Tìm Hiểu áp Suất Là Gì? Công Thức Tính áp Suất Như Thế Nào?
Hẳn ai cũng đã quen thuộc với thuật ngữ áp suất và bắt gặp nhiều ứng dụng khác nhau của áp suất trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống từ công nghiệp, xây dựng cho đến dân dụng… Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ áp suất là gì? Công thức tính áp suất ra sao? Có những loại áp suất nào phổ biến trong cuộc sống? Để hiểu rõ hơn về đại lượng này, mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Áp suất là gì?
Khái niệm áp suất.
Áp suất có tên tiếng anh là Pressure, ký hiệu bằng chữ P. Là đại lượng được tính bằng giá trị tỉ số giữa lực tác động theo hướng vuông góc lên một bề mặt với diện tích của bề mặt đó.
Hiểu một cách đơn giản hơn Áp suất là Lực + diện tích + góc vuông có nghĩa là khi một nguồn lực tác động vuông góc với một bề mặt diện tích nhất định. Đặc biệt diện tích càng hẹp thì áp suất càng mạnh.
- Ví dụ như:
Khi ta dùng hơi thổi vào quả bóng có nghĩ là ta đã tác động một lượng khí va vào mặt diện tích phía trong của quả bóng. Đó chính là áp suất và hơi càng nhiều thì áp suất càng lớn và quả bóng càng căng ra trường hợp này ta gọi đó là Áp Suất khí.
Khi ta đổ nước vào một quả bóng cũng vậy lượng nước tác động vào mặt bên trong tạo ra áp suất làm căng quả bóng lên trường hợp này ta gọi đó là Áp suất lỏng.
Tuy nhiên ở ví dụ này quả bóng có độ co giản nên chúng ta dễ dàng nhận biết được độ tăng giảm cuả áp suất. Còn khi muốn đo chính xác áp suất của các hệ thống đường ống trong các nhà máy thì chúng ta phải sử dụng đến các loại đồng hồ đo áp suất hay các loại cảm biến áp suất thì mới có thể đo được chính xác dòng lưu chất trong đường ống là bao nhiêu.
Theo hệ đo lường quốc tế (SI), đơn vị đo của áp suất dựa theo đơn vị của lực trên bề mặt tác động đó là N/m2. Đơn vị đó được gọi là Pascal (Pa), được đặt theo tên của nhà toán học, vật lý người Pháp Blaise Pascal.
1N/m2 = 1Pa.
Xem thêm: Áp suất khí quyển là gì?
Ý nghĩa của áp suất
Áp suất có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống hiện nay. Chúng ta có thể thấy, trong quá trình vận hành, do có sự chênh lệch áp suất giữa phía dưới và phía trên của cánh máy bay. Khi đó lực nâng sẽ được tạo ra lực để nâng máy bay.
Áp suất trong các bình nén khí sẽ giúp nén lượng khí lại để phục vụ cho quá trình vận hành của các thiết bị trong nhiều lĩnh vực như sửa chữa xe, máy bơm rửa xe, máy nén khí chế biến thực phẩm, y tế,…
Trong lĩnh vực sinh học, áp suất cũng có ý nghĩa vô cùng lớn. Nhờ có áp suất mà rễ cây có thể vận chuyển được nước lên tận trên ngọn cây. Cũng nhờ áp suất mà tránh được việc teo hồng cầu khi sử dụng những dung dịch đẳng trương,…
Ngoài ra để có thể xác định được tải ròng trên bức tường ống, áp suất động thì chúng ta cần đo được áp suất. Bên cạnh đó, để đo được tốc độ bay cũng như tốc độ của dòng chảy thì chúng ta cũng không thể thiếu được áp suất.
Tuy nhiên, việc áp suất lớn sinh ra từ các vụ nổ sẽ tác dụng lực mạnh lên mọi vật xung quanh khiến hủy hoại môi trường sinh thái cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Từ định nghĩa áp suất và các vận dụng ở trên có thể thấy rằng áp suất là một đại lượng vật lý không chỉ có ý nghĩa trên giấy giấy tờ hay trong công thức mà nó còn có ứng dụng và tác động rất lớn đến thực tiễn đời sống. Cụ thể hơn chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu xem áp suất có những loại nào phổ biến hiện nay và công thức tính các loại áp suất này thế nào ở phần tiếp theo nhé.
