Tìm hiểu GDN là gì? Cẩm nang về Google Display Network
Tìm hiểu GDN là gì? Cẩm nang về Google Display Network
GDN (Google Display Network) là gì? GDN hoạt động như thế nào? Những ưu điểm và nhược điểm của GDN là gì? Tối ưu hóa quảng cáo trên GDN ra sao?
Đối với những doanh nghiệp thường xuyên sử dụng dịch vụ Google Ads chắc chắn không còn xa lạ gì với khái niệm GDN. Những chiến dịch tiếp thị trực tuyến chắc chắn sẽ dễ dàng hơn với công cụ này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu toàn bộ thông tin về GDN là gì trong bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu GDN là gì?
GDN là viết tắt của Google Display Network – hệ thống mạng lưới những website khổng lồ trên Internet. Với công cụ này cho phép nhà quảng cáo có thể trực tiếp thực hiện các chiến dịch truyền thông, quảng cáo bằng banner thông qua Google về sản phẩm, dịch vụ của mình.
Tìm hiểu khái niệm về GDN – Google Display Network
Những khái niệm liên quan tới GDN
Khi nhắc đến GDN, người ta còn thường nhắc đến Google Search Network và Google Display Network. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người chưa hiểu rõ và phân biệt hai khái niệm này.
Google Ads Search là gì?
Google Ads Search là Google Search Network, hiệu theo nghĩa đơn giản là một công cụ quảng cáo tìm kiếm đến từ Google. Với công cụ người, người quảng cáo sẽ quảng cáo thông qua hệ thống tìm kiếm của Google.
Theo đó, người dùng khi tìm kiếm từ khóa sẽ nhìn sẽ quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của người quảng cáo. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đảm bảo mục tiêu kinh doanh.
Google Ads Display là gì?
Google Ads Display chính là Google Display Network. Khác với Google Ads Search, người quảng cáo sẽ thiết lập quảng cáo thông qua các banner hiển thị trên các website mỗi khi người dùng truy cập vào.
Ví dụ, người dùng sẽ nhìn thấy những hình ảnh, banner, câu quảng cáo,… từ doanh nghiệp khi họ truy cập vào các website mua sắm hay website tin tức bất kỳ. Đây là một hình thức tương đối phổ biến và được dùng doanh nghiệp dùng quảng cáo hiện nay.
Vị trí quảng cáo của GDN là gì?
Tùy từng mục đích của dự án truyền thông mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn vị quảng quảng cáo của GDN phù hợp trên các nền tảng mạng Internet. Một số vị quảng cáo của GDN hiện nay được sử dụng phổ biến như:
- Tại giao diện tìm kiếm từ khóa
- Trên những website cụ thể liên quan đến sản phẩm, dịch vụ quảng cáo
Tùy thuộc vào sở thích, quan tâm của khách hàng để lựa chọn vị trí quảng cáo khác phù hợp nhất.
Những vị trí quảng cáo của GDN – Google Display Network
Phương thức hoạt động GDN là gì?
Hiện nay Google Display Network đang hoạt động theo 2 phương thức chủ yếu. Sau đây hãy cùng tìm hiểu chi tiết 2 phương thức hoạt động của GDN là gì nhé!
Quảng cáo theo ngữ cảnh
Dựa trên từ khóa và chủ đề được phía quảng cáo lựa chọn, những nội dung tương tự, có liên quan sẽ được dùng để quảng bá, tiếp cận tới người dùng. Google sẽ cung cấp công cụ để phân tích chủ đề của các website và lựa chọn website có tỷ lệ trùng với từ khóa, chủ đề đã chọn. Từ đó Google sẽ đề xuất những website phù hợp để đăng quảng cáo của bạn.
Chọn chính xác website
Ngoài việc sử dụng công cụ tìm kiếm website từ phía Google, bạn cũng hoàn toàn có thể tự mình lựa chọn những website phù hợp với từ khóa, chủ đề mà mình đã chọn. Bằng việc tự phân tích sự tương thích giữa hai yếu tố này hiển thị quảng cáo đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Phương thức hoạt động của GDN: quảng cáo theo ngữ cảnh & chọn website
Vì sao nên sử dụng Google Ads Display?
