TIỂU-LUẬN-NHÓM-5 -TÀI- Nguyên-RỪNG – TIỂU LUẬN NHÓM 5: TÀI NGUYÊN RỪNG I/Đặt vấn đề 1 Khái niệm: – Studocu

TIỂU LUẬN NHÓM 5: TÀI NGUYÊN RỪNG

I/Đặt vấn đề

1.1 Khái niệm:

Rừng là một hệ sinh thái phong phú nhất có trên mặt đất. Ở đó, các loại thực vật đóng vai trò như một nhà máy khổng lồ cung cấp các chất hữu cơ, cung cấp oxy và điều hòa khí hậu. Rừng còn là một guồng máy tự điều chỉnh lưu lượng nước rất có hiệu quả trên trái đất. Như vậy, rừng có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường.

1.2 Phân loại tài nguyên rừng:

Theo tính chất và mục đích sử dụng, rừng được chia thành 3 loại là:

  •  Rừng phòng hộ: gồm các rừng được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ lại được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển.
  •  Rừng đặc dụng: được sử dụng cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh cho du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa – lịch sử và môi trường.
  •  Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái.
  • 1.3 Hiện trạng:

    Từ trước đến nay tài nguyên rừng luôn là một trong những tài nguyên quý báu mà các quốc gia trên Thế giới đều quan tâm và ra sức phục hồi, gìn giữ để bảo toàn “ lá phổi xanh” cho nhân loại . Trong những năm gần đây , nhà nước của các quốc gia nói chung và nhà nước Việt Nam nói riêng đã đề ra các biện pháp, chính sách nhằm bảo vệ , lưu dữ tài nguyên rừng . Nhưng vẫn còn rất nhiều trường hợp gây tác động , ảnh hưởng nghiêm trọng làm góp phần suy thoái tài nguyên rừng trên diện rộng

    Theo Viện Tài nguyên thế giới (WRI), năm 2017, khoảng 150.000 km² rừng che phủ trên thế giới đã biến mất. Đây là năm xảy ra tình trạng rừng biến mất với tỷ lệ cao kỷ lục.Chiều hướng giảm dần diện tích rừng trên thế giới đang diễn ra một cách đều đặn trong 17 năm qua. Những tai họa thiên nhiên như cháy rừng và các cơn bão là những nguyên nhân chủ yếu, song biến đổi khí hậu đã làm những tai họa này ngày càng phổ biến và nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hoạt động của con người như phá rừng để trồng trọt và các mục đích khác cũng làm cho rừng bị tàn phá.

    Có thể thấy sau các hiện trạng được thống kê , vấn đề đặt ra với con người là việc tìm hiểu rõ vai trò chức năng của tài nguyên rừng , tìm ra nguyên nhân hậu quả khi rừng ngày bị suy thoái và đặc biệt là hướng tới các biện pháp khắc phục hiệu quả để gìn giữ “ lá phổi xanh “ của nhân loại

    II/ Vai trò- chức năng

    Một số vai trò và tác dụng to lớn của rừng có thể kể đến đó là:

  • -Cung cấp oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu
  • -Là môi trường sinh sống và trú ẩn cho nhiều loài động vật
  • -Phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng quốc gia, vườn sinh thái Bên cạnh đó, vai trò và chức năng của rừng có tác động đến nhiều mặt đời sống như:
  • 2.1 Vai trò đối với đời sống xã hội

    Rừng điều hòa không khí trong lành: cây xanh có khả năng quang hợp. Do đó rừng giống như một nhà máy thu nhận khí Cacbonic (CO2) và sản xuất ra Oxy (O2),… Tạo nên những bóng râm lớn, là một nguồn điều hòa làm mát tự nhiên thay cho quạt điện, máy lạnh…

    Giúp điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất: vai trò của rừng đặt biệt nghiêm trọng trong phòng chống thiên tai. Điều hòa và giảm dòng chảy bề mặt. Ngoài ra chúng còn giúp khắc phục xói mòn, hạn chế lắng đọng lòng hồ, lòng sống, điều hòa dòng chảy của sông, suối.

    Rừng có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất: Khả năng chế ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn đất. Đặc biệt là ở những vùng đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. Cùng với đó là mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa cũng như độ phì nhiêu của đất được giữ nguyên. Chống cát ven biển di động: Rừng có vai trò giúp che chở cho vùng đất đất liền, bảo vệ vùng đê biển, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua.

