TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM – Tài liệu text

TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

TRẦN THỊ QUÍ
LỚP DH5C1

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN

TÌM HIỂU
NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM

Long Xuyên, 5 / 2008
Giảng viên hướng dẫn
Thạc sĩ: TRẦN TÙNG CHINH

LỜI CẢM ƠN :

Khóa luận được hoàn thành là nhờ sự quan tâm sâu sắc của Ban
giám hiệu trường Đại học An Giang, khoa Sư phạm, quí thầy cô cùng
bạn bè, người thân. Người viết xin chân thành cảm ơn :
• Ban giám hiệu trường Đại học An Giang.
• Ban chủ nhiệm khoa Sư phạm trường Đại học An Giang.
• Các thầy cô trong tổ bộ môn Văn.
• Thư viện trường Đại học An Giang, thư viện tỉnh An Giang.

Người thân và bạn bè.
Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin gởi sự tri ân sâu sắc đến Thạc sĩ Trần Tùng
Chinh, thầy đã tận tình hướng dẫn tôi, cho tôi có thêm niềm tin và nghị
lực để bước đi trên con đường khám phá những chân trời khoa học
rộng mở trước mắt, hoàn thành khóa luận của mình.
Một lần nữ

a tôi xin trân trọng cảm ơn!
Long Xuyên, ngày 2 tháng 5 năm 2008.

Người thực hiện :

Trần Thị Quí

Khóa luận tốt nghiệp ĐH Trần Thị Quí

Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

MỤC LỤC :

Trang

A. PHẦN DẪN LUẬN :

I. Đối tượng nghiên cứu và lí do chọn đề tài :………………………………..1
II. Lịch sử vấn đề :……………………………………………………………………..2
III. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng của đề tài :………………………………4
IV. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu :………………………………….4
V. Đóng góp của khóa luận :……………………………………………………….5
VI. Mục đích của khóa luận : ………………………………………………………6
VII. Bố cục khóa luận : ………………………………………………………………7

B. PHẦN NỘI DUNG :

Chương I. Khái quát về đồng dao :
I. Khái niệm ca dao – dân ca : ……………………………………………………..8
II. Khái niệm đồ
ng dao :……………………………………………………………..9
III. So sánh, phân biệt đồng dao và các thể loại
văn học dân gian khác :………………………………………………………….12
1. Đồng dao với ca dao – dân ca :……………………………………………12
2. Đồng dao với vè :………………………………………………………………13
3. Đồng dao với câu đố :………………………………………………………..15
Chương II. Tìm hiểu nội dung đồng dao :
I. Những bài đồng dao phản ánh về giới thực vật :…………………….18
II. Những bài đồng dao phản ánh về giới động vật : ………………….22
III. Những bài đồng dao phản ánh về các hiện tượng tự nhiên : ….29
Chương III. Nghệ thuật đồng dao :
I. Kết cấ
u đồng dao : ………………………………………………………………….34
1. Đầu cuối tương ứng : …………………………………………………………35
2. Điệp đoạn điệp khúc : ………………………………………………………..36
3. Kết cấu liệt kê : …………………………………………………………………38
II. Ngôn ngữ đồng dao : …………………………………………………………….. 41
1. Ngôn ngữ địa phương : ………………………………………………………41
2. Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa rất đậm nét :………………..42
3. Ngôn ngữ đồng dao cô đúc, gợi hình, gợi cảm :…………………….49
Khóa luận tốt nghiệp ĐH Trần Thị Quí

Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
4. Sử dụng các từ mô phỏng âm thanh, từ láy : …………………………49
III. Vài nét về thể thơ : ……………………………………………………………….51

1. Thể lục bát : ……………………………………………………………………..51
2. Thể vãn : ………………………………………………………………………….53
3. Thể hỗn hợp : …………………………………………………………………… 57
IV. Thời gian và không gian nghệ thuật :……………………………………… 62
1. Thời gian nghệ thuật :………………………………………………………..62
2. Không gian nghệ thuật :……………………………………………………..65
V. Một số biểu tượng trong đồng dao : …………………………………………67
1. Biểu tượng con bống :………………………………………………………..67
2. Biểu tượng con nghé, con trâu :…………………………………………..69
3. Biểu tượng trăng sao :………………………………………………………..70

C. PHẦN KẾT LUẬN :……………………………………………………………………… 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ
LỤC.

Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 1

A. PHẦN DẪN LUẬN :

I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Đồng dao là một trong những di sản tinh thần quí báu của dân tộc Việt
Nam. Đến với đồng dao, chúng ta như hòa mình vào một nguồn suối mát vô tận
của thiên nhiên. Nó sưởi ấm tâm hồn ta mỗi khi cảm thấy cô đơn, lạnh giá. Đồng
dao với sự giản dị, cô đúc, ngắn gọn, hồn nhiên cả trong nội dung lẫn hình thức
nghệ thuật đã gắn bó với chúng ta từ thuở ấ
u thơ. Và đến khi đã trưởng thành, ta
vẫn tìm về với đồng dao như để tìm lại sự thanh thản, hồn nhiên thuở nhỏ, gạt bỏ
mọi xô bồ, tất bật, tranh đua trong cuộc sống thường nhật.
Mặt khác, “đồng dao đã có lịch sử từ lâu đời. Nó được hình thành và phát
triển cùng với sự phát triển của xã hội” [Trần Gia Linh, 2006 : 4]. Do đó, tìm hiểu
đồng dao giúp ta có điều ki
ện tiếp cận và hiểu sâu sắc hơn về truyền thống văn
hóa Việt Nam, xuôi về với cội nguồn dân tộc. Đó chính là những chiếc nôi xinh,
ấm áp nghĩa tình, nồng nàn tiếng mẹ ru sưởi ấm tâm hồn ta. Không ai trong mỗi
chúng ta thuở nhỏ lại không thuộc một vài bài đồng dao và không thông thạo một
số trò chơi dân gian gắn với những bài đồng dao. Chính vì thế mà việc tìm hiểu
đồng dao có một ý nghĩa thiết th
ực hết sức to lớn.
Trẻ nhỏ chính là những mầm non của đất nước, là tương lai của dân tộc.
Mà đồng dao lại là nguồn “sữa tinh thần” nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn các em.
Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu đồng dao chính là để góp phần bổ sung, làm giàu
nguồn sức mạnh tinh thần cho tuổi thơ. Đồng thời, đó cũng chính là nguồn sức
mạnh tinh thần của tất cả m
ọi người, vì ai cũng từng có một tuổi thơ cho riêng
mình.
Không chỉ có thế, trong đồng dao còn có sự hội tụ, giao thoa của rất nhiều
thể loại và tiểu loại như : vè, câu đố, hát ru,…Cho nên, việc tìm hiểu đồng dao sẽ
có tác dụng hỗ trợ cho những ai muốn nghiên cứu các thể loại này những kiến
thức cần thiết. Như vậy, thông qua việc tìm hiểu đồng dao ta có điều kiện hiểu

thêm về các thể loại văn học dân gian khác.
Đồng thời, giữa đồng dao và thơ thiếu nhi của văn học hiện đại có mối
liên hệ rất gần gũi. Chính vì thế, việc tìm hiểu đồng dao sẽ giúp cho chúng ta tiếp
cận với thơ thiếu nhi một cách thuận lợi hơn.
Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển. Sự xuất hiện và “thống trị” của
công nghệ thông tin đem đến rấ
t nhiều tiện nghi, lợi ích cho cuộc sống, nhưng
đồng thời cũng đẩy chúng ta vào những tất bật, ngột ngạt, xô bồ,…của một xã hội
cơ khí và tự động hóa. Các chính sách mở cửa, hội nhập một mặt giúp chúng ta có
điều kiện tiếp cận với các nền văn hóa tri thức tiên tiến trên toàn thế giới, nhưng
đồng thời cũng kèm theo mặt trái của nó. Khi bản sắc văn hóa truyề
n thống của
dân tộc có dấu hiệu bị mai một, người ta bắt đầu có ý thức tìm lại nguồn cội, bản
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 2

nguyên. Những di sản văn hóa tinh thần được khôi phục. Tinh thần tự hào dân tộc
lại trỗi dậy mãnh liệt ở mỗi con người Việt Nam. Từ những cơ sở đó, chúng tôi
nhận thấy rằng công tác khảo sát, nghiên cứu đồng dao là một việc làm có ý nghĩa
thiết thực. Nó phù hợp với xu hướng chung của thời đại, góp phần làm sống dậy
những tinh hoa văn hóa dân tộc và kêu gọi ý thức giữ gìn truy
ền thống văn hóa tốt
đẹp của nhân dân ta.
Bên cạnh những lý do đã trình bày, việc nghiên cứu đề tài này còn mang
một ý nghĩa sư phạm quan trọng, đó là phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên

cứu của bản thân người làm khóa luận sau này.
Chính vì những lý do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài : “Tìm hiểu nội
dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu cho khóa
luận tốt nghiệp.
II/ L
ỊCH SỬ VẤN ĐỀ :
Đồng dao có lịch sử lâu đời. Nó được hình thành và phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội. Đồng dao là một bộ phận của văn học dân gian xuất hiện
sớm và được lưu truyền tương đối rộng rãi. Không ai trong chúng ta lúc còn bé lại
không biết đến đồng dao. Mặc dù vậy, chưa có một công trình nghiên cứu
Folklore nào tìm hiểu đồng dao một cách chuyên sâu và hoàn chỉnh.
Các tập sưu tầm v
ăn học dân gian bằng chữ Hán hay chữ Nôm từ “Nam
phong giải trào” của Trần Danh Án (đỗ tiến sĩ 1787) và Ngô Đình Thái (đỗ cử
nhân 1819), “Quốc phong thi hợp thái” Nguyễn Đăng Tuyển (soạn 1850), đến
“Thanh hóa quan phong” của Vương Duy Trinh (soạn năm 1904) không thấy có
đồng dao. Hai tập “Quốc ngạn” của Đái Nam Lương Thúc Kì (in năm 1931) thì
xếp những câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục vào loại dành cho trẻ, và lại kèm vào
đó những câu dịch hoặc lấy nguyên văn tương tự trong các sách chữ Hán. Mãi đến
năm 1935, trên “Tứ dân văn uyển” số 1 mới in tập “Trẻ con hát, trẻ con chơi” của
Nguyễn Văn Vĩnh. Tập này đến năm 1943 thì được Nhà xuất bản Đắc Lộ cho tái
bản. Còn “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc thì không phân loại, ông
viết : “Chúng tôi chỉ vụ thu thập cho được nhi
ều câu không phân biệt thế nào là
thành ngữ, tục ngữ, sấm ngữ, mê ngữ, phương ngôn, đồng dao, ca dao hay phong
dao gì cả” [Nguyễn Văn Ngọc, 1991 : 8].
Chỉ từ sau cách mạng Tháng Tám, đồng dao mới được để ý hơn. Sau tập
sưu tầm của Vũ Ngọc Phan, cuốn “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam – văn học dân
gian” mới xuất bản gần đây (1972) đã in 17 trang dành cho hai mục : Hát vui chơi
trẻ em và Hát ru em [V

ũ Ngọc Phan, 1972 : 277-293]. Trước đó, nhà xuất bản
Kim Đồng cho in hai tập “Gọi nghé”(1967) và “Túng dinh”(1969) rất mỏng và
hình như văn bản cổ đã được chỉnh lý khá nhiều [Vũ Ngọc Khánh, 1999 : 251].
Năm 1977, Vũ Ngọc Phách viết “Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam” [Trần
gia Linh, 2006 : 4]. Năm 1997, Nhà xuất bản Giáo dục cho xuất bản cuốn “Đồng
dao Việt Nam” giới thiệu 176 bài đồ
ng dao do Trần Gia Linh tuyển chọn và giới
thiệu [Trần Gia Linh, 1997]. Tháng 8 năm 2005, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
cho xuất bản quyển “Đồng dao Việt Nam” do Nguyễn Nghĩa Dân biên soạn
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 3

[Nguyễn Nghĩa Dân, 2005]. Đến tháng 10 năm 2006, Nhà xuất bản Giáo dục cho
xuất bản quyển “Kho tàng đồng dao Việt Nam” [Trần Gia Linh, 2006] do Trần
Gia Linh tuyển chọn và giới thiệu với gần 300 bài đồng dao xoay quanh 6 chủ đề
lớn : Đồng dao về thiên nhiên đất nước (gồm 46 bài), đồng dao – trò chơi tuổi thơ
(26 bài), đồng dao – những bài ca tập làm người lao động (56 bài), đồng dao – cái
nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ (47 bài), đồng dao – những câu đố
lý thú (57 bài),
những bài hát ru (47 bài).
Về trò chơi trẻ em, trước năm 1945 cũng đã được nhắc đến. Phần lớn là
sưu tầm của người Pháp, viết theo góc độ dân tộc học : Cố đạo Cađie chẳng hạn,
từ năm 1902 đã ghi chép về các trò chơi bán lợn, trò lộn chuồn chuồn, trò đánh
khăng trong “Phong tục dân gian ở thung lũng Nguồn Sơn (Quảng Ninh)”, đăng
trên tạp chí “Viễ

n Đông bác cổ”. Năm 1944, Ngô Quí Sơn ghi chép được một tập
trò chơi trẻ em cho xuất bản “Hoạt động vui chơi của xã hội nhi đồng”, nhưng lại
viết bằng tiếng Pháp. Tập này được Nguyễn Văn Tố và Nguyễn Văn Huyên nhận
xét trong bài điểm báo, ở tập san “Viễn Đông bác cổ”, cũng viết bằng tiếng Pháp.
Gần đây nhất, trong một tập sư
u tầm nhỏ xuất bản ở địa phương, tiểu ban văn
nghệ dân gian Thanh Hóa có giới thiệu trò “Nàng Quắc” (dân tộc Mường), trò
“Đánh đu” (dân tộc Thái). Cũng cần nói thêm là đồng dao và trò chơi trẻ em miền
núi ở nước ta, xưa cũng như nay, đều chưa được chú ý lắm. Không rõ các sách sưu
tầm ở địa phương khác đã có nhiều tài liệu về loại này chưa ? [Vũ Ngọc Khánh,
1999 : 251-252].
Cho đến hiện nay, chúng tôi cũng chưa được đọc một tài liệu lí luận hay
nghiên cứu hoàn chỉnh về đồng dao Việt Nam. Những công trình văn học sử đã ra
đời, kể từ “Việt Nam văn học sử yếu” của Dương Quảng Hàm [Dương Quảng
Hàm, 1993], đến hai tập “Văn học dân gian” được coi là biên soạn tương đối công
phu và có nhiều đóng góp của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên [Đinh Gia
Khánh và Chu Xuân diên, 1992] cũng không có ph
ần nào dành riêng để bàn đến
đồng dao, mà chỉ có ít dòng nói qua đến “bài hát trò chơi” của trẻ em [Đinh Gia
Khánh và Chu Xuân Diên, 1992 : 291-292]. Cuốn “Văn học dân gian” xuất bản
gần đây của tập thể tác giả do Lê Chí Quế chủ biên xuất bản 1990 [Lê Chí Quế,
1990], cũng không hề nhắc đến đồng dao. Riêng cuốn “Văn học dân gian Việt
Nam”, tác giả Hoàng Tiến Tựu trong khi nghiên cứu về thể loại ca dao đã dành
một phần giớ
i thiệu tương đối gọn về đồng dao [Hoàng Tiến Tựu, 1998].
Do điều kiện hạn chế ấy nên công trình nghiên cứu này của chúng tôi chỉ
mới là một vài điều ghi nhận bước đầu. Mong rằng có thể đem đến cho những ai
muốn tìm hiểu sâu hơn về đồng dao một tài liệu hữu ích để nghiên cứu vậy !
Đồng dao là những bài hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với
trẻ, thườ

ng do trẻ trực tiếp diễn xướng. Chúng tôi thiết nghĩ đây là một thể loại rất
hấp dẫn và thú vị. Việc nghiên cứu nó sẽ giúp cho chúng ta ngược về với tuổi thơ,
khoảng thời gian mà ai cũng có, để khám phá những suy nghĩ, thói quen của trẻ
nhỏ, thông qua đó ta có thể hiểu rõ thêm về giai đoạn của một đời người. Đồng
thời, trẻ em là tương lai của đất n
ước mà đồng dao lại gắn liền với các em, là
“nguồn sữa” bồi đắp và nuôi dưỡng tinh thần cho trẻ. Do đó, việc tìm hiểu đồng
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 4

dao sẽ góp phần tìm ra biện pháp hữu hiệu để giáo dục và chăm sóc tâm hồn trẻ
nhỏ. Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi mong rằng được góp
phần tìm hiểu một cách cụ thể và bước đầu phát hiện ra những giá trị to lớn cả về
“nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam”.
III/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI :
1/ Phạm vi nghiên cứu
:
Với đề tài “Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam”,
người viết tập trung tìm hiểu, nghiên cứu những đặc sắc nội dung và nghệ thuật
của đồng dao Việt Nam trong 279 bài đồng dao được chúng tôi tuyển chọn từ hai
quyển “Đồng dao Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Dân – Nhà xuất bản Văn hóa
thông tin [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005] và “Kho tàng đồng dao Việt Nam”, tác giả
Trần Gia Linh – Nhà xuấ
t bản Giáo dục [Trần Gia Linh, 2006].
2/ Đối tượng của đề tài :