Hiện nay có rất nhiều công cụ được dùng đảm bảo cho chiến dịch quảng cáo trực tuyến của các doanh nghiệp hiệu quả hơn. Vậy đâu là lý do khiến nhiều người vẫn ưu tiên sử dụng Google Ads Display? Những lợi ích của công cụ này là gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm về lý do nên chọn Google Ads Display nhé!
Khả năng tiếp cận người dùng cao
Với công cụ Google Ads Display, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm với độ phủ sóng của Google, những chiến dịch quảng bá của bạn sẽ có cơ tỷ lệ xuất hiện và tỷ lệ click xem quảng cáo nhiều hơn.
Giúp giảm bớt chi phí CPC
Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng chạy quảng cáo trên Google nằm ở hệ thống CPC. Với CPC – Cost Per Click, doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát được hàng hóa và lượng tiền của doanh nghiệp mình. Từ đó có thể hạn chế tối đa chi phí CPC cho doanh nghiệp.
Giảm bớt chi phí CPC với Google Ads Display
Đa dạng nhiều mức giá để linh hoạt lựa chọn
PPC là công cụ quảng cáo thông qua từng mức giá. Do đó, tùy thuộc vào khả năng tài chính của mình mà doanh nghiệp sẽ trả theo từng click. Công cụ này giúp quản lý, tiết kiệm và tối ưu hiệu quả chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp.
Sử dụng Ads hình ảnh
Công cụ PPC giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức quảng cáo thông qua hình ảnh – một hình thức quảng cáo phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Với hình ảnh giúp tiếp cận nhanh chóng và sự tương tác với khách hàng tăng hiệu quả cao hơn.
Remarketing Ads
Lý do khác để sử dụng GDN là gì? Đó chính là Remarketing Ads – với ưu điểm này doanh nghiệp sẽ chủ động tạo ra những chiến dịch quảng cáo phù hợp dựa trên lịch sử truy cập website. Từ đó đảm bảo đảm tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo nhưng vẫn có thể kéo truy cập cho website hiệu quả nhất.
>>Xem thêm: Chi tiết 4 cách chặn quảng cáo Facebook đơn giản hiệu quả 100%
Những nhược điểm của GDN là gì?
Bên cạnh những ưu điểm, GDN hay Google Ads Display vẫn có một số nhược điểm. Vậy những nhược điểm cụ thể của công cụ này đối với những chiến dịch quảng bá của doanh nghiệp là gì?
Những nhược điểm của GDN hiện nay đang có là gì?
Không thể kiểm soát lượt hiển thị cho quảng cáo
Nhược điểm đầu tiên của GDN đó chính là không thể kiểm soát chi tiết từng lượt hiển thị cho các quảng cáo của doanh nghiệp. Cụ thể, việc lựa chọn website sẽ dựa trên công cụ phân tích của Google.
Do đó, nhiều trường hợp quảng cáo có thể hiển thị trên nhiều website không uy tín. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới bộ mặt của doanh nghiệp, cũng như hình ảnh sản phẩm, dịch vụ đang được quảng bá.
Quảng cáo có thể không thực sự liên quan đến website
Mặc dù những công cụ phân tích của Google Ads luôn đảm bảo đưa ra những website phù hợp nhất để hiển thị quảng cáo. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào cũng có thể đưa ra những website phù hợp theo mong muốn của doanh nghiệp đối với chiến dịch quảng bá của mình.
Doanh nghiệp vẫn có thể khắc phục được nhược điểm này bằng việc tự động lọc, loại bỏ những website không liên quan để đảm bảo sự tương thích giữa sản phẩm, dịch vụ quảng cáo của mình với website quảng cáo.
Không thể trực tiếp điều chỉnh hành vi của khách hàng
Do GDN không tập trung vào một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể, tức là quảng cáo sẽ được hiển thị mà với tất cả người dùng truy cập Internet trên các website thay vì hiển thị theo nhu cầu của họ. Vì vậy, việc điều chỉnh hành vi của khách hàng được đánh giá là tương đối khó.
Tìm hiểu những loại Google Ads Display
Những loại quảng cáo GDN là gì? Hiện Google Ads Display có những loại quảng cáo nào? Sau đây là những loại quảng cáo mà Google Ads Display cung cấp cho các chiến dịch quảng bá của doanh nghiệp.
