Tìm hiểu tỉnh Nghệ An có bao nhiêu huyện? – Hải Phòng, Tuyển Dụng, Việc Làm Tìm hiểu tỉnh Nghệ An có bao nhiêu huyện?
Tỉnh Nghệ An có bao nhiêu huyện? Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về mảnh đất này. Trong bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những thông tin tổng quan về tỉnh Nghệ An.
1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của tỉnh Nghệ An
Vị trí địa lý
Nghệ An có diện tích tự nhiên 1.648.997,1 ha, là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước. Tỉnh nằm ở vĩ độ 180 33′ đến 200 01′ vĩ độ Bắc, kinh độ 1030 52′ đến 1050 48′ kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Cụ thể:
-
Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.
-
Phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.
-
Phía đông giáp Biển Đông.
-
Phía tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng, Lào.
-
Phía tây bắc giáp tỉnh Hủa Phăn, Lào.
-
Phía tây nam giáp tỉnh Borikhamxay, Lào.
Tỉnh Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Myanmar – Thái Lan – Lào – Việt Nam theo Quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò. Với vị trí địa lý thuận lợi, Nghệ An có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa với cả nước và các nước khác trong khu vực.
Thị xã Cửa Lò có tiềm năng phát triển du lịch biển
➤ Xem thêm: Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh 2020 bằng phương thức xét học bạ THPT
Khí hậu
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt mùa hè và mùa đông. Từ tháng 4 – 8 dương lịch hàng năm, nơi đây chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, tỉnh này chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.
Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Nghệ An từ 23 – 24,20C và tổng lượng mưa trong năm là 1.200 – 2.000mm. Độ ẩm trung bình hàng năm 80 – 90% và tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.460 giờ.
Địa hình
Tỉnh Nghệ An nằm ở phía Đông Bắc dãy Trường Sơn, với địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối theo hướng nghiêng từ Tây – Bắc xuống Đông – Nam.
Tỉnh này có đầy đủ địa hình gồm núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Trong đó, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn. Còn nơi thấp nhất là vùng đồng bằng thuộc huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển.
Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh khi có tới 10 huyện miền núi, trong đó 5 huyện là miền núi cao. Các huyện, thị còn lại là trung du và ven biển, trong đó Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và Cửa Lò giáp biển.
Tài nguyên – khoáng sản
Tỉnh Nghệ An có nhiều loại khoáng sản khác nhau, phân bố trên địa bàn nhiều huyện. Các loại khoáng sản của Nghệ An có chất lượng cao và thuận lợi cho phát triển sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ…
Tỉnh Nghệ An có bao nhiêu huyện?
2. Tỉnh Nghệ An có bao nhiêu huyện?
Tỉnh Nghệ An có bao nhiêu huyện? Nghệ An có 21 đơn vị cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện với 460 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 411 xã, 32 phường và 17 thị trấn.
– Nghệ An có 1 thành phố và 3 thị xã:
-
Thành phố Vinh
-
Thị xã Cửa Lò
-
Thị xã Thái Hòa
-
Thị xã Hoàng Mai
– Nghệ An có tất cả 17 huyện bao gồm:
-
Quỳnh Lưu
-
Diễn Châu
-
Nghi Lộc
-
Yên Thành
-
Đô Lương
-
Anh Sơn
-
Nghĩa Đàn
-
Tương Dương
-
Kỳ Sơn
-
Nam Đàn
-
Hưng Nguyên
-
Con Cuông
-
Quỳ Hợp
-
Quỳ Châu
-
Quế Phong
-
Tân Kỳ
-
Thanh Chương
Theo điều tra dân số năm 2019, dân số Nghệ An có 3.327.791 người và là tỉnh có dân số đông thứ 5 trên cả nước. Trên toàn tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái, người Mường bên cạnh dân tộc chính là người Kinh.
Dân cư ở Nghệ An phân bố không đều, tập trung đông đúc tại khu vực đồng bằng và các huyện miền núi phía Tây lại rất thưa thớt. Trong số các huyện đồng bằng ven biển thì Quỳnh Lưu là đông dân nhất, còn ở miền núi thì Thanh Chương là có dân số lớn nhất.
3. Tiềm năng du lịch Nghệ An
Với điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú về địa hình, tỉnh Nghệ An có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Trong đó, tại khu vực phía tây là các khu du lịch gắn liền với các khu bảo tồn thiên nhiên như Pù Mát, Pù Huống, hoặc các danh thắng tự nhiên như thác Sao Va, thác Khe Kèm… Phía đông là các bãi tắm đẹp trải dài từ bãi Quỳnh Phương – Quỳnh Lưu đến Diễn Thành – Diễn Châu, Cửa Hiền – Nghi Lộc và nổi tiếng hơn cả là bãi biển Cửa Lò.
Bên cạnh các danh lam thắng cảnh tự nhiên, Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử và lễ hội văn hoá truyền thống – đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch tỉnh phát triển. Tiêu biểu phải kể đến huyện Nam Đàn, nơi đây là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời, là cái nôi của phong trào yêu nước, quê hương của Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Đặc biệt là Khu di tích Kim Liên – nơi tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện qua các di tích lưu niệm về Người. Nơi đây gắn với thời niên thiếu của Hồ Chí Minh và còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỷ vật của gia đình.
Qua những thông tin trong bài viết, hy vọng sẽ giúp bạn đọc nắm rõ được tỉnh Nghệ An có bao nhiêu huyện cũng như những thông tin về tự nhiên và du lịch của tỉnh này.
Tổng hợp