Tìm hiểu khái niệm phá sản doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Tìm hiểu khái niệm về phá sản doanh nghiệp
Phá sản là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường và nó cũng có những ý nghĩa nhất định đối với kinh tế – xã hội. Luật phá sản 2014 được ban hành nhằm mục đích ứng dụng cho các sự cố của nền kinh tế. Nó không chỉ là luật để đào thải các doanh nghiệp yếu kém mà còn nhằm mục đích khôi phục lại sự cân bằng về cán cân thanh toán thị trường. Vậy phá sản doanh nghiệp là gì? Kính mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây của Luật Phamlaw chúng tôi.
1. Khái niệm phá sản doanh nghiệp
Phá sản là một thuật ngữ bắt nguồn từ chữ “Banca Rotta” trong tiếng La mã cổ, nó có nghĩa là “chiếc ghế bị gẫy”, thuật ngữ này đã được lý giải tưới nhiều cách hiểu khác nhau, tuy nhiên cuối cùng mục đích của các khái niệm này hướng đến đều là áp dụng để chỉ sự đổ vỡ trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại với nhiều cạnh tranh, thách thức, phá sản doanh nghiệp là một hiện tượng kinh tế – xã hội tồn tại một cách khách quan như một điều tất yếu. Nó hiện hữu như một sản phẩm của quá trình đã được chọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trường.
Luật Phá sản năm 2014 đưa ra định nghĩa mang tính pháp lý về phá sản tại khoản 2 điều 4: “Phả sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định chuyên bố phá sản.”. So với Luật Phá sản năm 2004 thì Luật Phá sản năm 2014 đã hoàn thiện quy định về pháp luật phá sản khi đưa ra được các khái niệm pháp lý về tình trạng phá sản và mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Từ đó giúp các chủ thể có liên quan đến quan hệ pháp luật về phá sản có thể hình dung đầy đủ và rõ ràng hơn về phá sản
Như vậy, tìm hiểu khái niệm về phá sản doanh nghiệp trên đây có thể thấy về mặt pháp lý, khái niệm “phá sản” có thể được hiểu theo hai khía cạnh sau đây:
Một là, phá sản là tình trạng một tổ chức kinh doanh bị mất khả năng thanh toán và bị tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản. Hậu quả của quyết định này là sự chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp.
Hai là, phá sản là thủ tục pháp lý liên quan đến một tổ chức kinh doanh để giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của tổ chức đó. Thủ tục pháp lý này được quy định bởi Luật phá sản và pháp luật có liên quan được tiến hành từ khi có dấu hiệu tổ chức kinh doanh đó lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và quá trình giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán được thực hiện có thể đưa đến những hệ quả khác nhau là phục hồi tổ chức kinh doanh hoặc thanh lý tài sản và chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh doanh.
2. Tìm hiểu khái niệm về phá sản doanh nghiệp cho thấy những ảnh hưởng, tác động của phá xấu doanh nghiệp
Chúng ta nên nhìn nhận phá sản hiện hữu như một sản phẩm của quá trình đã được chọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trưởng trong đó nó có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực khi xem xét các tác động của chúng trên các phương diện sau:
Về mặt kinh tế, những hậu quả tiêu cực mà phá sản mang đến đối với một doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trường ngày nay là vô cùng lớn, nó không chỉ là sự kết thúc của riêng một doanh nghiệp mà đôi khi nó còn là sự chấm hết của nhiều doanh nghiệp khác có sự liên kết, hợp tác làm ăn cùng nhau. Điều này đồng nghĩa với việc khi một doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì nghĩa là nó sẽ tham gia vào quá trình phân công lao động của lĩnh vực, ngành nghề đó càng sâu rộng số lượng bạn hàng đông thì khi nó phá sản đều tất yếu đầu tiên là sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp đó, thứ hai là những doanh nghiệp được gọi là bạn hàng của nó. Điều đáng tiếc có thể xảy ra đó là nó sẽ kéo theo sự phá sản của một loạt các doanh nghiệp khác, mà người ta thường gọi là “hiệu ứng Domino” – phá sản dây truyền. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bản thân việc phá sản doanh nghiệp lại là một giải pháp hữu hiệu trong việc “cơ cấu lại” nền kinh tế, góp phần duy trì sự tồn tại của những doanh nghiệp đi sức đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng nghiệt ngã.
Về mặt pháp lý, một doanh nghiệp sau khi được đăng ký kinh doanh là có tư cách của một chủ thể kinh doanh để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Tư cách chủ thể kinh doanh chỉ có thể chấm dứt khi doanh nghiệp bị giải thể hoặc bị phá sản. Nếu giải thể là một thủ tục hành chính do cơ quan hành chính thực hiện hoặc chấp thuận trong quá trình giám sát việc giải thể, thì thủ tục phá sản lại là một thủ tục “đặc biệt”.
