Tìm hiểu về hình thức đầu tư theo loại hình hợp đồng hợp tác kinh doanh

Tìm hiểu về hình thức đầu tư theo loại hình hợp đồng hợp tác kinh doanhHiện nay, ở Việt Nam tồn tại nhiều loại hình đầu tư, trong đó, hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư linh hoạt và hiệu quả, được pháp luật đầu tư của hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi nhận (gọi chung là hợp doanh)[1]. Tuy nhiên, bất kỳ hình thức đầu tư nào bên cạnh những ưu thế nổi trội cũng tiềm ẩn trong nó những điểm hạn chế nhất định. Khi lựa chọn hình thức đầu tư, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thật kỹ những ưu thế cũng như hạn chế của từng hình thức đầu tư để lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất đối với từng dự án đầu tư nhằm đảm bảo dự án đầu tư thu về được lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất. Hình thức đầu tư theo hợp BCC là hình thức đầu tư ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam vì nó được đánh giá là dễ tiến hành, thích hợp với các dự án cần triển khai nhanh mà thời hạn đầu tư ngắn. 1. Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanhKhái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy đinh tại khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2005[2]. Tuy nhiên, khái niệm trên chưa thực sự chính xác do hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC mới là một hình thức đầu tư, còn hợp đồng hợp tác kinh doanh về bản chất nó vẫn là một hợp đồng dân sự, vì vậy, nó phải là sự thỏa thuận giữa các bên. Khoản 1 Điều 9 Nghị định 108/2006/NĐ-CP[3] đã khắc phục được hạn chế của khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Luật Đầu tư. Tuy nhiên, Có thể dễ dàng thấy được quy định này cũng chưa thực sự chính xác bởi vì nó chỉ hướng đến quan hệ hợp đồng giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài, một bên là nhà đầu tư trong nước, quy định như vậy là không đầy đủ.Như vậy, để hiểu một cách khái quát nhất thì hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư, theo đó, các bên cùng góp vốn, cùng quản lý kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới. Còn hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư trực tiếp và được ký kết giữa các nhà đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.2. Ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh2.1. Ưu điểm.Hiện nay, ở nước ta hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC đang ngày càng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn khi tiến hành hoạt động đầu tư của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí và các khoáng sản quý hiếm… do những ưu điểm nổi trội của nó mà các hình thức đầu tư khác không có.Thứ nhất, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cũng như tài chính trong việc thành lập pháp nhân mới cũng như chi phí vận hành doanh nghiệp sau khi nó được thành lập, khi dự án đầu tư kết thúc, các nhà đầu tư cũng không phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Vì vậy, hình thức này luôn là ưu tiên số một cho các dự án đầu tư các khu chung cư tại các thành phố lớn vì khi dự án kết thúc, các bên phân chia xong lợi nhuận thì không cần phải tính đến chuyện làm thủ tục giải thể doanh nghiệp nếu như các nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư khác. Ngoài ra, trong các dự án đầu tư trên, khi các nhà đầu tư đã lựa chọn hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC thì ngay khi các khu chung cư hoàn thành, các bên có thể ngay lập tức bán phần của mình như thỏa thuận phân chia mà không phụ thuộc vào các đối tác còn lại.Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ví dụ như đối với những thị trường đầu tư còn mới mẻ, nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng tiếp cận thông qua những đối tác trong nước am hiểu thị trường. Còn các nhà đầu tư trong nước thì có thể được các đối tác nước ngoài hỗ trợ về vốn, nhân lực, công nghệ hiện đại. Như vậy, đối với các nhà đầu tư có thể nói là “đôi bên cùng có lợi”Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Do đó, nhà đầu tư sẽ rất linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư. Nếu như đối với các hình thức đầu tư phải thành lập một pháp nhân mới, các nhà đầu tư căn cứ trên phần vốn mà mỗi bên bỏ ra để lựa chọn một hoặc một nhóm người đứng đầu, lãnh đạo công ty. Như vậy, những nhà đầu tư có nguồn vốn ít sẽ có ít cơ hội được nắm quản lý, không chủ động trong việc cũng như với số vốn mà họ đã bỏ ra, họ giống như một “chủ nợ” hơn là một nhà đầu tư. Nhưng đối với hình thức đầu tư này, với cơ chế đàm phán để chia sẻ lợi ích cũng như nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư có thể linh hoạt trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư với nhau. Do đó, hình thức đầu tư này đã góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu và sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khác nhau[4]2.2Hạn chếBên cạnh những ưu điểm nổi trội của mình, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC cũng tồn tại những điểm hạn chế mà khi lựa chọn hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư không thể không tính đến để đảm bảo cho hoạt động đầu tư của mình thu được lợi nhuận cao nhất và ít rắc rối nhất sau này.Thứ nhất, việc không thành lập pháp nhân mới như phân tích ở trên là một trong những ưu điểm nổi bật nhưng nó cũng chính là mặt hạn chế của hình thức đầu tư này. Chính vì không thành lập một doanh nghiệp mới, do đó dự án đầu tư sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh. Cũng chính vì không có một doanh nghiệp liên doanh mới ra đời giữa các nhà đầu tư, do đó, sẽ không có con dấu riêng, và đương nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải thỏa thuận lựa chọn một trong con dấu của các nhà đầu tư để phục vụ cho các hoạt động của dự án đầu tư. Việc không phải thành lập pháp nhân mới trong nhiều trường hợp nếu các nhà đầu tư không nghiên cứu kỹ, lựa chọn sai hình thức đầu tư thì nó lại trở thành một hạn chế rất lớn, gây ra nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư không lường trước được. Có thể xem trong một ví dụ điển hình trong một dự án đầu tư kinh doanh trường đua ngựa giữa công ty Thiên Mã và Câu lạc bộ Phú Thọ. Việc “mượn” pháp nhân trong dự án đầu tư này đã gây ra không ít rắc rối cho các nhà đầu tư, nhất là trong việc đối ngoại, phân chia lợi nhuận cũng như quyền quản lý công ty. Công ty Thiên Mã, người trực tiếp bỏ tiền ra, thì cảm thấy bị trói buộc, không chủ động vì mọi việc đều phải thông qua con dấu của đối tác. Ngược lại, Câu lạc bộ Phú Thọ thì mang nỗi lo về trách nhiệm của người trực tiếp đóng con dấu. Đó là chưa kể đến trường hợp nếu do bất đồng mà một bên không cho sử dụng con dấu như đã thỏa thuận thì điều gì sẽ xảy ra? Đương nhiên, dự án sẽ phải dừng lại.Ngoài ra, nếu thành lập một pháp nhân mới thì quyền quản lý pháp nhân mới đó sẽ được phân chia theo tỷ lệ số vốn góp do các nhà đầu tư bỏ ra. Nhưng vì không có doanh nghiệp mới ra đời, do đó, quyền quản lý dự án đầu tư sẽ được chia đều cho tất cả các nhà đầu tư, như vậy sẽ có lợi cho các nhà đầu tư  bỏ ra ít vốn hơn nhưng lại không công bằng với các nhà đầu tư bỏ nhiều vốn hơn.Thứ hai, pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC.  Đây cũng là một hạn chế cần phải chú ý tới nếu các bên lựa chọn hình thức đầu tư này.Như vậy, có thể thấy hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC hiện nay trở nên phổ biến do tính chất linh hoạt, hiệu quả. Tuy nhiên, tùy từng dự án đầu tư cụ thể, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu cả ưu điểm cũng như hạn chế của từng hình thức đầu tư để lựa chọn được hình thức đầu tư phù hợp nhất nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ một dự án đầu tư nào.Nguyễn Phương Anh – Vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính, Bộ Tư pháp[1] Xem: TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2008, tr.304.[2] Khoản 16 Điều 3 LĐT 2005 quy định: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân[3] Khoản 1 Điều 9 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định: “Trường hợp đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (sau đây gọi tắt là các bên hợp doanh) thì nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh[4] Xem thêm: TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2008, tr.304.

