Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
A. PHẦN DẪN LUẬN :
I. Đối tượng nghiên cứu và lí do chọn đề tài :.1
II. Lịch sử vấn đề :.2
III. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng của đề tài :.4
IV. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu : .4
V. Đóng góp của khóa luận :.5
VI. Mục đích của khóa luận : .6
VII. Bố cục khóa luận : .7
B. PHẦN NỘI DUNG :
Chương I. Khái quát về đồng dao :
I. Khái niệm ca dao – dân ca : .8
II. Khái niệm đồng dao :.9
III. So sánh, phân biệt đồng dao và các thể loại
văn học dân gian khác :.12
1. Đồng dao với ca dao – dân ca :.12
2. Đồng dao với vè :.13
3. Đồng dao với câu đố :.15
http://s1.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-07-19-tieu_luan_tim_hieu_noi_dung_va_nghe_thuat_cua_dong_dao_viet_iM1KV2g6RW.png /tai-lieu/tieu-luan-tim-hieu-noi-dung-va-nghe-thuat-cua-dong-dao-viet-nam-92495/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi –
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Ketnooi -Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Tóm tắt nội dung tài liệu:
mối quan hệ giữa các loài vật, tác giả dân
gian đã nảy ra ước mơ chế ngự được các con vật khó thuần phục :
“Ta mang sợi chỉ lên rừng
Mà trói con hổ, hổ đừng quấy ta
Ta mang dây chão về nhà
Mà trói con kiến, kiến ra đường nào”.
Người nông dân trong bài đồng dao này đã ước mơ có thể lên rừng bắt hổ, chế
ngự nó “trói” nó, để nó không quấy phá mùa màng và cuộc sống an lành của ông ta :
“Mà trói con hổ, hổ đừng quấy ta”,
Từ khát vọng chế ngự loài kiến nhỏ bé, đến loài hổ hung hãn là một bước
chuyển biến khá lớn lao trong ý thức của người xưa. Nó được chuyển tải vào các bài
đồng dao để trẻ em hát, trẻ em diễn xướng. Từ đó, nó sẽ góp phần giáo dục trẻ ước
mơ chế ngự được tự nhiên, bắt thiên nhiên phải phục vụ cho đời sống con người. Đây
là bước nền tảng để hình thành cho các em những khát vọng đẹp đẽ, lớn lao trong
tương lai.
Trẻ em là những mầm non của đất nước, là tương lai của Tổ quốc mai sau.
Chình vì lẽ đó mà đồng dao càng chứng tỏ vai trò to lớn của nó trong việc hun đúc
tâm hồn trẻ thơ. Trẻ yêu đồng dao qua những hình ảnh cây cỏ, hoa lá, các loài động
vật trong thiên nhiên. Và qua đó, trẻ bộc lộ những hiểu biết, những ước mơ giản dị và
tràn đầy ý nghĩa của mình : Đó là ước mơ về một cuộc sống thân thiện, gần gũi cho
muôn loài. Qua đồng dao, người lớn hiểu được rằng trẻ nhỏ đang cần gì?, và muốn
gì? Đồng thời, nhờ có đồng dao, người lớn sẽ có thêm một phương tiện vô cùng hiệu
quả và hữu dụng để giáo dục trẻ nhỏ.
5. Với óc quan sát tinh tường, sự thông minh, lém lỉnh, trẻ nhỏ đã hoán
đổi một vài đặc điểm, tính chất của các loài động vật tạo ra sự nghịch lí, phi logic,
nhưng tràn đầy lí thú :
“Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Quả hồng mòng nuốt bà lão tám mươi”
Theo logic thông thường thì rắn rết là loài ăn thịt ếch, nhái, hùm ăn thịt lợn,
bà lão ăn quả hồng mòng,Nhưng cái logic ấy lại được trẻ thay đổi một cách ngộ
nghĩnh, hài hước : “Ếch cắn cổ rắn”, “Hùm nằm cho lợn liếm lông”, “Quả hồng mòng
nuốt bà lão”,
Sự nghịch lí này, dường như được khai thác và tận dụng triệt để trong đồng
dao. Nó tạo cho đồng dao một màu sắc riêng, vô cùng lí thú! Bóc đi những lớp vỏ
nghịch lí ấy, ta thấy được nhận thức tinh tế của các tác giả dân gian về giới tự nhiên.