Tuy nhiên thủ tục này với kết quả là ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản chỉ có nghĩa là xác nhận một tình trạng đã sẵn có từ trước. Chính vì vậy, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là căn cứ để tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản. Quyết định này của tòa án gây hậu quả xấu về nhiều mặt cho nhiều đối tượng nhất là cho con nợ, ảnh hưởng xấu đến danh dự uy tín của nhà kinh doanh trên thương trường đồng thời hạn chế quyền quản lý tài sản và quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Chính vì vậy, xác định mất khả năng thanh toán có ý nghĩa quan trọng bởi nếu nhà lập pháp đưa căn cứ xác định không hợp lý sẽ gây hại không những cho từng thương nhân cụ thể, cho các chủng mà còn cho cả nền kinh tế nói chung
Về mặt xã hội, phá sản doanh nghiệp để lại nhiều hậu quả tiêu cực cho xã hội. Trước hết, phá sản doanh nghiệp làm tăng số lượng những người thất nghiệp và làm cho sức ép về việc làm ngày càng lớn, đặc biệt là các đô thị lớn và các khu công nghiệp. Trên thực tế, gánh nặng giải quyết việc làm, đào tạo lại nghĩ cho những người thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp lại được chuyển giao cho Nhà nước. Mặt khác, tỷ trọng người thất nghiệp cao do phá sản luôn ẩn chứa những nguy cơ bất ổn định về mặt xã hội và nếu như không giải quyết kịp thời sẽ trở thành nguyên nhân của các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên xét trên khía cạnh tích cực, một doanh nghiệp đã không còn đủ khả năng hoạt động nữa thì việc phá sản đúng thời đêm sẽ giúp cho các chủ thể khác như người lao động cơn nợ có thể thu hồi lại được những khoản nợ mà doanh nghiệp vẫn nợ còn hơn việc cử hoạt động “lay lắt” và đến khi có tuyên bố phá sản thì cũng không còn đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ này
Về mặt chính trị, mặt tiêu cực có thể nhìn thấy chính là phá sản dây truyền sẽ có thể dẫn tới sự suy thoái và khủng hoảng nền kinh tế quốc gia, thậm chí là khủng hoảng kinh tế khu vực và đây là nguyên nhân dẫn đến những khủng hoảng sâu sắc về chính trị. Tuy nhiên xét về mặt tích cực việc cạnh tranh đào thải những doanh nghiệp yếu kém trên thị trường cũng sẽ gúp đẩy mạnh hoạt động đa dạng trong nền kinh tế, từ đó tạo những nền tảng vững chắc cho quốc gia xây dựng nền chính trị ổn định.
Với những phân tích đã nêu ở trên có thể nhận định phá sản doanh nghiệp chính là một hiện tượng xã hội bao gồm cả mặt tiêu cực và mặt tích cực, tuy nhiên nếu xét về tổng thể các lợi ích và nguy cơ mang lại khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, những tiêu cực có thể xảy ra vẫn lớn hơn rất nhiều điều này cho thấy cần phải hạn chế và ngăn chặn tới mức tối đa việc tuyên bố phá sản một doanh nghiệp. Nói cách khác, phá sản phải được xem là sự lựa chọn cuối cùng đối với các doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản. Bởi những tích cực có thể nhìn thấy thì chưa thể hiện xác định được rõ ràng nhưng hậu quả khó lường mà phá sản mang lại sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực từ sự khủng hoảng của nền kinh tế thị trường đến những tác động không tốt lên xã hội từ đó có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những khủng hoảng sâu sắc về chính trị.
3. Bản chất của phá sản doanh nghiệp
Khi một doanh nghiệp không thể trả được các khoản nợ đến hạn mà nó đã vay của các chủ nợ khác nhau thì theo quy ảnh của Luật Phá sản năm 2014 chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó. Thực chất, chúng ta có thể hiểu việc chủ nợ nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đang mắc nợ họ được coi là nhờ một cơ quan trung gian đòi nợ hộ khí họ không còn một cách giải quyết nào khác để có thể thu hồi được khoản nợ của họ. Do vậy, bản chất của phá sản theo cách điều này thì chính là một thủ tục đòi nợ (đối với chủ nợ) và thanh toán nợ (đối với doanh nghiệp mắc nợ). Việc phá sản được xem là một thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ đặc biệt và một số lý do như sau:
Một là, việc đòi nợ và thanh toán nợ trong phá sản được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian, đó là Tòa án. Nếu như trong đội nợ dân sự chỉ tồn tại chủ nợ và con nợ và việc thanh toán tiền nợ chỉ đơn giản là vay gì trả đấy, ai nợ thì đòi người đó. Thì trong phá sản Tòa án sẽ đại diện cho chủ nợ để đòi nợ và đại diện cho con nợ để trả nợ, với vai trò là cơ quan trung gian, đúng ra giải quyết các vấn đề về nợ cho cả con nợ và chủ nợ theo các quy định của Luật Phá sản.