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là 279 bài đồng dao được chúng tôi
tuyển chọn từ hai quyển “Đồng dao Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Dân – Nhà
xuất bản Văn hóa thông tin [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005] và “Kho tàng đồng dao
Việt Nam”, tác giả Trần Gia Linh – Nhà xuất bản Giáo dục [Trần Gia Linh, 2006].
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung nghiên cứu nội dung và nghệ
thuật của đồng dao Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi bắt
đầu từ việc tìm hiểu khái quát về đồng dao, trong đó chúng tôi có sự đối sánh :
Đồng dao với ca dao, với dân ca, với vè và câu đố,…Trên cơ sở lí luận thu nhận
được, chúng tôi lần lượt làm sáng tỏ các vấn đề : Khái niệm đồng dao (đến nay
còn chưa thống nhất); về nội dung; nghệ thuật đồng dao; phân loại và chỉ ra những
đặ
c trưng nội dung, nghệ thuật đồng dao. Do phạm vi đề tài nghiên cứu tương đối
rộng mà mức độ, khả năng cũng như thời gian thực hiện khóa luận có hạn cho nên
chúng tôi chỉ tập trung phân tích, khái quát, tổng hợp nội dung, nghệ thuật đồng
dao, bước đầu rút ra những kết luận khoa học chứ chưa thể đi vào những khía
cạnh chi tiết.
Để làm sáng tỏ đề tài, chúng tôi sử dụ
ng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể như sau :
1/ Phương pháp thống kê, phân loại :
“Phương pháp thống kê là một trong những phương pháp nghiên cứu
chính xác. Nó giúp phát hiện ra những qui luật của hiện thực khách quan, từ một
sự vật, hiện tượng,…” [Triều Nguyên, 2001 : 29]. Trong đề tài này, chúng tôi đã
vận dụng phương pháp thống kê để lựa chọn trong các tài liệu những bài đồng dao
tiêu biểu. Sau đó, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân loại các bài đồ
ng dao sưu
tầm được thành các tiểu loại nhỏ. Dựa trên các tiểu loại đó, chúng tôi tiếp tục
thống kê tần số xuất hiện của những bài đồng dao trong từng tiểu loại. Trong các
cách sử dụng này, phương pháp thống kê luôn tỏ ra có tác dụng đắc lực giúp cho

Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 5

việc phân tích, phân loại, đánh giá đối tượng thuận lợi, hiệu quả và có cơ sở thuyết
phục hơn.
2/ Phương pháp so sánh :
“Phương pháp so sánh là phương pháp đặt đối tượng trong các mối quan
hệ, liên hệ với một số đối tượng cùng loại hoặc tương tự nhằm phát hiện ra những
nét chung cũng như cái riêng biệt, cái đặc trưng của đối tượng” [Triều Nguyên,
2001 : 30]. Trong quá trình khảo sát
đề tài này, chúng tôi vận dụng phương pháp
so sánh để phát hiện điểm tương đồng và dị biệt giữa đồng dao với các thể loại
liên quan như ca dao, dân ca, vè, câu đố. Đặc biệt, chúng tôi luôn quan tâm đối
chiếu tần số xuất hiện của các bài đồng dao trong từng tiểu loại cũng như tần số
xuất hiện của các dạng kết cấu, biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật,…trong đồng dao;
để
từ đó rút ra những kết luận liên quan đến đặc trưng thể loại cũng như quan
điểm thẩm mĩ của tác giả dân gian.
Mỗi phương pháp đều có tác dụng thiết thực trong những mục đích sử
dụng cụ thể, hợp lí. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng riêng biệt một vài phương pháp thì
không thể khai thác vấn đề một cách triệt để được bởi mỗi phươ
ng pháp nghiên
cứu đều có hạn chế nhất định. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của đề tài này
tương đối rộng cho nên bên cạnh hai phương pháp chủ yếu đã trình bày, chúng tôi
còn kết hợp với các thao tác khác như : thao tác đọc sách, thao tác tổng hợp tư

liệu, thao tác phân tích, tổng hợp…sao cho quá trình tiếp cận và chiếm lĩnh đối
tượng đạt hiệu quả cao nhất.
Về nguồn tư liệu về đồng dao
để khảo sát, trong khóa luận này chúng tôi
chủ yếu trích dẫn từ quyển “Đồng dao Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Dân –
Nhà xuất bản Văn hóa thông tin [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005]. Đây là một công
trình sưu tầm khá công phu và qui mô. Tác giả đã tổng hợp rất nhiều bài đồng dao
ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam, và sắp xếp chúng theo mẫu tự chữ cái ở đầu mỗi
bài. Tuy nhiên, bộ sách cũng còn nhiều thiếu sót do chưa có điều ki
ện cập nhật
đầy đủ tất cả những bài đồng dao mới được sưu tầm. Chính vì vậy, để nguồn tư
liệu thêm phong phú, bên cạnh bộ sách này, chúng tôi có trích dẫn thêm một số
câu đồng dao từ “Kho tàng đồng dao Việt Nam”, tác giả Trần Gia Linh – Nhà xuất
bản Giáo dục [Trần Gia Linh, 2006]. Đồng dao là sản phẩm của quần chúng nhân
dân. Mặc dù từ trước đến nay có khá nhiều tác giả đã dành thời gian và công sức
để sư
u tầm, biên khảo đồng dao nhưng kết quả thu được vẫn còn nhiều thiếu sót.
Khi thực hiện đề tài này, dù chúng tôi đã rất cố gắng để tập hợp, sưu tầm tất cả
những bài đồng dao từ các nguồn tư liệu khác nhau nhưng công trình cũng khó
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi hy vọng sẽ có thể trở lại đề tài này
ở những công trình thuộc các cấp học cao hơ
n, để có thể nghiên cứu sâu sắc và
hoàn chỉnh hơn về nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam.
V/ ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN :
Đến với vấn đề nghiên cứu còn khá mới mẻ, bằng năng lực và trình độ
hạn hẹp của bản thân, chúng tôi nhận thức được rằng những gì trình bày trong
khóa luận này chỉ là kết quả của bước khởi đầu. Tuy vậy, bởi sự hấ
p dẫn và tính
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 6

cần thiết của vấn đề, sự cuốn hút mạnh mẽ của những lời ca dân gian tràn đầy vẻ
thơ ngây, tinh khiết, trong trẻo, chúng tôi luôn ý thức cố gắng hoàn thành những
đóng góp thiết thực sau :
Thứ nhất : Mở ra một hướng nghiên cứu để tiếp cận thế giới đồng dao
Việt Nam trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Chúng tôi tiến hành thống kê,
khảo sát và phân loại những bài
đồng dao sưu tầm được thành những tiểu loại nhỏ
dựa trên đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật. Qua đó tạo điều kiện cho
người đọc khám phá vẻ đẹp của đồng dao dưới góc nhìn Folklore học.
Thứ hai, khóa luận không chỉ đơn thuần là sự thống kê nội dung, nghệ
thuật trong đồng dao Việt Nam qua sự phân chia thành các tiểu loại, mà bên cạnh
đó chúng tôi tiếp tụ
c làm sáng tỏ những đặc sắc nội dung, nghệ thuật đồng dao. Từ
đó, tạo tiền đề cần thiết cho những công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn.
Thứ ba, khóa luận còn có ý nghĩa sư phạm thiết thực. Thông qua việc tìm
hiểu những nét đặc sắc nội dung, nghệ thuật đồng dao sẽ góp phần giúp cho học
sinh hiểu biết sâu sắc hơn về những nét văn hóa truyề
n thống của người Việt xưa.
Đồng thời, đồng dao với những câu ca ngọt ngào, ấm áp đã nuôi dưỡng, bồi đắp
tâm hồn trẻ thơ từ thuở lọt lòng cho đến khi trưởng thành. Do đó, tìm hiểu đồng
dao là tìm hiểu về cả một thời thơ ngây của mỗi con người, về lịch sử, văn hóa dân
tộc. Từ đó, sẽ giúp học sinh có điều kiện để
khám phá ra cái hay, cái đẹp của đồng
dao cũng chính là khám phá ra truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt

Nam. Trên cơ sở đó mà giáo dục cho các em lòng tự hào về bản sắc văn hóa tốt
đẹp của dân tộc.
Bên cạnh đó, khóa luận được hoàn thành sẽ cung cấp cho những sinh
viên, giảng viên Ngữ Văn và những người yêu thích, nghiên cứu thơ ca dân gian
có thêm một nguồn tư liệu để tham khảo.
VI/ MỤC ĐÍCH C
ỦA KHÓA LUẬN :
Đồng dao là một thể loại văn học dân gian ra đời đã khá lâu và có vai trò
to lớn trong cuộc sống chúng ta, nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa có một công
trình nào nghiên cứu đồng dao một cách chuyên sâu và hoàn chỉnh. Chúng tôi đến
với đề tài này với mong muốn có thể đạt được những mục đích thiết thực sau :
1/ Thứ nhất, khóa luận nhằm đưa ra một khái niệm mới về đồng dao Việt
Nam, trên cơ sở tổng hợp những ý kiến của các nhà nghiên cứu, mong rằng có thể
khái quát đầy đủ những thuộc tính bản chất của thể loại này.
2/ Thứ hai, từ những kết quả nghiên cứu thu nhận được, chúng tôi mong
rằng có thể cho người đọc phần nào thấy được những nét đặc sắc về nội dung và
hình thức nghệ thuật của đồng dao Việt Nam.
3/ Thứ ba, trên cơ
sở những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của đồng dao
Việt Nam, chúng tôi đi đến khẳng định giá trị đặc sắc và vai trò to lớn của tiểu loại
này trong hệ thống thể loại của nền văn học dân gian nước nhà.

Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 7

VII/ BỐ CỤC KHÓA LUẬN :
“TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM”
` A. Phần dẫn luận :
I/ Đối tượng nghiên cứu và lý do chọn đề tài.
II/ Lịch sử vấn đề.
III/ Phạm vi nghiên cứu và đối tượng của đề tài.
IV/ Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.
V/ Đóng góp của khóa luận.
VI/ Mục đích của khóa luận.
VII/ Bố cục khóa luận.
B. Phần nội dung :
Chương I: Khái quát về đồng dao.
1. Khái niệm ca dao – dân ca.
2. Khái niệm đồng dao.
3. So sánh phân biệt :
3.1. Đồ
ng dao với ca dao, dân ca .
3.2. Đồng dao với vè.
3.3. Đồng dao với câu đố.
Chương II : Tìm hiểu nội dung đồng dao :
I. Những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên :
1. Những bài đồng dao phản ánh về giới thực vật.
2. Những bài đồng dao phản ánh về giới động vật.
3. Những bài đồng dao phản ánh về không gian siêu nhiên.
4. Những bài đồng dao phản ánh về các hiện tượng tự
nhiên.
Chương III : Tìm hiểu ngh
ệ thuật đồng dao :
I. Kết cấu.
II. Ngôn ngữ nghệ thuật.

III. Thể thơ.
IV. Thời gian và không gian nghệ thuật.
V. Một số biểu tượng trong đồng dao.
C. Phần kết luận :
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 8

B. PHẦN NỘI DUNG :

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG DAO :
Đồng dao là một thể loại văn học dân gian, tồn tại song song với ca dao,
dân ca. Nó có nguồn gốc từ rất lâu đời. Mặc dù vậy, có lẽ do phạm vi đối tượng
hướng đến của đồng dao còn tương đối hẹp (phần nhiều là hướng tới trẻ nhỏ), cho
nên đồng dao ít được chú ý nghiên cứu, đào sâu. Trong khi đó, ca dao dân ca đã
rất phổ biến, được nhiều họ
c giả chú ý tìm hiểu, nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, để
giúp người đọc dễ tiếp cận với đồng dao, trước tiên, chúng tôi đi khái niệm về ca
dao dân ca, dựa vào đó để tiếp tục nghiên cứu, đào sâu đồng dao.
Mặt khác, trong quá trình tìm tòi, đào sâu về đồng dao, chúng tôi nhận
thấy giữa đồng dao và ca dao dân ca, hai thể loại này có những điểm gần gũi rất
lớn. Do đó, chúng tôi xin dựa vào khái niệm của ca dao – một thể
loại đã khá hoàn
chỉnh của văn học dân gian để làm cơ sở đào sâu, khai thác đồng dao – một thể
loại còn ít người nghiên cứu.
I. KHÁI NIỆM CA DAO – DÂN CA :

Trong quyển “Văn học dân gian Việt Nam” của Đại học quốc gia Hà Nội,
ông Lê Chí Quế có trình bày lịch sử khái niệm ca dao – dân ca, bắt đầu từ nguồn
gốc Hán Việt. “Ca” : tức là bài hát có hòa với nhạc, còn “dao” tức là lời của bài
hát đó [Lê Chí Quế, 2001 : 215]. Và s
ở dĩ có hiện tượng chiết tự khái niệm “ca”
và “dao” bởi lẽ trong thư tịch cổ Trung Quốc chỉ có khái niệm “ca” và “dao” mà
không có thuật ngữ “ca dao dân ca” như các công trình nghiên cứu văn học dân
gian Việt Nam vẫn thường gọi.
Trong quyển giáo trình biên soạn về văn học Việt Nam – “Việt Nam văn
học sử yếu” [Dương Quảng Hàm, 1993] – ông Dương Quảng Hàm có nói ca dao
“(ca : hát, dao : bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành
trong dân gian, th
ường tả tính tình, phong tục của người bình dân” [Dương
Quảng Hàm, 1993 : 22]. Có lẽ đây chỉ là một định nghĩa còn dừng lại ở mức nhận
định chung chung sơ sài, nhằm để bước đầu phân biệt thể loại này với thể loại
khác.
Nhấn mạnh sự khác nhau của ca dao với một số khái niệm liên quan như :
phong dao, đồng dao, nhóm tác giả Trần Vĩnh – Nguyễn Tấn Phát (Giáo trình Đại
học s
ư phạm – 1978) định nghĩa : Ca dao là những bài hát có hoặc không có
chương khúc, sáng tác bằng thể văn dân tộc để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt
tình cảm [Trần Vĩnh và Nguyễn Tấn Phát, 1978]. Ông Trần Hoàng (Đại học Huế)
xác định khái niệm ca dao được sử dụng rộng rãi đầu thế kỉ XX, với hai loại ý
kiến vẫn còn phiến diện. “Một là, ca dao cổ truyền chính là phần lời củ
a dân ca.
Hai là, ca dao không phải là toàn bộ phần ngôn từ của các bài hát dân gian mà
chỉ là những câu hát mang tính chất trữ tình đậm đà nhất và được sáng tác theo
một phong cách riêng” [Trần Hoàng, 1995 : 61].
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 9

Còn dân ca là những bài hát dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác,
diễn xướng và lưu truyền. Đó là những bài hát có hoặc không có chương khúc,
phổ biến trong dân gian ở từng vùng, miền có quan hệ với sinh hoạt văn hóa tinh
thần ở đó (Quan họ Bắc Ninh, hát dặm Nghệ Tĩnh, hò Đồng Tháp …), hoặc lưu
hành rộng rãi ở nhiều vùng có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về âm nhạc.
Ở dân ca, phần lời và phần nhạc điệu cùng thể th
ức diễn xướng gắn bó trong một
chỉnh thể thống nhất. Dù định nghĩa riêng từng khái niệm, nhưng ta thấy toát lên
từ các ý kiến nêu trên là sự quan tâm đến mối quan hệ của ca dao và dân ca. Nói
như ông Hoàng Tiến Tựu, “dân ca và ca dao là hai khái niệm phản ánh hai thực
thể khác nhau nhưng có quan hệ với nhau rất mật thiết” [Hoàng Tiến Tựu, 1998 :
163].
Như vậy, có thể thấy rõ các định nghĩa trên có xu hướng tách rời khái niệm
ca dao và dân ca. Có th
ể xem đó là cách tiếp cận thứ nhất. Một cách tiếp cận khác
thường định nghĩa đồng nhất ca dao và dân ca. Tức là, ca dao chính là một tên gọi
khác của dân ca và ngược lại .
Tuy nhiên, đáng chú ý chính là những định nghĩa dùng thuật ngữ kép “Ca
dao dân ca” của các tác giả. Ông Chu Xuân Diên cho rằng : “Ca dao dân ca là tên
gọi chung các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời thơ và giai điệu nhạc, nội
dung miêu tả những tâm trạng, những tư tưởng và tình c
ảm của con người. Phần
lớn lời thơ của dân ca được gọi là ca dao. Mặt khác, ca dao không chỉ là lời hát,
mà còn là lời nói (dùng xen vào lời nói thường)” [Chu Xuân Diên, 1998 : 437].

