Tìm Hiểu Thủ Tục Hành Chính Là Gì? Luật Hùng Sơn
Thủ tục hành chính là gì? Thủ tục hành chính là một cụm từ thông dụng đã không còn xa lạ trong cuộc sống của chúng ta. Vậy cụ thể thủ tục hành chính là gì? Các loại thủ tục hành chính và đặc điểm của chúng là gì? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây!
Quảng cáo
Mục Lục
Thủ tục hành chính là gì? Lấy ví dụ?
Thủ tục hành chính được hiểu là những công việc mà chủ thể cần phải thực hiện theo đúng quy định của nhà nước khi tiến hành giải quyết một vấn đề nào đó ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thủ tục hành chính là quy định để cơ quan nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo đúng với trình tự. Khi làm việc với những chủ thể cần kết hợp với cơ quan nhà nước để giải quyết công việc.
Khái niệm này cũng có thể hiểu là 1 phương tiện để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong 1 công việc, lĩnh vực cụ thể nhằm thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa người dân với cơ quan nhà nước.
Căn cứ theo nghị định số 63/2010/NĐ-CP quy định về kiểm soát thủ tục hành chính cũng có khái niệm về thủ tục hành chính cụ thể như sau: “là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu rằng thủ tục hành chính chính là các bước cần phải tiến hành, những loại giấy tờ cần thiết, các điều kiện bắt buộc cần phải đáp ứng theo quy định, khi cơ quan nhà nước tiến hành giải quyết công việc nào đó liên quan tới các cá nhân, tổ chức.
Ví dụ: Thủ tục hành chính về hộ tịch như: Thủ tục đăng ký kết hôn, Thủ tục đăng ký khai sinh, …, Thủ tục về kinh doanh như: thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, thủ tục phá sản…
Thủ tục hành chính tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, thủ tục hành chính được gọi là administrative formalities.
Phân tích đặc điểm thủ tục hành chính
Thứ nhất, thủ tục hành chính được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành chính nhà nước
Toàn bộ các hoạt động quản lý diễn ra trong lĩnh vực nào đó được thực hiện theo đúng thủ tục pháp luật quy định trong lĩnh vực ấy. Việc quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi những cơ quan nhà nước, cá nhân, các tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền. Trong đó đặc biệt nhất phải kể tới các cơ quan hành chính, toàn bộ cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan này.
Bên cạnh cơ quan hành chính, những cơ quan nhà nước khác cũng tiến hành những thủ tục hành chính. Cụ thể khi các cơ quan đó xây dựng, củng cố các chế độ công tác nội bộ; các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện thủ tục hành chính lúc tiến hành các hoạt động quản lý hành chính sẽ được Nhà nước trao quyền trong các trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định. Những chủ thể nói trên, trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, khi tiến hành.
Thứ hai, thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước rất phong phú và đa dạng. Nội dung và cách thức tiến hành từng hoạt động cụ thể sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như thẩm quyền, năng lực của chủ thể quản lý… Mỗi yếu tố ấy lại chịu sự tác động đan xen phức tạp của những yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội. Thủ tục hành chính với tính chất là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý đương nhiên phải linh hoạt thì mới có thể tạo nên quy trình hợp lý cho từng hoạt động quản lý cụ thể. Bởi vậy, không thể có 1 thủ tục hành chính duy nhất cho tất cả hoạt động quản lý hành chính nhà nước mà có vô vàn thủ tục hành chính. Thậm chí để có thể giải quyết 1 loại công việc nhất định cũng có thể cần tới các thủ tục hành chính khác nhau.
Quảng cáo
Thứ ba, chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì mới có quyền thực hiện và thực hiện thủ tục hành chính trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định
Xét dưới góc độ quyền lực, việc thực hiện thủ tục hành chính là các hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước trong tất cả các trường hợp chỉ được sử dụng bởi những chủ thể được pháp luật quy định và nằm trong cơ cấu quyền lực của nhà nước nói chung. Mỗi chủ thể chỉ được sử dụng quyền lực trong giới hạn nhất định. Theo đó, tương ứng với giới hạn thẩm quyền pháp luật trao cho, mỗi chủ thể có các phương tiện và điều kiện nhất định bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền (các điều kiện vật chất, nhân sự, bộ máy…); do đó, những thủ tục được thực hiện không đúng với thẩm quyền thì không những việc thực hiện thủ tục đó sẽ không hợp pháp mà hiệu quả quản lý cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Thứ tư, thủ tục hành chính cần phải được thực hiện đúng pháp luật
Về mặt lý thuyết, toàn bộ các thủ tục hành chính sẽ được pháp luật quy định đều là cần thiết và sẽ là quy trình hợp lý nhất để có thể thực hiện các hoạt động quản lý trên thực tế. Ngoài ra, mỗi thủ tục hành chính cần được thực hiện nhiều lần ở các thời điểm khác nhau, vì các chủ thể khác nhau, sự tuân thủ nghiêm ngặt những thủ tục hành chính tạo nên tính khoa học, đồng bộ và thống nhất trong việc quản lý hành chính nhà nước ngay cả khi những thủ tục hành chính đã trở nên không còn phù hợp vì nhận thức về quản lý hay thực tiễn quản lý thay đổi thì những chủ thể thực hiện thủ tục cũng không được tuỳ tiện thay đổi hay bỏ qua. Cụ thể một thủ tục hành chính chỉ mất giá trị pháp lý khi bị bãi bỏ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phân loại thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính được chia thành 3 loại:
-
Thủ tục hành chính nội bộ
-
Thủ tục hành chính liên hệ
-
Văn thư hành chính.
