Tìm hiểu thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp

Trong thị trường chứng khoán, các hoạt động trao đổi, giao dịch mua bán các loại cổ phiếu được diễn ra liên tục. Sự thay đổi chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác là điều hiển nhiên. Dựa vào tính chất, thị trường chứng khoán được chia làm hai loại là thị trường chứng khoán sơ cấpthị trường chứng khoán thứ cấp. Cùng Anfin xem ngay bài viết để tìm hiểu rõ hơn nhé!

khái niệm chứng khoán sơ cấp

Thị trường chứng khoán sơ cấp

Khái niệm

Thị trường chứng khoán sơ cấp, có cách gọi khác là thị trường phát hành hoặc thị trường cấp một. Đây là nơi các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu,… đầu tiên được phát hành bởi các doanh nghiệp. Từ đó được bán ra ngoài thị trường với mục đích là huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào việc vận hành hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc cho Chính phủ.

Với thị trường sơ cấp, nhà phát hành chứng khoán – doanh nghiệp có vai trò như một người huy động vốn. Còn người mua chứng khoán lúc này được xem là nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp, nói cách khác họ có thể trở thành cổ đông vì sở hữu cổ phiếu thuộc doanh nghiệp đó.

Đặc điểm

Một số đặc điểm nổi bật của thị trường chứng khoán sơ cấp, bạn không thể bỏ qua:

  • Huy động vốn để đáp ứng các chi phí dài hạn của tổ chức/doanh nghiệp.
  • Giới thiệu tất cả các sản phẩm mới được phát hành như cổ phiếu, trái phiếu,… Nhờ vậy giải quyết được những vấn đề mới của thị trường.
  • Vấn đề an ninh được thả nổi ở thị trường sơ cấp trước khi tham gia vào thị trường thứ cấp.
  • Thời gian hoạt động không liên tục, chỉ hoạt động khi doanh nghiệp có nhu cầu phát sinh chẳng hạn như huy động vốn,…
  • Mức giá tại thị trường này được cố định và quyết định bởi doanh nghiệp/ nhà phát hành. Thông thường giá chứng khoán sẽ được in ngay trên mã chứng khoán. Do vậy, nhà đầu tư thường sẽ mua trực tiếp loại cổ phiếu được phát hành từ doanh nghiệp.
  • Chủ thể trung gian giữa các giao dịch mua bán chứng khoán là ngân hàng.
  • Cách thức hoạt động sẽ là tạo ra một kênh huy động vốn đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Doanh nghiệp khi phát hành chứng khoán, họ sẽ nhận được nguồn tiền từ việc bán chứng khoán. Nguồn gốc khoản tiền đó xuất phát từ tiền nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn trong phát hành chứng khoán.
  • Các thành phần tham gia chủ yếu là nhà đầu tư, nhà phát hành và nhà bảo lãnh.
  • Khối lượng giao dịch chứng khoán và nhịp độ của sơ cấp thấp hơn nhiều so với thứ cấp.

đặc điểm thị trường sơ cấp

Vai trò

Thị trường chứng khoán sơ cấp cung cấp các loại hàng hóa, tài sản cho thị trường chứng khoán. Ngoài việc huy động vốn từ khoản tiết kiệm nhàn rỗi từ nhỏ đến lớn của dân cư mà còn thu hút nguồn vốn lớn từ các doanh nghiệp, tổ chức tài chính trong và ngoài nước khác nhau. Nhờ đó, thị trường này đã tạo nên một nguồn vốn vô cùng lớn phục vụ hiệu quả của nền kinh tế. Đây là một trong những vai trò quan trọng nhất của thị trường chứng khoán sơ cấp.

Bên cạnh đó, hoạt động của thị trường sơ cấp làm tăng trực tiếp phần vốn cho nhà phát hành chứng khoán thông qua việc bán chứng khoán cho các nhà đầu tư. Từ đó, bạn có thể thấy thị trường này đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển nguồn tiền từ nơi nhàn rỗi sang nơi cần sử dụng chúng và còn thúc đẩy nhà đầu tư chuyển các khoản tiết kiệm sang dạng đầu tư.

Vai trò

Thị trường chứng khoán thứ cấp

Khái niệm

Thị trường thứ cấp chính là thị trường các loại chứng khoán khi được phát hành lần đầu tại thị trường chứng khoán sơ cấp và sẽ được giao dịch mua đi bán lại bởi các nhà đầu tư khác nhau trên thị trường chứng khoán.

Đặc điểm

  • Cung cấp khả năng thanh khoản cho các nhà đầu tư. Tạo điều kiện giao dịch mua bán cổ phiếu bất cứ lúc nào.
  • Lượng giao dịch chứng khoán lớn dẫn đến chi phí giao dịch thấp.
  • Khuyến khích hành động đầu tư của người mới tham gia vào thị trường chứng khoán thứ cấp.
  • Đảm bảo giao dịch an toàn, công bằng, minh bạch vfa bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
  • Đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn cho các doanh nghiệp.
  • Thời gian hoạt động liên tục thông qua các phiên giao dịch.
  • Thông thường các khoản thu từ việc bán chứng khoán sẽ thuộc về các nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp chứ không phải các tổ chức phát hành.
  • Không làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế mà chỉ thay đổi quyền sở hữu các loại chứng khoán đã phát hành.
  • Mức giá không được cố định mà phụ thuộc vào xu hướng cung cầu của các loại chứng khoán trên thị trường. Các giao dịch mua bán sẽ được thực hiện thông qua việc trao đổi giữa các nhà đầu tư khác với nhau trên thị trường.
  • Chứng khoán sau khi được phát hành được giao dịch mua bán qua lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp.

Thị trường chứng khoán thứ cấp

Vai trò

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch mua bán chứng khoán trong thị trường chứng khoán thứ cấp được diễn ra một cách dễ dàng hơn.
  • Các loại chứng khoán khác nhau sẽ có tính thanh khoản cao hơn sau mỗi lần giao dịch. Các nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận từ các giá trị chênh lệch đó,
  • Đây là nơi định lại mức giá bán các loại chứng khoán mà các tổ chức phát hành bán ra ngoài thị trường.

Mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp

Cả 2 thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp đều có mối quan hệ nội tại mật thiết với nhau. Trong khi thị trường chứng khoán sơ cấp là cơ sở tạo ra chứng khoán thì thị trường thứ cấp là môi trường chứng khoán được lưu thông. Cả 2 đều là động lực cho nhau để thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả hơn.

Nói về sự phân biệt thì rất khó để nhận định, các giao dịch trên cả 2 thị trường đều diễn ra cùng nhau. Nhưng nếu phân biệt được rõ ràng, bạn có thể tiếp cận được thị trường bạn mong muốn cũng như đưa ra những quyết định tương lai phù hợp với những chiến lược kinh doanh đầu tư của bản thân.

Như vậy, bài viết này đã chia sẻ một số thông tin cơ bản về hai thị trường chính trong chứng khoán đó là thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ cũng như phân biệt được và ứng dụng chúng và những chiến lược đầu tư của bản thân nhé!