Áp suất có những loại nào phổ biến hiện nay? Công thức tính các loại áp suất.
Áp suất chất khí và áp suất chất lỏng
*Khái niệm
Áp suất chất lỏng là một lực đẩy của chất lỏng truyền trong các đường ống. Lực đẩy càng nhanh thì áp suất càng mạnh, lực đẩy càng yếu thì áp suất càng thấp. Chât lỏng ở đây có thể là nước, dầu…
Không chỉ áp suất chất lỏng, mà tất cả áp suất các lưu chất như chất khí, khí nén hoàn toàn như nhau.
* Ví dụ áp suất chất lỏng
Phanh là một hệ thống đảm bảo an toàn trên xe, giúp giảm tốc độ và dừng lại theo ý muốn của người điều khiển. Loại phanh cơ bản nhất là phanh chính, hay còn gọi là phanh thủy lực. Khi đạp phanh, lực sẽ được truyền từ bàn chân xuống cơ cấu phanh thông qua áp suất chất lỏng được dẫn đi qua hệ thống ống thủy lực. Tiếp theo, lực phanh sẽ được truyền tới bánh xe dưới dạng lực ma sát. Đồng thời, bánh xe cũng sẽ truyền lực đó xuống tới mặt đường dưới dạng ma sát giúp xe dừng lại.
*Ví dụ áp suất chất khí
Khi ta dùng bơm xe đạp đẩy một lực hơi mạnh vào một quả bóng bay; lúc này lượng khí va vào thành quả bóng làm cho quả bóng căng phồng ra. Đây chính là một áp lực khí hay còn gọi là áp suất khí
Áp suất chất lỏng bình thông nhau là áp suất đo được từ 2 bình gắn vào nhau thông qua một đường ống hoặc nhiều đường ống; chất lỏng ở 2 bình thông nhau luôn đứng yên và có chung một chiều cao h
*Công thức
P = d.h
Trong đó:
- P: là áp suất đáy cột chất lỏng, chất khí đo bằng (Pa)
- d: là trọng lượng riêng của chất lỏng, chất khí đó đơn vị là N/m2
- h: là chiều cao của cột chất lỏng, chất khí (m)
Lưu ý: Về đơn vị, p được tính bẳng N/m3, h tính bẳng m. Công thức này cũng được áp dụng cho một điểm bất kì trong lòng chất lỏng, chiều cao h của cột lỏng cũng là độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng. Từ đây có thể suy ra một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng ngang có độ lớn như nhau.
Áp suất chất rắn
Áp suất được gây ra bởi chất rắn là áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích xác định. Áp lực này chỉ tác dụng lực lên vật ở bề mặt tiếp xúc.
* Áp suất của chất rắn được tính theo công thức:
P = F/S
Trong đó:
- P: là áp suất có đơn vị đo là (N/m2), (Pa), (Bar), (mmHg), (Psi)
- F: là lực tác động vuông góc lên bề mặt ép (N)
- S: là diện tích bề mặt bị ép (m2)
Ngày này áp suất chất rắn đang được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống:
- Trong công trình xây dựng, đóng cọc vào đất nền.
- Trong lĩnh vực y tế, ứng dụng áp suất chất rắn trong hô hấp nhân tạo
- Trong ẩm thưc, dao cũng là một ứng dụng quan trọng của áp suất chất rắn.
Áp suất riêng phần
*Khái niệm.
Áp suất riêng phần là áp suất của 1 chất khí khi nó là một thành phần trong hỗn hợp khí, nếu giả thiết rằng 1 mình khí đó chiếm toàn bộ thể tích của hỗn hợp.
Khái niệm áp suất riêng phần xuất hiện trong định luật Dalton. Theo định luật Dalton thì tổng áp suất của hỗn hợp khí không phản ứng bằng tổng áp các áp suất từng phần của các khí riêng lẻ nếu xét hỗn hợp khí gồm nhiều chất khí không phản ứng với nhau.