Tương tự, ông Đỗ Bình Trị định nghĩa : “Ca dao dân ca là tên gọi chung các thể
loại trữ tình dân gian. Trong diễn xướng, đó là những bài ca, là thơ được hát lên
theo những giai điệu nhạc nhất định. Các thể loại dân ca có bản chất chung là trữ
tình (tức là chủ yếu biể
u hiện những tâm trạng, những cảm nghĩ của con người)
và khác nhau về chức năng sinh hoạt là chính. Và theo ông, thuật ngữ ca dao và
dân ca là hoàn toàn tương đồng với nhau. Hiểu theo nghĩa rộng, đây là khái niệm
bao hàm ba yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau : Đó là lối hát, là điệu hát, là lời hát.
Lời của ca dao chính là thơ. Từ đó, ông Đỗ Bình Trị rút ra và nhận định rằng, khi
nghiên cứu, giới thiệu nhữ
ng câu hát – bài hát dân gian một cách toàn vẹn hoặc
chỉ nghiêng về mặt âm nhạc, ta gọi đó là dân ca. Còn khi nghiên cứu giới thiệu
chỉ riêng phần lời của những câu hát – bài hát ấy, ta gọi đó là ca dao” [Trần Tùng
Chinh, 2002 : 79].
Trên đây là những khái niệm mà chúng tôi đã hệ thống từ những sách
nghiên cứu của các nhà phê bình, lí luận có tên tuổi. Và chúng tôi xin mượn
những khái niệm trên làm cơ sở tiếp tục tìm hiểu, đào sâu đồng dao.
II. KHÁI NIỆM ĐỒNG DAO :
Đồng dao là m
ột bộ phận của văn học dân gian xuất hiện rất sớm và được
lưu truyền rất rộng rãi. Đó là những bài hát mà chúng ta quen hát nơi cửa miệng từ
khi còn rất nhỏ, là những lời ru ngọt ngào dịu êm khi còn nằm trong nôi, là những
câu đố giản dị, lí thú,…Ngay từ lúc ấu thơ, trong mỗi chúng ta không ai không
thuộc một vài bài đồng dao và không thông thạo một trò chơi đồng dao. Tuy vậy,
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 10

cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về đồng dao một
cách chuyên sâu và hoàn chỉnh.
Công trình nghiên cứu và sưu tầm đồng dao sớm nhất là của học giả
Nguyễn Văn Vĩnh trong “Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt” [Nguyễn Văn
Vĩnh, 1997]. Tuy vậy, trong bài viết của mình, Nguyễn Văn Vĩnh không dùng
thuật ngữ “đồng dao” mà gọi là “Trẻ em hát trẻ em chơi”. Theo ông, những “câu
hát trẻ con”
bao gồm những câu vừa hát vừa chơi, sau là những câu hát không
phải có cuộc chơi và tiếp nữa là đến những câu hát ru trẻ ngủ [Nguyễn Văn Vĩnh,
1997]. Những nhà nghiên cứu đồng dao sau này đều sử dụng tư liệu từ công trình
sưu tập của Nguyễn Văn Vĩnh. Như vậy, những tác phẩm văn học dân gian được
trẻ em truyền miệng, được trẻ em hát, trẻ em chơi và
được dùng để ru trẻ ngủ đều
được học giả Nguyễn Văn Vĩnh xếp vào chung một loại tác phẩm.
Dương Quảng Hàm trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” cho hay, “đồng
dao là các bài hát của trẻ con” [Dương Quảng Hàm, 1993 : 28] với nghĩa của từ
dao “là bài hát không có chương khúc” [Dương Quảng Hàm, 1993 : 22]. Như
vậy, trong định nghĩa này Dương Quảng Hàm không xác định rõ đồng dao thuộc
th
ể loại văn học dân gian nào và gồm những loại tác phẩm nào.
Doãn Quốc Sĩ, trong lời mở đầu tập “Ca dao nhi đồng”, xác định “Đồng
dao là ca dao nhi đồng” [Doãn Quốc Sĩ, 1997 : 3]. Tuy nhiên, trong quá trình
phân loại đồng dao, tác giả lại chia chúng làm nhiều lĩnh vực, thuộc diện rộng :
những bài hát luân lí, những bài hát vui chơi, con cò trong ca dao Việt Nam,
những bài hát nói về nếp sống nông nghiệp và tập tục xưa, những bài hát áp dụng
trò chơi vớ
i trẻ con, câu đố, bài hát trẻ con của tác giả Nam Hương. Như vậy, tuy
gọi là “ca dao nhi đồng”, nhưng các tác phẩm này lại trải rộng thêm nhiều thể loại

như : ca dao, tục ngữ, câu đố …của cả tác giả vô danh và có tên.
Nguyễn Tấn Long và Phan Canh trong “Thi ca bình dân” tập IV ở mục
đồng dao, định nghĩa “Đồng dao tức là ca dao nhi đồng” [Nguyễn Tấn Long và
Phan Canh, 1997]. Theo tác giả này, đồng dao dùng để chỉ một bộ phận (tiể
u loại)
của thể loại ca dao.
Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam – Văn học dân
gian” có hai mục : Hát vui chơi và hát ru em [Vũ Ngọc Phan, 1972 : 714], gồm
những tác phẩm dân gian có chung đối tượng phục vụ là đồng dao mà không giới
thuyết về tên gọi của hai loại tác phẩm này.
Vũ Ngọc Khánh không gọi “bài hát trẻ em” mà dùng thuật ngữ “đồng dao”
để chỉ những lờ
i ca dân gian trẻ em và loại trừ các câu sấm mà trước đây các nhà
nho xếp vào đồng dao [Vũ Ngọc Khánh, 1999 : 250]. Theo tác giả, đồng dao cũng
là một thể loại văn học dân gian tồn tại bình đẳng với các thể loại khác : tục ngữ,
ca dao [Vũ Ngọc Khánh, 1999].
Trần Hòa Bình trong bài viết “Từ những bài đồng dao đến thơ cho các em
hôm nay” phát biểu ý kiến : “Trong kho tàng văn nghệ dân gian của dân tộc nào
cũng có những bài hát dành riêng cho trẻ em…đ
ó là những bài đồng dao” [Trần
Hòa Bình, 1999 : 83]. Như vậy, với tác giả này, những tác phẩm dân gian nào
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 11

được trẻ em ca hát thì gọi là đồng dao, hay nói cách khác, đó là những “bài hát trẻ

em”.
Tuy cũng là một thành phần trong kho tàng văn học dân gian nước nhà.
Song, đồng dao chưa được các nhà nghiên cứu văn học sử bàn đến nhiều. Công
trình văn học sử được coi là biên soạn tương đối công phu và có nhiều đóng góp là
hai tập “Văn học dân gian” của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên [Đinh Gia
Khánh và Chu Xuân Diên, 1992]. Tuy nhiên, công trình này cũng không có phần
nào dành riêng để bàn đến đồng dao. Cuốn “Văn h
ọc dân gian” xuất bản gần đây
của tập thể tác giả do Lê Chí Quế chủ biên [Lê Chí Quế, 2001] cũng không hề
nhắc tới đồng dao. Riêng cuốn “Văn học dân gian Việt Nam”, tác giả Hoàng Tiến
Tựu trong khi nghiên cứu về thể loại ca dao đã dành một phần giới thiệu tương đối
ngắn gọn về đồng dao [Hoàng Tiến Tựu, 2001 : 168-169]. Theo tác giả, đồng dao
còn có thể gọi là ca dao trẻ em và không xế
p bài hát ru em hay ru con vào bộ phận
này. Tác giả đưa ra định nghĩa vắn tắt “Đồng dao bao gồm tất cả các hình thức ca
hát truyền thống của trẻ em trong nhân dân thuộc các lứa tuổi khác nhau”
[Hoàng Tiến Tựu, 2001 : 168]. Vậy, tuy coi đồng dao là một bộ phận của ca dao,
song trong quá trình phân tích, phân loại, tác giả đã mở rộng sang cả một số thể
loại văn học dân gian khác, chẳng hạn như : vè, sấm.
Một quan niệm t
ương đối thống nhất và cụ thể về đồng dao là của Trần
Đức Ngôn trong cuốn “Văn học thiếu nhi Việt Nam” [Trần Đức Ngôn, 1994].
Theo tác giả, “đồng dao không thể được xây dựng như một thể loại Văn học dân
gian riêng biệt. Đây là một khái niệm tập hợp, bao gồm những tác phẩm từ vài thể
loại khác nhau. Chúng bao gồm ca dao cho thiếu nhi (những bài hát ru, những
bài ca vui chơi) và những bài vè cho thiế
u nhi” [Trần Đức Ngôn, 1994 : 41].
Ngoài ra, còn có một định nghĩa tương đối dài về đồng dao : “Đồng dao là
những bài hát truyền miệng trẻ em lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên. Vốn là những
sáng tác dân gian không rõ tên tác giả, về sau từ vần điệu loại hình này một số

người sáng tác những bài thơ cho trẻ em hát có tên tác giả cũng được các nhà
nghiên cứu gọi là đồng dao” [Nguyễn Văn Vĩnh, 1997 : 5].
Nhìn chung, xung quanh nội dung khái niệm đồ
ng dao có rất nhiều ý kiến
khác nhau, các nhà nghiên cứu chưa thông nhất quan điểm. Tựu trung lại, có thể
phân loại ý kiến các nhà Folklore học như sau :
1. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đồng dao là những tác phẩm văn học
dân gian, không thuộc vào một thể loại cụ thể nào được trẻ em truyền miệng .
2. Một số nhà nghiên cứu xác định đồng dao là ca dao nhi đồng. Chúng bao
gồm những lời hát dân gian thuộc một thể loại v
ăn học dân gian nhất định và trẻ
em nhất thiết phải là chủ thể chủ yếu và đích thực của sự sáng tạo và diễn xướng.
Ví như: Một số tác phẩm hát ru tuy đối tượng hướng tới là trẻ em nhưng chủ thể
diễn xướng không phải là trẻ em nên không thuộc vào đồng dao. Hay những lời
sấm truyền, sấm kí cũng không phải là đồng dao bởi đối tượng mà nó hướ
ng tới
không phải là trẻ em.
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 12

3. Một ý kiến khác, lại quan niệm đồng dao là những bài hát truyền miệng
trẻ em thuộc nhiều thể loại khác nhau, bao gồm cả những tác phẩm văn học dân
gian và những tác phẩm văn học viết hiện đại.
Theo chúng tôi, đồng dao là những sáng tác dân gian dành cho trẻ em,
được các em diễn xướng và lưu truyền, đối tượng hướng tới là trẻ em. Đồng dao

là một khái niệm tập hợp, bao gồm những tác phẩm thuộ
c các thể loại khác nhau
như : hát ru, vè, câu đố…, nhưng được sáng tác dành cho trẻ em, phục vụ cho nhu
cầu vui chơi, giải trí và ca hát của trẻ thì đều được gọi là đồng dao. Cả lời và
nhạc, nội dung và hình thức của đồng dao đều mang tính chất hồn nhiên, chất
phác phù hợp với tâm sinh lý tuổi nhỏ.
III. SO SÁNH, PHÂN BIỆT ĐỒNG DAO VỚI MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN
HỌC DÂN GIAN KHÁC :
Trong sự so sánh, phân biệt này, chúng tôi chỉ tiến hành so sánh trên
phương diện nội hàm khái niệm. Về thi pháp đồng dao, do chưa được nhà nghiên
cứu nào nghiên cứu qua; kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ mới là những ghi
nhận bước đầu còn chưa hoàn chỉnh; chính vì thế, chưa thể đem so sánh, phân biệt
đồng dao trên phương diện thi pháp với các thể loại như : ca dao, dân ca, vè, câu
đố được.
1/ Đồng dao với ca dao – dân ca :

1.1. Đồng dao với ca dao :
– Đồng dao : (xem khái niệm trang 12).
– Ca dao : là lời thơ của những câu hát, bài hát dân ca không có phần
âm nhạc và động tác. Đối tượng của ca dao rất phong phú không bị giới hạn bởi
lứa tuổi, giới tính,…
Như vậy, có thể thấy rằng : Điểm khác biệt lớn nhất của đồng dao và ca dao
là ở đối tượng diễn xướng (bao gồm đối tượng tham gia sinh hoạ
t đồng dao ở quá
trình sáng tạo, tiếp nhận và lưu truyền), ngôn từ…Đồng thời, ở đồng dao phần lời
thơ, nhạc điệu, động tác cùng hợp nhất trong một chỉnh thể còn ở ca dao chỉ ở
phương diện lời thơ mà thôi.
Bảng so sánh :
+ Giống nhau : Cả hai đều là những sáng tác dân gian, hình thức văn vần.
+ Khác nhau :

Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 13

Tiêu chí Đồng dao Ca dao
– Đối tượng diễn xướng :
– Ngôn từ :

– Nghệ thuật diễn xướng :

– Nội dung :
– Trẻ nhỏ.
– Giản dị, mang tính chất hồn
nhiên, trong sáng, đa số dùng
từ một nghĩa,…
– Có sự kết hợp lời thơ, nhạc
điệu, động tác.
– Mang tính chất trong sáng,
hồn nhiên.
– Không giới hạn.

– Trau chuốt, gọt giũa
kĩ lưỡng, từ nhiều
tầ
ng nghĩa,…
– Chỉ là phần lời thơ.

– Rất phong phú, diễn tả
những tình cảm phức tạp.
1.2. Đồng dao với dân ca :
– Dân ca : Là những bài hát dân gian bao gồm cả phần nhạc điệu và
ca từ. Ở dân ca phần lời thơ và phần nhạc điệu cùng thể thức diễn xướng gắn bó
trong một chỉnh thể thống nhất.
Như vậy, có thể thấy rằng đồng dao và dân ca có điểm gần gũi trên lĩnh
vực kết hợp ba phương diện lời th
ơ, nhạc điệu, động tác trong diễn xướng. Song,
giữa đồng dao và dân ca có sự khác biệt rất lớn về đối tượng : Đối tượng hướng
tới của dân ca rất rộng còn đối tượng đồng dao chỉ là trẻ nhỏ, dẫn đến lời thơ, nhạc
điệu, nội dung, hình thức đồng dao khác xa dân ca, chẳng hạn : ở tính chất hồn
nhiên, chất phác cho phù hợp với tâm sinh lí trẻ nhỏ.
Bảng so sánh :
+ Giống nhau :
• Cả hai đều là những sáng tác dân gian.
• Đồng dao và dân ca có điểm gần gũi trên lĩnh vực nghệ thuật diễn
xướng : đều có sự kết hợp ba phương diện lời thơ, nhạc điệu, động
tác trong diễn xướng.
+ Khác nhau :
Tiêu chí Đồng dao Dân ca
– Đối tượng diễn xướng :
– Ngôn từ :

– Nội dung :
– Trẻ nhỏ.
– Giản dị, mang tính chất
hồn nhiên, trong sáng,
đa số dùng từ một nghĩa,..
– Khá trong sáng, hồn
nhiên.
– Không giới hạn.
– Gọt giũa, trau chuốt bóng
bẩy, từ nhiều tầng nghĩa,…

– Phong phú, thể hiện nhiều
cung bậc tình cảm,…
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 14

2/ Đồng dao với vè :
– Vè : là một hình thức sáng tác dân gian bằng văn vần với những thể thơ,
luật thơ đa dạng. Vè cũng diễn xướng theo một làn điệu nhất định qua con đường
truyền miệng của các tác giả dân gian. Chúng ta không loại trừ một số đoạn vè
khá trữ tình. Nhưng không giống như ca dao, vè thiên về tự sự ít có tính chất trữ
tình. Trong dân gian, người ta hay bảo là “kể vè” chứ không nói “hát vè”. Điề
u
này chứng tỏ làn điệu âm nhạc và vần luật trong vè chỉ là phương tiện bổ trợ cho

lối kể chuyện vè thêm sinh động mà thôi. Một bài vè thường ít trau chuốt về mặt
hình thức như ca dao mà chủ yếu tập trung thể hiện nội dung được thông báo. Là
một loại hình tự sự nhưng vè cũng không giống các thể loại truyện dân gian bởi
yếu tố văn vần đã đành, mà còn ở
nội dung truyện trong vè không phải là truyện
tưởng tượng hay hư cấu. Vè kể về người thực việc thực [Trần Tùng Chinh, 2002 :
101].
Ông Chu Xuân Diên cho rằng : Nội dung vè kể lại – có kèm theo bình luận
– những sự kiện có tính chất thời sự (gọi là vè thế sự), hoặc những sự kiện lịch sử
(gọi là vè lịch sử). Có thể coi vè đặc biệt là vè thế sự – như m
ột loại “khẩu báo”,
một hình thức báo chí dân gian (được ví như thể kí, thể phóng sự trong văn học
viết và văn học hiện đại sau này) [Chu Xuân Diên, 1998 : 393-404].
Ông Đỗ Bình Trị khi xây dựng khái niệm vè, không dừng lại ở hai tiểu loại
vè nêu trên mà dựa vào nội dung phong phú mà vè đề cập đến để lưu ý thêm có
những bài vè kể về sự vật (gọi là vè trẻ em), có những bài vè kể chuyện về thân
phận con người trong xã hộ
i cũ (gọi là vè than thân) [Trần Tùng Chinh, 2002 :
101].
Đi từ nguồn gốc (từ nguyên), ông Đinh Gia Khánh đưa ra nhận xét là vè có
liên quan đến từ “vần vè” trong dân gian. Theo ông, “vè là lời nói có vần mà tiếng
Việt vốn là một ngôn ngữ giàu thanh điệu. Nhân dân ta trong lời ăn tiếng nói
hằng ngày lại thích dùng những câu nhịp nhàng, đối xứng, thích nói ví von. Cho
nên, bên cạnh lối tự sự bằng văn xuôi đã xuất hiện lối tự sự bằng vă
n vần. Và đó
là vè” [Đinh Gia Khánh, 1998 : 391]. Ông Lê Chí Quế bổ sung thêm rằng “vè có
cơ sở từ lối nói vần của nhân dân” [Lê Chí Quế, 2001 : 157].
Ngoài ra, những ý kiến, những khái niệm khác hầu hết đều thống nhất với
các định nghĩa nêu trên.
Theo chúng tôi, vè là một thể loại văn vần – tự sự dân gian. Vè ít có tính

chất trữ tình, nội dung vè kể về những người thực, việc thực. Bằng hình thức nôm
na, đơ
n giản dễ hiểu, vè phản ánh nhanh nhạy, kịp thời những sự vật, sự kiện,
nhân vật, sản vật ở một địa phương nào đó.
Như vậy, có thể thấy rằng, về phương diện khái niệm đồng dao và vè rất
gần gũi với nhau ở tính chất tự sự bằng văn vần, trong đồng dao hiện tượng này
cũng rất phổ bi
ến. Bên cạnh đó, với nội dung phản ánh sự vật của vè cũng là một
nội dung được phản ánh trong đồng dao. Song, giữa vè và đồng dao vẫn có những
điểm khác biệt khá lớn đó là : 1/ Đối tượng hướng tới của vè khác đồng dao, đối
tượng của vè rất rộng không giới hạn tuổi tác, trình độ,…mọi người đều có thể kể
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 15

vè, còn ở đồng dao đối tượng là trẻ em, bị hạn chế về trình độ và nhận thức. 2/
Nội dung phản ánh của vè thuộc nhiều phương diện : sinh hoạt xã hội, lịch sử, sự
vật trong khi đó nội dung phản ánh của đồng dao có hình thức vè chỉ giới hạn ở
vè sự vật mà thôi. 3/ Những bài đồng dao có hình thức vè ít có tính chất thời sự.
Bảng so sánh :
+ Giống nhau :
• C
ả hai đều là những sáng tác dân gian.
• Đồng dao và vè rất gần gũi với nhau ở tính chất tự sự bằng văn vần,
nội dung phản ánh sự vật của vè cũng là một nội dung được phản ánh trong đồng
dao.

