Tìm hiểu lịch sử và đặc điểm của trang phục nữ sinh Nhật Bản

Những bộ quần áo đồng phục là dấu ấn khó phai nhất trong đời học sinh. Đối với các nữ học sinh Nhật Bản, đồng phục đối với họ không chỉ đơn thuần là quần áo mà nó còn là văn hóa, tượng trưng cho tuổi “seishun” (thanh xuân). Các cô gái Nhật Bản rất yêu mến văn hóa đồng phục của họ và thứ trang phục đặc biệt này cũng quy tụ được một lượng fan đông đảo khắp thế giới.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lịch sử và tất cả đặc điểm nổi bật nhất của những bộ đồng phục hết sức đáng yêu này:

Lịch sử hình thành

Đồng phục Nhật Bản đã có tuổi đời tới 150 năm. Nó lần đầu tiên được ra đời vào thời Meiji (Minh Tr)ị với mục đích là nhằm xóa bỏ đi khoảng cách giàu nghèo trong trường học. Kiểu đồng phục đầu tiên là một bộ áo sơ mi đi kèm kimono và quần hakama (quần hakama là kiểu quần giống váy xếp nếp). Bộ đồng phục phong cách thủy thủ nổi tiếng được ra đời vào năm 1920, và tới năm 1980, kiểu áo khoác blazer đổ bộ vào trường học.

Tuy nhiên kiểu thủy thủ và blazer chỉ là kiểu tiêu chuẩn phổ thông nhất mà thôi, thực tế còn nhiều kiểu đồng phục khác nữa như hình dưới đây:


Kiểu thủy thủ

Kiểu thủy thủ


Kiểu Blazer

Kiểu Blazer


Kiểu Bolero

Kiểu Bolero


Kiểu Eton

Kiểu Eton


Kiểu váy overalls

Kiểu váy overalls


Kiểu váy jumper

Kiểu váy jumper


Kiểu váy 2 dây

Kiểu váy 2 dây


Kiểu váy liền mảnh

Kiểu váy liền mảnh

Trường công và trường tư

Hầu hết học sinh bắt đầu mặc đồng phục từ cấp 2 (trừ khi đi học từ trường tiểu học tư). Đồng phục trường tư và trường công của Nhật Bản cũng có nhiều sự khác biệt, ví như đồng phục trường tư thường phức tạp và nhiều món phụ kiện hơn trường công. Tuy nhiên cũng có nhiều trường không hề có quy định đồng phục rõ ràng dù là trường công hay tư.


Easboy là một nhãn hiệu đồng phục học sinh nổi tiếng ở Nhật Bản

Easboy là một nhãn hiệu đồng phục học sinh nổi tiếng ở Nhật Bản

Trong trường hợp đó, học sinh có thể mặc trang phục thông thường, nhưng hầu hết ban gái đều chọn trang phục gần giống đồng phục (gọi là: nanchatte) mà họ có thể mua tại các hãng thời trang có dòng hàng đặc biệt dành cho giới trẻ. Họ có thể chọn váy và nơ nhiều màu khác nhau và phối chúng khá thời trang.

Áo len và vét

Vào mùa đông giá, nữ học sinh Nhật Bản thường mặc áo vét hoặc len. Trừ phi họ có đồng phục quy định của trường, họ thường sẽ tự chọn đồ của riêng mình với màu sắc cơ bản thường là trắng, đen, xám, be. Nhãn hiệu nổi tiếng nhất cho áo len là Uniqlo với rất nhiều máu sắc phong phú và thời trang, khiến các bạn nữ sinh mê mẩn.


Mặc áo liền mũ hoodies bên ngoài cũng là một xu hướng mới

Mặc áo liền mũ hoodies bên ngoài cũng là một xu hướng mới

Tất

Đôi tất mà học sinh Nhật thường đi cũng thay đổi liên tục trong nhiều năm qua. Chúng không chỉ là tất để giữ ấm chân mùa đông mà còn thay đổi tổng thể trang phục. Đôi tất học sinh ngày nay thường có chiều dài ngay dưới đầu gối.

Một kiểu tất khác cũng khá phổ biến là tất dài 2/3 chiều dài tính từ đầu gối đến gót chân.

Xu hướng mới nhất thời gian gần đây là đi những đôi tất thật ngắn, giống như ở những bộ trang phục thông thường.

Ngoài ra có một kiểu tất khá hay ho mà nữ sinh Nhật đang rất ưa chuộng là tất trễ, xếp nhún rất dễ thương.

Giầy

Đương nhiên, nữ sinh Nhật cũng rất quan tâm tới đôi giầy, và thường dùng giầy lười, đế thấp, làm từ da, màu sắc thường là đen và nâu.

Gần đây, các hãng thời trang cũng có phát hành cả giầy lười vơi gót cao một chút để nữ sinh làm dáng tốt hơn.

Một xu hướng mới khác là đi sneaker với đồng phục.

Nơ và cà vạt

Nơ và cà vạt là những món phụ trang khác để thể hiện cá tính của mình. Có rất nhiều khuôn mẫu và thiết kế để các nữ sinh chọn lựa cái mình thích nhất.

Túi sách

Một số trường có túi sách riêng và yêu cầu học sinh sử dụng khi đến trường, một số khác thì không. Kiểu tiêu chuẩn phổ thông thường là túi nylon và da.

Một số bạn gái tập thể thao có thể chọn túi kiểu thể thao.

Đeo balo sau lưng cũng là một hình thức phổ biến gần đây.

World Pegasus là nhãn hiệu túi sách đi học nylon vô cùng phổ biến ở Nhật Bản với rất nhiều màu sắc trong bộ sưu tập.

Bên cạnh đó, túi sách cũng là một thứ để các nữ sinh thể hiện cá tính của mình.

Độ dài váy

Độ dài váy được coi là tuyệt vời nhất là ở mức 15cm trên đầu gối; không quá dài, không quá ngắn, mà là độ đài phù hợp nhất. Nhưng một số trường học có quy định rằng váy phải dài. Trong trường hợp đó, các bạn nữ sẽ sử dụng thắt lưng hoặc gấp nếp váy lên 2 – 3 lần sau khi rời khỏi sân trường để đạt độ dài dễ thương hơn.

Theo Rocketnews24

Top 18 manga fan Nhật Bản sợ rằng sẽ không bao giờ có kết thúc