* Ví dụ:
Thu giữ khí oxy bằng cách đẩy nước vào trong 1 bình dốc ngược, sự hiện diện của hơi nước trong bình phải được xem xét đến lượng khí oxy thu được. Cách điều chỉnh được thực hiện bằng cách dùng định luật Dalton về áp suất riêng phần.
*Công thức tính áp suất riêng phần.
pi = xip
Trong đó:
- pi: là áp suất riêng phần.
- xi: là phần mol xi của cấu tử i trong hỗn hợp khí
- p: là áp suất toàn phần
Áp suất dư
* Khái niệm.
Áp suất dư (hay còn gọi là áp suất tương đối) là áp suất tại một điểm trong chất lỏng và chất khí khi lấy mốc là áp suất khí quyển lân cận xung quanh.
* Công thức tính áp suất dư.
Pd = P – Pa
Trong đó:
- P: là áp suất tuyệt đối,
- pa: là áp suất khí quyển.
Lưu ý: Nếu chất lỏng đứng yên:
Pdu= yh
Trong đó:
- y: là trọng lượng riêng của chất lỏng,
- h: là chiều sâu của điểm đang xét tính từ mặt thoáng của chất lỏng.
Áp suất tuyệt đối
* Khái Niệm:
Áp suất tuyệt đối là tổng áp suất gây ra bởi cả khí quyển và cột chất lỏng tác dụng lên điểm trong lòng chất lỏng, là áp suất tiêu chuẩn so với môi trường chân không 100%. Do đó, nó được tính bằng tổng áp suất tương đối và áp suất khí quyển.
* Công thức tính áp suất tuyệt đối:
p=pa+pd
Trong đó:
- pd: là áp suất tuyệt đối
- pa: là áp suất dư ( áp suất tương đối)
- p : là áp suất khí quyển
Áp suất thẩm thấu
* Khái niệm:
Để hiểu được khái niệm và định nghĩa áp suất thẩm thấu là gì, chúng ta cần hiểu về khái niệm của hiện tượng thẩm thấu. Vậy hiện tượng thẩm thấu là gì? Thẩm thấu được hiểu là sự chuyển dịch của dung môi từ những dung dịch có nồng độ thấp sang những dung dịch có nồng độ cao hơn. Sự dịch chuyển sẽ được thông qua màng. Mục đích chính cùa thẩm thấu tức là sự trung hòa để cân bằng dung dịch.
Vậy Áp suất thẩm thấu là gì? Áp suất thẩm thấu được hiểu là lực đẩy trong hiện tượng thẩm thấu. Tức là áp suất gây nên bởi hiện tượng các phân tử dung môi khuếch tán một chiều qua màng thẩm thấu từ dung môi sang dung dịch( hoặc từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng có nồng đọ cao hơn).
Áp suất thẩm thấu của một dung dịch tỉ lệ thuận với nồng độ cũng như nhiệt độ của dung dịch đó.
* Ví dụ.
Ta có 2 ly nước. 1 ly cho 1 gam muối và 1 ly cho 5 gam muối. Quấy tất cả lên ta sẽ có 1 ly nước muối vừa mặn và 1 ly rất mặn
Ta đổ dồn 2 ly lại làm 1. Lúc này sự thẩm thấu của nước muối loãng sẽ tác động lên nước đặc tạo thành một thể trung hòa cân bằng. Và đó chính là áp suất thẩm thấu
Hoặc một cái cây chẳng hạn. Sau khi ta đổ nước xuống gốc; thông qua quy trình thẩm thấp qua lớp màng từ rễ thân tới ngọn giúp dòng chất lỏng ta đổ xuống lan tỏa cung cấp nước khắp thân cây.
* Công thức tính áp suất thẩm thấu?
Trong vật lý học, áp suất thẩm thấu được tính theo công thức:
P = R*T*C
Trong đó:
- P: là ký hiệu của áp suất thẩm thấu và được tính theo đơn vị atm
- R: là hằng số và R= 0,082
- T: là nhiệt độ tuyệt đối, T = 273 + toC
- C: là nồng độ dung dịch, đơn vị là gam/lít
Áp suất thủy tĩnh.