Những loại Google Ads Display cung cấp cho các chiến dịch quảng bá
Text Ads
Text Ads là một dạng quảng cáo văn bản. Theo đó, hình thức quảng cáo này sẽ tương tự như Search Network, cụ thể gồm: 1 tiêu đề và 2 dòng nội dung quảng cáo.
Image Ads
Image Ads là hình thức sử dụng hình ảnh để quảng cáo. Những hình ảnh này cũng sẽ được đặt tại những vị trí dành riêng cho Ads trên những website. Bên cạnh đó, hình ảnh được chạy quảng cáo cũng sẽ được tùy chỉnh bố mục, màu nền tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Rich Media Ads
Rich Media Ads là hình thức quảng cáo đa phương tiện trong Google Ads Display. Tùy thuộc vào người dùng và cách người dùng tương tác với quảng cáo, Google sẽ đưa ra hình thức quảng cáo phù hợp nhất.
Video Ads
Loại quảng cáo cuối cùng của GDN là gì? Đó chính là Video Ads – quảng cáo video. Đây là loại quảng cáo thường dùng để quảng cáo những video trên Youtube với nền tảng Google Ads Display.
Các loại kích thước của Google Ads Display
Hiện tại trên Google, từng website sẽ có bố cục được sắp xếp khác nhau. Do đó, khi sử dụng công cụ Google Ads Display, người quảng cáo hay những doanh nghiệp cũng sẽ phải lựa chọn kích thước cho vùng hiển thị quảng cáo của mình.
Hiện nay, một số loại kích thước phổ biến của Google Ads Display dựa trên bố cục của các website cụ thể như sau:
Kích thước hình vuông và hình chữ nhật
- 200 × 200 Hình vuông nhỏ
- 240 × 400 Hình chữ nhật dọc
- 250 × 250 Hình vuông
- 250 × 360 Màn hình rộng gấp ba
- 300 × 250 Hình chữ nhật trong dòng
- 336 × 280 Hình chữ nhật lớn
- 580 × 400 Netboard
Kích thước hình chữ nhật đứng
- 120 × 600: Hình chữ nhật đứng
- 160 × 600: Hình chữ nhật cao và rộng
- 300 × 600: Quảng cáo nửa trang
- 300 × 1050: Thẳng đứng
Kích thước hình chữ nhật dài
- 468 × 60: Banner
- 728 × 90: Hình chữ nhật dài
- 930 × 180: Banner đầu trang
- 970 × 90: Hình chữ nhật dài lớn
- 970 × 250: Bảng billboard
- 980 × 120: Toàn cảnh
Kích thước dành cho giao diện Mobile
- 300 × 50: Banner mobile
- 320 × 50: Banner mobile
- 320 × 100: Banner mobile lớn
- Kích thước file: Nhỏ hơn hoặc bằng 150KB
Như vậy, dựa vào những kích thước trên, để đảm bảo hiển thị Ads phù hợp với tất cả những website, người quảng cáo hay doanh nghiệp cần phải thiết kế Ads Display theo nhiều kích thước nhất.
Thông tin những kích thước của Google Ads Display
>>Xem thêm: Cách Tắt Quảng Cáo Youtube Trên Máy Tính, Điện Thoại
Những đối tượng mục tiêu trên Google Display Network
Hiện nay, để đảm bảo những chiến dịch quảng bá của doanh nghiệp hiệu quả, tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu và tiết kiệm tối đa chi phí quảng bá. Google Display Network cung cấp tình năng targeting tới những đối tượng mục tiêu. Vậy đối những đối tượng mục tiêu trên GDN là gì?
Nhắm mục tiêu theo vị trí (Placement Targeting)
Với cách này, người quảng cáo sẽ lựa chọn cụ thể website để hiển thị quảng cáo của mình thay vì sử dụng công cụ tự lựa chọn website do Google cung cấp. Tuy nhiên, với cách này phía người quảng cáo cần chủ động phân tích, lựa chọn nhắm đúng đối tượng mục tiêu.
Nhắm mục tiêu theo bối cảnh (Contextual Targeting)
Tùy theo từng bối cảnh, phía người quảng cáo sẽ tìm ra chính xác những đối tượng khách hàng mục tiêu của mình cho từng chiến dịch quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Thông qua danh sách từ khóa được cung cấp, phía Google sẽ phân tích và để xuất những website có bối cảnh liên quan để tối ưu quảng cáo. Phía người quảng cáo cũng có thể chọn lọc, điều chỉnh danh sách từ khóa phù hợp nhất cho những website mà Google đã đề xuất.
