Tìm hiểu các tiêu chí đánh giá năng lực giáo viên hiện nay

Giáo viên là lực lượng nòng cốt giúp truyền tải kiến thức, hỗ trợ cho các bạn học sinh tiếp cận tri thức và phát triển tri thức. Việc đưa ra các tiêu chí trong việc đánh giá năng lực giáo viên giúp cho người làm giáo viên sẽ nhận biết được năng lực của bản thân, không ngừng cải tiến, phát triển, bồi dưỡng bản thân để nâng cao hiệu quả giảng dạy.

  1. Thông tin tổng quan về đánh giá năng lực giáo viên

Giáo viên – “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Trong hành trình trưởng thành cuộc đời của mỗi con người luôn gắn với hình ảnh, sự tận tụy của những người giáo viên. Họ mang trên mình sứ mệnh truyền tải những tri thức tới những thế hệ sau. 

Cuộc sống, khoa học công nghệ và kiến thức luôn là vô tận, nó không ngừng vận động và phát triển. Do đó, những kiến thức được truyền tải phải thường xuyên được cập nhật để không bị lỗi thời và lạc hậu. 

Thông tin tổng quan về đánh giá năng lực giáo viên Thông tin tổng quan về đánh giá năng lực giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra Thông tư với các tiêu chí để bản thân mỗi giáo viên có thể tự đánh giá năng lực của bản thân và có những biện pháp phù hợp để cải thiện khả năng làm việc của bản thân bao gồm: phẩm chất, chuyên môn, xây dựng, quan hệ và khả năng sử dụng ngoại ngữ – tin học. 

2. Các tiêu chí đánh giá

2.1. Phẩm chất nhà giáo

– Đạo đức nhà giáo

Với những giáo viên đã thực hiện đúng theo những quy định đạo đức của nhà giáo thì sẽ được đánh giá ở mức đạt. Với những giáo viên luôn có sự phấn đấu, nâng cao, cải thiện phẩm chất đạo đức của thân thân sẽ được đánh giá ở mức khá. Còn với những giáo viên là một tấm gương về phẩm chất đạo đức, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các đồng nghiệp trong việc nâng cao phẩm chất đạo đức sẽ được đánh giá ở mức tốt.

– Phong cách nhà giáo

Người giáo viên có phong cách làm việc phù hợp với phong cách của một nhà giáo thì sẽ được đánh giá ở mức đạt. Người giáo viên luôn có thái độ tự giác trong việc rèn luyện tác phong và cách thức làm việc, mang lại những tác động tích cực đến các học sinh thì sẽ được đánh giá ở mức khá. Còn để đạt được mức tốt, người giáo viên này cần phải là tấm gương sáng cho các đồng nghiệp, luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ cho các đồng nghiệp hình thành và cải thiện phong cách nhà giáo. 

Đánh giá giáo viên thông qua phẩm chất nhà giáo Đánh giá giáo viên thông qua phẩm chất nhà giáo

2.2. Chuyên môn, nghiệp vụ

2.2.1. Phát triển chuyên môn

Mỗi một giáo viên đều được đảm nhiệm một môn học hay lĩnh vực nhất định. Do đó, để được đánh giá ở mức đạt thì giáo viên cần phải hoàn tất các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo quy định. Với các giáo viên có tinh thần tự học, cập nhật đổi mới kiến thức, sáng tạo trong dạy học sẽ đạt được mức khá. Giáo viên có những hoạt động tích cực trong việc hướng dẫn, hỗ trợ các đồng nghiệp nâng cao kiến thức chuyên môn theo tiến trình đổi mới giáo dục thì sẽ được đánh giá ở mức tốt. 

2.2.2. Xây dựng kế hoạch

Giáo viên được đánh giá là đạt nếu như đã hoàn thành đầy đủ việc xây dựng kế hoạch dạy học cho học sinh. Giáo viên được đánh giá là khá nếu như có sự chủ động, sáng tạo trong việc nhận biết tình hình và điều kiện thực tế để áp dụng vào việc dạy học. Giáo viên được đánh giá là tốt nếu như tích cực trong hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn cho các giáo viên khác cải thiện kế hoạch giảng dạy. 

Đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên Đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên

2.2.3. Phương pháp dạy học 

Nếu giáo viên đã áp dụng được phương pháp dạy học giúp phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thì sẽ nhận được mức đánh giá đạt. Giáo viên có sự chủ động, linh hoạt trong việc áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp, hướng tới học sinh thì sẽ nhận được mức đánh giá khá. Cuối cùng, giáo viên là người năng động, tích cực hỗ trợ cho các đồng nghiệp tiếp cận phương pháp dạy học hiệu quả thì được đánh giá mức tốt. 

2.2.4. Kiểm tra, đánh giá

Mức đạt sẽ dành cho các giáo viên biết áp dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp để đánh giá được kết quả học tập và sự tiến bộ của mỗi học sinh trong học tập. Mức khá dành cho các giáo viên có sự chủ động, sáng tạo trong các phương pháp kiểm tra. Mức tốt dành cho các giáo viên tích cực trong việc hướng dẫn, hỗ trợ cho đồng nghiệp thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá học sinh. 

