Tìm giải pháp cho vấn đề rác thải y tế
Cách xử lý rác thải y tế hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là đốt hoặc đem chôn lấp. Các đơn vị xử lý chất thải y tế lây nhiễm đều mong đợi rác sẽ được phân loại và có thể tái chế được 30%-40%. Việc phân loại rác tại nguồn là điều kiện tiên quyết. Nhiều sáng kiến, mô hình đang cố gắng làm giảm lượng rác thải ra, làm sạch nó và tái chế nhiều nhất.
Kiểm soát việc thực hành đúng quy trình khám bệnh, phân loại chất thải đúng quy định tại nguồn là nhiệm vụ quan trọng của tổ kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Với khoảng 5.000 người bệnh và nhân viên y tế tại bệnh viện, lượng rác thải y tế mỗi ngày tại đây là 100 tấn, rác thải sinh hoạt là 300 tấn nhưng rác thải tái chế chỉ 35 tấn. Dù thực hiện đúng quy định phân loại rác tại nguồn nhưng nếu không làm tốt vẫn là lãng phí.
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, Uông Bí, Quảng Ninh là mô hình đi đầu trong việc áp dụng công nghệ hấp sau phân loại, đảm bảo rác thải sau xử lý an toàn với môi trường, có thể tái chế được đến 98% rác nhựa y tế nguy hại. Nhưng thực tế, hiện nay chưa có nhiều bệnh viện áp dụng được giải pháp này.
Mô hình kinh tế tuần hoàn là một giải pháp tổng thể, nhưng cốt lõi vẫn là phân loại để giảm lượng rác nguy hại ngay từ đầu. Dự án giảm thiểu ô nhiễm của USAID tính toán, riêng rác nhựa sẽ có thể tăng lượng tái chế và giảm chi phí tái chế đến 70%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!