• Ngôn ngữ đồng dao và vè đều giản dị, cô đúc.
+ Khác nhau :
Tiêu chí Đồng dao Vè
– Đối tượng diễn xướng :
– Nội dung phản ánh :

– Trẻ nhỏ.
– Chỉ giới hạn ở nội
dung phản ánh sự vật →
ít có tính thời sự.
– Không giới hạn.
– Thuộc nhiều phương
diện:
sinh hoạt, lịch sử, sự vật,…
→ tính thời sự rất cao.
3/ Đồng dao với câu đố :
– Câu đố : là một thể loại độc đáo của văn học dân gian. Ở đó, vừa có chất
trí tuệ của ngụ ngôn, tục ngữ, vừa có tính chất trữ tình của ca dao dân ca, vừa có
chất dí dỏm hài hước của truyện cười, vè…
Ông Chu Xuân Diên cho rằng, “Câu đố là những sáng tác dân gian, ngắn
gọn, miêu tả sự vật bằng lời nói chệch (nói một đằng hiểu một nẻo)
” [Chu Xuân
Diên, 1998 : 257]. Một cách định nghĩa khác thay cách “nói chệch” bằng nói
“nửa kín nửa hở” là của ông Đỗ Bình Trị (SGK Ngữ văn, lớp 10. Tập1. Ban
KHXH). Theo ông, “câu đố là những câu (nói) vần vè, mô tả sự vật, hiện tượng
quen thuộc một cách nửa kín nửa hở thành cái gì khác lạ để…đánh đố người ta,
đòi hỏi người ta đoán ra nó” [Trần Tùng Chinh, 2002 : 70]. Hay theo tác giả
Trần Hoàng (ĐHSP Huế) : “Câu đố là một lo

ại sáng tác nghệ thuật dân gian
ngắn gọn phản ánh các sự vật hiện tượng khách quan bằng một lối nói đặc biệt,
lối nói chệch, lối nói gần với ẩn dụ” [Trần Hoàng, 1995 : 56]. Cách nói “chệch”
hay “nửa kín nửa hở” đó theo ông Lê Chí Quế, “được hình thành từ sự quan sát
những nét tương đồng giữa các sự vật, giữa vật đố với vật được miêu tả, và đó
chính là ph
ương thức khám phá và phản ánh các sự vật, hiện tượng khách quan
bằng những hình tượng nghệ thuật đặc biệt” [Lê Chí Quế, 2001 : 207].
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 16

Câu đố là hình thức sáng tác dân gian có chức năng miêu tả, phản ánh đặc
điểm của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội bằng phương
pháp dấu tên và nghệ thuật ẩn dụ đặc biệt (hay phương pháp chuyển hóa – chuyển
cái nọ thành cái kia) để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết và mua vui, giải trí.
Thật vậy,“câu đố vừa là nghệ thuật vừa là khoa học (khoa học th
ường thức
dân gian), câu đố đem lại cho dân gian một loại thức ăn tinh thần đặc biệt, vừa
bổ ích vừa rất thú vị, hấp dẫn” (Hoàng Tiến Tựu) [Hoàng Tiến Tựu, 1998 : 145].
Như vậy, về nội hàm khái niệm ta thấy giữa những bài đồng dao có hình
thức đố giải và câu đố có những điểm tương đồng là : Cả hai đều là những sáng
tác dân gian có chức năng miêu tả
, phản ánh đặc điểm sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên và đời sống xã hội, đều sử dụng phương pháp dấu tên và ẩn dụ, đều có mục
đích để kiểm tra sự hiểu biết và vui chơi giải trí. Song, điểm khác biệt khá lớn

giữa những bài đồng dao có hình thức đố giải và câu đố là : 1/ Đối tượng hướng
đến : Đối tượng của câu đố rất r
ộng, không phân biệt tuổi tác, trình độ,…Còn đối
tượng của những bài đồng dao có hình thức đố giải chỉ là trẻ nhỏ, với trình độ và
nhận thức còn hạn chế. 2/ Từ sự khác nhau về đối tượng dẫn đến sự khác biệt về
nội dung đố, từ ngữ được dùng trong câu đố, mức độ khó dễ của câu đố,…
Bảng so sánh :
+ Giống nhau : Cả hai đều là những sáng tác dân gian có ch
ức năng miêu
tả, phản ánh đặc điểm sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội, đều sử
dụng phương pháp dấu tên và ẩn dụ, đều có mục đích để kiểm tra sự hiểu biết và
vui chơi giải trí.
+ Khác nhau :
Tiêu chí Đồng dao Câu đố
– Đối tượng diễn xướng :
– Nội dung đố :
– Ngôn từ :
– Trẻ nhỏ.
– Khá đơn giản.
– Giản dị.
– Không giới hạn.
– Phức tạp.
– Trau chuốt, gọt giũa,
phong phú, nhiều tầng
nghĩa.

Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 17

Bảng so sánh chung :
+ Giống nhau : Tất cả đều là những sáng tác dân gian.
+ Khác nhau :
Tiêu chí Đồng dao Ca dao Dân ca Vè Câu đố
– Đối tượng
diễn xướng :
– Ngôn từ :

– Nội dung
(đề tài) :
– Trẻ nhỏ.

– Giản dị,
mang tính
chất hồn
nhiên,
trong sáng,
đa số dùng
từ một nghĩa.
– Trong sáng,
hồn nhiên.
– Không giới
hạn.
– Trau
chuốt, gọt
giũa
kĩ lưỡng, từ
nhiều tầng
nghĩa,…

– Rất
phong phú,
diễn tả
những tình
cảm ph
ức
tạp.
– Không giới
hạn.
– Gọt giũa,
trau chuốt

bóng
bẩy,
từ nhiều
tầng nghĩa,…

– Phong phú,
thể hiện
nhiều
cung bậc
tình cảm,…
– Không giới
hạn.
– Giản dị
và cô đúc.

– Thuộc
nhiều
phương
diện :
sinh hoạt,
lịch sử,
sự vật,…
→ tính thời
sự cao.
– Không giớ
i

hạn.
– Trau
chuốt, gọt
giũa,
phong
phú, nhiều
tầng
nghĩa.
– Phong phú.

Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 18

CHƯƠNG II : TÌM HIỂU NỘI DUNG ĐỒNG DAO.
Theo kết quả chúng tôi khảo sát, trong đồng dao có hai mảng nội dung lớn,
xoay quanh hai đề tài :
1/ Những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên.
2/ Những bài đồng dao phản ánh về đời sống xã hội.
Song, vì dung lượng một luận văn tốt nghiệp có hạn, nên chúng tôi chỉ xin

chọn mảng nội dung : “Những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên”,
để đi
sâu tìm hiểu, nghiên cứu, góp phần làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung của
đồng dao.
Trẻ thơ sống trong lòng thiên nhiên, nơi ban ngày có ánh sáng chan hòa,
ban đêm có ánh trăng thanh ngọn gió mát, chỗ này có mặt nước trong xanh, chỗ
kia có núi non hùng vĩ. Bao quanh các em là tràn đầy sắc màu của hoa lá. Bao
nhiêu loài hoa là bấy nhiêu hình dáng, bấy nhiêu hương sắc. Bao nhiêu loài chim là
bấy nhiêu tiếng hát, tiếng ca. Thế giới thiên nhiên vô cùng lộng lẫy mà cũng rất
bình dị. Qua đôi mắt trẻ thơ
, thiên nhiên gắn bó với các em như những người bạn
thân thiết, giống như người chị, người anh trong gia đình : chị lúa, chị ngô, anh
dưa chuột. Không gian tĩnh mịch của thế giới thực vật bỗng trở nên sinh động, có
hồn. Hoa bông bụt có thể cạo đầu đi tu, hoa dâu tằm có thể đi đám cưới. Quả khế,
quả na cũng biết mở mắt lơ mơ như thiu thiu ng
ủ. Trong đồng dao không có sự
cách biệt giữa thiên nhiên và trẻ nhỏ : Bầu trời và mặt đất là nơi vui chơi đầy hấp
dẫn với các em. Tâm hồn trẻ thơ giao cảm đặc biệt với trời mây, cây cỏ, non nước.
I. Những bài đồng dao phản ánh về giới thực vật :

Giới thực vật tồn tại trong đồng dao vô cùng phong phú và đa dạng. Theo
kết quả thống kê của chúng tôi cho thấy :
– Hoa : chiếm 1/25 bài đồng dao về giới thực vật, tỷ lệ : 4 %, gồm rất nhiều
loại : hoa bông giếng, hoa chim chim, hoa bông bụt, hoa bông đá, hoa cứt chuột,…
– Lúa : 2/25 bài, chiếm tỷ lệ : 8 %.
– Các loại củ : 2/25 bài, chiếm tỷ lệ : 8 %, gồm rất nhiều loại : củ đậu, củ
hành,…
– Các thứ
rau : 3/25 bài, chiếm tỷ lệ : 12 %, rất nhiều loại : rau ngành
ngạnh, rau tâm lang, rau muống biển, rau bình bát, rau diếp cá,…

– Phong phú nhất là các loại quả với một số lượng áp đảo : 11/25 bài, tỷ lệ :
44%, gồm rất nhiều loại quả : cam, quýt, mít, hồng, đu đủ, khế, cà, mít, nhãn, ớt,…
– Các loài cây khác : 6/25 bài, chiếm tỷ lệ : 24 %, gồm rất nhiều loại cây :
thị, dừa, bưởi, cau, tre,…
Qua thống kê và khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng : Về giới th
ực vật, trẻ
nhỏ thường quan tâm đến những loài cây trái tồn tại gần gũi, xung quanh cuộc
sống chúng ta. Đó phần nhiều là những loại cây, củ, quả, hoa lá,…có ích cho cuộc
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 19

sống con người: Là nguồn nguyên liệu cho mỗi bữa ăn : lúa, đậu, rau, củ, quả,…;
là những loài hoa cỏ làm đẹp thêm cho cuộc đời : hoa lá, cây cỏ (hoa bông giếng,
bông bụt; cây cau, cây tre,…),…Đặc biệt, trẻ nhỏ hướng nhiều sự quan tâm vào
các loại quả (cam, quýt, mít, hồng,…). Có lẽ bởi sự phong phú của nó trong tự
nhiên; bản năng tâm sinh lí của trẻ là “hay ăn chóng lớn” (trẻ con luôn bị quyến rũ
bởi những gì ăn đượ
c. Ăn được và ăn ngon là tiêu chuẩn hàng đầu, chiếm phần lớn
sự quan tâm của trẻ. Các loại quả đáp ứng được nhu cầu này), chúng còn là nguồn
thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích mà ai cũng thích dùng.
1. Quá trình nhận thức của trẻ được bắt đầu từ những cái đơn giản
đến những cái phức tạp. Ban đầu, trẻ chỉ căn cứ mộ
t cách đơn giản vào tên gọi của
các loài thực vật, từ đó mô tả theo tên gọi ấy và gọi tên chúng :
Chẳng hạn như trong bài :

“Thú ở hỗn hào
Là rau ngành ngạnh
Trong lòng bất chính
Vốn thiệt tâm lang…”
Không rõ hình dáng của loài rau ngành ngạnh này ra sao, đặc điểm của
chúng như thế nào? Chỉ biết rằng tác giả dân gian đã nhìn sự vật bằng lăng kính,
bằng nhận thức đơn giản của trẻ th
ơ mà suy luận cùng với chúng. Phải chăng đây
là một thứ rau chuyên bò ngang, xiên dọc lung tung trên mặt đất, không hàng,
không lối? Ở đây, chúng tôi không thể bàn nhiều về vấn đề này, mà điều chúng tôi
quan tâm chính là cách miêu tả, lí giải khá ngộ nghĩnh bằng đôi mắt trẻ thơ : Rau
“ngành ngạnh” là loài rau ăn ở hỗn hào, rau “tâm lang” là loài trong lòng bất
chính,… Thật thú vị! Có thể thấy rằng, tác giả bài đồng dao chỉ mới căn cứ một
cách
đơn giản vào tên gọi của từng loài rau như : ngành ngạnh, tâm lang,…để từ
đó suy luận ra đặc điểm của chúng. Những suy luận này đều được thanh lọc qua
đôi mắt hồn nhiên của trẻ thơ. Có thể nó không đúng về mặt khoa học, nhưng lại
vô cùng hợp lí với logic tưởng tượng bay bổng của tư duy trẻ nhỏ.
Hay trong một bài đồng dao khác :
“Vác bóng mà soi
Là hoa bông giếng
Hay bay hay liệng
Là hoa chim chim
Xuống n
ước mà chìm
Là hoa bông đá….”
Các loài hoa lần lượt được hiện ra, gắn với mỗi loài đều có sự lí giải : Hoa
bông giếng là loài hoa vác bóng mà soi, hoa chim chim là loài hay bay liệng, hoa
bông đá xuống nước sẽ bị chìm,…Rõ ràng phải hiểu và gắn bó với thế giới trẻ thơ
lắm, tác giả mới có được sự suy luận như vậy. Và điều đó rất phù hợp với những

nhận thức ban đầu của trẻ nh
ỏ : Nhận thức bằng sự suy luận từ tên gọi của sự vật,
hiện tượng.
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 20

Và như vậy, đồng dao đã đánh dấu một bước nhận thức, mặc dù còn đơn
giản, nhưng không kém phần quan trọng. Nó khá thú vị và hóm hỉnh, dễ thương. Nó
rất tự nhiên và giản dị. Những nhận thức này mặc dù chưa mang nhiều giá trị thực
tiễn, chưa phản ánh đúng bản chất của sự vật, nhưng đã phần nào cho chúng ta thấy
được khả năng quan sát và lí giả
i vấn đề khá thông minh phù hợp với lứa tuổi, với
tâm sinh lí của trẻ nhỏ. Từ những nhận thức bước đầu này, trẻ sẽ có cơ sở để phát
triển lên những nhận thức cao hơn, phức tạp hơn mai sau.
2. Đây là bước nhận thức cao hơn bước ban đầu (1.1). Tác giả đồng
dao đã nâng tầm nhận thức của trẻ lên một mức độ cao hơ
n. Để quan sát sự vật qua
đồng dao, trẻ phải biết dựa vào từng đặc điểm riêng, từng tính chất đặc thù của các
loại sự vật, hiện tượng để gọi tên chúng :
“Đậu ở trên mây
Là trái đậu rồng
Có con thật đông
Là trái đu đủ
Chặt ra nhiều mủ
Là trái mít ướt

Hình tựa gà xước
Vốn thiệt trái thơm
Cái đầu chơm bơm
Là trái bắp nấ
u…”
Đậu rồng là loài dây leo, chúng mọc trên các giàn cao và trái buông xuống
gầm giàn. Tác giả đã giúp trẻ căn cứ vào đặc điểm ấy để lí giải : đậu rồng là trái đậu ở
trên mây. Đu đủ là loài rất nhiều trái, mặc dù thân cây không lớn nhưng trái thì lại rất
sai, mỗi cây thường từ 10 – 15 trái trở lên. Sự quan sát thực tế ấy đưa đến cách lí giải:
có con thật đông – là trái đu đủ. Tương tự như th
ế, các trái mít ướt, trái thơm, trái
bắp, cũng được tác giả lí giải : chặt ra nhiều mủ – là trái mít ướt, mình tựa gà xước –
vốn thiệt trái thơm, cái đầu chơm bơm – là trái bắp nấu,…Bằng cách này, những đặc
điểm điển hình của từng loại sự vật, từ những đường nét ngoại hình, diện mạo bên
ngoài đến những thuộc tính bản chất bên trong của chúng lần lượt được quan sát, lí
giải theo một logic rất trẻ con. Đó là điểm đặc sắc trong việc nắm bắt thế giới sự vật
được thể hiện trong nội dung của các bài đồng dao.
Cách lí giải này đã thể hiện sự quan sát khá tinh tường nhưng cũng rất hồn
nhiên của các tác giả đồng dao. Qua quá trình quan sát các sự vật, trẻ phải biết căn cứ
vào từng đặc điểm riêng biệt của chúng để
miêu tả. Từ sự miêu tả dựa trên các đặc
điểm của sự vật, tác giả đi đến gọi đích danh chúng. Cách lí giải và gọi tên này đã tạo
được căn cứ vững chắc để thuyết phục người đọc, người nghe.
Từ những quan sát, phân tích và lí giải, các tác giả đồng dao đã hướng cho trẻ
dần dần chuyển sang bước nhận thức cao hơn, đó là : Phát hiện ra mối quan h
ệ họ
hàng thân thuộc, gần gũi giữa các loài thực vật trong tự nhiên như lúa, ngô, đậu, dưa,
bí,…

Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Trần Thị Quí Trang 21

3. Những bài đồng dao phản ánh mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa các
loài thực vật :
Chẳng hạn như :
“Lúa ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là chị chàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Bí ngô là cô đậu nành…”
Dưới lăng kính trẻ thơ, các loài thực vật trong tự nhiên có quan hệ họ hàng
thật gần gũi, thân thiết : Cây lúa, cây ngô là cô của cây đậu nành, cây
đậu nành là anh
cây dưa chuột, dưa chuột lại là ruột rà thân thích của dưa gang, dưa gang là chị dưa
hấu, dưa hấu là cậu bí ngô, bí ngô là cô đậu nành,…Như vậy, nếu suy đoán theo logic
thông thường thì những mối quan hệ này sẽ chồng chéo lên nhau. Nhưng, trong tư
duy của trẻ thì sự chồng chéo này không quan trọng. Mà điều duy nhất trẻ quan tâm
là thể hiện cho được mối quan hệ họ hàng thân thiết giữa các sự vật,
đó là các mối
quan hệ : là “cô”, là “cậu”, là “anh”, là “chị”,… Qua đó, cho ta thấy ước mơ đẹp đẽ
của trẻ về một cuộc sống thân thiện, gần gũi giữa cây cỏ và muôn loài trong tự nhiên.
Chính từ những ước mơ giản dị, đẹp đẽ này sẽ là nền tảng xây đắp lên những lí tưởng

cao đẹp mai sau. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc từng nổi tiếng với những trang sử
chói l
ọi về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Phải chăng đất nước ta có được
những trang sử rực rỡ, chói lọi ấy chính là nhờ những tâm hồn bé nhỏ, đẹp đẽ này xây
đắp?!
Những nội dung thể hiện trong các bài đồng dao mà chúng tôi vừa trích dẫn,
đã đánh dấu từng bước sự phát triển ngày càng cao trong nhận thức của trẻ. Những
nội dung ấy đã phản ánh được s
ự phong phú, nhạy cảm của tâm hồn trẻ thơ. Tuy nó
còn non nớt nhưng đã tràn đầy sự nhạy bén, lém lỉnh và thông minh.
4. Tiếp theo là quá trình nhận biết các hiện tượng của thế giới tự nhiên
gắn với từng thời điểm không gian cụ thể :
Chẳng hạn như :
“Tháng bảy ông thị đỏ da
Ông mít chớm chớm, ông đa rụng rời
Ông mít đóng cọc mà phơi
Ông đa r
ụng rời đỏ cả chân tay…”
Gắn với thời điểm tháng bảy, mỗi loài cây có đặc điểm riêng như : Cây thị đỏ
da, quả mít chớm chín, cây đa rụng lá,…Đến lúc này, trẻ đã nhận thức được cả bước
chuyển mình của các sự vật hiện tượng gắn với mỗi thời điểm cụ thể. Đây chính là
một bước phát triển cao hơn củ
a quá trình nhận thức, trẻ đã tiếp cận sự vật trên tất cả
các phương diện từ đặc điểm bên ngoài (1.1); (1.2), đến các mối quan hệ giữa các loài
(1.3), và đến đây là quá trình chuyển biến của các sự vật ấy theo mùa, mỗi mùa một
đặc điểm riêng, một dáng vẻ riêng.

