Tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non

Tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên và quan trọng, dạy trẻ những bài học đầu tiên của cuộc đời, là người ươm mầm nhân cách cho trẻ. Đây là nghề có tính đặc thù. Vậy Tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non thể hiện ở đâu? Những đặc thù đó là: Là người rất yêu trẻ, Khả năng kiềm chế cảm xúc tốt, Có trách nhiệm cao trong công việc, Kỹ năng sư phạm, Kỹ năng giao tiếp, ứng xử khéo léo với trẻ. Cùng Top lời giải đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé!

1.  Giáo viên mầm non là gì?

Giáo viên mầm non là những người có vai trò đặc biệt quan trọng, là một nghề rất đặc biệt trong việc nuôi dạy trẻ, không chỉ dạy mà còn phải dỗ, phải chăm sóc và hơn hết phải làm nghề này bằng một tình yêu trẻ vô điều kiện.Tình yêu đó dành cho trẻ phải là tình yêu sáng suốt, vừa dịu dàng nhưng cũng đủ răn đe trẻ thực hiện. Mỗi ngày làm việc từ 6-10 tiếng ở bên trẻ, nghe trẻ khóc, soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học…điều mà không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để làm được cho nên người dạy mầm non phải là những người rất yêu nghề, đam mê với con trẻ, chưa kể là còn có những áp lực đến từ phía nhà trường và phụ huynh.

2. Giáo viên mầm non làm việc gì?

Họat động trong một ngày của giáo viên mầm non:

   –  Buổi sáng, các cô đến trường mở cửa phòng, thông thoáng phòng ốc

    –  Kê bàn, ghế chuẩn bị tiết học

    – Thể dục buổi sáng

    – Thực hiện tiết học chính

    – Kết thúc giờ học, làm vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi ăn trưa

   – Cô phụ giúp một số cháu khó ăn.

   –  Kết thúc giờ ăn là giờ ngủ của cháu (các cô thay phiên nhau trực trưa)

  –  Đầu giờ chiều, tập thể dục đầu giờ chiều cho các cháu thỏai mái tinh thần.

  –  Chẩn bị cho trẻ ăn xế.

  –  Trước khi về vệ sinh các cháu sạch sẽ, thay quần áo mới, thu dọn đồ đạc cá nhân vào ba lô của các cháu mang về nhà.

Tuy công việc hàng ngày của các cô hơi nhiều nhưng trong mọi họat động, các cô đều tìm thầy niềm vui trong công việc.

3. Tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non

Là người rất yêu trẻ

Giáo viên Mầm non có đặc thù là ngoài chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ thì giáo viên đó còn phải có lòng yêu trẻ như tình yêu của mẹ dành cho con mình và khi tiếp xúc với trẻ thì bạn cần phải là người biết vị tha, gần gũi và nâng niu trẻ em. Chẳng vậy mà người ta hay ví cô giáo như mẹ thứ 2, như người mẹ hiền ở bên con trong cả ngày tại trường. Từ dỗ trẻ ăn, ngủ cho đến dạy cho bé các kỹ năng sống, kiến thức về toán học, văn học, hội họa, thẩm mỹ, âm nhạc, thể chất,…

Khả năng kiềm chế cảm xúc tốt: Kiên nhẫn là một đức tính cần được rèn luyện. Bởi mỗi giai đoạn của trẻ đều khiến phát sinh các vấn đề khác nhau mà các cô cần phải hiểu để có những phương pháp cụ thể. Bởi trẻ lúc này rất hiếu động, chưa có khả năng điều chỉnh cảm xúc cũng như ngôn ngữ còn hạn chế, các giáo viên mầm non sẽ là những người phải học cách thấu hiểu trẻ để giúp trẻ từng bước nhận thức tốt hơn.

Có trách nhiệm cao trong công việc: Việc thiếu nhận thức, sự hiếu động và tò mò cao khiến trẻ luôn trong tình trạng có thể gặp nguy hiểm bất kỳ lúc nào. Bởi vậy mà giáo viên thường không thể rời mắt khỏi bất kỳ hành động nào của trẻ. Với trách nhiệm của mình, giáo viên mầm non cũng góp phần mang thêm tình yêu thương và giúp trẻ phát triển cả về mặt thể chất và tinh thần. 

Tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non

Kỹ năng sư phạm

Làm giáo viên thì chắc chắn sẽ không thể thiếu được kỹ năng sư phạm. Riêng với cô nuôi dạy trẻ mầm non thì các kỹ năng cần có đó là hát, múa, đọc truyện, sử dụng các công cụ liên quan đến âm nhạc, biết làm các món đồ chơi thủ công,… Nếu bạn có thể nắm chắc tất cả các kỹ năng này hay nổi trội một “tài năng” nào đó thì sẽ là lợi thế rất lớn cho sự nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử khéo léo với trẻ

Giao tiếp, ứng xử chuyên nghiệp, khéo léo sẽ là điều kiện giúp các giáo viên nhận được sự yêu mến từ trẻ nhỏ. Có thể bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để rèn luyện dù đã được học trong trường sư phạm. Bởi lý thuyết đôi khi sẽ khó hình dung và nếu không có trải nghiệm thực tế thì cũng không có tác dụng. Khi giáo viên không thể tạo được thiện cảm cho các bạn nhỏ thì sẽ khó mà dạy dỗ hay giúp các bé phát huy được hết khả năng trong học tập, vui chơi, giải trí. Do đó, để có thể phát triển trong nghề này, các bạn sẽ cần thường xuyên trau dồi, hoàn thiện kỹ năng này.

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.