Yêu cầu về nội dung trong quy định thủ tục hành chính
-
Thủ tục hành chính phải được quy định ở trong văn bản quy phạm pháp luật theo đúng với thẩm quyền được quy định theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
-
Việc quy định 1 thủ tục hành chính chỉ hoàn thành trong trường hợp đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản dưới đây:
-
Tên thủ tục hành chính.
-
Trình tự thực hiện.
-
Cách thức thực hiện.
-
Thành phần, số lượng hồ sơ.
-
Thời hạn giải quyết thủ tục.
-
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
-
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.
-
Nếu thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, các mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; điều kiện; yêu cầu, phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện các thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí chính là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.
-
Vai trò và ý nghĩa của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là bộ phận của thể chế hành chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Điều này không những có ý nghĩa to lớn trong hoạt động lập pháp, lập quy mà còn vô cùng cần thiết để có nhận thức hoạt động quản lý nhà nước đúng đắn nhất là trong tiến trình cải cách nền hành chính.
Thủ tục hành chính được quy định để tạo ra trật tự trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước trong trường hợp tiến hành các hoạt động quản lý của mình. Có thể khẳng định rằng thủ tục hành chính là những quy phạm thủ tục của luật hành chính quy định về cách thức tiến hành các hoạt động quản lý hành chính. Vì vậy, chúng tạo ra cơ sở và điều kiện cần thiết để những cơ quan quản lý nhà nước giải quyết những công việc của người dân theo luật định, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp từ phía các tổ chức và công dân.
Thủ tục hành chính đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hành chính nhà nước. Nếu như không có thủ tục hành chính thì toàn bộ chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước khi ban hành sẽ khó được thực thi. Qua đây có thể thấy thủ tục hành chính là công cụ cũng là phương tiện để đưa pháp luật vào đời sống.
Ý nghĩa của thủ tục hành chính được thể hiện qua các khía cạnh cơ bản:
-
Là các tiêu chuẩn hành vi cho công dân và các cán bộ, công chức, viên chức hành chính khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi và đúng chức năng của bộ máy hành chính.
-
Đảm bảo các quyết định hành chính sẽ được đưa vào thực tế của đời sống xã hội;
-
Đảm bảo cho những quyết định hành chính sẽ được thi hành thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp cũng như tính hợp lý của quyết định hành chính bằng thủ tục hành chính;
-
Là công cụ điều hành cần thiết của các tổ chức hành chính;
-
Xây dựng thủ tục hành chính khoa học góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và triển khai luật pháp;
-
Giúp cho việc thực hiện các nguyên tắc dân chủ trong việc quản lý; thể hiện trách nhiệm của nhà nước với nhân dân;
-
Là sự biểu hiện về trình độ văn hoá, mức độ văn minh của nền hành chính. Trong trường hợp thiếu quy phạm thủ tục, những quy phạm vật chất khó được thực hiện.
Các giai đoạn của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính thông thường cần phải trải qua các giai đoạn như sau:
-
Các cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị các giấy tờ, điều kiện cần thiết để có thể gửi yêu cầu tới cơ quan nhà nước.
-
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét sau đó thực hiện giải quyết vấn đề dựa trên phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
-
Cơ quan nhà nước tiến hành trả kết quả cho các cá nhân, tổ chức yêu cầu, buộc thực hiện các quyết định trong thủ tục hành chính.
-
Thực hiện giải quyết khiếu nại cũng như sửa đổi quyết định đã ban hành trong thủ tục hành chính.
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết thủ tục hành chính là gì? Đặc điểm, vai trò và cách thức phân loại các thủ tục hành chính. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới Luật Hùng Sơn để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
5/5 – (1 bình chọn)