    2.2 Vai trò đối với sản xuất

    Rừng cung cấp củi đốt, nguồn nguyên liệu gỗ thay cho nguyên liệu chất đốt. Rừng còn là nơi trú ngụ khổng lồ và vô cùng tuyệt vời của các loài động thực vật quý hiếm, góp phần tạo nên hệ sinh thái đa dạng, phong phú.

    Cung cấp các loại gỗ và lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng cho con người trong nhiều lĩnh vực như: Thủ công mĩ nghệ, đồ gỗ nội thất, dược liệu, nghiên cứu khoa học,..

    2.3 Vai trò đối với kinh tế

  • ● Là môi trường lý tưởng để các dịch vụ giải trí tiện ích du lịch khai thác.VD:Vườn quốc gia Cát Tiên, khu du lịch sinh thái Cần Giờ,…
  • ● Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
  • ● Cung cấp các loại gỗ và lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng cho con người trong nhiều lĩnh vực như: Thủ công mĩ nghệ, đồ gỗ nội thất, dược liệu, nghiên cứu khoa học,..
  • ● An ninh xã hội:
  • Đối với người dân sống gần rừng, giải quyết nạn thiếu lương thực làm ổn định tình hình xã hội; giữ an ninh và phát triển đời sống cho người dân

    Đối với khu vực thành thị, tạo công ăn việc làm cho các nhà máy xí nghiệp sản xuất, chế biến dùng những sản phẩm có từ rừng; cung cấp các dịch vụ giải trí, vui chơi cho người dân thành thị; đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp cho các nhà máy xí nghiệp

    III/ Nguyên nhân suy thoái tài nguyên rừng:

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng, mất rừng . Nguyên nhân nào cũng là nguyên nhân quan trọng góp phần vào việc làm suy giảm một tài nguyên vô cùng quý báu đối với bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh này . Theo như những phân tích và thống kê các nguyên nhân được phân chia thành hai nhóm nguyên nhân chính: nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp .

    3.1 Nguyên nhân trực tiếp

    ❖ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng :

    Chuyển đổi mục đích sử dụng đất chính là sự mở rộng đất nông nghiệp, đất sản xuất, là mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn sâu vào đất rừng, là nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái tài nguyên rừng, suy thoái đa dạng sinh học.

    a) Chuyển và xâm lấn rừng tự nhiên sang sản xuất nông nghiệp và đất khác

    Do tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu, diện tích sản xuất nhỏ lẻ, nhiều khu rẫy nằm xen kẽ với rừng tự nhiên, cùng với công tác quản lý lỏng lẻo của các địa phương, các chủ rừng được giao quản lý rừng, đất lâm nghiệp… dẫn đến việc xâm lấn đất lâm nghiệp, đất rừng diễn ra trong suốt một thời gian dài.

    Giai đoạn 2005 – 2015 tổng diện tích rừng tự nhiên chuyển sang sản xuất nông nghiệp và mục đích khác trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là 90.486 ha, chiếm 25% tổng diện tích rừng tự nhiên năm 2005, trong đó tập trung ở các huyện Đắk Glong (26.099 ha), Krông Nô (20.630 ha) và Tuy Đức (19.383 ha)…

    Diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển đổi sang trồng cà phê, hồ tiêu, sắn… Các loài cây nông nghiệp này có thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, do vậy nhu cầu sử dụng đất để phát triển các loài cây này ngày một tăng.

    b) Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm.

    Do vị trí chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền, nên hệ sinh thái rừng ngập mặn có tính đa dạng sinh học rất cao. Tôm chủ yếu sinh trưởng trong môi trường tự nhiên mà lớn dần, thế nên thịt tôm chắc, ngọt, nhiều dinh dưỡng, an toàn trong tiêu dùng.Môi trường dưới tán rừng trong lành nên con tôm ít bị dịch bệnh. Người nuôi không phải chi phí cho thuốc hay thức ăn nên lợi nhuận cũng cao hơn. Dĩ nhiên, giá bán của tôm cũng cao hơn so với tôm nuôi các hình thức khác.

    Nhưng rừng ngập mặn là bức tường xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lụt, theo nghiên cứu rừng ngập mặn có thể làm suy giảm 70%-90% năng lượng của sóng thần . Do chưa hiểu hết giá trị nhiều mặt của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hoặc do những lợi ích kinh tế trước mắt, đặc biệt là nguồn lợi từ tôm nuôi xuất khẩu nên rừng ngập mặn Việt Nam đã bị suy thoái nghiêm trọng và gây thêm nhiều những vấn nạn về thiên tài vô cùng trầm trọng .

    c) Chuyển đổi 1 số lượng lớn diện tích rừng để làm các khu du lịch,các khu nghỉ mát.