* Khái niệm.
Áp suất tĩnh là áp suất thống nhất trong tất cả các hướng, tương ứng với áp suất gây nên khi chất lỏng không chuyển động.
* Công thức tính áp suất tĩnh.
Áp suất tĩnh được đo tại một điểm M cách bề mặt tự do một khoảng (h) xác định theo công thức
p = Po + Pgh
Trong đó:
- po: là áp suất khí quyển.
- p: là khối lượng riêng chất lưu.
- g: là gia tốc trọng trường.
Cách thức đổi đơn vị áp suất
Mặc dù đơn vị đo của áp suất là Pa, nhưng chúng ta vẫn dễ bắt gặp những chiếc máy rửa xe có ghi áp suất là Psi, máy nén khí là Bar,… Sở dĩ có chuyện như vậy là vì Pa có giá trị khá nhỏ vậy nên mọi người đổi sang các đơn vị đo khác.
Tùy vào từng khu vực mà sẽ sử dụng đơn vị đo áp suất khác nhau. Ở châu Âu sử dụng đơn vị Bar, Psi được sử dụng nhiều ở châu Mỹ, châu Á thì đa phần là Pa. Trong khi đó, ở nước ta do nhập khẩu nhiều máy móc đến từ nhiều khu vực khác nhau nên sử dụng đầy đủ các đơn vị đo kể trên. Để có thể thấy được sự tương quan giữa các đơn vị với nhau mình xin cung cấp đến các bạn bảng chuyển đổi đơn vị giữa các kí hiệu khác nhau.
Bảng chuyển đổi đơn vị áp suất
Ví dụ : Nhìn vào bảng chúng ta sẽ có 1 Pa = 1 N/m2 = 10−5 bar = 10,197×10−6 at = 9,8692×10−6 atm,…
Một số cách để làm tăng và giảm áp suất
* Cách để làm tăng áp suất
Qua các công thức tính áp suất trên cho thấy mỗi loại áp suất khác nhau sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Do đó, để thay đổi các loại áp suất cụ thể, chúng ta cần thay đổi ( tăng hoặc giảm) các biến số phụ thuộc trong công thức.
- Tăng áp lực tác động đồng thời giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép
- Tăng lực tác động vuông góc, đồng thời giảm diện tích bề mặt bị ép
- Giữ nguyên áp lực và tăng diện tích bề mặt bị ép
* Cách để làm giảm áp suất
Có cách tăng thì sẽ có cách giảm. Và chúng ta có 3 cách giảm áp lực như sau:
- Giảm áp lực tác động và giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép
- Giảm áp lực đồng thời giảm luôn cả diện tích bề mặt bị ép
- Giữ nguyên áp lực và giảm diện tích bề mặt bị ép.
Áp suất hiện nay có thể được bắt gặp ở rất nhiều nơi: trường học, công ty, bệnh viện, nhà máy… Qua đó cho thấy được tầm vai trò quan trọng của áp suất trong đời sống con người. Việc đo áp suất khí nén, áp suất thủy lực rất quan trọng trong các dụng cụ phục vụ cho lĩnh vực công nghiệp.
Vì vậy để đo được áp suất đúng nên để áp suất ở điều kiện tiêu chuẩn, tránh gây ra những trường hợp áp suất quá mức làm cháy nổ, ảnh hưởng đến con người và cảnh quan xung quanh. Để làm được điều đó, việc hiểu rõ được các loại áp suất cũng như công thức tính của từng loại là hết sức cần thiết và quan trọng.
Trên đây là khái quát thông tin về áp suất cũng như một số loại áp suất. Van nhập khẩu hy vọng những thông tin này sẽ giúp quý vị có thể ứng dụng vào đời sống. Mọi thông tin chi tiết khác về áp suất cũng như các thiết bị dùng để đo áp suất, Quý khách có thể liên hệ trực tiếp Hotline 0968 481 237 của chúng tôi để được nghe tư vấn chi tiết nhất từ các chuyên gia.