Long Xuyên, 5 / 2008Giảng viên hướng dẫnThạc sĩ: TRẦN TÙNG CHINHLỜI CẢM ƠN :Khóa luận được hoàn thành là nhờ sự quan tâm sâu sắc của Bangiám hiệu trường Đại học An Giang, khoa Sư phạm, quí thầy cô cùngbạn bè, người thân. Người viết xin chân thành cảm ơn :• Ban giám hiệu trường Đại học An Giang.• Ban chủ nhiệm khoa Sư phạm trường Đại học An Giang.• Các thầy cô trong tổ bộ môn Văn.• Thư viện trường Đại học An Giang, thư viện tỉnh An Giang.Người thân và bạn bè.Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiệnkhóa luận tốt nghiệp.Đặc biệt, tôi xin gởi sự tri ân sâu sắc đến Thạc sĩ Trần TùngChinh, thầy đã tận tình hướng dẫn tôi, cho tôi có thêm niềm tin và nghịlực để bước đi trên con đường khám phá những chân trời khoa họcrộng mở trước mắt, hoàn thành khóa luận của mình.Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!Long Xuyên, ngày 2 tháng 5 năm 2008.Người thực hiện :Trần Thị QuíKhóa luận tốt nghiệp ĐH Trần Thị QuíTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamMỤC LỤC :TrangA. PHẦN DẪN LUẬN :I. Đối tượng nghiên cứu và lí do chọn đề tài :………………………………..1II. Lịch sử vấn đề :……………………………………………………………………..2III. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng của đề tài :………………………………4IV. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu :………………………………….4V. Đóng góp của khóa luận :……………………………………………………….5VI. Mục đích của khóa luận : ………………………………………………………6VII. Bố cục khóa luận : ………………………………………………………………7B. PHẦN NỘI DUNG :Chương I. Khái quát về đồng dao :I. Khái niệm ca dao – dân ca : ……………………………………………………..8II. Khái niệm đồng dao :……………………………………………………………..9III. So sánh, phân biệt đồng dao và các thể loạivăn học dân gian khác :………………………………………………………….121. Đồng dao với ca dao – dân ca :……………………………………………122. Đồng dao với vè :………………………………………………………………133. Đồng dao với câu đố :………………………………………………………..15Chương II. Tìm hiểu nội dung đồng dao :I. Những bài đồng dao phản ánh về giới thực vật :…………………….18II. Những bài đồng dao phản ánh về giới động vật : ………………….22III. Những bài đồng dao phản ánh về các hiện tượng tự nhiên : ….29Chương III. Nghệ thuật đồng dao :I. Kết cấu đồng dao : ………………………………………………………………….341. Đầu cuối tương ứng : …………………………………………………………352. Điệp đoạn điệp khúc : ………………………………………………………..363. Kết cấu liệt kê : …………………………………………………………………38II. Ngôn ngữ đồng dao : …………………………………………………………….. 411. Ngôn ngữ địa phương : ………………………………………………………412. Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa rất đậm nét :………………..423. Ngôn ngữ đồng dao cô đúc, gợi hình, gợi cảm :…………………….49Khóa luận tốt nghiệp ĐH Trần Thị QuíTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam4. Sử dụng các từ mô phỏng âm thanh, từ láy : …………………………49III. Vài nét về thể thơ : ……………………………………………………………….511. Thể lục bát : ……………………………………………………………………..512. Thể vãn : ………………………………………………………………………….533. Thể hỗn hợp : …………………………………………………………………… 57IV. Thời gian và không gian nghệ thuật :……………………………………… 621. Thời gian nghệ thuật :………………………………………………………..622. Không gian nghệ thuật :……………………………………………………..65V. Một số biểu tượng trong đồng dao : …………………………………………671. Biểu tượng con bống :………………………………………………………..672. Biểu tượng con nghé, con trâu :…………………………………………..693. Biểu tượng trăng sao :………………………………………………………..70C. PHẦN KẾT LUẬN :……………………………………………………………………… 72DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.PHỤLỤC.Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 1A. PHẦN DẪN LUẬN :I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :Đồng dao là một trong những di sản tinh thần quí báu của dân tộc ViệtNam. Đến với đồng dao, chúng ta như hòa mình vào một nguồn suối mát vô tậncủa thiên nhiên. Nó sưởi ấm tâm hồn ta mỗi khi cảm thấy cô đơn, lạnh giá. Đồngdao với sự giản dị, cô đúc, ngắn gọn, hồn nhiên cả trong nội dung lẫn hình thứcnghệ thuật đã gắn bó với chúng ta từ thuở ấu thơ. Và đến khi đã trưởng thành, tavẫn tìm về với đồng dao như để tìm lại sự thanh thản, hồn nhiên thuở nhỏ, gạt bỏmọi xô bồ, tất bật, tranh đua trong cuộc sống thường nhật.Mặt khác, “đồng dao đã có lịch sử từ lâu đời. Nó được hình thành và pháttriển cùng với sự phát triển của xã hội” [Trần Gia Linh, 2006 : 4]. Do đó, tìm hiểuđồng dao giúp ta có điều kiện tiếp cận và hiểu sâu sắc hơn về truyền thống vănhóa Việt Nam, xuôi về với cội nguồn dân tộc. Đó chính là những chiếc nôi xinh,ấm áp nghĩa tình, nồng nàn tiếng mẹ ru sưởi ấm tâm hồn ta. Không ai trong mỗichúng ta thuở nhỏ lại không thuộc một vài bài đồng dao và không thông thạo mộtsố trò chơi dân gian gắn với những bài đồng dao. Chính vì thế mà việc tìm hiểuđồng dao có một ý nghĩa thiết thực hết sức to lớn.Trẻ nhỏ chính là những mầm non của đất nước, là tương lai của dân tộc.Mà đồng dao lại là nguồn “sữa tinh thần” nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn các em.Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu đồng dao chính là để góp phần bổ sung, làm giàunguồn sức mạnh tinh thần cho tuổi thơ. Đồng thời, đó cũng chính là nguồn sứcmạnh tinh thần của tất cả mọi người, vì ai cũng từng có một tuổi thơ cho riêngmình.Không chỉ có thế, trong đồng dao còn có sự hội tụ, giao thoa của rất nhiềuthể loại và tiểu loại như : vè, câu đố, hát ru,…Cho nên, việc tìm hiểu đồng dao sẽcó tác dụng hỗ trợ cho những ai muốn nghiên cứu các thể loại này những kiếnthức cần thiết. Như vậy, thông qua việc tìm hiểu đồng dao ta có điều kiện hiểuthêm về các thể loại văn học dân gian khác.Đồng thời, giữa đồng dao và thơ thiếu nhi của văn học hiện đại có mốiliên hệ rất gần gũi. Chính vì thế, việc tìm hiểu đồng dao sẽ giúp cho chúng ta tiếpcận với thơ thiếu nhi một cách thuận lợi hơn.Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển. Sự xuất hiện và “thống trị” củacông nghệ thông tin đem đến rất nhiều tiện nghi, lợi ích cho cuộc sống, nhưngđồng thời cũng đẩy chúng ta vào những tất bật, ngột ngạt, xô bồ,…của một xã hộicơ khí và tự động hóa. Các chính sách mở cửa, hội nhập một mặt giúp chúng ta cóđiều kiện tiếp cận với các nền văn hóa tri thức tiên tiến trên toàn thế giới, nhưngđồng thời cũng kèm theo mặt trái của nó. Khi bản sắc văn hóa truyền thống củadân tộc có dấu hiệu bị mai một, người ta bắt đầu có ý thức tìm lại nguồn cội, bảnTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 2nguyên. Những di sản văn hóa tinh thần được khôi phục. Tinh thần tự hào dân tộclại trỗi dậy mãnh liệt ở mỗi con người Việt Nam. Từ những cơ sở đó, chúng tôinhận thấy rằng công tác khảo sát, nghiên cứu đồng dao là một việc làm có ý nghĩathiết thực. Nó phù hợp với xu hướng chung của thời đại, góp phần làm sống dậynhững tinh hoa văn hóa dân tộc và kêu gọi ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa tốtđẹp của nhân dân ta.Bên cạnh những lý do đã trình bày, việc nghiên cứu đề tài này còn mangmột ý nghĩa sư phạm quan trọng, đó là phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiêncứu của bản thân người làm khóa luận sau này.Chính vì những lý do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài : “Tìm hiểu nộidung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu cho khóaluận tốt nghiệp.II/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ :Đồng dao có lịch sử lâu đời. Nó được hình thành và phát triển cùng với sựphát triển của xã hội. Đồng dao là một bộ phận của văn học dân gian xuất hiệnsớm và được lưu truyền tương đối rộng rãi. Không ai trong chúng ta lúc còn bé lạikhông biết đến đồng dao. Mặc dù vậy, chưa có một công trình nghiên cứuFolklore nào tìm hiểu đồng dao một cách chuyên sâu và hoàn chỉnh.Các tập sưu tầm văn học dân gian bằng chữ Hán hay chữ Nôm từ “Namphong giải trào” của Trần Danh Án (đỗ tiến sĩ 1787) và Ngô Đình Thái (đỗ cửnhân 1819), “Quốc phong thi hợp thái” Nguyễn Đăng Tuyển (soạn 1850), đến“Thanh hóa quan phong” của Vương Duy Trinh (soạn năm 1904) không thấy cóđồng dao. Hai tập “Quốc ngạn” của Đái Nam Lương Thúc Kì (in năm 1931) thìxếp những câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục vào loại dành cho trẻ, và lại kèm vàođó những câu dịch hoặc lấy nguyên văn tương tự trong các sách chữ Hán. Mãi đếnnăm 1935, trên “Tứ dân văn uyển” số 1 mới in tập “Trẻ con hát, trẻ con chơi” củaNguyễn Văn Vĩnh. Tập này đến năm 1943 thì được Nhà xuất bản Đắc Lộ cho táibản. Còn “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc thì không phân loại, ôngviết : “Chúng tôi chỉ vụ thu thập cho được nhiều câu không phân biệt thế nào làthành ngữ, tục ngữ, sấm ngữ, mê ngữ, phương ngôn, đồng dao, ca dao hay phongdao gì cả” [Nguyễn Văn Ngọc, 1991 : 8].Chỉ từ sau cách mạng Tháng Tám, đồng dao mới được để ý hơn. Sau tậpsưu tầm của Vũ Ngọc Phan, cuốn “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam – văn học dângian” mới xuất bản gần đây (1972) đã in 17 trang dành cho hai mục : Hát vui chơitrẻ em và Hát ru em [Vũ Ngọc Phan, 1972 : 277-293]. Trước đó, nhà xuất bảnKim Đồng cho in hai tập “Gọi nghé”(1967) và “Túng dinh”(1969) rất mỏng vàhình như văn bản cổ đã được chỉnh lý khá nhiều [Vũ Ngọc Khánh, 1999 : 251].Năm 1977, Vũ Ngọc Phách viết “Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam” [Trầngia Linh, 2006 : 4]. Năm 1997, Nhà xuất bản Giáo dục cho xuất bản cuốn “Đồngdao Việt Nam” giới thiệu 176 bài đồng dao do Trần Gia Linh tuyển chọn và giớithiệu [Trần Gia Linh, 1997]. Tháng 8 năm 2005, Nhà xuất bản Văn hóa thông tincho xuất bản quyển “Đồng dao Việt Nam” do Nguyễn Nghĩa Dân biên soạnTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 3[Nguyễn Nghĩa Dân, 2005]. Đến tháng 10 năm 2006, Nhà xuất bản Giáo dục choxuất bản quyển “Kho tàng đồng dao Việt Nam” [Trần Gia Linh, 2006] do TrầnGia Linh tuyển chọn và giới thiệu với gần 300 bài đồng dao xoay quanh 6 chủ đềlớn : Đồng dao về thiên nhiên đất nước (gồm 46 bài), đồng dao – trò chơi tuổi thơ(26 bài), đồng dao – những bài ca tập làm người lao động (56 bài), đồng dao – cáinhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ (47 bài), đồng dao – những câu đốlý thú (57 bài),những bài hát ru (47 bài).Về trò chơi trẻ em, trước năm 1945 cũng đã được nhắc đến. Phần lớn làsưu tầm của người Pháp, viết theo góc độ dân tộc học : Cố đạo Cađie chẳng hạn,từ năm 1902 đã ghi chép về các trò chơi bán lợn, trò lộn chuồn chuồn, trò đánhkhăng trong “Phong tục dân gian ở thung lũng Nguồn Sơn (Quảng Ninh)”, đăngtrên tạp chí “Viễn Đông bác cổ”. Năm 1944, Ngô Quí Sơn ghi chép được một tậptrò chơi trẻ em cho xuất bản “Hoạt động vui chơi của xã hội nhi đồng”, nhưng lạiviết bằng tiếng Pháp. Tập này được Nguyễn Văn Tố và Nguyễn Văn Huyên nhậnxét trong bài điểm báo, ở tập san “Viễn Đông bác cổ”, cũng viết bằng tiếng Pháp.Gần đây nhất, trong một tập sưu tầm nhỏ xuất bản ở địa phương, tiểu ban vănnghệ dân gian Thanh Hóa có giới thiệu trò “Nàng Quắc” (dân tộc Mường), trò“Đánh đu” (dân tộc Thái). Cũng cần nói thêm là đồng dao và trò chơi trẻ em miềnnúi ở nước ta, xưa cũng như nay, đều chưa được chú ý lắm. Không rõ các sách sưutầm ở địa phương khác đã có nhiều tài liệu về loại này chưa ? [Vũ Ngọc Khánh,1999 : 251-252].Cho đến hiện nay, chúng tôi cũng chưa được đọc một tài liệu lí luận haynghiên cứu hoàn chỉnh về đồng dao Việt Nam. Những công trình văn học sử đã rađời, kể từ “Việt Nam văn học sử yếu” của Dương Quảng Hàm [Dương QuảngHàm, 1993], đến hai tập “Văn học dân gian” được coi là biên soạn tương đối côngphu và có nhiều đóng góp của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên [Đinh GiaKhánh và Chu Xuân diên, 1992] cũng không có phần nào dành riêng để bàn đếnđồng dao, mà chỉ có ít dòng nói qua đến “bài hát trò chơi” của trẻ em [Đinh GiaKhánh và Chu Xuân Diên, 1992 : 291-292]. Cuốn “Văn học dân gian” xuất bảngần đây của tập thể tác giả do Lê Chí Quế chủ biên xuất bản 1990 [Lê Chí Quế,1990], cũng không hề nhắc đến đồng dao. Riêng cuốn “Văn học dân gian ViệtNam”, tác giả Hoàng Tiến Tựu trong khi nghiên cứu về thể loại ca dao đã dànhmột phần giới thiệu tương đối gọn về đồng dao [Hoàng Tiến Tựu, 1998].Do điều kiện hạn chế ấy nên công trình nghiên cứu này của chúng tôi chỉmới là một vài điều ghi nhận bước đầu. Mong rằng có thể đem đến cho những aimuốn tìm hiểu sâu hơn về đồng dao một tài liệu hữu ích để nghiên cứu vậy !Đồng dao là những bài hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp vớitrẻ, thường do trẻ trực tiếp diễn xướng. Chúng tôi thiết nghĩ đây là một thể loại rấthấp dẫn và thú vị. Việc nghiên cứu nó sẽ giúp cho chúng ta ngược về với tuổi thơ,khoảng thời gian mà ai cũng có, để khám phá những suy nghĩ, thói quen của trẻnhỏ, thông qua đó ta có thể hiểu rõ thêm về giai đoạn của một đời người. Đồngthời, trẻ em là tương lai của đất nước mà đồng dao lại gắn liền với các em, là“nguồn sữa” bồi đắp và nuôi dưỡng tinh thần cho trẻ. Do đó, việc tìm hiểu đồngTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 4dao sẽ góp phần tìm ra biện pháp hữu hiệu để giáo dục và chăm sóc tâm hồn trẻnhỏ. Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi mong rằng được gópphần tìm hiểu một cách cụ thể và bước đầu phát hiện ra những giá trị to lớn cả về“nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam”.III/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI :1/ Phạm vi nghiên cứuVới đề tài “Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam”,người viết tập trung tìm hiểu, nghiên cứu những đặc sắc nội dung và nghệ thuậtcủa đồng dao Việt Nam trong 279 bài đồng dao được chúng tôi tuyển chọn từ haiquyển “Đồng dao Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Dân – Nhà xuất bản Văn hóathông tin [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005] và “Kho tàng đồng dao Việt Nam”, tác giảTrần Gia Linh – Nhà xuất bản Giáo dục [Trần Gia Linh, 2006].2/ Đối tượng của đề tài :Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là 279 bài đồng dao được chúng tôituyển chọn từ hai quyển “Đồng dao Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Dân – Nhàxuất bản Văn hóa thông tin [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005] và “Kho tàng đồng daoViệt Nam”, tác giả Trần Gia Linh – Nhà xuất bản Giáo dục [Trần Gia Linh, 2006].IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung nghiên cứu nội dung và nghệthuật của đồng dao Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi bắtđầu từ việc tìm hiểu khái quát về đồng dao, trong đó chúng tôi có sự đối sánh :Đồng dao với ca dao, với dân ca, với vè và câu đố,…Trên cơ sở lí luận thu nhậnđược, chúng tôi lần lượt làm sáng tỏ các vấn đề : Khái niệm đồng dao (đến naycòn chưa thống nhất); về nội dung; nghệ thuật đồng dao; phân loại và chỉ ra nhữngđặc trưng nội dung, nghệ thuật đồng dao. Do phạm vi đề tài nghiên cứu tương đốirộng mà mức độ, khả năng cũng như thời gian thực hiện khóa luận có hạn cho nênchúng tôi chỉ tập trung phân tích, khái quát, tổng hợp nội dung, nghệ thuật đồngdao, bước đầu rút ra những kết luận khoa học chứ chưa thể đi vào những khíacạnh chi tiết.