địa phương cũng đã triển khai phần mềm DMS để quản lý 2 – 5 sales. Điều này cho thấy sự thay đổi đáng kể trong chiến lược của các doanh nghiệp, đề cao tầm quan trọng của áp dụng công nghệ vào quản lý kênh phân phối.

Và thực tế cũng cho thấy, doanh nghiệp nào đã triển khai phần mềm DMS trước giai đoạn dịch sẽ có lợi thế hơn nhờ quá trình phân tuyến bán hàng tự động, quản lý đội sales từ xa hay xử lý đơn hàng, tồn kho đều nhanh chóng và tinh gọn hơn. Còn với những doanh nghiệp mới áp dụng công nghệ trong thời kỳ “bình thời mới” thì đây cũng là đòn bẩy giúp phục hồi năng lực sản xuất – phân phối.

2.5. Sự chuyển động trong kênh phân phối 

Nhìn chung, sự chuyển động trong kênh phân phối năm 2021 vẫn theo guồng quay được dự đoán từ năm 2020, đó là sự chuyển dịch từ kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa) sang kênh phân phối hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại) và kênh phân phối trực tuyến (thương mại điện tử).

Tuy nhiên, điểm mới của năm 2021 sẽ là sự chuyển dịch trong nội bộ kênh phân phối và cả tốc độ chuyển dịch đều đáng đáng kinh ngạc hơn so với những năm trước đó. 

Nếu như giai đoạn 2016 – 2019, là thời kỳ ngành phân phối – bán lẻ Việt Nam phát triển rầm rộ với những siêu thị, đại siêu thị lớn nằm trên mặt tiền bạc tỷ để thu hút sự chú ý của khách hàng như Big C, Metro, Intimex, Co.opmart; trung tâm thương mại Parkson, Diamond Plaza, Tràng Tiền Plaza, Grand Plaza, The Manor, Vincom, Lotte Mart,… thì năm nay là thời “lên ngôi” của các siêu thị nhỏ (mini mart) tiêu biểu như chuỗi siêu thị mini Vinmart rải rác trong các khu dân cư và cửa chuỗi cửa hàng tiện lợi như Circle K, G7 Mart, 7 eleven,… Nguyên do của sự thay đổi bất ngờ này là các siêu thị nhỏ, cửa hàng tiện lợi có lưu lượng khách không quá đông, dễ dàng áp dụng tốt các biện pháp chống dịch an toàn, không bị buộc phải đóng cửa ngay cả trong thời kỳ giãn cách xã hội trong khi giá cả bình ổn, các mặt hàng phong phú, đa dạng không kém gì chợ truyền thống hay đại siêu thị.

Còn với kênh phân phối truyền thống, dù bị người tiêu dùng ngày càng “xa rời” nhưng nó cũng không dễ dàng đánh mất vai trò nền tảng của mình. Năm 2020 đã chứng kiến sự thay đổi của kênh phân phối truyền thống khi kết hợp với kênh phân phối trực tuyến để đưa sản phẩm lên các phương tiện truyền thông, sàn thương mại điện tử tạo ra xu hướng phân phối offline kết hợp online. 

Riêng về kênh phân phối trực tuyến thì có sự bùng nổ mạnh mẽ chưa từng thấy. Trước đây, người tiêu dùng tương tác, sử dụng các công cụ trực tuyến để mua sắm chủ yếu là một bộ phận giới trẻ. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát, thói quen mua sắm trực tuyến đã tăng nhanh, lan sang mọi tầng lớp, lứa tuổi.

Ông Lê Trí Thông – Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) – cho biết: “Thương mại điện tử (e-commerce) chỉ sau 02 tháng diễn ra dịch Covid-19 đã có mức tăng 400% so với dự báo 200%. Kênh phân phối của PNJ trước đây chủ yếu là trải nghiệm thực tế, khi dịch Covid-19 bùng phát, mọi người ngại mua sắm ở nơi tụ tập đông người, tăng mua bán trực tuyến, PNJ đã triển khai kênh trực tuyến trong dịp Ngày Tình yêu (14/2), Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3)…, ngay lập tức được khách hàng hưởng ứng và tăng trưởng nhanh. Đến nay, PNJ đã bổ sung thêm trung tâm xử lý đơn hàng trực tuyến ở các khu vực khác nhau”

Đăng ký dùng thử phần mềm:

Bài viết liên quan:

5/5 – (2 bình chọn)