Công tác kiểm tra và đánh giá kết quả học tập Công tác kiểm tra và đánh giá kết quả học tập

2.2.5. Tư vấn và hỗ trợ

Mức đạt dành cho các giáo viên hiểu và áp dụng việc tư vấn, hỗ trợ cho từng học sinh trong quá trình dạy học. Mức khá dành cho các giáo viên biết cách tư vấn, hỗ trợ có tính cá nhân hóa cho từng đối tượng học sinh. Mức tốt dành cho các giáo viên tích cực trong hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ các giáo viên khác tổ chức hoạt động tư vấn cho học sinh. 

2.3. Xây dựng môi trường giáo dục

Xây dựng môi trường giáo dục được đánh giá trên 3 tiêu chí là (1) xây dựng văn hóa nhà trường thông qua các nội quy và quy tắc ứng xử, (2) thực hiện quyền dân chủ, (3) xây dựng trường học an toàn. Các tiêu chí này cũng được đánh giá mức điểm từ đạt đến tốt như các tiêu chí đã được nêu ở phần trên. 

2.4. Phát triển mối quan hệ

Giáo viên phải là người gần gũi, quan tâm với các bậc cha mẹ học sinh, kết nối, chia sẻ thông tin giữa nhà trường và phụ huynh và ngược lại. Đồng thời, giáo viên cũng là cầu nối để cùng nhà trường, gia đình học sinh và xã hội rèn luyện, thực hiện các công tác dạy học cho các bạn học sinh, bao gồm: việc cập nhật trong tin về tình hình học tập, chương trình dạy học, kế hoạch dạy học. 

Phát triển mối quan hệ giữa gia đình học sinh và nhà trường Phát triển mối quan hệ giữa gia đình học sinh và nhà trường

Ngoài việc dạy các môn học trên lớp thì giáo viên còn phải phát triển các mối quan hệ gần gũi với gia đình, nhà trường, xã hội để rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh. Việc phát triển mối quan hệ cũng được đánh giá theo cấp độ từ đạt – tốt.

2.5. Năng lực ngoại ngữ (tiếng dân tộc) – tin học

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, giáo dục được chú trọng rất nhiều vào việc cải thiện, nâng cao trình độ ngoại ngữ của các thế hệ học sinh. Chính vì thế, bản thân mỗi giáo viên cũng cần phải nâng cao trình độ ngoại ngữ cho bản thân từng ngày. 

Với những giáo viên tham gia dạy học tại các nơi vùng sâu vùng xa, người dân (học sinh) còn sử dụng ngôn ngữ dân tộc nhiều thì còn phải học tiếng dân học để có thể giao tiếp, nói chuyện và dạy học hiệu quả hơn. 

Việc phát triển phương thức dạy học áp dụng công nghệ thông tin đã “nhen nhóm” trong nhiều năm nhưng chưa được áp dụng nhiều. Trong thời gian dịch bệnh đang hoành hành, học sinh buộc phải học tập trực tuyến, sử dụng các phần mềm công nghệ vào việc dạy học là vô cùng cần thiết. 

Đánh giá khả năng ngoại ngữ của giáo viên Đánh giá khả năng ngoại ngữ của giáo viên

Không những trong thời gian này mà cả sau này, mỗi giáo viên cũng cần phải tích lũy, nâng cao trình độ tin học cho bản thân để triển khai tốt các hoạt động dạy và học trong nhà trường. 

Các tiêu chí trên cũng được đánh giá theo cấp độ từ đạt – tốt cho mỗi giáo viên.

3. Kết luận

Ở mỗi tiêu chí đều được đánh giá theo 3 cấp độ đạt, khá và tốt. Để đạt chuẩn giáo viên thì chỉ cần được đánh giá mức đạt ở tất cả các tiêu chí. Giáo viên có năng lực tốt khi có ⅔ các tiêu chí được đánh giá tốt. 

Bộ giáo dục yêu cầu các giáo viên tự đánh giá bản thân vào cuối mỗi năm học để biết được năng lực hiện tại của bản thân, cải thiện những điều còn thiếu sót và phát huy lợi thế của bản thân. 

Không những giáo viên, mà ở bất kỳ ngành nghề nào khác đều rất quan tâm tới công tác đánh giá nhân viên. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm công nghệ để việc đánh giá công bằng, hiệu quả và nhanh chóng nhất. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về đánh giá năng lực giáo viên. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về các tiêu chí trong đánh giá năng lực giáo viên, tích cực luyện tập để phát triển khả năng làm việc từng ngày.

Giáo viên cơ hữu là gì? Tại sao cần phát triển giáo viên cơ hữu?

Bạn đã biết giáo viên cơ hữu là gì chưa? Làm thế nào để phát triển giáo viên cơ hữu? Xem ngay trong link dưới đây. 

Giáo viên cơ hữu là gì

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục