Tìm hiểu loài kiến Ba Khoang Là Gì?
Kiến ba khoang thuộc họ cánh cộc, là một họ côn trùng thuộc bộ bọ cánh cứng, có tên tiếng Anh là Paederus fuscipes. Loài kiến này có thân thon dài, trông như hạt thóc, chiều dài từ 1 đến 1,2cm. Có thể dựa vào màu sắc trên người chúng để phân biệt loài kiến này (màu cam mật và đen). Vào những ngày gần đây, đã có nhiều trường hợp bị viêm da do loài kiến này cắn. Vậy chúng có thể mang những tác hại nào? Làm thế nào để xử lý tình huống khi bị kiến ba khoang bò lên người? Hãy cùng tìm hiểu những điều đó qua bài viết này nhé.
Mục Lục
Kiến Ba Khoang là gì?
Như đã giới thiệu, kiến ba khoang là loài côn trùng thuộc bộ bọ cánh cứng, có tên tiếng Anh là Paederus fuscipes. Chúng có phần thân thon dài như hạt thóc và có thể phân biệt nhờ hai màu cam mật và đen đặc trưng. Về mặt khoa học, tuy kiến ba khoang không thuộc họ kiến, nhưng vì có vẻ ngoài khá giống nên người ta gọi chúng là kiến. Ngoài kiến ba khoang, chúng còn được gọi bởi nhiều cái tên như kiến nhốt, kiến cong, kiến hoang, kiến kim…
Nơi sống của kiến ba khoang.
Loài kiến này thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vũng nước hay ở những nơi đang thi công. Có thể dễ dàng bắt gặp chúng trên các ruộng lúa, khu trọ, nhà tập thể, trường học hay ký túc xá… Vào những ngày mưa bão, kiến ba khoang sẽ di chuyển đến những vùng khô ráo, sau đó sẽ cùng những loài côn trùng khác bay vào nhà người dân, thậm chí là vào quần áo, khăn gối. Vì vậy chúng ta nên chú ý những nơi này hơn, tránh phải “chạm mặt” với chúng.
Loài kiến ba khoang mang đến lợi ích gì?
Trước khi nói đến những tác hại mà loài kiến này mang lại, thì việc kiến ba khoang xuất hiện cũng rất có lợi. Có thể kể đến như: ăn sâu, rầy, ấu trùng trên ruộng lúa, là thiên địch của các loài sâu, rầy, bọ, mối… trong nhà. Ngày xưa, những người nông dân tuy không dùng thuốc trừ sâu nhưng ruộng lúa, vườn rau vẫn tốt tươi, tất cả là nhờ những con kiến ba khoang này bảo vệ. Thế mới thấy kiến kiến ba khoang tốt như nào nhỉ?
Tác hại kiến ba khoang mang lại
Kiến ba khoang không cắn hay đốt người, tuy nhiên trong cơ thể chúng có mang một loại độc tố chứa pederin. Đây là một amid độc, nếu dính phải có thể gây cháy, phồng rộp da, viêm da, phát ban. Khi kiến vô ý dính trên da của bạn và bị đập chết, chúng sẽ tiết ra pederin. Tùy theo lượng độc tố tiết ra mà bạn sẽ bị thương nặng hay nhẹ. Thông thường, lượng pederin truyền sang người rất nhỏ nên sẽ chỉ khiến da nổi bọng nước, làm bạn ngứa và gãi, khi đó mụn nước bị vỡ, lở loét và gây viêm da. Trong trường hợp độc tố dính vào mắt sẽ gây viêm kết mạc, phần xung quanh mắt bị sưng, số ít trường hợp sẽ bị mù tạm thời.
Việc dính phải độc tố của kiến ba khoang không gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Tuy nhiên nếu độc tố lan ra ở phần da mềm sẽ khiến da bị tổn thương nặng. Vì vậy cần mau chóng phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh để lại sẹo lâu lành.
Biện pháp phòng – chống tiếp xúc với kiến ba khoang.
Kiến ba khoang bị thu hút bởi ánh đèn huỳnh quang, vì vậy để tránh kiến bay vào nhà, bạn nên hạn chế sử dụng đèn huỳnh quang khi không cần thiết, hoặc thay bằng đèn phát ra ánh sáng màu ngà vàng.
Nếu thấy kiến ba khoang xuất hiện dưới ánh đèn trong nha, hãy tránh xa và giữ khoảng cách với chúng. Ngoài ra bạn có thể phun thuốc nếu muốn, hoặc giăng lưới ở các cửa sổ, cửa ra và, tránh để cửa mở mãi. Ở khu vực xung quanh nhà cần dọn dẹp sạch sẽ nơi các bụi rậm, cỏ dại, quét dọn nhà cửa mỗi ngày…
Khi ra khỏi nhà hoặc đi ngủ nên mặc quần áo dài tay; khi đứng tại các khu công trường, công trình đang thi công, nơi cây cối rậm rạp, đồng ruộng, vườn rau… cần trang bị đủ các vật dụng, bảo hộ lao động như áo bảo hộ, mũ, nón, kính, khẩu trang, găng tay và tránh tiếp xúc với côn trùng.
Cách xử lý khi bị dính độc tố từ kiến ba khoang.
Vào những ngày thu hay đông, kiến ba khoang xuất hiện khá nhiều. Gần đây cũng có nhiều người ở TP.HCM bị viêm da do tiếp xúc với loài kiến này. Theo phản xạ, nhiều người khi thấy kiến bò trên tay sẽ phủi đi hoặc đập giết. Tuy nhiên nếu đã tiếp xúc với kiến ba khoang bạn sẽ bị loét, viêm da.
Để tránh việc bị thương do chúng gây ra, khi phát hiện thấy kiến ba khoang bò lên người, bạn hãy khoan dùng tay đập nó. Hãy lấy giấy phủi hoặc thổi cho chúng rớt rớt xuống, sau đó lùi chúng đi và dùng vật gì khác để giết kiến. Với vùng da đã tiếp xúc với kiến ba khoang và độc tố, phải rửa ngay bằng nước sạch và bôi thuốc đặc trị. Trường hợp bị đỏ rát da, chảy mủ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để có cách chữa trị thích hợp.
Xem thêm : Tại sao đàn ông sợ gái đẹp?
Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ phần nào giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về tác hại, cách phòng chống cũng như cách xử lý khi bị kiến ba khoang “đốt”. Hãy nhớ phải luôn giữ bình tĩnh khi gặp phải không chỉ kiến ba khoang mà các loại côn trùng khác để có thể tìm ra cách xử lý tình huống tốt nhất, đảm bảo sức khỏe cho bạn và người xung quanh.