Tìm hiểu về quy trình và công nghệ in tem nhãn decal – SNP
Tem nhãn được sử dụng thường xuyên và rất phổ biến trên nhiều loại hàng hóa. Để có được những chiếc tem nhãn như vậy thì doanh nghiệp phải trải qua một quy trình lựa chọn và thiết kế phức tạp.
Tem nhãn ngày nay đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp khách hàng nhận diện thương hiệu sản phẩm, phân biệt được loại mặt hàng đó của thương hiệu nào.
Ngoài ra, tem nhãn có vai trò cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm cũng như là một công cụ giúp các doanh nghiệp họ bảo vệ được thương hiệu của họ, tránh các tình trạng hàng giả, hàng nhái làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Hơn nữa, trên các tem nhãn này có các mã vạch cho từng loại sản phẩm. Điều này giúp ta có thể dễ dàng quét mã vạch này. Xem loại hàng này có phải là hàng thật từ công ty sản xuất hay không. Và các công ty còn có thể dựa vào số mã vạch này mà họ xác định được số lượng của các loại mặt hàng. Điều này quả thật là vừa tiện lợi cho khách hàng và cho cả các công ty. Chính vì điều đó mà công nghệ in tem nhãn đang phát triển rất mạnh.
1. Quy trình in tem nhãn
Trước khi tiến hành in ấn, các doanh nghiệp phải trải qua một quy trình để quyết định tem nhãn của mình sẽ trông như thế nào. Sau đó, yêu cầu sẽ được gửi đến cho cơ sở in ấn để tiến hành cho ra sản phẩm.
Một quy trình in tem nhãn thường diễn ra với 5 bước sau đây:
Bước 1: Thiết kế tem nhãn
Trong bước đầu tiên, các doanh nghiệp thường sẽ tự mình quyết định thiết kế của tem nhãn. Nếu không có ý tưởng, doanh nghiệp có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cơ sở in ấn. Xưởng in sẽ gợi ý một số thiết kế đẹp và thu hút để doanh nghiệp tự lựa chọn.
Thiết kế tem nhãn là cần phải thiết kế những yếu tố sau của tem nhãn:
- Vị trí dán tem nhãn: Vị trí dán phải đảm bảo người sử dụng dễ đọc và thấy hết nội dung ghi trên tem nhãn cũng như dễ gây ấn tượng nhất và làm nổi bật tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- Màu sắc: Không phải lúc nào màu sắc nổi bật cũng là cách duy nhất để gây ấn tượng, mà bạn phải biết chọn màu sắc đúng với chất lượng, đúng mặt hàng cần tiêu thụ để tạo nên nét riêng biệt không dễ dàng lẫn lộn.
- Kích thước: Kích thước nhãn nên phù hợp với tính chất đặc điểm của sản phẩm hoặc bao bì đóng gói.
- Hình dáng: Bạn thực sự có thể thu hút sự chú ý đến nhãn hiệu của bạn bằng cách sử dụng một hình dạng khác thường. Điều này đòi hỏi sự đầu tư ban đầu về kinh tế tùy thuộc vào mức độ thiết kế phức tạp của hình dạng và điều này có thể ẩn chứa nhiều rủi ro.
- Hình ảnh: Hình ảnh là cách để nhà sản xuất chuyển tải thông điệp quảng cáo đến người tiêu dùng. Với sự phát triển mạnh của ngành đồ họa và nghệ thuật nhiếp ảnh, hiện nay việc thiết kế nhãn hiệu có nhiều thuận lợi hơn bởi có nhiều sự hỗ trợ.
- Nội dung: Tem nhãn sản phẩm thường chứa các nội dung như: tên sản phẩm, mã vạch, logo, thương hiệu, các thông tin về ngày sản xuất, công dụng, cách dùng, định lượng, hạn sử dụng… tùy vào từng sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn tất cả hoặc một vài thông tin quan trọng nhất đưa vào tem nhãn.
- Font chữ: Bạn nên chọn những font chữ dễ đọc nhưng đừng quá cứng nhắc, nghệ thuật nhưng đừng quá cầu kỳ.
- Ngôn ngữ: Các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp được phép ghi bằng ngôn ngữ khoa học có gốc chữ cái Latinh.
- Chất liệu: Lựa chọn chất liệu in tem nhãn sản phẩm sao cho phù hợp nhất:
- Decal giấy :Phù hợp làm tem nhãn cho bánh kẹo, mỹ phẩm, đồ ăn vặt, đồ gia dụng,…
- Decal nhựa: Phù hợp cho các mặt hàng tiếp xúc với các điều kiện môi trường không thuận lợi: chai lọ hay dính nước, thực phẩm đông lạnh…
- Decal vải: Sử dụng cho mặt hàng thời trang như quần áo, váy, khăn, tất, giày…
- Decal xi bạc: Sử dụng cho mặt hàng cao cấp, yêu cầu độ bền và tính thẩm mỹ.
- Công nghệ in: Lựa chọn công nghệ in phù hợp: In offset, in lưới, in kỹ thuật số,…
Để việc thiết kế tem nhãn đạt được hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết Cách thiết kế tem nhãn hiệu quả.
Bước 2: Giao thiết kế và những yêu cầu, tiêu chí mong muốn cho cơ sở in ấn, bao gồm chất lượng tem nhãn, số lượng, thời gian hoàn thiện, địa chỉ giao hàng, phương thức thanh toán,…
Sau đó, nhân viên của xưởng in sẽ tiến hành báo giá cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đồng ý với báo giá thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Bước 3: Cơ sở in ấn sẽ tiến hành sửa thiết kế cho phù hợp và in bản test để khách hàng xem chất lượng tem nhãn. Hai bên sẽ cùng trao đổi để đưa đến quyết định cuối cùng.
Bước 4: Cơ sở in ấn bắt đầu in nhãn mác theo đúng yêu cầu và thời gian khách hàng mong muốn.
Bước 5: Bàn giao tem nhãn đã in cho doanh nghiệp, doanh nghiệp kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm và thanh toán cho xưởng in như đã ký kết.
Như vậy, quy trình in tem nhãn giữa doanh nghiệp và cơ sở in gồm có 5 bước chặt chẽ. Để hiểu thêm về cách tạo ra những chiếc tem nhãn mà xưởng in đã thực hiện, dưới đây là thông tin về một số công nghệ in tem nhãn phổ biến trên thị trường hiện nay.
Các doanh nghiệp nếu đang có nhu cầu in tem nhãn decal, có thể tìm hiểu ngay về dịch vụ Tại đây.
2. Những công nghệ in decal tem nhãn phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công nghệ in khác nhau, mỗi công nghệ đều có những ưu và nhược điểm riêng. 3 công nghệ in dưới đây là những công nghệ in được ứng dụng nhiều nhất trên thị trường bởi chúng có những ưu điểm vượt trội.
Công nghệ in Offset
In Offset là công nghệ in phổ biến nhất hiện nay. In Offset là quá trình truyền các thông tin từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in bằng mực một màu hoặc nhiều màu dưới một áp lực trên thiết bị gọi là máy in.
Trong kỹ thuật in Offset, phần tử in được hiển thị trên ống bản kẽm, trong đó các phần tử in bắt mực và phần tử không in bắt nước. Sau đó, ống bản kẽm này ép hình ảnh, chữ đã dính mực in được ép lên các tấm cao su (hay còn được gọi là các tấm Offset) trước rồi ép từ tấm cao su này lên giấy in.
Ưu điểm của công nghệ in Offset:
- Chất lượng hình ảnh sắc nét và sạch sẽ
- Khả năng ứng dụng trên nhiều chất liệu in và bề mặt
- Chế tạo bản in dễ dàng và nhanh hơn với sự hỗ trợ của máy tính
- Các bản in có tuổi thọ lâu hơn vì không trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
- Chi phí số lượng lớn rẻ.
- Công suất đáp ứng số lượng lớn nhanh.
Nhược điểm của công nghệ in Offset:
Thường không được sử dụng cho in số lượng ít.