Để làm sáng tỏ đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụthể như sau :1/ Phương pháp thống kê, phân loại :“Phương pháp thống kê là một trong những phương pháp nghiên cứuchính xác. Nó giúp phát hiện ra những qui luật của hiện thực khách quan, từ mộtsự vật, hiện tượng,…” [Triều Nguyên, 2001 : 29]. Trong đề tài này, chúng tôi đãvận dụng phương pháp thống kê để lựa chọn trong các tài liệu những bài đồng daotiêu biểu. Sau đó, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân loại các bài đồng dao sưutầm được thành các tiểu loại nhỏ. Dựa trên các tiểu loại đó, chúng tôi tiếp tụcthống kê tần số xuất hiện của những bài đồng dao trong từng tiểu loại. Trong cáccách sử dụng này, phương pháp thống kê luôn tỏ ra có tác dụng đắc lực giúp choTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 5việc phân tích, phân loại, đánh giá đối tượng thuận lợi, hiệu quả và có cơ sở thuyếtphục hơn.2/ Phương pháp so sánh :“Phương pháp so sánh là phương pháp đặt đối tượng trong các mối quanhệ, liên hệ với một số đối tượng cùng loại hoặc tương tự nhằm phát hiện ra nhữngnét chung cũng như cái riêng biệt, cái đặc trưng của đối tượng” [Triều Nguyên,2001 : 30]. Trong quá trình khảo sátđề tài này, chúng tôi vận dụng phương phápso sánh để phát hiện điểm tương đồng và dị biệt giữa đồng dao với các thể loạiliên quan như ca dao, dân ca, vè, câu đố. Đặc biệt, chúng tôi luôn quan tâm đốichiếu tần số xuất hiện của các bài đồng dao trong từng tiểu loại cũng như tần sốxuất hiện của các dạng kết cấu, biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật,…trong đồng dao;đểtừ đó rút ra những kết luận liên quan đến đặc trưng thể loại cũng như quanđiểm thẩm mĩ của tác giả dân gian.Mỗi phương pháp đều có tác dụng thiết thực trong những mục đích sửdụng cụ thể, hợp lí. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng riêng biệt một vài phương pháp thìkhông thể khai thác vấn đề một cách triệt để được bởi mỗi phương pháp nghiêncứu đều có hạn chế nhất định. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của đề tài nàytương đối rộng cho nên bên cạnh hai phương pháp chủ yếu đã trình bày, chúng tôicòn kết hợp với các thao tác khác như : thao tác đọc sách, thao tác tổng hợp tưliệu, thao tác phân tích, tổng hợp…sao cho quá trình tiếp cận và chiếm lĩnh đốitượng đạt hiệu quả cao nhất.Về nguồn tư liệu về đồng daođể khảo sát, trong khóa luận này chúng tôichủ yếu trích dẫn từ quyển “Đồng dao Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Dân -Nhà xuất bản Văn hóa thông tin [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005]. Đây là một côngtrình sưu tầm khá công phu và qui mô. Tác giả đã tổng hợp rất nhiều bài đồng daoở cả ba miền Bắc – Trung – Nam, và sắp xếp chúng theo mẫu tự chữ cái ở đầu mỗibài. Tuy nhiên, bộ sách cũng còn nhiều thiếu sót do chưa có điều kiện cập nhậtđầy đủ tất cả những bài đồng dao mới được sưu tầm. Chính vì vậy, để nguồn tưliệu thêm phong phú, bên cạnh bộ sách này, chúng tôi có trích dẫn thêm một sốcâu đồng dao từ “Kho tàng đồng dao Việt Nam”, tác giả Trần Gia Linh – Nhà xuấtbản Giáo dục [Trần Gia Linh, 2006]. Đồng dao là sản phẩm của quần chúng nhândân. Mặc dù từ trước đến nay có khá nhiều tác giả đã dành thời gian và công sứcđể sưu tầm, biên khảo đồng dao nhưng kết quả thu được vẫn còn nhiều thiếu sót.Khi thực hiện đề tài này, dù chúng tôi đã rất cố gắng để tập hợp, sưu tầm tất cảnhững bài đồng dao từ các nguồn tư liệu khác nhau nhưng công trình cũng khótránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi hy vọng sẽ có thể trở lại đề tài nàyở những công trình thuộc các cấp học cao hơn, để có thể nghiên cứu sâu sắc vàhoàn chỉnh hơn về nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam.V/ ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN :Đến với vấn đề nghiên cứu còn khá mới mẻ, bằng năng lực và trình độhạn hẹp của bản thân, chúng tôi nhận thức được rằng những gì trình bày trongkhóa luận này chỉ là kết quả của bước khởi đầu. Tuy vậy, bởi sự hấp dẫn và tínhTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 6cần thiết của vấn đề, sự cuốn hút mạnh mẽ của những lời ca dân gian tràn đầy vẻthơ ngây, tinh khiết, trong trẻo, chúng tôi luôn ý thức cố gắng hoàn thành nhữngđóng góp thiết thực sau :Thứ nhất : Mở ra một hướng nghiên cứu để tiếp cận thế giới đồng daoViệt Nam trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Chúng tôi tiến hành thống kê,khảo sát và phân loại những bàiđồng dao sưu tầm được thành những tiểu loại nhỏdựa trên đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật. Qua đó tạo điều kiện chongười đọc khám phá vẻ đẹp của đồng dao dưới góc nhìn Folklore học.Thứ hai, khóa luận không chỉ đơn thuần là sự thống kê nội dung, nghệthuật trong đồng dao Việt Nam qua sự phân chia thành các tiểu loại, mà bên cạnhđó chúng tôi tiếp tục làm sáng tỏ những đặc sắc nội dung, nghệ thuật đồng dao. Từđó, tạo tiền đề cần thiết cho những công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn.Thứ ba, khóa luận còn có ý nghĩa sư phạm thiết thực. Thông qua việc tìmhiểu những nét đặc sắc nội dung, nghệ thuật đồng dao sẽ góp phần giúp cho họcsinh hiểu biết sâu sắc hơn về những nét văn hóa truyền thống của người Việt xưa.Đồng thời, đồng dao với những câu ca ngọt ngào, ấm áp đã nuôi dưỡng, bồi đắptâm hồn trẻ thơ từ thuở lọt lòng cho đến khi trưởng thành. Do đó, tìm hiểu đồngdao là tìm hiểu về cả một thời thơ ngây của mỗi con người, về lịch sử, văn hóa dântộc. Từ đó, sẽ giúp học sinh có điều kiện đểkhám phá ra cái hay, cái đẹp của đồngdao cũng chính là khám phá ra truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ViệtNam. Trên cơ sở đó mà giáo dục cho các em lòng tự hào về bản sắc văn hóa tốtđẹp của dân tộc.Bên cạnh đó, khóa luận được hoàn thành sẽ cung cấp cho những sinhviên, giảng viên Ngữ Văn và những người yêu thích, nghiên cứu thơ ca dân giancó thêm một nguồn tư liệu để tham khảo.VI/ MỤC ĐÍCH CỦA KHÓA LUẬN :Đồng dao là một thể loại văn học dân gian ra đời đã khá lâu và có vai tròto lớn trong cuộc sống chúng ta, nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa có một côngtrình nào nghiên cứu đồng dao một cách chuyên sâu và hoàn chỉnh. Chúng tôi đếnvới đề tài này với mong muốn có thể đạt được những mục đích thiết thực sau :1/ Thứ nhất, khóa luận nhằm đưa ra một khái niệm mới về đồng dao ViệtNam, trên cơ sở tổng hợp những ý kiến của các nhà nghiên cứu, mong rằng có thểkhái quát đầy đủ những thuộc tính bản chất của thể loại này.2/ Thứ hai, từ những kết quả nghiên cứu thu nhận được, chúng tôi mongrằng có thể cho người đọc phần nào thấy được những nét đặc sắc về nội dung vàhình thức nghệ thuật của đồng dao Việt Nam.3/ Thứ ba, trên cơsở những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của đồng daoViệt Nam, chúng tôi đi đến khẳng định giá trị đặc sắc và vai trò to lớn của tiểu loạinày trong hệ thống thể loại của nền văn học dân gian nước nhà.Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 7VII/ BỐ CỤC KHÓA LUẬN :“TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM”` A. Phần dẫn luận :I/ Đối tượng nghiên cứu và lý do chọn đề tài.II/ Lịch sử vấn đề.III/ Phạm vi nghiên cứu và đối tượng của đề tài.IV/ Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.V/ Đóng góp của khóa luận.VI/ Mục đích của khóa luận.VII/ Bố cục khóa luận.B. Phần nội dung :Chương I: Khái quát về đồng dao.1. Khái niệm ca dao – dân ca.2. Khái niệm đồng dao.3. So sánh phân biệt :3.1. Đồng dao với ca dao, dân ca .3.2. Đồng dao với vè.3.3. Đồng dao với câu đố.Chương II : Tìm hiểu nội dung đồng dao :I. Những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên :1. Những bài đồng dao phản ánh về giới thực vật.2. Những bài đồng dao phản ánh về giới động vật.3. Những bài đồng dao phản ánh về không gian siêu nhiên.4. Những bài đồng dao phản ánh về các hiện tượng tựnhiên.Chương III : Tìm hiểu nghệ thuật đồng dao :I. Kết cấu.II. Ngôn ngữ nghệ thuật.III. Thể thơ.IV. Thời gian và không gian nghệ thuật.V. Một số biểu tượng trong đồng dao.C. Phần kết luận :Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 8B. PHẦN NỘI DUNG :CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG DAO :Đồng dao là một thể loại văn học dân gian, tồn tại song song với ca dao,dân ca. Nó có nguồn gốc từ rất lâu đời. Mặc dù vậy, có lẽ do phạm vi đối tượnghướng đến của đồng dao còn tương đối hẹp (phần nhiều là hướng tới trẻ nhỏ), chonên đồng dao ít được chú ý nghiên cứu, đào sâu. Trong khi đó, ca dao dân ca đãrất phổ biến, được nhiều học giả chú ý tìm hiểu, nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, đểgiúp người đọc dễ tiếp cận với đồng dao, trước tiên, chúng tôi đi khái niệm về cadao dân ca, dựa vào đó để tiếp tục nghiên cứu, đào sâu đồng dao.Mặt khác, trong quá trình tìm tòi, đào sâu về đồng dao, chúng tôi nhậnthấy giữa đồng dao và ca dao dân ca, hai thể loại này có những điểm gần gũi rấtlớn. Do đó, chúng tôi xin dựa vào khái niệm của ca dao – một thểloại đã khá hoànchỉnh của văn học dân gian để làm cơ sở đào sâu, khai thác đồng dao – một thểloại còn ít người nghiên cứu.I. KHÁI NIỆM CA DAO – DÂN CA :Trong quyển “Văn học dân gian Việt Nam” của Đại học quốc gia Hà Nội,ông Lê Chí Quế có trình bày lịch sử khái niệm ca dao – dân ca, bắt đầu từ nguồngốc Hán Việt. “Ca” : tức là bài hát có hòa với nhạc, còn “dao” tức là lời của bàihát đó [Lê Chí Quế, 2001 : 215]. Và sở dĩ có hiện tượng chiết tự khái niệm “ca”và “dao” bởi lẽ trong thư tịch cổ Trung Quốc chỉ có khái niệm “ca” và “dao” màkhông có thuật ngữ “ca dao dân ca” như các công trình nghiên cứu văn học dângian Việt Nam vẫn thường gọi.Trong quyển giáo trình biên soạn về văn học Việt Nam – “Việt Nam vănhọc sử yếu” [Dương Quảng Hàm, 1993] – ông Dương Quảng Hàm có nói ca dao“(ca : hát, dao : bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hànhtrong dân gian, thường tả tính tình, phong tục của người bình dân” [DươngQuảng Hàm, 1993 : 22]. Có lẽ đây chỉ là một định nghĩa còn dừng lại ở mức nhậnđịnh chung chung sơ sài, nhằm để bước đầu phân biệt thể loại này với thể loạikhác.Nhấn mạnh sự khác nhau của ca dao với một số khái niệm liên quan như :phong dao, đồng dao, nhóm tác giả Trần Vĩnh – Nguyễn Tấn Phát (Giáo trình Đạihọc sư phạm – 1978) định nghĩa : Ca dao là những bài hát có hoặc không cóchương khúc, sáng tác bằng thể văn dân tộc để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạttình cảm [Trần Vĩnh và Nguyễn Tấn Phát, 1978]. Ông Trần Hoàng (Đại học Huế)xác định khái niệm ca dao được sử dụng rộng rãi đầu thế kỉ XX, với hai loại ýkiến vẫn còn phiến diện. “Một là, ca dao cổ truyền chính là phần lời của dân ca.Hai là, ca dao không phải là toàn bộ phần ngôn từ của các bài hát dân gian màchỉ là những câu hát mang tính chất trữ tình đậm đà nhất và được sáng tác theomột phong cách riêng” [Trần Hoàng, 1995 : 61].Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 9Còn dân ca là những bài hát dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác,diễn xướng và lưu truyền. Đó là những bài hát có hoặc không có chương khúc,phổ biến trong dân gian ở từng vùng, miền có quan hệ với sinh hoạt văn hóa tinhthần ở đó (Quan họ Bắc Ninh, hát dặm Nghệ Tĩnh, hò Đồng Tháp …), hoặc lưuhành rộng rãi ở nhiều vùng có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về âm nhạc.Ở dân ca, phần lời và phần nhạc điệu cùng thể thức diễn xướng gắn bó trong mộtchỉnh thể thống nhất. Dù định nghĩa riêng từng khái niệm, nhưng ta thấy toát lêntừ các ý kiến nêu trên là sự quan tâm đến mối quan hệ của ca dao và dân ca. Nóinhư ông Hoàng Tiến Tựu, “dân ca và ca dao là hai khái niệm phản ánh hai thựcthể khác nhau nhưng có quan hệ với nhau rất mật thiết” [Hoàng Tiến Tựu, 1998 :163].Như vậy, có thể thấy rõ các định nghĩa trên có xu hướng tách rời khái niệmca dao và dân ca. Có thể xem đó là cách tiếp cận thứ nhất. Một cách tiếp cận khácthường định nghĩa đồng nhất ca dao và dân ca. Tức là, ca dao chính là một tên gọikhác của dân ca và ngược lại .Tuy nhiên, đáng chú ý chính là những định nghĩa dùng thuật ngữ kép “Cadao dân ca” của các tác giả. Ông Chu Xuân Diên cho rằng : “Ca dao dân ca là têngọi chung các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời thơ và giai điệu nhạc, nộidung miêu tả những tâm trạng, những tư tưởng và tình cảm của con người. Phầnlớn lời thơ của dân ca được gọi là ca dao. Mặt khác, ca dao không chỉ là lời hát,mà còn là lời nói (dùng xen vào lời nói thường)” [Chu Xuân Diên, 1998 : 437].Tương tự, ông Đỗ Bình Trị định nghĩa : “Ca dao dân ca là tên gọi chung các thểloại trữ tình dân gian. Trong diễn xướng, đó là những bài ca, là thơ được hát lêntheo những giai điệu nhạc nhất định. Các thể loại dân ca có bản chất chung là trữtình (tức là chủ yếu biểu hiện những tâm trạng, những cảm nghĩ của con người)và khác nhau về chức năng sinh hoạt là chính. Và theo ông, thuật ngữ ca dao vàdân ca là hoàn toàn tương đồng với nhau. Hiểu theo nghĩa rộng, đây là khái niệmbao hàm ba yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau : Đó là lối hát, là điệu hát, là lời hát.Lời của ca dao chính là thơ. Từ đó, ông Đỗ Bình Trị rút ra và nhận định rằng, khinghiên cứu, giới thiệu những câu hát – bài hát dân gian một cách toàn vẹn hoặcchỉ nghiêng về mặt âm nhạc, ta gọi đó là dân ca. Còn khi nghiên cứu giới thiệuchỉ riêng phần lời của những câu hát – bài hát ấy, ta gọi đó là ca dao” [Trần TùngChinh, 2002 : 79].Trên đây là những khái niệm mà chúng tôi đã hệ thống từ những sáchnghiên cứu của các nhà phê bình, lí luận có tên tuổi. Và