Nhắm mục tiêu theo chủ đề (Topic Targeting)
Với cách nhắm mục tiêu theo chủ đề, người quảng cáo sẽ được lựa chọn những website có chủ đề tương thích với những từ khóa cung cấp cho Google. Tuy nhiên, cách này sẽ hạn chế nhiều chủ đề cũng như hạn chế nhiều website.
Do đó, để đảm bảo hiệu quả, tăng mức độ tiếp cận tới nhiều đối tượng, nên kết hợp với những phương thức nhằm những mục tiêu khác.
Topic Targeting – nhắm đối tượng mục tiêu theo chủ đề
Nhắm mục tiêu theo sở thích (Interest Targeting)
Đây là phương thức nhắm đối tượng giúp tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu nhất cho những chiến dịch quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khi người dùng đang có bất kỳ mối quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ liên quan tới chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp thì khi cập vào bất cứ website nào cũng sẽ hiện ra quảng cáo đó.
Remarketing
Remarketing sẽ nhắm tới những đối tượng là người dùng đã từng truy cập vào website của doanh nghiệp và ở lại đây trong một khoảng thời gian nhất định để xem video quảng cáo, hình ảnh quảng cáo. Từ đó Google sẽ giúp bạn tạo ra danh sách Remarketing để có thể nhắm mục tiêu chính xác hơn trong Google Display Network.
Kết hợp linh hoạt những phương pháp nhắm mục tiêu khác nhau
Cách để đảm bảo hiệu quả cho chiến dịch quảng bá với GDN là gì? Đó chính là việc kết hợp linh hoạt những phương pháp nhắm mục tiêu khác nhau thay vì chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp.
Khi kết hợp được nhiều phương pháp nhắm mục tiêu, Google sẽ đề xuất hiển thị quảng cáo cho cả 2 tiêu chí mà người quảng cáo nhắm đến. Do đó những chiến dịch quảng bá có thể tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau. Từ đó đảm bảo hiệu quả cho các chiến dịch quảng bá.
Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo trên Google Display Network
Những lưu ý để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo trên GDN
Để giúp người quảng cáo hay những doanh nghiệp đang có nhu cầu quảng cáo trên Google Display Network có thể tối ưu hóa được chiến dịch quảng cáo của mình, hãy áp dụng những kĩ thuật được chia sẻ dưới đây của chúng tôi:
- Lựa chọn giá thầu quảng cáo thông minh, phù hợp với mức chi phí đề ra nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của chiến dịch quảng bá.
- Liên tục theo dõi mức giá thầu để có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp nhất trong từng thời điểm diễn ra chiến dịch quảng cáo.
- Loại trừ những danh mục không liên quan và những đối tượng không liên quan để đảm bảo hiệu quả quảng cáo cũng như tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo.
- Với những quảng cáo bằng banner, nên thiết kế banner bắt mắt, hấp dẫn nhất. Đồng thời đảm bảo tối ưu kích cỡ đề phù hợp với nhiều website, đảm bảo có thể bao phủ trên nhiều website nhất.
- Với những quảng cáo bằng video, nên lựa chọn hình ảnh thumbnail kích thước 16:9, thiết kế hấp dẫn để tăng lượt click của người dùng.
- Tối ưu hóa phần nội dung bằng chữ trên những banner. Điều này có thể không hấp dẫn, thu hút khách hàng.
- Nút kêu gọi hành động của khách hàng (CTA) cần được thiết kế hiển thị nổi bật, rõ ràng. Có thể kết hợp thêm tiện ích gọi để khách hàng có thể dễ dàng liên lạc.
Trên đây là cẩm năng cung cấp những thông tin đầy đủ, chi tiết nhất về GDN – Google Display Network. Với những thông tin đã được website dịch vụ chạy quảng cáo bất động sản chia sẻ, mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về GDN là gì? Đồng thời sẽ có được những phương thức để có thể tối ưu hóa hình thức quảng cáo này, giúp chiến dịch quảng bá thành công rực rỡ nhất!
- Meey Ads – Nền tảng quảng cáo BẤT ĐỘNG SẢN #1 Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Website: https://meeyads.com/
- Số điện thoại: 0869092929
- Email: [email protected]