Tìm hiểu kỹ năng diễn thuyết – nói chuyện trước công chúng
Diễn thuyết trước công chúng là nghệ thuật nói chuyện nhằm gây ảnh hưởng hoặc gây cười cho thính giả. Trong diễn thuyết, cũng giống bất cứ hình thức truyền thông nào khác, có năm yếu tố căn bản thường được biểu thị như sau, “ai đang nói điều gì với ai và đang sử dụng phương tiện nào để gây ra kết quả gì?”.
Xem thêm:
>> Kỹ năng làm MC dẫn chương trình – Tự tin thuyết trình
>> Bí quyết học kỹ năng thuyết trình nhanh nhất
Mục tiêu của nghệ thuật diễn thuyết có thể kể từ việc chuyển tải thông tin đến hô hào lôi kéo công chúng hiểu ra vấn đền và đi đến hành động, hoặc chỉ đơn giản là kể một câu chuyện. Một nhà hùng biện tài năng không chỉ cung cấp thông tin cho người nghe mà còn có thể làm thay đổi cảm xúc của họ. Ví dụ: ở nước ngoài tranh cử tổng thống, kêu gọi mọi người tắt đèn hưởng ứng “Giờ trái đất” để bảo vệ môi trường, ở việt nam phát động phong trào thi đua học tập làm theo lời Bác, kêu gọi thanh niên lên đường nhập ngũ…
Nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng, cũng như các bài diễn văn, đã có từ thời xa xưa. Quyển sách giáo khoa đầu tiên về chủ đề này được viết hơn 2.400 năm trước, những nguyên lý được trình bày cặn kẽ trong đó đã được đem vào ứng dụng qua trải nghiệm của những nhà hùng biện Hy Lạp cổ đại.
Từ thời Ai Cập cổ đại, người ta đã biết đào luyện nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng.[1] Trong các môn học kinh điển ở Hi Lạp và La Mã, thuật hùng biện (soạn và trình bày các bài diễn văn) chiếm phần chính, và là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống thường nhật, ở nơi công cộng hoặc chỗ riêng tư.
Thuật hùng biện cũng được xem là một phần trong giáo dục đại học tổng quan suốt thời Trung Cổ và thời Phục hưng. Bất cứ ai muốn thành công tại tòa án, trong chính trường, hay trong đời sống xã hội đều phải học biết kỹ thuật nói chuyện trước đám đông.
Bạn có thể tôi luyện kỹ năng diễn thuyết bằng cách gia nhập các câu lạc bộ như: MC dẫn chương trình tự tin thuyết trình hay các câu lạc bộ hùng biện…, ở đó thành viên có cơ hội thực hành để phát triển kỹ năng nói chuyện trước đám đông. Thành viên có thể học hỏi bằng cách quan sát và thực hành, cũng như trau dồi kỹ năng của mình bằng cách tiếp thu những hướng dẫn sau khi thực tập. Các kỹ năng này gồm có:
• Thuật hùng biện
• Động tác hình thể
• Luyện giọng
• Lựa chọn từ ngữ
• Đọc ghi chú
• Khai thác tính hài hước
• Tương tác với thính giả