Tổ chức chính trị xã hội là gì ? Các tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam

Dựa vào tính chất hoạt động của các tổ chức xã hội, có thể phân chia tổ chức xã hội thành những loại cơ bản, gồm: Tổ chức chính trị; tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức xã hội-nghề nghiệp; các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng; tổ chức tự quản phục vụ lợi ích cộng đồng.

 

1. Tổ chức chính trị – xã hội là gì ?

Tổ chức chính trị-xã hội là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên đại diện cho lực lượng xã hội nhất định, thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa chính trị nhưng các hoạt động này không nhằm tới mục đích giành chính quyền.

Do quy mô và tính chất hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội mà các tổ chức này thường tồn tại và hoạt động bên cạnh các tổ chức chính trị với tính chất hỗ trợ hoạt động của các tổ chức chính trị. Các tổ chức chính trị-xã hội hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được chia thành nhiều cấp để hoạt động trong phạm vi cả nước. Các tổ chức này có điềụ lệ hoạt động do đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu các thành viên thông qua. Các tổ chức chính trị-xã hội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

 

2. Điều lệ của tổ chức Chính trị – Xã hội ?

Điều lệ của tổ chức Chính trị – Xã hội là văn bản quy định có hệ thống những nguyên tắc cơ bản về mục đích, tôn chỉ, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của một tổ chức chính trị – xã hội; tiêu chuẩn hội viên cùng quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên, vị trí pháp lí của tổ chức trong hệ thống chính trị của đất nước, quan hệ của tổ chức với pháp luật. Tùy từng tổ chức chính trị – xã hội mà sau lời nói đầu, Điều lệ thường chia thành các chuơng, từng chương lại chia thành các điều, mỗi điều có thể gồm một số khoản cụ thể. Điều lệ do đại hội thành lập, đại hội toàn thể hay đại hội đại biểu hoặc do cơ quan cao nhất của tổ chức đó thông qua, sửa đổi và bổ sung. Điều lệ của các tổ chức chính trị – xã hội phải được đăng kí ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

3. Các tổ chức chính trị-xã hội ở Việt Nam

Một số tổ chức chính trị-xã hội tiêu biểu ở Việt Nam là: Mật trận tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh.

 

3.1 Công đoàn

Công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội rộng lớn cùa giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyên, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lí nhà nước, quản lí kinh tế-xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình được quy định tại Điều 10 Hiến pháp năm 2013, Công đoàn Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc đại diện cho người lao động, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công đoàn có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và được phân cấp để hoạt động trong phạm vi toàn quốc. Công đoàn tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan lãnh đạo các cấp của công đoàn đều do bầu cử lập ra và cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp là đại hội công đoàn cấp đó. Giữa hai kì đại hội cơ quan lãnh đạo là ban chấp hành công đoàn do đại hội bầu ra.

Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Liên đoàn lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

 

3.2 Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức xã hội của thanh niên, được hình thành nhằm thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên. Các tổ chức của Đoàn thanh niên được hình thành trên phạm vi cả nước, có mặt hầu như ở tất cả các tổ chức, đơn vị, cơ quan từ trung ương đến địa phương.

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội, liên minh tự nguyện của thanh niên Việt Nam, là đội dự bị và cánh tay đắc lực của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong chức năng, nhiệm vụ của mình, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tập hợp, đoàn kết, giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ, tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội; phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức kinh tế và các đoàn thể quần chúng khác chăm lo và bảo vệ quyền lợi của thế hệ ữẻ, đề xuất với Đảng và Nhà nước các chính sách, quan điểm phát huy năng lực và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện.

 

3.3 Hội cựu chiến binh Việt Nam

Hội cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội, là thành viên có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức thành viên của hệ thống chính trị. Hội cựu chiến binh Việt Nam tập hợp, đoàn kết, bồi dưỡng và động viên cựu chiến binh phấn đấu giữ vững bản chất cách mạng, tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền, phát huy dân chủ, góp phần giữ ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng và an ninh; tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; góp phần tích cực vào việc giáo dục thế hệ trẻ và tham gia vào hoạt động nhân dân, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

 

3.4 Hội nông dân Việt nam

Hội nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam, là thành viên có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, thành viên của Mặt ữận Tổ quốc Việt Nam. Trong phạm vi chức năng của mình, Hội nông dân Việt Nam tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.

 

3.5 Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Với tính chất đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị. Điều 9 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân Mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của Mặt trận là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần bảo vệ Tổ quốc.