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 27
Chẳng hạn trong các bài :
“Lẳng lặng mà nghe
Cái vè nói ngược
Con cháu sinh trước
Ông bà đẻ sau
Con rùa chạy mau
Con thỏ chạy chậm”
Và :
“Con lợn thì kêu meo meo
Con mèo ủn ỉn mà theo vô chuồng.”
6. Đồng dao còn phản ánh mối quan hệ gần gũi giữa các loài động vật
trong tự nhiên (tương tự các loài thực vật). Thông qua đó, thể hiện ước mơ về một
cuộc sống gần gũi, thân thiết cho muôn loài :
“Kì đà là cha cắc ké
Cắc ké là mẹ kì nhông
Kì nhông là ông cà cưỡng
Cà cưỡng là dượng kì đà”
Bài đồng dao thể hiện mối quan hệ ruột thịt, gia đình : là cha, là mẹ, là ông, là
dượng, Nhưng để sắp xếp lại cho đúng trật tự thì rất khó khăn vì “mối quan hệ họ
hàng” này không tuân theo một trật tự nào cả. Dường như, trẻ nhỏ không quan tâm
đến cái gọi là “trật tự” của người lớn. Trẻ chỉ cốt sao thể hiện được mối quan hệ gần
gũi giữa các loài vật ấy mà thôi.
Hay như sự thăm hỏi nhau của thế giới loài vật (mà ở đó là quan hệ của loài
người) :
“Con cò đọc sách trên cây
Thấy đàn kếu kéo bầy sang thăm
Cò ta vểnh vuốt râu cằm
Kể bao nhiêu chuyện cà rằm cà ri.”
Các loài vật sống trong thiên nhiên cũng biết thăm hỏi nhau như con người
vậy : Đàn kếu kéo cả bầy sang hỏi thăm chú cò, và để đáp lại sự nhiệt tình ấy chú cò
nhỏ đã kể cho kếu nghe rất nhiều chuyện mà chú biết được “bao nhiêu chuyện cà
rằm cà ri”.
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 28
Còn có cả những bài đồng dao thể hiện tình cảm mẹ – con, anh – em thật đậm
đà, đằm thắm :
“Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha, thăm mẹ cò về thăm anh”
Và bên cạnh những mối quan hệ hòa thuận tốt đẹp giữa các loài vật, tác giả
đồng dao còn phát hiện ra được mối tương quan giữa các loài vật trong tự nhiên :
“Châu chấu đuổi bắt chích chòe
Cỏ đầy đồng nội cắn què mõm trâu”.
Thông qua cái logic trẻ con ấy là một ước mơ rất đẹp đẽ : Các em mong rằng
các loài vật sẽ sống hòa thuận với nhau như một gia đình vậy! Ước mơ ấy thật đẹp!
Nó không còn dừng lại ở phạm vi cá nhân, gia đình mà nó mở rộng ra toàn xã hội.
“Hãy sống yêu thương, hòa thuận, đoàn kết với nhau” là thông điệp mà các tác giả
muốn gởi gắm. Thông qua đó, chúng ta thấy được đời sống tình cảm tốt đẹp của trẻ.
Các em sớm cảm nhận được vẻ đẹp của tình yêu thương và rất trân trọng nó. Điều đó
xuất phát từ thực tế cuộc sống hòa thuận, nhịp nhàng của muôn loài.
Song song đó còn có những bài đồng dao phản ánh sự hiểu biết phong phú về
các loài trong tự nhiên :
Những bài này bên cạnh khả năng tác giả là người lớn, nó cũng có thể được
diễn xướng cho người lớn tham gia. Tuy nhiên, các tác giả đồng dao bằng cái nhìn
trẻ thơ đã tạo nên thế giới loài vật khá sống động : Ở đó các loài vật có mối liên hệ
với nhau thân thiết, gắn bó. Phù hợp với cảm xúc trẻ nhỏ. Thế giới ấy có những đặc
điểm ngộ nghĩnh, dễ thương phù hợp với tư duy của trẻ. Đặc biệt, chúng tạo nên cả
một không gian sống gần gũi với trẻ thơ, phù hợp với nhận thức của trẻ nhỏ.
