TÌM HIỂU LỄ HỘI NGHINH ÔNG TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐẦY ĐỦ

Lễ hội nghinh ông là lễ hội độc đáo tại Việt Nam, thường tổ chức tại các địa phương ven biển như Cần Giờ, Phan Thiết Mũi Né, Vũng Tàu… Một lễ hội cần được bảo tồn và giữ gìn các nét văn hoá đặc trưng, du khách khi về với vùng biển nếu có một lần được trải nghiệm lễ hội này, chắc chắn sẽ là kỉ niệm đáng nhớ và khó quên, niềm tụ hào và biết ơn ông cha ta đã có những bản sắc văn hoá còn lưu lại đến hôm nay

Xem thêm

Lễ Hội Ok Om Bok Của Người Khmer Nam Bộ

 

LỄ HỘI NGHINH ÔNG TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM

Việt Nam ta vốn dĩ nhiều lễ hội,và ngay cả mỗi địa phương cũng có những lễ hội đặc trưng, trong đó lễ hội nghinh ông được tổ chức một số địa phương như Cần Giờ, Phan Thiết Mũi Né, Vũng Tàu, và một số tỉnh miền tây Bến Tre, Vàm Láng, Phú Quốc, Bạc Liêu… Hầu như các địa phương đều có ngày tổ chức và ý nghĩa tương đối giống nhau, nên Du Lịch Cảnh Việt sẽ gửi đến quý vị chi tiết về Lễ Hội Nghinh Ông Cần Giờ để quý vị có cái nhìn tổng thể hơn
Trải nghiệm thực tế Trong Tour Miền Tây

Lễ Hội Nghinh Ông người dân vùng biển 

 

  1. Hoạt Động Lễ Hội Nghinh Ông tại huyện Cần Giờ

Theo một số tài liệu, Lễ hội Nghinh Ông diễn ra vào trung tuần tháng Ba âm lịch, nhưng từ 1914, ngư dân Cần Giờ đã chuyển lễ hội vào trung tuần tháng Tám để thuận tiện cho việc đánh bắt thủy hải sản. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 8 âm lịch, với nhiều hoạt động cho cả phần lễ lẫn phần hội.
Phần lễ được tổ chức trang nghiêm và long trọng tại di tích Lăng Ông Thủy Tướng và vùng biển thuộc thị trấn Cần Thạnh. Các hoạt động của phần Lễ được Nguyễn Minh Nguyệt mô tả chi tiết trong bài viết đăng trên trang web của Sở Văn Hóa và Thể Thao tp. Hồ Chí Minh:

            *Ngày 15 tháng 8 âm lịch: gồm các chương trình lễ sau: Lễ Thượng Kỳ, Lễ mừng công ngư dân Cần Giờ, Lễ cúng bạn cũ lái xưa, Lễ Cầu An; trong đó, Lễ Thượng Kỳ là nghi thức lễ mở đầu cho Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ. Tuy nhiên, hiện nay Lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ Rừng Sác được bổ sung vào và tổ chức trước khi thực hiện Lễ Thượng Kỳ nhằm tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ và những ngư dân đã hy sinh trên biển.

Ngày 17 tháng 8 âm lịch là ngày kết thúc lễ hội. Nguyễn Minh Nguyệt mô tả trong bài viết đăng trên web của Sở Văn Hóa và Thể Thao tp. HCM như sau:
….tất cả các ban chủ sự đứng ra làm Đại lễ cổ truyền, sau đó là Lễ Tạ ơn Thần Nam Hải (Cá Ông), đây cũng là nghi lễ bế mạc Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Song song với các hoạt động “Lễ” diễn ra trong 3 ngày là các hoạt động vui chơi mang tính “Hội” của cư dân địa phương diễn ra tại nhiều địa điểm của huyện Cần Giờ. Nhiều chương trình văn nghệ được tổ chức, đa phần là các gánh hát từ thành phố được mời về biểu diễn. Ngoài ra có các trò chơi dân gian như Đá bóng cà kheo, Thả chài, Bắt vịt trên biển, Trói cua….. Theo trang Web của Sở Văn Háo Thể Thao tp HCM “Thời gian gần đây, lễ hội được tổ chức thêm một số hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh như: đánh bi sắt, chạy marathon, cờ tướng, bóng chuyền bãi biển, triễn lãm thành tựu nghề biển và các ngành nghề khác của địa phương, qua đó tạo điều kiện cho khách tham dự giao lưu với ngư dân”. Vì lễ hội Nghinh Ông diễn ra trùng với Tết Trung Thu, nên từ năm 2011, Ban Tổ Chức đã kết hợp tổ chức rước đèn cho các em thiếu nhi, mời các đoàn Lân – Sư – Rồng chuyên nghiệp từ thành phố về giúp vui. Khuya ngày thứ hai của lễ hội có “thêm hội thả diều đèn nghệ thuật vào lúc 22 giờ do Câu lạc bộ diều Sài Gòn biểu diễn. Đặc biệt, trên vùng biển Cần Giờ có tổ chức Hội hoa đăng vào lúc 23 giờ ngày 15 tháng 8 âm lịch, đã thu hút đông đảo bà con ngư dân tham gia.” (Nguyễn Minh Nguyệt, Website Sở Văn hóa-Thể Thao tp HCM)
 