    Tình trạng xây dựng khu du lịch sinh thái, biệt thự không phép trên đất lâm nghiệp đã diễn ra phổ biến, báo động về tình trạng lỏng lẻo trong quản lý đất đai.

    Vừa qua uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng 20% diện tích trong tổng số 56 ha đất rừng phòng hộ để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phục vụ du lịch.

    Nhiều chính quyền ở địa phương đã gian dối trong việc kê khai đất đai khu vực nơi mình quản lí , sử dụng đất công đặc biệt là đất lâm nghiệp để xây dựng các khu du lịch trái phép để thu lợi nhuận gây ảnh hưởng trầm trọng đến ngân sách nhà nước và góp phần làm suy thoái tài nguyên rừng của đất nước

    ❖ Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép:

    Đây là nguyên nhân quan trọng trực tiếp dẫn đến rừng bị suy thoái một cách nghiêm trọng làm cho sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên, sự phong phú về các loài sinh vật, độ che phủ và chất lượng rừng bị giảm sút gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật và cây trồng trên toàn cầu.

  • a. Khai thác gỗ: Khai thác gỗ trái phép mà trong lâm nghiệp gọi là trộm gỗ, bởi các băng nhóm tội phạm. Nó có thể là đốn hạ, vận chuyển, mua bán gỗ trái pháp luật. Bản thân các quy trình đốn hạ có thể là trái phép, bao gồm việc hối lộ để vào rừng, khai thác tại các khu vực được bảo vệ mà không có sự cho phép, đốn các loài cây được bảo vệ, hay khai thác gỗ quá mức cho phép.
  • Hiện nay việc buôn bán gỗ xảy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán trên thế giới. Ví dụ, ở Malaysia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước vào năm 1990, đến năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất khẩu. Còn ở Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích , trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn ( Theo thống kê từ Tổng cục kiểm lâm )

  • b. Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Rừng không chỉ có giá trị về gỗ mà còn có các giá trị lâm sản ngoài gỗ, bao gồm các loài động vật quý, động vật hoang dã… và các loại thực vật mà cho các sản phẩm ngoài gỗ như: song, mây, tre, nứa, lá các loại cây thuốc, dầu… Tất cả các loài trên có thể được sử dụng trong gia đình, bán và xuất khẩu cho nên tình trạng khai thác, buôn bán trái phép,xuất khẩu các loài động vật thực vật đang được diễn ra mạnh mẽ.
  •  Chăn thả gia súc : Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng.
  • Ở Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất nông nghiệp nhỏ, phần còn lại do chăn thả súc vật. Riêng ở Nam Mỹ việc mở rộng diện tích đồng cỏ với tốc độ 20 nghìn km2/năm trong giai đoạn 1950 – 1980. Còn ở Brazin, khoảng 3/4 diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazon đến 1980 có liên quan trực tiếp đến việc nuôi bò.
  • Việc chăn thả gia súc trong rừng sẽ làm giảm đa dạng sinh thái vì khi nhiều loại gia súc ăn thảm thực vật . Hay khi chúng dẫm đạp lên các cây con trong rừng làm nén chặt tầng đất khiến cây con không thể trỗi dậy như quá trình sinh trưởng bình thường của cây . Điều đấy cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng

  • ❖ Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế giới và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ :
  • ● Cháy rừng bắt đầu bùng phát ở Úc từ tháng 11/2019, đến ngày 7/1/2020 đã thiêu rụi hơn 8 triệu ha đất, ít nhất 25 người đã thiệt mạng. Thương tâm hơn, gần 500 triệu động vật, trong đó có 8.000 gấu túi (gấu Koala) – chiếm 30% tổng số gấu túi ở Úc, đã chết do không thể chạy thoát thân khỏi ‘biển lửa’
  • ● Vào giữa tháng 7-8/2018, một loạt các vụ cháy rừng lớn xảy ra khắp California bao gồm cả trận hỏa hoạn Carr tàn phá và trận hỏa hoạn phức hợp Mendocino. Ngày 4/8/2018, một thảm họa cháy rừng đã diễn ra ở Bắc California. Vào tháng 11/2018, gió phơn gây ra một đợt hỏa hoạn lớn, tàn phá khắp bang.
  • ● Gần 79.000 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong 8 tháng đầu năm 2019, cao nhất kể từ năm 2013, và một nửa trong đó xảy ra tại rừng Amazon, nơi được coi là ‘lá phổi xanh’ của hành tinh
  • ➔ Nạn cháy rừng cũng do nhiều nguyên nhân gây ra:
  • Về yếu tố tự nhiên :Nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng khô hạn và thời tiết ấm dần lên nền nhiệt trung bình cao trong khi lượng mưa lại ngày càng thiếu hụt khiến cho thời tiết trở nên nắng nóng, khô hạn kéo dài. Trong khi đó, có những loại cây có tinh dầu hoặc nhựa rất dễ bắt lửa và cháy đượm, kết hợp với gió làm cho ngọn lửa bùng phát và lan nhanh. Hay đôi khi cánh rừng bị sét đánh vào cành cây gây bốc cháy , lửa từ cành cây chuyển qua nhiều cành cây khác , gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn khu rừng .

    Hoạt động của con người : Cháy rừng do con người gây ra thường do nhận thức, ý thức và sự bất cẩn.Ở một vài địa phương , hoạt động du căn du cư vẫn xảy ra , người dân thường có thói quen đốt chất thải , cỏ rơm , đốt nương rẫy… ở gần những cánh rừng làm lây lan lửa mất kiểm soát . Đôi khi là những người vào rừng khai thác gỗ bất cẩn hút thuốc để lại tàn thuốc chưa tắt hẳn rơi vào những tầng thực bì dễ cháy.

    ❖ Tập quán du canh du cư:

    Du canh du cư là tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời của nhiều dân tộc ít người ở Việt Nam thường xuất hiện ở các vùng đồi núi và cao nguyên. Ví dụ: vào mùa khô người dân thường vào sâu trong rừng tìm khoảng đất phù hợp và đốt cháy theo diện tích mong muốn để sinh sống mỗi lần di chuyển là cả gia đình, bản làng cùng di cư theo; họ thường đốt nương rẫy nơi họ sống . Tập quán lạc hậu đó đã gây thoái hóa đất, mất rừng, tàn phá cả một diện tích rừng rộng lớn. Cùng với đó, dân số tăng dần đồng nghĩa với việc sản xuất thêm lương thực, người dân sống ở miền núi không thể đi xuống đồng bằng để canh tác nên ngày càng lấn sâu vào rừng. Diện tích rừng cứ thế bị đốt cháy mà không có sự tái tạo thì chắc chắn sẽ bị thu hẹp dần theo thời gian.

    ❖ Công tác tuyên truyền , giảng dạy và cơ chế chính sách về lâm nghiệp chưa thực sự thiết thực và hiệu quả

    Các bài học về các tài nguyên môi trường nói chung và tài nguyên rừng nói riêng chưa được áp dụng cận kề, rành mạch với các bạn trẻ đặc biệt là thế hệ trẻ ở Việt Nam điều đấy làm thế hệ trẻ chưa thể tiếp cận sâu vấn đề và chưa hiểu rõ được tầm quan trọng nhất yếu của các tài nguyên mang lại cho Trái Đất. Ngoài ra các ngành , các cấp chính quyền tổ chức thực hiện còn lỏng lẻo, thiếu nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp , tiếp tay cho các hành vi phá rừng , gây tổn hại đến tài nguyên quý báu .

    Hiệu lực thi hành pháp luật trong cộng đồng và cán bộ địa phương còn hạn chế, hành lang pháp lý chưa đủ mạnh. Các vụ vượt quá thẩm quyền chuyển cấp trên thời gian xử còn kéo dài chưa có tác dụng giáo dục cho cộng đồng. Chính sách đãi ngộ, quan tâm của Nhà nước đối với lực lượng kiểm lâm chưa thỏa đáng. Kiểm lâm thường xuyên bị đe dọa bởi những đối tượng có hành vi khai thác trộm lâm sản. Họ chưa yên tâm với công tác. Đây là một khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng Vườn quốc gia . Việc nâng cao năng lực kỹ năng về bảo tồn đa dạng sinh học và thực thi pháp luật cho kiểm lâm chưa ngang tầm nhiệm vụ.