Tìm hiểu về hình thức đầu tư theo loại hình hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại nhiều loại hình đầu tư, trong đó, hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư linh hoạt và hiệu quả, được pháp luật đầu tư của hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi nhận (gọi chung là hợp doanh)[1].

Tuy nhiên, bất kỳ hình thức đầu tư nào bên cạnh những ưu thế nổi trội cũng tiềm ẩn trong nó những điểm hạn chế nhất định. Khi lựa chọn hình thức đầu tư, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thật kỹ những ưu thế cũng như hạn chế của từng hình thức đầu tư để lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất đối với từng dự án đầu tư nhằm đảm bảo dự án đầu tư thu về được lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất. Hình thức đầu tư theo hợp BCC là hình thức đầu tư ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam vì nó được đánh giá là dễ tiến hành, thích hợp với các dự án cần triển khai nhanh mà thời hạn đầu tư ngắn.

1. Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh

Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy đinh tại khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2005. Tuy nhiên, khái niệm trên chưa thực sự chính xác do hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC mới là một hình thức đầu tư, còn hợp đồng hợp tác kinh doanh về bản chất nó vẫn là một hợp đồng dân sự, vì vậy, nó phải là sự thỏa thuận giữa các bên.

Khoản 1 Điều 9 Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã khắc phục được hạn chế của khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Luật Đầu tư. Tuy nhiên, Có thể dễ dàng thấy được quy định này cũng chưa thực sự chính xác bởi vì nó chỉ hướng đến quan hệ hợp đồng giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài, một bên là nhà đầu tư trong nước, quy định như vậy là không đầy đủ.

Như vậy, để hiểu một cách khái quát nhất thì hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư, theo đó, các bên cùng góp vốn, cùng quản lý kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới. Còn hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư trực tiếp và được ký kết giữa các nhà đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

2. Ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

2.1. Ưu điểm.

Hiện nay, ở nước ta hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC đang ngày càng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn khi tiến hành hoạt động đầu tư của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí và các khoáng sản quý hiếm… do những ưu điểm nổi trội của nó mà các hình thức đầu tư khác không có.

Thứ nhất, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cũng như tài chính trong việc thành lập pháp nhân mới cũng như chi phí vận hành doanh nghiệp sau khi nó được thành lập, khi dự án đầu tư kết thúc, các nhà đầu tư cũng không phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Vì vậy, hình thức này luôn là ưu tiên số một cho các dự án đầu tư các khu chung cư tại các thành phố lớn vì khi dự án kết thúc, các bên phân chia xong lợi nhuận thì không cần phải tính đến chuyện làm thủ tục giải thể doanh nghiệp nếu như các nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư khác. Ngoài ra, trong các dự án đầu tư trên, khi các nhà đầu tư đã lựa chọn hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC thì ngay khi các khu chung cư hoàn thành, các bên có thể ngay lập tức bán phần của mình như thỏa thuận phân chia mà không phụ thuộc vào các đối tác còn lại.

Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ví dụ như đối với những thị trường đầu tư còn mới mẻ, nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng tiếp cận thông qua những đối tác trong nước am hiểu thị trường. Còn các nhà đầu tư trong nước thì có thể được các đối tác nước ngoài hỗ trợ về vốn, nhân lực, công nghệ hiện đại. Như vậy, đối với các nhà đầu tư có thể nói là “đôi bên cùng có lợi”

Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Do đó, nhà đầu tư sẽ rất linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư. Nếu như đối với các hình thức đầu tư phải thành lập một pháp nhân mới, các nhà đầu tư căn cứ trên phần vốn mà mỗi bên bỏ ra để lựa chọn một hoặc một nhóm người đứng đầu, lãnh đạo công ty. Như vậy, những nhà đầu tư có nguồn vốn ít sẽ có ít cơ hội được nắm quản lý, không chủ động trong việc cũng như với số vốn mà họ đã bỏ ra, họ giống như một “chủ nợ” hơn là một nhà đầu tư. Nhưng đối với hình thức đầu tư này, với cơ chế đàm phán để chia sẻ lợi ích cũng như nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư có thể linh hoạt trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư với nhau. Do đó, hình thức đầu tư này đã góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu và sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khác nhau.