      2. Công tác tổ chức lễ hội

Để tổ chức lễ hội Nginh Ông Cần Giờ năm 2019, UBND thành phố HCM đã ban hành Kế hoạch số 3504/KH-UBND với các tiêu chí:

  • An toàn tuyệt đối, lành mạnh, tiết kiệm,
  • Đảm bảo an toàn giao thông
  • Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo tinh thần Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị và Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc Chương trình sự kiện.


Hoạt động lễ hội nghinh ông tại Cần Giờ

 

Hoạt động lễ hội nghinh ông tại Cần Giờ

Vì đây là bản kế hoạch đăng trên website cho công chúng nên có nhiều thông tin không được đăng tải. Cá nhân chúng tôi thấy để tổ chức một lễ hội cần thêm các bước sau:

  • Dự đoán số du khách đến địa phương tham dự lễ hội: Đây là khâu quan trọng nhất để có thể làm tốt các khâu khác như dự trù chi phí, kế hoạch cung cấp các dịch vụ, kế hoạch an toàn giao thông, an ninh xã hội, rác thải…..
  • Dụ trù kinh phí – Kế hoạch huy động kinh phí: Căn cứ vào dự báo số lượng du khách, căn cứ vào kế hoạch lễ hội, căn cứ vào các hoạt động của lễ hội để tính ra chi phí cần thiết. Có kế hoạch huy động kinh phí: một phần kinh phí do nhà nước hổ trợ, một phần vận động các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài địa phương đóng góp, một phần từ nguồn đấu thầu các dịch vụ, cho thuê mặt bằng để kinh doanh trong thời gian lễ hội, một phần do chính các ngư dân tự nguyện đóng góp (lễ vật ….), ngoài ra phải kể đến số tiền thu được từ thùng Công đức đặt tại Lăng Ông Nam Hải (Đền thờ Cá Ông)
  • Truyền thông sự kiện: Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội địa phương, nhưng bản thân lễ hội đã có sức hút mạnh mẽ. Ban tổ chức chỉ cần họp báo thông báo sự kiện, đăng thông tin và chương trình lễ hội lên website là đủ để truyền thông.
  • Lực lượng an ninh trật tự, phân luồng giao thông, xử lý rác thải, xử lý các tệ nạn làm ảnh hưởng lễ hội và hình ảnh địa phương như chặt chém du khách….
  • Kế hoạch cung cấp dịch vụ, đấu thầu dịch vụ….như lưu trú, ăn uống, mua sắm, dịch vụ vui chơi, giải trí, giữ xe……