Chẳng hạn :
“Nghe vẻ nghe ve
Vè các loài cá
Cá kình, cá ngạc
Cá nác, cá dưa
Cá voi, cá ngựa
Cá rựa, cá đao
Út sao, bánh lái
Lang hải, cá sơn”
Các loài cá được liệt kê rất phong phú. Có những loài ta thường gặp, là loại
thực phẩm trong mỗi bữa ăn như : thờn bơn, thát lát, cá ngác, cá rô, cá sặt,nhưng
cũng có loài chúng ta rất ít gặp như : cá nác, cá rựa, cá đao,
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 29
Còn có cả những bài đồng dao thể hiện tình cảm thân thiết, tương thân, tương
ái giữa các loài trong tự nhiên :
“Cá bống đi tu
Cá thu thì khóc
Cá lóc thì sầu”
Nhìn chung, nhận thức tinh tế và tỉ mỉ của các tác giả đồng dao đã thâu tóm
một cách sinh động thế giới các loài động vật vào đồng dao. Chúng ta không thể phủ
nhận sự phong phú, đa dạng của mảng đồng dao thể hiện nội dung, đề tài này. Những
bài đồng dao mà ở đó, ta không chỉ khám phá tư duy nhận thức của trẻ mà còn là
chiếc chìa khóa mở cửa thế giới tâm hồn, tình cảm của các em : Hồn nhiên mà nhân
ái, sắc sảo mà nhạy cảm, nghiêm túc mà hóm hỉnh. Chưa kể đến những bài đồng dao
ấy khi được diễn xướng còn là những trò chơi “trí tuệ” của trẻ – khi nó nằm trong hệ
thống những yếu tố nguyên hợp của mình – đã rèn cho trẻ trưởng thành về nhận
thức, học được những bài học bổ ích về thiên nhiên, về sự tồn tại của con người
trong thế giới tự nhiên.
III. Những bài đồng dao phản ánh về các hiện tượng tự nhiên :
Trẻ thơ có khả năng kì lạ trong việc nhập cuộc vào thế giới vô tri, vô giác,
biến chúng thành những vật có hồn để làm bầu bạn. Vũ trụ huyền bí, cao siêu, nhiều
điều bí ẩn, khó lí giải ngay đối với người lớn, nhưng đối với trẻ thơ nó lại rất giản dị,
ngộ nghĩnh và thân quen :
Trẻ quan niệm trời đất có khoảng cách rất gần, chỉ cách nhau ba mươi sáu tấc:
“Mướn ông thợ mộc
Đủ đục đủ chàng
Mần một cái thang
Ba mươi sáu tấc
Bắc từ dưới đất
Lên hỏi ông trời”
Trăng với trẻ là bầu bạn của nhau :
“Ông trẳng ông trăng
Xuống chơi với tui
Có bầu có bạn
Có ván cơm nếp
Có nệp cơm xôi”
Trăng cũng lười biếng như một đứa trẻ không ngoan. Ông không chịu “đi
trâu” bị mẹ đánh đau và ông cũng khóc giống như một đứa trẻ vậy :
“Ông lười đi trâu
Mẹ ông đánh đau
Ông ngồi ông khóc”
Trăng sao cũng như những cặp uyên ương hạnh phúc được đi đến hôn nhân:
“Ông giăng mà lấy bà sao
Đến mai có cưới cho tui miếng trầu
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 30
Có cưới thì cưới con trâu
Chớ cưới con nghé nàng dâu không về.”
Trăng sao trên trời cưới nhau cũng theo tục lệ thách cưới của người xưa :
“Ông trăng mà lấy bà trời
Tháng năm đi cưới tháng mười đi cheo
Sỏ lợn lớn hơn sỏ mèo
Làng ăn chẳng hết
Đem cheo cột đình
Ông xã đánh trống thình thình
Quan viên mũ áo ra đình xem cheo.”
Ông sấm, ông sét còn bị trẻ đánh đòn :
“Ông nổ lung tung
Vỡ vung vỡ nồi
Vỡ bát đĩa nhà tui
tui lôi ông ra đánh”
Trăng sao cũng như trẻ nhỏ, cần ăn no cho chóng lớn :
“Biếu ông củ khoai
Ông nhai tóp tép”
Trong con mắt ngây thơ của trẻ thì đấng siêu nhiên gần gũi, thân thuộc và
bình dị như những người bạn. Họ cũng có bạn bè, có cưới xin và cũng có tục thách
cưới theo truyền thống,
Trong nhận thức của trẻ nhỏ thì ranh giới giữa con người và đấng siêu nhiên
bị xóa nhòa. Đấng siêu nhiên cũng trần tục như con người vậy : Cũng cưới hỏi, cũng
thành vợ thành chồng, cũng có gia đình, bè bạn, cũn…