2.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của mình, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC cũng tồn tại những điểm hạn chế mà khi lựa chọn hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư không thể không tính đến để đảm bảo cho hoạt động đầu tư của mình thu được lợi nhuận cao nhất và ít rắc rối nhất sau này.

Thứ nhất, việc không thành lập pháp nhân mới như phân tích ở trên là một trong những ưu điểm nổi bật nhưng nó cũng chính là mặt hạn chế của hình thức đầu tư này. Chính vì không thành lập một doanh nghiệp mới, do đó dự án đầu tư sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh. Cũng chính vì không có một doanh nghiệp liên doanh mới ra đời giữa các nhà đầu tư, do đó, sẽ không có con dấu riêng, và đương nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải thỏa thuận lựa chọn một trong con dấu của các nhà đầu tư để phục vụ cho các hoạt động của dự án đầu tư. Việc không phải thành lập pháp nhân mới trong nhiều trường hợp nếu các nhà đầu tư không nghiên cứu kỹ, lựa chọn sai hình thức đầu tư thì nó lại trở thành một hạn chế rất lớn, gây ra nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư không lường trước được. Có thể xem trong một ví dụ điển hình trong một dự án đầu tư kinh doanh trường đua ngựa giữa công ty Thiên Mã và Câu lạc bộ Phú Thọ. Việc “mượn” pháp nhân trong dự án đầu tư này đã gây ra không ít rắc rối cho các nhà đầu tư, nhất là trong việc đối ngoại, phân chia lợi nhuận cũng như quyền quản lý công ty. Công ty Thiên Mã, người trực tiếp bỏ tiền ra, thì cảm thấy bị trói buộc, không chủ động vì mọi việc đều phải thông qua con dấu của đối tác. Ngược lại, Câu lạc bộ Phú Thọ thì mang nỗi lo về trách nhiệm của người trực tiếp đóng con dấu. Đó là chưa kể đến trường hợp nếu do bất đồng mà một bên không cho sử dụng con dấu như đã thỏa thuận thì điều gì sẽ xảy ra? Đương nhiên, dự án sẽ phải dừng lại.

Ngoài ra, nếu thành lập một pháp nhân mới thì quyền quản lý pháp nhân mới đó sẽ được phân chia theo tỷ lệ số vốn góp do các nhà đầu tư bỏ ra. Nhưng vì không có doanh nghiệp mới ra đời, do đó, quyền quản lý dự án đầu tư sẽ được chia đều cho tất cả các nhà đầu tư, như vậy sẽ có lợi cho các nhà đầu tư  bỏ ra ít vốn hơn nhưng lại không công bằng với các nhà đầu tư bỏ nhiều vốn hơn.

Thứ hai, pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC.  Đây cũng là một hạn chế cần phải chú ý tới nếu các bên lựa chọn hình thức đầu tư này.

Như vậy, có thể thấy hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC hiện nay trở nên phổ biến do tính chất linh hoạt, hiệu quả. Tuy nhiên, tùy từng dự án đầu tư cụ thể, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu cả ưu điểm cũng như hạn chế của từng hình thức đầu tư để lựa chọn được hình thức đầu tư phù hợp nhất nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ một dự án đầu tư nào.

Nguyễn Phương Anh – Vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính, Bộ Tư pháp

 

Các tin khác

  • Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn luật sư: Cần “chuyển mình” từ “gốc”

    (26/12/2011)

  • Bàn về mô hình tổ chức bảo vệ hiến pháp tại Việt Nam 

    (13/12/2011)

  • Vật quyền bảo đảm – Những vấn đề lý luận đặt ra trong quá trình cải cách pháp luật dân sự ở nước ta

    (09/12/2011)

  • Xã hội dân sự trong quá trình đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN tại Việt Nam 

    (05/12/2011)

  • Hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện

    (04/11/2011)

  • Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Ca-dắc-xtan

    (03/11/2011)

  • Truyền thống pháp luật XHCN tại Việt Nam: Đôi điều suy ngẫm

    (28/10/2011)