Tham khảo thêm 

TOUR MIỀN TÂY TỪ SÀI GÒN

Tham khảo thêm 

TOUR MIỀN TÂY TỪ CÁC TỈNH

Theo một số tài liệu, Lễ hội Nghinh Ông diễn ra vào trung tuần tháng Ba âm lịch, nhưng từ 1914, ngư dân Cần Giờ đã chuyển lễ hội vào trung tuần tháng Tám để thuận tiện cho việc đánh bắt thủy hải sản. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 8 âm lịch, với nhiều hoạt động cho cả phần lễ lẫn phần hội.Phần lễ được tổ chức trang nghiêm và long trọng tại di tích Lăng Ông Thủy Tướng và vùng biển thuộc thị trấn Cần Thạnh. Các hoạt động của phần Lễ được Nguyễn Minh Nguyệt mô tả chi tiết trong bài viết đăng trên trang web của Sở Văn Hóa và Thể Thao tp. Hồ Chí Minh:*Ngày 15 tháng 8 âm lịch: gồm các chương trình lễ sau: Lễ Thượng Kỳ, Lễ mừng công ngư dân Cần Giờ, Lễ cúng bạn cũ lái xưa, Lễ Cầu An; trong đó, Lễ Thượng Kỳ là nghi thức lễ mở đầu cho Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ. Tuy nhiên, hiện nay Lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ Rừng Sác được bổ sung vào và tổ chức trước khi thực hiện Lễ Thượng Kỳ nhằm tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ và những ngư dân đã hy sinh trên biển.Ngày 16 tháng 8 âm lịch (tức là ngày thứ hai của lễ hội Nghinh Ông) là ngày lễ chính. Trọng tâm của ngày này là Lễ Nghinh Ông. Ngư dân sẽ rước kiệu của Ông từ Lăng Ông Thủy Quân (lăng Ông Nam Hải) ra biển, lên thuyền ra khơi để cúng. Sau buổi cúng trang trọng trên biển, ngư dân lại rước Ông về Lăng Ông Thủy Quân. Sau khi đoàn Nghinh Ông quay về thì Lễ Túc Yết (gồm lễ Xây Chầu võ và lễ Đại Bội) được tổ chức tại Lăng Ông Thủy Tướng.Ngày 17 tháng 8 âm lịch là ngày kết thúc lễ hội. Nguyễn Minh Nguyệt mô tả trong bài viết đăng trên web của Sở Văn Hóa và Thể Thao tp. HCM như sau:….tất cả các ban chủ sự đứng ra làm Đại lễ cổ truyền, sau đó là Lễ Tạ ơn Thần Nam Hải (Cá Ông), đây cũng là nghi lễ bế mạc Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.Song song với các hoạt động “Lễ” diễn ra trong 3 ngày là các hoạt động vui chơi mang tính “Hội” của cư dân địa phương diễn ra tại nhiều địa điểm của huyện Cần Giờ. Nhiều chương trình văn nghệ được tổ chức, đa phần là các gánh hát từ thành phố được mời về biểu diễn. Ngoài ra có các trò chơi dân gian như Đá bóng cà kheo, Thả chài, Bắt vịt trên biển, Trói cua….. Theo trang Web của Sở Văn Háo Thể Thao tp HCM “Thời gian gần đây, lễ hội được tổ chức thêm một số hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh như: đánh bi sắt, chạy marathon, cờ tướng, bóng chuyền bãi biển, triễn lãm thành tựu nghề biển và các ngành nghề khác của địa phương, qua đó tạo điều kiện cho khách tham dự giao lưu với ngư dân”. Vì lễ hội Nghinh Ông diễn ra trùng với Tết Trung Thu, nên từ năm 2011, Ban Tổ Chức đã kết hợp tổ chức rước đèn cho các em thiếu nhi, mời các đoàn Lân – Sư – Rồng chuyên nghiệp từ thành phố về giúp vui. Khuya ngày thứ hai của lễ hội có “thêm hội thả diều đèn nghệ thuật vào lúc 22 giờ do Câu lạc bộ diều Sài Gòn biểu diễn. Đặc biệt, trên vùng biển Cần Giờ có tổ chức Hội hoa đăng vào lúc 23 giờ ngày 15 tháng 8 âm lịch, đã thu hút đông đảo bà con ngư dân tham gia.” (Nguyễn Minh Nguyệt, Website Sở Văn hóa-Thể Thao tp HCM)Để tổ chức lễ hội Nginh Ông Cần Giờ năm 2019, UBND thành phố HCM đã ban hành Kế hoạch số 3504/KH-UBND với các tiêu chí:Một bản kế hoạch đã được soạn thảo cho 3 ngày lễ hội (14-16 tháng tám Âm lịch) với các hoạt động cụ thể, thời gian, địa điểm, cơ quan/nhân sự phụ trách và thành phần tham dự. Mỗi hoạt động lại có một bản kế hoạch chi tiết do chính cơ quan/đơn vị phụ trách soạn thảo và điều hành. (Xin xem phần Phụ lục)Vì đây là bản kế hoạch đăng trên website cho công chúng nên có nhiều thông tin không được đăng tải. Cá nhân chúng tôi thấy để tổ chức một lễ hội cần thêm các bước sau: