Tỉnh Bắc Giang Ở Đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính
Chắc hẳn nhiều người biết đến Bắc Giang với đặc sản là vải thiều. Tuy nhiên nhiều người chưa biết đến tỉnh Bắc Giang ở đâu? Mã vùng, địa giới, hành chính của Bắc Giang là gì. Theo dõi thông tin bên dưới để khám phá hết về Bắc Giang bạn.
Mục Lục
Tỉnh Bắc Giang ở đâu? Khám phá ngay
Cùng đi tìm lời giải đáp xem tỉnh Bắc Giang ở đâu nhé. Những thông tin bên dưới có thể hữu ích cho bạn. Hãy theo dõi để cập nhập thông tin chính xác về Bắc Giang nhé!
Thông tin chung nhất về tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ của Việt Nam. Nơi đây có truyền thống văn hóa đặc sắc và đậm chất dân tộc. Bắc Giang sở hữu 23 làng dân ca quan họ được UNESCO công nhận. Tỉnh Bắc Giang cách Hà Thành khoảng 50 km.
Dân số Bắc Giang đạt con số là 1,841 triệu người vào năm 2020. Thời điểm đó, Bắc Giang được tính là tỉnh đông dân nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Ở Bắc Giang ngoài con người mến khách còn có loại đặc sản rất ngon là vải thiều. Hàng năm mỗi mùa vải, chúng ta lại thấy màu đỏ tươi của vải thiều Bắc Giang xuất hiện ở khắp mọi miền Tổ Quốc.
Mã vùng số điện thoại của tỉnh Bắc Giang là gì?
Vào năm 2017, đợt chuyển đổi mã vùng số điện thoại của các tỉnh thành được diễn ra lần 2. Tỉnh Bắc Giang ban đầu có mã vùng cũ là 240 sau đó đổi là 204. Nếu như bạn là người con của vùng đất này mà chưa nắm rõ được thông tin mã vùng thì cập nhập ngay nhé. Vì nếu không nắm rõ thông tin về đầu số (mã vùng) đôi khi bạn sẽ gặp khó khăn với thuê bao đang sử dụng.
Hiện nay địa giới Hành chính của tỉnh Bắc Giang được phân chia như thế nào?
Khi khám phá thông tin về tỉnh Bắc Giang ở đâu bạn không nên bỏ lỡ thông tin về địa giới hành chính Bắc Giang. Hiện Bắc Giang có tổng 10 đơn vị hành chính tại cấp huyện: 9 huyện và 1 thành phố. Trong đó gồm 209 đơn vị hành chính cấp xã và 15 thị trấn.
Vị trí địa lý của Bắc Giang được đánh giá là khá thuận lợi:
- Giáp tỉnh Lạng Sơn ở phía Bắc.
- Giáp Quảng Ninh ở phía đông.
- Giáp Thái Nguyên và Hà Nội ở phía tây.
- Giáp Bắc Ninh và Hải Dương ở phía nam.
Diện tích tự nhiên của Bắc Giang chiếm 1,2% diện tích của mảnh đất hình chữ “S”. Diện tích tự nhiên của Bắc Giang là 3.825,75 km². Số liệu năm 2000 thì diện tích đất lâm nghiệp ( có rừng) chiếm 28,9% tổng diện tích. 32,4% diện tích đất nông nghiệp. Số còn lại là đất sông suối, đồi núi và 1 số loại đất khác.
Bắc Giang là vùng đất giao thoa giữa vùng châu thổ sông Hồng và vùng núi phía Bắc. Phần lớn diện tích mảnh đất này là đồi núi nhưng nó không bị chia cắt quá nhiều.
Đặc trưng của nền văn hóa Bắc Giang
Nền văn hóa Bắc Giang được giao thoa từ nhiều vùng miền tạo nên nét phong phú và độc đáo. Xa xưa trước kia đã có rất nhiều người dân ở Hải Dương, Thanh Hóa, Thái Bình, Bắc Ninh,… đến sinh sống tại Bắc Giang. Họ đã hội nhập và học hỏi những phong tục, tập quán của người Bắc Giang và ngược lại người con Bắc Giang cũng ảnh hưởng bởi nền văn hóa phong phú, độc đáo của người dân các vùng miền đó.
Con người Bắc Giang nổi tiếng chịu thương, chịu khó và đoàn kết. Minh chứng cụ thể qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dòng họ Thân, họ Giáp và đặc biệt là khởi nghĩa Yên Thế.
Nền văn hóa Bắc Giang giao thoa giữa văn hóa Tày Nùng và văn hóa Việt cổ. Những cư dân của dân tộc Dao, dân tộc Thái,… vẫn giữ nét riêng trong sinh hoạt nhưng họ mặc quần áo người Kinh và nói tiếng Kinh. Mỗi năm Bắc Giang tổ chức hơn 500 lễ hội đặc sắc thu hút người dân từ mọi vùng miền.
Đặc sản nổi tiếng Bắc Giang
Khi nhắc đến đặc sản Bắc Giang không ai không biết đến “vải thiều Lục Ngạn”. Vườn đồi tại Lục Ngạn có đất đá son rất thích hợp trồng vải thiều. Chính vì thế, nơi đây trồng nhiều vải thiều nhất trên cả nước. Vải thiều được người dân Lục Ngạn chăm sóc tươi tốt, lá xanh mơn mởn, tán cây to. Đặc biệt, đến mùa vải những quả vải tròn vo, vỏ mọng, ăn vào ngọt lịm chính là lý do vì sao nó lại được yêu thích. Hàng năm, vải thiều được xuất khẩu ra nước ngoài số lượng rất lớn.
Ngoài ra, “Cam sành Bố Hạ” cũng là 1 thức quả nức tiếng tại Bắc Giang. Loại quả này được đem ra tranh giải tại kỳ thi ở Cố Đô Huế. Loại cam này thường được thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán. Nó có hình cầu hơi dẹt, quả màu nâu, cùi dày, tròn trịa và đẹp mắt. Tùy vào khả năng chăm bón và mức độ lâu năm mà 1 cây cam có thể thu hoạch được 50 đến 200 trái. Cam này có sức hấp dẫn cao vì có mùi hương đặc biệt, tép cam mọng nước và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.
Xem thêm: Tỉnh Bạc Liêu Ở Đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính
Tổng kết
Hy vọng bài viết đã giải đáp cho bạn toàn bộ thông tin tỉnh Bắc Giang ở đâu. Tạm biệt và hẹn gặp lại bạn trong bài chia sẻ kế tiếp về các tỉnh thành trên đất nước Việt Nam nhé!