 

3.6 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của phụ nữ Việt Nam, là thành viên có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong chức năng, nhiệm vụ của mình, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tập hợp, đoàn kết, động viên, giáo dục các tầng lớp phụ nữ tham gia tích cực vào các công việc của Nhà nước và xã hội, các quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, thực hiện bình đẳng giới, phát huy vai trò đặc biệt của nữ giới trong việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giáo dục các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam…

 

Khác với tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp được chia thành hai nhóm:

Nhóm thứ nhất, gồm các tổ chức xã hội xác lập một nghề nghiệp riêng biệt được Nhà nước thừa nhận, thành viên là những người có chức danh nghề nghiệp của tổ chức đó do Nhà nước quy định, hoạt động nghề nghiệp được tiến hành theo pháp luật chuyên biệt và đặt dưới sự quản lí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội-nghề nghiệp này phải hoạt động nghề nghiệp trong các tổ chức hành nghề do Nhà nước quy định. Các tổ chức xã hội-nghề nghiệp thuộc nhóm này, trong phạm vi pháp luật quy định có thể thực hiện những tác động quản lí đối với hoạt động nghề nghiệp của các thành viên. Ví dụ, có thể có các tác động trong việc công nhận chức danh nghề nghiệp là điều kiện để hành nghề và trở thành thành viên của tổ chức.

Đoàn luật sư là tổ chức thể hiện rõ nét những đặc tính căn bản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp thuộc nhóm đặc thù. Đoàn luật sư là hội-nghề nghiệp của các luật sư được thành lập nhằm mục đích tập hợp, hướng dẫn, giám sát và bênh vực quyền lợi cho các luật sư, duy trì uy tín nghề nghiệp và nâng cao hiệu quả hành nghề của các luật sư thành viên. Người có chứng chỉ hành nghề luật sư phải gia nhập Đoàn luật sư do mình lựa chọn để hành nghề luật sư (Xem: Điều 20 Luật luật sư). Tổ chức luật sư toàn quốc cấp thẻ luật sư cho các thành viên theo sự đề nghị của đoàn luật sư. Ngoài ra, có thể xếp một số tổ chức xã hội-nghề nghiệp thuộc nhóm này như: Hội nhà báo Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam; Hiệp hội trọng tài.

Theo Luật trọng tài thương mại, Hiệp hội trọng tài là tổ chức xã hội-nghề nghiệp của các trọng tài viên và các trung tâm trọng tài. Khi chưa có Luật trọng tài thương mại năm 2010.

Nhóm thứ hai: Các hội nghề nghiệp, đây là các tổ chức xã hội được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, thành viên của tổ chức là những cá nhân, tổ chức yêu thích ngành nghề đó, tự nguyện tham gia. Hoạt động nghề nghiệp của các hội nghề nghiệp không xác lập riêng biệt, không có chức danh nghề nghiệp riêng của tổ chức dành cho thành viên. Việc thành lập, đăng kí hoạt động của các hội nghề nghiệp được tiến hành theo các quy định chung về quản lí hội. Các tổ chức xã hội-nghề nghiệp thuộc nhóm này, ví dụ: hội làm vườn, hội những người nuôi ong; hiệp hội thuỷ sản, hiệp hội mây tre đan…

Cũng có quan điểm cho rằng, nên xếp các hội nghề nghiệp thuộc nhóm hai, vào loại các hội quần chúng được thành lập theo dấu hiệu riêng. Tuy nhiên, việc phân loại các tổ chức xã hội chỉ là tương đối. Cách chia tổ chức xã hội- nghề nghiệp thành hai nhóm như trên, nhằm giúp cho việc nhận diện rõ hại loại tổ chức xã hội có cùng chung yếu tố dấu hiệu nghề nghiệp.

 

4. Vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam

Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có quyền hội họp, lập hội theo quy định của pháp luật. Ở nước ta, có nhiều tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các tổ chức đó đều có thể là thành viên của hệ thống chính trị, mà chỉ có những tổ chức chính trị – xã hội lớn, có ảnh hưởng sâu rộng như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội cựu chiến binh Việt Nam mới là các bộ phận hợp thành hệ thống chính trị.

Với vị trí và vai trò của mình, mỗi thành viên trong hệ thống chính trị nước ta có nhiệm vụ quan trọng với các hình thức cơ bản như:

– Tham gia xây dựng Đảng thông qua các hoạt động như: góp ý xây dựng các đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, tham gia vào công tác xây dựng Đảng…;

– Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước thông qua các hoạt động như: tham gia công tác bầu cử; tham gia tuyển chọn các chức danh cụ thể trong bộ máy nhà nước…;

– Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật thông qua các hoạt động: kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sáng kiến xây dựng pháp luật; cử đại diện tham gia vào các ban soạn thảo, tổ biên tập các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật khác, các đề án, chính sách cụ thể; tổ chức góp ý kiến vào các dự thảo vãn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án…;

– Tham gia giám sát và phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua nhiều hình thức nhằm góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong việc xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận trong xã hội;

– Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nâng cao ý thức pháp luật, chấp hành chính sách, pháp luật;

– Tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước…

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)