chúng tôi xin mượnnhững khái niệm trên làm cơ sở tiếp tục tìm hiểu, đào sâu đồng dao.II. KHÁI NIỆM ĐỒNG DAO :Đồng dao là một bộ phận của văn học dân gian xuất hiện rất sớm và đượclưu truyền rất rộng rãi. Đó là những bài hát mà chúng ta quen hát nơi cửa miệng từkhi còn rất nhỏ, là những lời ru ngọt ngào dịu êm khi còn nằm trong nôi, là nhữngcâu đố giản dị, lí thú,…Ngay từ lúc ấu thơ, trong mỗi chúng ta không ai khôngthuộc một vài bài đồng dao và không thông thạo một trò chơi đồng dao. Tuy vậy,Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 10cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về đồng dao mộtcách chuyên sâu và hoàn chỉnh.Công trình nghiên cứu và sưu tầm đồng dao sớm nhất là của học giảNguyễn Văn Vĩnh trong “Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt” [Nguyễn VănVĩnh, 1997]. Tuy vậy, trong bài viết của mình, Nguyễn Văn Vĩnh không dùngthuật ngữ “đồng dao” mà gọi là “Trẻ em hát trẻ em chơi”. Theo ông, những “câuhát trẻ con”bao gồm những câu vừa hát vừa chơi, sau là những câu hát khôngphải có cuộc chơi và tiếp nữa là đến những câu hát ru trẻ ngủ [Nguyễn Văn Vĩnh,1997]. Những nhà nghiên cứu đồng dao sau này đều sử dụng tư liệu từ công trìnhsưu tập của Nguyễn Văn Vĩnh. Như vậy, những tác phẩm văn học dân gian đượctrẻ em truyền miệng, được trẻ em hát, trẻ em chơi vàđược dùng để ru trẻ ngủ đềuđược học giả Nguyễn Văn Vĩnh xếp vào chung một loại tác phẩm.Dương Quảng Hàm trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” cho hay, “đồngdao là các bài hát của trẻ con” [Dương Quảng Hàm, 1993 : 28] với nghĩa của từdao “là bài hát không có chương khúc” [Dương Quảng Hàm, 1993 : 22]. Nhưvậy, trong định nghĩa này Dương Quảng Hàm không xác định rõ đồng dao thuộcthể loại văn học dân gian nào và gồm những loại tác phẩm nào.Doãn Quốc Sĩ, trong lời mở đầu tập “Ca dao nhi đồng”, xác định “Đồngdao là ca dao nhi đồng” [Doãn Quốc Sĩ, 1997 : 3]. Tuy nhiên, trong quá trìnhphân loại đồng dao, tác giả lại chia chúng làm nhiều lĩnh vực, thuộc diện rộng :những bài hát luân lí, những bài hát vui chơi, con cò trong ca dao Việt Nam,những bài hát nói về nếp sống nông nghiệp và tập tục xưa, những bài hát áp dụngtrò chơi với trẻ con, câu đố, bài hát trẻ con của tác giả Nam Hương. Như vậy, tuygọi là “ca dao nhi đồng”, nhưng các tác phẩm này lại trải rộng thêm nhiều thể loạinhư : ca dao, tục ngữ, câu đố …của cả tác giả vô danh và có tên.Nguyễn Tấn Long và Phan Canh trong “Thi ca bình dân” tập IV ở mụcđồng dao, định nghĩa “Đồng dao tức là ca dao nhi đồng” [Nguyễn Tấn Long vàPhan Canh, 1997]. Theo tác giả này, đồng dao dùng để chỉ một bộ phận (tiểu loại)của thể loại ca dao.Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam – Văn học dângian” có hai mục : Hát vui chơi và hát ru em [Vũ Ngọc Phan, 1972 : 714], gồmnhững tác phẩm dân gian có chung đối tượng phục vụ là đồng dao mà không giớithuyết về tên gọi của hai loại tác phẩm này.Vũ Ngọc Khánh không gọi “bài hát trẻ em” mà dùng thuật ngữ “đồng dao”để chỉ những lời ca dân gian trẻ em và loại trừ các câu sấm mà trước đây các nhànho xếp vào đồng dao [Vũ Ngọc Khánh, 1999 : 250]. Theo tác giả, đồng dao cũnglà một thể loại văn học dân gian tồn tại bình đẳng với các thể loại khác : tục ngữ,ca dao [Vũ Ngọc Khánh, 1999].Trần Hòa Bình trong bài viết “Từ những bài đồng dao đến thơ cho các emhôm nay” phát biểu ý kiến : “Trong kho tàng văn nghệ dân gian của dân tộc nàocũng có những bài hát dành riêng cho trẻ em…đó là những bài đồng dao” [TrầnHòa Bình, 1999 : 83]. Như vậy, với tác giả này, những tác phẩm dân gian nàoTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 11được trẻ em ca hát thì gọi là đồng dao, hay nói cách khác, đó là những “bài hát trẻem”.Tuy cũng là một thành phần trong kho tàng văn học dân gian nước nhà.Song, đồng dao chưa được các nhà nghiên cứu văn học sử bàn đến nhiều. Côngtrình văn học sử được coi là biên soạn tương đối công phu và có nhiều đóng góp làhai tập “Văn học dân gian” của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên [Đinh GiaKhánh và Chu Xuân Diên, 1992]. Tuy nhiên, công trình này cũng không có phầnnào dành riêng để bàn đến đồng dao. Cuốn “Văn học dân gian” xuất bản gần đâycủa tập thể tác giả do Lê Chí Quế chủ biên [Lê Chí Quế, 2001] cũng không hềnhắc tới đồng dao. Riêng cuốn “Văn học dân gian Việt Nam”, tác giả Hoàng TiếnTựu trong khi nghiên cứu về thể loại ca dao đã dành một phần giới thiệu tương đốingắn gọn về đồng dao [Hoàng Tiến Tựu, 2001 : 168-169]. Theo tác giả, đồng daocòn có thể gọi là ca dao trẻ em và không xếp bài hát ru em hay ru con vào bộ phậnnày. Tác giả đưa ra định nghĩa vắn tắt “Đồng dao bao gồm tất cả các hình thức cahát truyền thống của trẻ em trong nhân dân thuộc các lứa tuổi khác nhau”[Hoàng Tiến Tựu, 2001 : 168]. Vậy, tuy coi đồng dao là một bộ phận của ca dao,song trong quá trình phân tích, phân loại, tác giả đã mở rộng sang cả một số thểloại văn học dân gian khác, chẳng hạn như : vè, sấm.Một quan niệm tương đối thống nhất và cụ thể về đồng dao là của TrầnĐức Ngôn trong cuốn “Văn học thiếu nhi Việt Nam” [Trần Đức Ngôn, 1994].Theo tác giả, “đồng dao không thể được xây dựng như một thể loại Văn học dângian riêng biệt. Đây là một khái niệm tập hợp, bao gồm những tác phẩm từ vài thểloại khác nhau. Chúng bao gồm ca dao cho thiếu nhi (những bài hát ru, nhữngbài ca vui chơi) và những bài vè cho thiếu nhi” [Trần Đức Ngôn, 1994 : 41].Ngoài ra, còn có một định nghĩa tương đối dài về đồng dao : “Đồng dao lànhững bài hát truyền miệng trẻ em lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên. Vốn là nhữngsáng tác dân gian không rõ tên tác giả, về sau từ vần điệu loại hình này một sốngười sáng tác những bài thơ cho trẻ em hát có tên tác giả cũng được các nhànghiên cứu gọi là đồng dao” [Nguyễn Văn Vĩnh, 1997 : 5].Nhìn chung, xung quanh nội dung khái niệm đồng dao có rất nhiều ý kiếnkhác nhau, các nhà nghiên cứu chưa thông nhất quan điểm. Tựu trung lại, có thểphân loại ý kiến các nhà Folklore học như sau :1. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đồng dao là những tác phẩm văn họcdân gian, không thuộc vào một thể loại cụ thể nào được trẻ em truyền miệng .2. Một số nhà nghiên cứu xác định đồng dao là ca dao nhi đồng. Chúng baogồm những lời hát dân gian thuộc một thể loại văn học dân gian nhất định và trẻem nhất thiết phải là chủ thể chủ yếu và đích thực của sự sáng tạo và diễn xướng.Ví như: Một số tác phẩm hát ru tuy đối tượng hướng tới là trẻ em nhưng chủ thểdiễn xướng không phải là trẻ em nên không thuộc vào đồng dao. Hay những lờisấm truyền, sấm kí cũng không phải là đồng dao bởi đối tượng mà nó hướng tớikhông phải là trẻ em.Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 123. Một ý kiến khác, lại quan niệm đồng dao là những bài hát truyền miệngtrẻ em thuộc nhiều thể loại khác nhau, bao gồm cả những tác phẩm văn học dângian và những tác phẩm văn học viết hiện đại.Theo chúng tôi, đồng dao là những sáng tác dân gian dành cho trẻ em,được các em diễn xướng và lưu truyền, đối tượng hướng tới là trẻ em. Đồng daolà một khái niệm tập hợp, bao gồm những tác phẩm thuộc các thể loại khác nhaunhư : hát ru, vè, câu đố…, nhưng được sáng tác dành cho trẻ em, phục vụ cho nhucầu vui chơi, giải trí và ca hát của trẻ thì đều được gọi là đồng dao. Cả lời vànhạc, nội dung và hình thức của đồng dao đều mang tính chất hồn nhiên, chấtphác phù hợp với tâm sinh lý tuổi nhỏ.III. SO SÁNH, PHÂN BIỆT ĐỒNG DAO VỚI MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂNHỌC DÂN GIAN KHÁC :Trong sự so sánh, phân biệt này, chúng tôi chỉ tiến hành so sánh trênphương diện nội hàm khái niệm. Về thi pháp đồng dao, do chưa được nhà nghiêncứu nào nghiên cứu qua; kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ mới là những ghinhận bước đầu còn chưa hoàn chỉnh; chính vì thế, chưa thể đem so sánh, phân biệtđồng dao trên phương diện thi pháp với các thể loại như : ca dao, dân ca, vè, câuđố được.1/ Đồng dao với ca dao – dân ca :1.1. Đồng dao với ca dao :- Đồng dao : (xem khái niệm trang 12).- Ca dao : là lời thơ của những câu hát, bài hát dân ca không có phầnâm nhạc và động tác. Đối tượng của ca dao rất phong phú không bị giới hạn bởilứa tuổi, giới tính,…Như vậy, có thể thấy rằng : Điểm khác biệt lớn nhất của đồng dao và ca daolà ở đối tượng diễn xướng (bao gồm đối tượng tham gia sinh hoạt đồng dao ở quátrình sáng tạo, tiếp nhận và lưu truyền), ngôn từ…Đồng thời, ở đồng dao phần lờithơ, nhạc điệu, động tác cùng hợp nhất trong một chỉnh thể còn ở ca dao chỉ ởphương diện lời thơ mà thôi.Bảng so sánh :+ Giống nhau : Cả hai đều là những sáng tác dân gian, hình thức văn vần.+ Khác nhau :Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 13Tiêu chí Đồng dao Ca dao- Đối tượng diễn xướng :- Ngôn từ :- Nghệ thuật diễn xướng :- Nội dung :- Trẻ nhỏ.- Giản dị, mang tính chất hồnnhiên, trong sáng, đa số dùngtừ một nghĩa,…- Có sự kết hợp lời thơ, nhạcđiệu, động tác.- Mang tính chất trong sáng,hồn nhiên.- Không giới hạn.- Trau chuốt, gọt giũakĩ lưỡng, từ nhiềutầng nghĩa,…- Chỉ là phần lời thơ.- Rất phong phú, diễn tảnhững tình cảm phức tạp.1.2. Đồng dao với dân ca :- Dân ca : Là những bài hát dân gian bao gồm cả phần nhạc điệu vàca từ. Ở dân ca phần lời thơ và phần nhạc điệu cùng thể thức diễn xướng gắn bótrong một chỉnh thể thống nhất.Như vậy, có thể thấy rằng đồng dao và dân ca có điểm gần gũi trên lĩnhvực kết hợp ba phương diện lời thơ, nhạc điệu, động tác trong diễn xướng. Song,giữa đồng dao và dân ca có sự khác biệt rất lớn về đối tượng : Đối tượng hướngtới của dân ca rất rộng còn đối tượng đồng dao chỉ là trẻ nhỏ, dẫn đến lời thơ, nhạcđiệu, nội dung, hình thức đồng dao khác xa dân ca, chẳng hạn : ở tính chất hồnnhiên, chất phác cho phù hợp với tâm sinh lí trẻ nhỏ.Bảng so sánh :+ Giống nhau :• Cả hai đều là những sáng tác dân gian.• Đồng dao và dân ca có điểm gần gũi trên lĩnh vực nghệ thuật diễnxướng : đều có sự kết hợp ba phương diện lời thơ, nhạc điệu, độngtác trong diễn xướng.+ Khác nhau :Tiêu chí Đồng dao Dân ca- Đối tượng diễn xướng :- Ngôn từ :- Nội dung :- Trẻ nhỏ.- Giản dị, mang tính chấthồn nhiên, trong sáng,đa số dùng từ một nghĩa,..- Khá trong sáng, hồnnhiên.- Không giới hạn.- Gọt giũa, trau chuốt bóngbẩy, từ nhiều tầng nghĩa,…- Phong phú, thể hiện nhiềucung bậc tình cảm,…Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 142/ Đồng dao với vè :- Vè : là một hình thức sáng tác dân gian bằng văn vần với những thể thơ,luật thơ đa dạng. Vè cũng diễn xướng theo một làn điệu nhất định qua con đườngtruyền miệng của các tác giả dân gian. Chúng ta không loại trừ một số đoạn vèkhá trữ tình. Nhưng không giống như ca dao, vè thiên về tự sự ít có tính chất trữtình. Trong dân gian, người ta hay bảo là “kể vè” chứ không nói “hát vè”. Điềnày chứng tỏ làn điệu âm nhạc và vần luật trong vè chỉ là phương tiện bổ trợ cholối kể chuyện vè thêm sinh động mà thôi. Một bài vè thường ít trau chuốt về mặthình thức như ca dao mà chủ yếu tập trung thể hiện nội dung được thông báo. Làmột loại hình tự sự nhưng vè cũng không giống các thể loại truyện dân gian bởiyếu tố văn vần đã đành, mà còn ởnội dung truyện trong vè không phải là truyệntưởng tượng hay hư cấu. Vè kể về người thực việc thực [Trần Tùng Chinh, 2002 :101].Ông Chu Xuân Diên cho rằng : Nội dung vè kể lại – có kèm theo bình luận– những sự kiện có tính chất thời sự (gọi là vè thế sự), hoặc những sự kiện lịch sử(gọi là vè lịch sử). Có thể coi vè đặc biệt là vè thế sự – như một loại “khẩu báo”,một hình thức báo chí dân gian (được ví như thể kí, thể phóng sự trong văn họcviết và văn học hiện đại sau này) [Chu Xuân Diên, 1998 : 393-404].Ông Đỗ Bình Trị khi xây dựng khái niệm vè, không dừng lại ở hai tiểu loạivè nêu trên mà dựa vào nội dung phong phú mà vè đề cập đến để lưu ý thêm cónhững bài vè kể về sự vật (gọi là vè trẻ em), có những bài vè kể chuyện về thânphận con người trong xã hội cũ (gọi là vè than thân) [Trần Tùng Chinh, 2002 :101].Đi từ nguồn gốc (từ nguyên), ông Đinh Gia Khánh đưa ra nhận xét là vè cóliên quan đến từ “vần vè” trong dân gian. Theo ông, “vè là lời nói có vần mà tiếngViệt vốn là một ngôn ngữ giàu thanh điệu. Nhân dân ta trong lời ăn tiếng nóihằng ngày lại thích dùng những câu nhịp nhàng, đối xứng, thích nói ví von. Chonên, bên cạnh lối tự sự bằng văn xuôi đã xuất hiện lối tự sự bằng văn vần. Và đólà vè” [Đinh Gia Khánh, 1998 : 391]. Ông Lê Chí Quế bổ sung thêm rằng “vè cócơ sở từ lối nói vần của nhân dân” [Lê Chí Quế, 2001 : 157].Ngoài ra, những ý kiến, những khái niệm khác hầu hết đều thống nhất vớicác định nghĩa nêu trên.Theo chúng tôi, vè là một thể loại văn vần – tự sự dân gian. Vè ít có tínhchất trữ tình, nội dung vè kể về những người thực, việc thực. Bằng hình thức nômna, đơn giản dễ hiểu, vè phản ánh nhanh nhạy, kịp thời những sự vật, sự kiện,nhân vật, sản vật ở một địa phương nào đó.Như vậy, có thể thấy rằng, về phương diện khái niệm đồng dao và vè rấtgần gũi với nhau ở tính chất tự sự bằng văn vần, trong đồng dao hiện tượng nàycũng rất phổ biến. Bên cạnh đó, với nội dung phản ánh sự vật của vè cũng là mộtnội dung được phản ánh trong đồng dao. Song, giữa vè và đồng dao vẫn có nhữngđiểm khác biệt khá lớn đó là : 1/ Đối tượng hướng tới của vè khác đồng dao, đốitượng của vè rất rộng không giới hạn tuổi tác, trình độ,…mọi người đều có thể kểTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 15vè, còn ở đồng dao đối tượng là trẻ em, bị hạn chế về trình độ và nhận thức. 2/Nội dung phản ánh của vè thuộc nhiều phương diện : sinh hoạt xã hội, lịch sử, sựvật trong khi đó nội dung phản ánh của đồng dao có hình thức vè chỉ giới hạn ởvè sự vật mà thôi. 3/ Những bài đồng dao có hình thức vè ít có tính chất thời sự.Bảng so sánh :+ Giống nhau :• Cả hai đều là những sáng tác dân gian.• Đồng dao và vè rất gần gũi với nhau ở tính chất tự sự bằng văn vần,nội dung phản ánh sự vật của vè cũng là một nội dung được phản ánh trong đồngdao.• Ngôn ngữ đồng dao và vè đều giản dị, cô đúc.+ Khác nhau :Tiêu chí Đồng dao Vè- Đối tượng diễn xướng :- Nội dung phản ánh :- Trẻ nhỏ.- Chỉ giới hạn ở nộidung phản ánh sự vật →ít có tính thời sự.- Không giới hạn.