Công nghệ in Flexo
In Flexo là phương pháp in cao, trực tiếp (khuôn in nhận mực từ lô anilox và trực tiếp truyền mực lên vật liệu in).
Kỹ thuật in flexo là kỹ thuật in nổi, với những thông tin, hình ảnh,… trên khuôn in nằm cao hơn các phần tử không in. Hình ảnh được sử dụng là những hình ảnh ngược chiều, sau đó in lên vật liệu cần in, khi đó hình ảnh sẽ đúng với bản thiết kế.
Phương pháp in Flexo là lựa chọn thích hợp để in label, sticker, tem nhãn, mác, bao bì, vỏ thùng carton và in được trên nhiều chất liệu đặc biệt,…
Ưu điểm của công nghệ in Flexo
- Có thể in ấn trên vật liệu dạng cuộn dành cho các dòng máy dán tự động
- Đáp ứng được tiến độ sản xuất lớn
Nhược điểm của công nghệ in Flexo
- Bề mặt in bị lem hoặc dính mực không đều do nhiệt độ trên trục không ổn định
- Bề mặt in bị lem mực do các thanh gạt không gạt hết mực.
- Thải nhiều độc hại ra môi trường
- Giá thành bản in thường cao
- Chỉ phù hợp in số lượng lớn
Công nghệ in kỹ thuật số
In kỹ thuật số là phương pháp in trực tiếp từ hình ảnh kỹ thuật số đến các phương tiện truyền thông đa dạng. In kỹ thuật số thường được dùng trong kỹ thuật in ấn chuyên nghiệp đối với nhu cầu in nhanh với số lượng vừa và nhỏ. Máy in laser và máy in phun là 2 trong nhiều loại máy được sử dụng trong in ấn kỹ thuật số.
Máy in phun hoạt động theo theo nguyên lý phun mực vào giấy in (theo đúng tên gọi của nó). Mực in được phun qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với một tốc độ lớn (khoảng 5000 lần/giây) tạo ra các điểm mực đủ nhỏ để thể hiện bản in sắc nét.
In Laser: Tia laser được quét lên trống cảm quang qua gương đa giác quay liên tục-> tia laser lần lượt quét lên bề mặt trống. (Tia này có cường độ mạnh hay yếu tùy thuộc vào độ đậm nhạt của từng điểm ảnh và nó chiếu lên bề mặt trống làm giảm điện trở của lớp phim trên đó).
In UV: In UV là phương pháp giống như in Offset nhưng thay mực in Offset bằng mực in UV thường được gọi là mực in UV Offset. Công nghệ in phủ UV phức tạp hơn so với in Offset thông thường, vì phải có hệ thống sấy khô mực UV và các công đoạn khác như: xử lý corona, flame, plasme, UV nitro,… để mực in UV bám trên bề mặt giấy Metalized.
Ưu điểm của in kỹ thuật số
- Dễ chỉnh sửa
- Kiểm soát chính xác số lượng bản in
- Thời gian chuẩn bị ngắn
- In được trên nhiều bề mặt và độ dày của chất liệu.
- Chi phí in rẻ hơn khi in số lượng ít.
Nhược điểm của in kỹ thuật số
- Tốc độ chậm hơn in offset
- Không phù hợp để in số lượng lớn
- Chất lượng hình ảnh không sắc nét bằng kỹ thuật in offset
Bên cạnh đó, một số công nghệ in khác cũng được áp dụng trên thị trường trong in ấn tem nhãn như in lưới, in ống đồng, in typo,… Tùy vào yêu cầu về chất lượng và số lượng của khách hàng mà các cơ sở in ấn sẽ áp dụng những công nghệ in khác nhau.
Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về các công nghệ in Tại đây.
Tóm lại, để làm ra một sản phẩm tem nhãn, doanh nghiệp và nhà in phải trải qua một quy trình gồm có 5 bước mà quan trọng nhất là việc thiết kế tem nhãn và lựa chọn công nghệ in. Đây là 2 yếu tố sẽ quyết định tem nhãn có chất lượng ra sao.
Cập nhật lần cuối: 03/09/2021
5/5 – (1 bình chọn)