TÍNH TẤT YẾU, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA ĐẤU Tranh GIAI CẤP Trong GIAI ĐOẠN HIỆN NAY – TÍNH TẤT YẾU, – StuDocu

TÍNH TẤT YẾU, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA ĐẤU TRANH

GIAI CẤP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Khái niệm giai cấp
Giai cấp là những tập đoàn to lớn gồm những người có địa vị khác nhau trong một
hệ thống kinh tế – xã hội nhất định

Khái niệm đấu tranh giai cấp
-Cuộc đấu tranh giai cấp của quần chúng bị tước quyền, bị áp bứcvà lao động,
chống bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những
người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai
cấp tư sản.

-Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa những giai cấp, những tầng
lớp mà lợi ích của chúng đối lập nhau trong thể điều hòa với nhau được.

-Có nhiều hình thức đấu tranh: Đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư
tưởng… Trong thực tế còn có đấu tranh dân tộc, tôn giáo.

Nguyên nhân của đấu tranh giai cấp
Nguyên nhân sâu xa của đấu tranh giai cấp là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
Nguyên nhân trực tiếp của đấu tranh giai cấp là mâu thuẫn giữa giai cấp bị trị và giai
cấp thống trị về lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế.

Mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp tiến bộ, cách mạng, đại diện cho phương thức
sản xuất mới với một bên là giai cấp thống trị, bóc lột đại biểu cho phương thức sản xuất
lỗi thời, lạc hậu.

Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của các xã hội có giai
cấp (Vai trò)

-Thứ nhất, kết cục của đấu tranh giai cấp là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất được giải quyết, quan hệ sản xuất cũ bị mất đi được thay thế bằng quan
hệ sản xuất mới, cơ sở hạ tầng mới ra đời, kiến trúc thượng tầng mới xuất hiện, làm cho
mọi mặt của đời sống xã hội phát triển, từ đó thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội.

-Thứ hai, đấu tranh giai cấp lật đổ chính quyền cũ, xác lập chính quyền mới, cùng
với quá trình đó, kết cấu xã hội – giai cấp cũ bị xóa bỏ, kết cấu xãhội – giai cấp mới được
hình thành làm cho xã hội phát triển.

-Thứ ba, đấu tranh giai cấp không chỉ góp phần xóa bỏ thế lực phản động, lạc hậu,
mà còn đồng thời có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp cách mạng và quần chúng
cách mạng, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng và thúc đẩy xã hội phát triển.

-Thứ tư, đấu tranh giai cấp không chỉ là đòn bẩy của lịch sử trong thời kì cách mạng,
mà còn là động lực phát triển của xã hội ngay cả trong thời kì <hòa bình= của xã hội có
giai cấp. Trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học – công
nghệ, cải cách về dân chủ và tiến bộ xã hội… không tách rời cuộc đấu tranh của giai cấp
tiến bộ chống lại giai cấp thống trị, các thế lực thù địch phản động.

Đấu tranh cách mạng (Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp trong giai
đoạn hiện nay. Hỏi thì mới trả lời).

-Đấu tranh giai cấp là một tất yếu không chỉ dưới chủ nghĩa tư bản, mà ngay cả
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Dưới chủ nghĩa tư bản, đấu tranh giai cấp vẫn là một tất yếu, bởi vì:
-Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày
càng mang tính xã hội hóa và quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất vẫn chưa được giải quyết. Biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai
cấp công nhân với giai cấp tư sản là mâu thuẫn đối kháng không thể điều hòa. Hơn nữa,
nhiều vấn đề xã hội nan giải không thể giải quyết. Đặc biệt, bảnchất của chủ nghĩa tư
bản là một chế độ áp bức, bóc lột.

Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh giai cấp vẫnlà một tất yếu, bởi
vì:

-Thứ nhất, trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại cơ sở kinh tế làm
phân hóa xã hội thành giai cấp, đó là nền kinh tế vận hành theo cơchế thị trường, nên
bên cạnh mặt tích cực còn có mặt hạn chế đó là sự phân hóa xã hội thành giàu nghèo

-Thứ hai, trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các thế lực phản động luôn rắp
tâm mưu đồ giành giật lại chính quyền mà chúng đã bị mất.

động khác dưới sự lãnh đạo của Đảng kết hợp hài hòa các lợi ích cánhân, tập thể và xã
hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.

Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay cần nhận thức rõ tính chất gaygo, phức tạp của
cuộc đấu tranh giai cấp. Cần nắm vững quan điểm giai cấp của chủnghĩa Mác – Lenin,
tránh rơi vào hai thái cực sai lầm hoặc quá cường điệu đấu tranhgiai cấp đi đến rụt rè,
không dám đổi mới, hoặc mơ hồ mất cảnh giác đi đến phủ nhận đấu tranh giai cấp.