- Thuộc nhiều phươngdiện:sinh hoạt, lịch sử, sự vật,…→ tính thời sự rất cao.3/ Đồng dao với câu đố :- Câu đố : là một thể loại độc đáo của văn học dân gian. Ở đó, vừa có chấttrí tuệ của ngụ ngôn, tục ngữ, vừa có tính chất trữ tình của ca dao dân ca, vừa cóchất dí dỏm hài hước của truyện cười, vè…Ông Chu Xuân Diên cho rằng, “Câu đố là những sáng tác dân gian, ngắngọn, miêu tả sự vật bằng lời nói chệch (nói một đằng hiểu một nẻo)” [Chu XuânDiên, 1998 : 257]. Một cách định nghĩa khác thay cách “nói chệch” bằng nói“nửa kín nửa hở” là của ông Đỗ Bình Trị (SGK Ngữ văn, lớp 10. Tập1. BanKHXH). Theo ông, “câu đố là những câu (nói) vần vè, mô tả sự vật, hiện tượngquen thuộc một cách nửa kín nửa hở thành cái gì khác lạ để…đánh đố người ta,đòi hỏi người ta đoán ra nó” [Trần Tùng Chinh, 2002 : 70]. Hay theo tác giảTrần Hoàng (ĐHSP Huế) : “Câu đố là một loại sáng tác nghệ thuật dân gianngắn gọn phản ánh các sự vật hiện tượng khách quan bằng một lối nói đặc biệt,lối nói chệch, lối nói gần với ẩn dụ” [Trần Hoàng, 1995 : 56]. Cách nói “chệch”hay “nửa kín nửa hở” đó theo ông Lê Chí Quế, “được hình thành từ sự quan sátnhững nét tương đồng giữa các sự vật, giữa vật đố với vật được miêu tả, và đóchính là phương thức khám phá và phản ánh các sự vật, hiện tượng khách quanbằng những hình tượng nghệ thuật đặc biệt” [Lê Chí Quế, 2001 : 207].Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 16Câu đố là hình thức sáng tác dân gian có chức năng miêu tả, phản ánh đặcđiểm của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội bằng phươngpháp dấu tên và nghệ thuật ẩn dụ đặc biệt (hay phương pháp chuyển hóa – chuyểncái nọ thành cái kia) để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết và mua vui, giải trí.Thật vậy,“câu đố vừa là nghệ thuật vừa là khoa học (khoa học thường thứcdân gian), câu đố đem lại cho dân gian một loại thức ăn tinh thần đặc biệt, vừabổ ích vừa rất thú vị, hấp dẫn” (Hoàng Tiến Tựu) [Hoàng Tiến Tựu, 1998 : 145].Như vậy, về nội hàm khái niệm ta thấy giữa những bài đồng dao có hìnhthức đố giải và câu đố có những điểm tương đồng là : Cả hai đều là những sángtác dân gian có chức năng miêu tả, phản ánh đặc điểm sự vật, hiện tượng trong tựnhiên và đời sống xã hội, đều sử dụng phương pháp dấu tên và ẩn dụ, đều có mụcđích để kiểm tra sự hiểu biết và vui chơi giải trí. Song, điểm khác biệt khá lớngiữa những bài đồng dao có hình thức đố giải và câu đố là : 1/ Đối tượng hướngđến : Đối tượng của câu đố rất rộng, không phân biệt tuổi tác, trình độ,…Còn đốitượng của những bài đồng dao có hình thức đố giải chỉ là trẻ nhỏ, với trình độ vànhận thức còn hạn chế. 2/ Từ sự khác nhau về đối tượng dẫn đến sự khác biệt vềnội dung đố, từ ngữ được dùng trong câu đố, mức độ khó dễ của câu đố,…Bảng so sánh :+ Giống nhau : Cả hai đều là những sáng tác dân gian có chức năng miêutả, phản ánh đặc điểm sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội, đều sửdụng phương pháp dấu tên và ẩn dụ, đều có mục đích để kiểm tra sự hiểu biết vàvui chơi giải trí.+ Khác nhau :Tiêu chí Đồng dao Câu đố- Đối tượng diễn xướng :- Nội dung đố :- Ngôn từ :- Trẻ nhỏ.- Khá đơn giản.- Giản dị.- Không giới hạn.- Phức tạp.- Trau chuốt, gọt giũa,phong phú, nhiều tầngnghĩa.Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 17Bảng so sánh chung :+ Giống nhau : Tất cả đều là những sáng tác dân gian.+ Khác nhau :Tiêu chí Đồng dao Ca dao Dân ca Vè Câu đố- Đối tượngdiễn xướng :- Ngôn từ :- Nội dung(đề tài) :- Trẻ nhỏ.- Giản dị,mang tínhchất hồnnhiên,trong sáng,đa số dùngtừ một nghĩa.- Trong sáng,hồn nhiên.- Không giớihạn.- Trauchuốt, gọtgiũakĩ lưỡng, từnhiều tầngnghĩa,…- Rấtphong phú,diễn tảnhững tìnhcảm phứctạp.- Không giớihạn.- Gọt giũa,trau chuốtbóngbẩy,từ nhiềutầng nghĩa,…- Phong phú,thể hiệnnhiềucung bậctình cảm,…- Không giớihạn.- Giản dịvà cô đúc.- Thuộcnhiềuphươngdiện :sinh hoạt,lịch sử,sự vật,…→ tính thờisự cao.- Không giớhạn.- Trauchuốt, gọtgiũa,phongphú, nhiềutầngnghĩa.- Phong phú.Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 18CHƯƠNG II : TÌM HIỂU NỘI DUNG ĐỒNG DAO.Theo kết quả chúng tôi khảo sát, trong đồng dao có hai mảng nội dung lớn,xoay quanh hai đề tài :1/ Những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên.2/ Những bài đồng dao phản ánh về đời sống xã hội.Song, vì dung lượng một luận văn tốt nghiệp có hạn, nên chúng tôi chỉ xinchọn mảng nội dung : “Những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên”,để đisâu tìm hiểu, nghiên cứu, góp phần làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung củađồng dao.Trẻ thơ sống trong lòng thiên nhiên, nơi ban ngày có ánh sáng chan hòa,ban đêm có ánh trăng thanh ngọn gió mát, chỗ này có mặt nước trong xanh, chỗkia có núi non hùng vĩ. Bao quanh các em là tràn đầy sắc màu của hoa lá. Baonhiêu loài hoa là bấy nhiêu hình dáng, bấy nhiêu hương sắc. Bao nhiêu loài chim làbấy nhiêu tiếng hát, tiếng ca. Thế giới thiên nhiên vô cùng lộng lẫy mà cũng rấtbình dị. Qua đôi mắt trẻ thơ, thiên nhiên gắn bó với các em như những người bạnthân thiết, giống như người chị, người anh trong gia đình : chị lúa, chị ngô, anhdưa chuột. Không gian tĩnh mịch của thế giới thực vật bỗng trở nên sinh động, cóhồn. Hoa bông bụt có thể cạo đầu đi tu, hoa dâu tằm có thể đi đám cưới. Quả khế,quả na cũng biết mở mắt lơ mơ như thiu thiu ngủ. Trong đồng dao không có sựcách biệt giữa thiên nhiên và trẻ nhỏ : Bầu trời và mặt đất là nơi vui chơi đầy hấpdẫn với các em. Tâm hồn trẻ thơ giao cảm đặc biệt với trời mây, cây cỏ, non nước.I. Những bài đồng dao phản ánh về giới thực vật :Giới thực vật tồn tại trong đồng dao vô cùng phong phú và đa dạng. Theokết quả thống kê của chúng tôi cho thấy :- Hoa : chiếm 1/25 bài đồng dao về giới thực vật, tỷ lệ : 4 %, gồm rất nhiềuloại : hoa bông giếng, hoa chim chim, hoa bông bụt, hoa bông đá, hoa cứt chuột,…- Lúa : 2/25 bài, chiếm tỷ lệ : 8 %.- Các loại củ : 2/25 bài, chiếm tỷ lệ : 8 %, gồm rất nhiều loại : củ đậu, củhành,…- Các thứrau : 3/25 bài, chiếm tỷ lệ : 12 %, rất nhiều loại : rau ngànhngạnh, rau tâm lang, rau muống biển, rau bình bát, rau diếp cá,…- Phong phú nhất là các loại quả với một số lượng áp đảo : 11/25 bài, tỷ lệ :44%, gồm rất nhiều loại quả : cam, quýt, mít, hồng, đu đủ, khế, cà, mít, nhãn, ớt,…- Các loài cây khác : 6/25 bài, chiếm tỷ lệ : 24 %, gồm rất nhiều loại cây :thị, dừa, bưởi, cau, tre,…Qua thống kê và khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng : Về giới thực vật, trẻnhỏ thường quan tâm đến những loài cây trái tồn tại gần gũi, xung quanh cuộcsống chúng ta. Đó phần nhiều là những loại cây, củ, quả, hoa lá,…có ích cho cuộcTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 19sống con người: Là nguồn nguyên liệu cho mỗi bữa ăn : lúa, đậu, rau, củ, quả,…;là những loài hoa cỏ làm đẹp thêm cho cuộc đời : hoa lá, cây cỏ (hoa bông giếng,bông bụt; cây cau, cây tre,…),…Đặc biệt, trẻ nhỏ hướng nhiều sự quan tâm vàocác loại quả (cam, quýt, mít, hồng,…). Có lẽ bởi sự phong phú của nó trong tựnhiên; bản năng tâm sinh lí của trẻ là “hay ăn chóng lớn” (trẻ con luôn bị quyến rũbởi những gì ăn được. Ăn được và ăn ngon là tiêu chuẩn hàng đầu, chiếm phần lớnsự quan tâm của trẻ. Các loại quả đáp ứng được nhu cầu này), chúng còn là nguồnthực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích mà ai cũng thích dùng.1. Quá trình nhận thức của trẻ được bắt đầu từ những cái đơn giảnđến những cái phức tạp. Ban đầu, trẻ chỉ căn cứ một cách đơn giản vào tên gọi củacác loài thực vật, từ đó mô tả theo tên gọi ấy và gọi tên chúng :Chẳng hạn như trong bài :“Thú ở hỗn hàoLà rau ngành ngạnhTrong lòng bất chínhVốn thiệt tâm lang…”Không rõ hình dáng của loài rau ngành ngạnh này ra sao, đặc điểm củachúng như thế nào? Chỉ biết rằng tác giả dân gian đã nhìn sự vật bằng lăng kính,bằng nhận thức đơn giản của trẻ thơ mà suy luận cùng với chúng. Phải chăng đâylà một thứ rau chuyên bò ngang, xiên dọc lung tung trên mặt đất, không hàng,không lối? Ở đây, chúng tôi không thể bàn nhiều về vấn đề này, mà điều chúng tôiquan tâm chính là cách miêu tả, lí giải khá ngộ nghĩnh bằng đôi mắt trẻ thơ : Rau“ngành ngạnh” là loài rau ăn ở hỗn hào, rau “tâm lang” là loài trong lòng bấtchính,… Thật thú vị! Có thể thấy rằng, tác giả bài đồng dao chỉ mới căn cứ mộtcáchđơn giản vào tên gọi của từng loài rau như : ngành ngạnh, tâm lang,…để từđó suy luận ra đặc điểm của chúng. Những suy luận này đều được thanh lọc quađôi mắt hồn nhiên của trẻ thơ. Có thể nó không đúng về mặt khoa học, nhưng lạivô cùng hợp lí với logic tưởng tượng bay bổng của tư duy trẻ nhỏ.Hay trong một bài đồng dao khác :“Vác bóng mà soiLà hoa bông giếngHay bay hay liệngLà hoa chim chimXuống nước mà chìmLà hoa bông đá….”Các loài hoa lần lượt được hiện ra, gắn với mỗi loài đều có sự lí giải : Hoabông giếng là loài hoa vác bóng mà soi, hoa chim chim là loài hay bay liệng, hoabông đá xuống nước sẽ bị chìm,…Rõ ràng phải hiểu và gắn bó với thế giới trẻ thơlắm, tác giả mới có được sự suy luận như vậy. Và điều đó rất phù hợp với nhữngnhận thức ban đầu của trẻ nhỏ : Nhận thức bằng sự suy luận từ tên gọi của sự vật,hiện tượng.Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 20Và như vậy, đồng dao đã đánh dấu một bước nhận thức, mặc dù còn đơngiản, nhưng không kém phần quan trọng. Nó khá thú vị và hóm hỉnh, dễ thương. Nórất tự nhiên và giản dị. Những nhận thức này mặc dù chưa mang nhiều giá trị thựctiễn, chưa phản ánh đúng bản chất của sự vật, nhưng đã phần nào cho chúng ta thấyđược khả năng quan sát và lí giải vấn đề khá thông minh phù hợp với lứa tuổi, vớitâm sinh lí của trẻ nhỏ. Từ những nhận thức bước đầu này, trẻ sẽ có cơ sở để pháttriển lên những nhận thức cao hơn, phức tạp hơn mai sau.2. Đây là bước nhận thức cao hơn bước ban đầu (1.1). Tác giả đồngdao đã nâng tầm nhận thức của trẻ lên một mức độ cao hơn. Để quan sát sự vật quađồng dao, trẻ phải biết dựa vào từng đặc điểm riêng, từng tính chất đặc thù của cácloại sự vật, hiện tượng để gọi tên chúng :“Đậu ở trên mâyLà trái đậu rồngCó con thật đôngLà trái đu đủChặt ra nhiều mủLà trái mít ướtHình tựa gà xướcVốn thiệt trái thơmCái đầu chơm bơmLà trái bắp nấu…”Đậu rồng là loài dây leo, chúng mọc trên các giàn cao và trái buông xuốnggầm giàn. Tác giả đã giúp trẻ căn cứ vào đặc điểm ấy để lí giải : đậu rồng là trái đậu ởtrên mây. Đu đủ là loài rất nhiều trái, mặc dù thân cây không lớn nhưng trái thì lại rấtsai, mỗi cây thường từ 10 – 15 trái trở lên. Sự quan sát thực tế ấy đưa đến cách lí giải:có con thật đông – là trái đu đủ. Tương tự như thế, các trái mít ướt, trái thơm, tráibắp, cũng được tác giả lí giải : chặt ra nhiều mủ – là trái mít ướt, mình tựa gà xước –vốn thiệt trái thơm, cái đầu chơm bơm – là trái bắp nấu,…Bằng cách này, những đặcđiểm điển hình của từng loại sự vật, từ những đường nét ngoại hình, diện mạo bênngoài đến những thuộc tính bản chất bên trong của chúng lần lượt được quan sát, lígiải theo một logic rất trẻ con. Đó là điểm đặc sắc trong việc nắm bắt thế giới sự vậtđược thể hiện trong nội dung của các bài đồng dao.Cách lí giải này đã thể hiện sự quan sát khá tinh tường nhưng cũng rất hồnnhiên của các tác giả đồng dao. Qua quá trình quan sát các sự vật, trẻ phải biết căn cứvào từng đặc điểm riêng biệt của chúng đểmiêu tả. Từ sự miêu tả dựa trên các đặcđiểm của sự vật, tác giả đi đến gọi đích danh chúng. Cách lí giải và gọi tên này đã tạođược căn cứ vững chắc để thuyết phục người đọc, người nghe.Từ những quan sát, phân tích và lí giải, các tác giả đồng dao đã hướng cho trẻdần dần chuyển sang bước nhận thức cao hơn, đó là : Phát hiện ra mối quan hệ họhàng thân thuộc, gần gũi giữa các loài thực vật trong tự nhiên như lúa, ngô, đậu, dưa,bí,…Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt NamTrần Thị Quí Trang 213. Những bài đồng dao phản ánh mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa cácloài thực vật :Chẳng hạn như :“Lúa ngô là cô đậu nànhĐậu nành là anh dưa chuộtDưa chuột là ruột dưa gangDưa gang là chị chàng dưa hấuDưa hấu là cậu bí ngôBí ngô là cô đậu nành…”Dưới lăng kính trẻ thơ, các loài thực vật trong tự nhiên có quan hệ họ hàngthật gần gũi, thân thiết : Cây lúa, cây ngô là cô của cây đậu nành, câyđậu nành là anhcây dưa chuột, dưa chuột lại là ruột rà thân thích của dưa gang, dưa gang là chị dưahấu, dưa hấu là cậu bí ngô, bí ngô là cô đậu nành,…Như vậy, nếu suy đoán theo logicthông thường thì những mối quan hệ này sẽ chồng chéo lên nhau. Nhưng, trong tưduy của trẻ thì sự chồng chéo này không quan trọng. Mà điều duy nhất trẻ quan tâmlà thể hiện cho được mối quan hệ họ hàng thân thiết giữa các sự vật,đó là các mốiquan hệ : là “cô”, là “cậu”, là “anh”, là “chị”,… Qua đó, cho ta thấy ước mơ đẹp đẽcủa trẻ về một cuộc sống thân thiện, gần gũi giữa cây cỏ và muôn loài trong tự nhiên.Chính từ những ước mơ giản dị, đẹp đẽ này sẽ là nền tảng xây đắp lên những lí tưởngcao đẹp mai sau. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc từng nổi tiếng với những trang sửchói lọi về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Phải chăng đất nước ta có đượcnhững trang sử rực rỡ, chói lọi ấy chính là nhờ những tâm hồn bé nhỏ, đẹp đẽ này xâyđắp?!Những nội dung thể hiện trong các bài đồng dao mà chúng tôi vừa trích dẫn,đã đánh dấu từng bước sự phát triển ngày càng cao trong nhận thức của trẻ. Nhữngnội dung ấy đã phản ánh được sự phong phú, nhạy cảm của tâm hồn trẻ thơ. Tuy nócòn non nớt nhưng đã tràn đầy sự nhạy bén, lém lỉnh và thông minh.4. Tiếp theo là quá trình nhận biết các hiện tượng của thế giới tự nhiêngắn với từng thời điểm không gian cụ thể :Chẳng hạn như :“Tháng bảy ông thị đỏ daÔng mít chớm chớm, ông đa rụng rờiÔng mít đóng cọc mà phơiÔng đa rụng rời đỏ cả chân tay…”Gắn với thời điểm tháng bảy, mỗi loài cây có đặc điểm riêng như : Cây thị đỏda, quả mít chớm chín, cây đa rụng lá,…Đến lúc này, trẻ đã nhận thức được cả bướcchuyển mình của các sự vật hiện tượng gắn với mỗi thời điểm cụ thể. Đây chính làmột bước phát triển cao hơn của quá trình nhận thức, trẻ đã tiếp cận sự vật trên tất cảcác phương diện từ đặc điểm bên ngoài (1.1); (1.2), đến các mối quan hệ giữa các loài(1.3), và đến đây là quá trình chuyển biến của các sự vật ấy theo mùa, mỗi mùa mộtđặc điểm riêng, một dáng vẻ riêng.