Hai là, việc đòi nợ và thanh toán nợ trong phá sản là thủ tục đòi nợ mang tính tập thể. Tính tập thể ở đây được hiểu khi doanh nghiệp hoạt động nó hợp tác với nhiều doanh nghiệp khác, đồng thời để có vốn kinh doanh nó có thể vay tiền của nhiều ngân hàng khác nhau do vậy một khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì nó không đơn thuần như thủ tục đòi nợ dân sự chỉ mang tính đơn lẻ giữa chủ nợ và con nợ, mà nó diễn ra đồng thời giữa các chủ nợ và con nợ.
Ba là, việc thanh toán nợ dựa trên cơ sở tài sản còn lại của doanh nghiệp (từ trường hợp doanh nghiệp tư nhân). Khác với việc thanh toán nợ trong các giao cách dân sự nghĩa là vay bao nhiêu trị bằng ấy, hoặc nếu như có sự thỏa thuận thống nhất giữa các bên thì có thể trả bằng một tài sản khác, tuy nhiên điều quan trọng là tài sản đã vay và tài sản phải tương đương về giá trị. Nhưng việc thanh toán nợ trong phá sản thì không việc thanh toán phải dựa trên cơ sở số tài sản mà doanh nghiệp đó còn lại. Nếu như số tài sản của doanh nghiệp có thể đảm bảo trả hết tất cả các khoản nợ của các chủ nợ thì việc các chủ nợ nhận lại được toàn bộ số minh đã cho vay là điều đương nhiêu tuy nhiên nếu tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ để trả hết các khoản nợ cho các chủ nợ thì họ chỉ nhận lại được khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng với số tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Bốn là, việc thanh toán nợ chỉ được diễn ra vào thời điểm Tòa án ra quyết ảnh tuyên bố phá sản. Nếu như việc đòi nợ theo thủ tục dân sự chủ nợ có thể đời con nợ vào bất cứ lúc nào, thì thủ tục đòi nợ trong phá sản không phải mọi thời điểm con nợ đều được trả nợ cho chủ nợ. Doanh nghiệp mắc nợ chỉ được thanh toán các khoản nợ không bảo đảm cho các chủ nợ không bảo đảm và bảo đảm một phần sau khi có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án. Đối với khoản nợ có bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp cũng bị tạm ảnh chỉ theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị.
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn chính là dấu hiệu pháp lý căn bản của tình trạng phá sản, phá sản chính là bước cuối cùng mà sau khi doanh nghiệp đã tìm tất cả các biện pháp có thể được để cứu vãn tình hình nhưng không thành công sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết nêu trên mà vẫn gặp khó khăn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ quá hạn thì doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và phải được xử lý phá sản theo quy định của pháp luật.
Chính vì vậy, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là căn cứ để Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản. Quyết định này của Tòa án gây hậu quả xấu về nhiều mặt cho nhiều đối tượng nhất là cho con nợ, ảnh hưởng xấu đến danh dự uy tín của nhà kinh doanh trên thương trường đồng thời hạn chế quyền quản lý tài sản và quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Vì vậy, xác định “mất khả năng thanh toán” có ý nghĩa quan trọng bởi nếu nhà lập pháp đưa căn cứ xác định không hợp lý sẽ gây hại không những cho từng thương nhân cụ thể, cho các chủ nợ mà còn cho cả nền kinh tế nói chung. Bản chất của tình trạng mất khả năng thanh toán là việc con nợ không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của mình. Về cơ bản khi con nợ ngừng trả nợ thì coi như là đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và lúc đó, các chủ nợ đã có cơ sở pháp lý để làm đơn yêu cầu Tòa án thụ lý và giải quyết vụ việc phá sản. Tuy nhiên, tùy quan điểm của mỗi quốc gia và ở mỗi thời kỳ khác nhau đặc biệt là tùy thuộc vào mục tiêu của luật phá sản là bảo vệ chủ nợ hay con nợ, có đặt mục tiêu phục hồi doanh nghiệp hay không mà luật pháp các nước, trong những giai đoạn khác nhau có thể đưa ra tiêu chí cụ thể để xác định tình trạng phá sản là khác nhau.
Trên đây là bài viết về Tìm hiểu khái niệm về phá sản doanh nghiệp ? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.
Tìm hiểu khái niệm về phá sản doanh nghiệp – Luật Phamlaw
5.0