    3.2 Nguyên nhân gián tiếp

    ❖ Sức ép dân số:

    Khi chưa có sự xuất hiện của con người, rừng che phủ hầu hết cả lục địa. Khi con người biết chăn nuôi và trồng trọt con người đã bước dần vào con đường phá hủy rừng. Cuộc phá hủy trầm trọng nhất xảy ra kể từ khi bắt đầu cuộc Bùng nổ dân số, dân ngày càng đông, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ ngày càng nhanh. Lương thực thiếu hụt nên phải mở rộng diện tích đất canh tác, đồng thời nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên, làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh do tăng cơ học, dân di cư tự do từ nơi khác đến, dẫn đến nhu cầu về đất ở và đất canh tác, một số hộ dân đời sống gặp nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu là khai thác lợi dụng tài nguyên rừng. ; nhu cầu con người trong tất cả lĩnh vực tăng cao bao gồm nhu cầu việc làm kéo theo các nhà máy, xí nghiệp, công ty, cơ sở chế biến cũng tăng theo… Dẫn đến việc người dân đổ xô ồ ạt vào thành thị, nhưng đất ở thành thị không đủ nên tất cả các hoạt động tiêu dùng và sản xuất như xây dựng nhà máy xi măng, các nhà máy chế biến… phải chuyển đến những vùng xa hơn. Và họ lấn chiếm vào rừng, nơi có diện tích rộng.

    ❖ Đói nghèo:

    Đói nghèo luôn song hành cùng với sự khan hiếm tài nguyên sản xuất đã dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên quá mức làm gia tăng sự khan hiếm và suy thoái. Không có ruộng đất buộc những hộ nghèo phải vào rừng để kiếm tìm sự sống như khai thác gỗ, củi, đặc sản rừng… đem đi bán. Tuy những hoạt động này mang tính nhỏ lẻ, không ồ ạt nhưng cũng gây cạn kiệt dần người tài nguyên rừng. Con người vì mục đích kinh tế, nhu cầu đời sống tăng cao đã tấn công khai phá rừng

    ❖ Hậu quả của chiến tranh:

    Trong giai đoạn chống Mỹ, rừng giữ vai trò thiết yếu, là lá chắn che chở cho biết bao người chiến sĩ cụ Hồ . Biết được điều đó mà quân đội Mỹ đã mở cuộc tiến công hóa học: chất độc da cam, chứa hợp chất dioxin với thời gian bán phân huỷ được ước tính khoảng 15 đến 20 năm hoặc lâu hơn.

    Với số lượng rất lớn chất độc hoá học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quãng thời gian dài với nồng độ cao, không những đã làm chết cây cối, động vật mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên, ta gọi đó là: “cuộc chiến tranh huỷ diệt môi trường, huỷ diệt hệ sinh thái và con người” ở Việt Nam. Hàng trăm loài cây đã bị trút lá, những cây gỗ lớn thuộc tầng nổi và tầng ưu thế sinh thái thuộc họ dầu, họ đậu. Nhiều loài cây gỗ quý hiếm như giáng hương, gụ , gỗ , sao đen ,… và một số cây họ dầu thuộc tầng cao trong rừng đã bị chết, dẫn đến khan hiếm nguồn hạt giống của một số loài cây quý.

    Song song đó, trên 3,3 triệu ha đất đai tự nhiên bị rải chất độc (với chiều rộng băng rải là khoảng 1.000m), trong đó rừng nội địa bị tác động, nhiều khu rừng đã bị triệt phá hoàn toàn như khu Mã Đà ( Đồng Nai ), khu Phú Bình, Bù Gia Mập ( Bình Phước). Tổng số gỗ thiệt hại là 119.536.000m3, bao gồm lượng gỗ bị mất tức thời 90.284.000m3 và 29.252.000m3 gỗ tăng trưởng lâu dài do rừng bị phá huỷ. Lượng gỗ thương phẩm (60% trữ lượng gỗ cây đứng) là 70 triệu m3 gỗ thuộc nhóm 1 đến nhóm 4, trong đó nhiều loài gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra chất độc hóa học rải lên rừng còn gây thiệt hại nhiều cho các loại tài nguyên khác ngoài gỗ chưa được tính đến, như dầu nhựa, cây thuốc, song mây, và các loài động vật rừng.

    Hậu quả của cuộc chiến tranh để lại thật sự tàn khốc khiến hiện nay tài nguyên rừng vẫn đang bị biến đổi theo chiều hướng suy giảm.

    IV/ Hậu quả

    4.1 Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên

    Hậu quả việc suy thoái tài nguyên rừng đã dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường và những ảnh hưởng tiêu cực..

    Suy thoái tài nguyên rừng đã làm thay đổi khí hậu do giảm số lượng cây có sẵn để hút lượng cacbon đioxit đang tăng lên trong không khí. Thiếu rừng cũng đã khiến cho khí hậu nóng lên nhiều ( hay còn gọi là hiệu ứng nhà kính) làm thủng tầng Ozon gây ô nhiễm khí quyển, bầu không khí và những tài nguyên quý giá khác của thiên nhiên

    Sự nóng lên do nạn phá rừng gây ra chủ yếu là do việc giảm sự bay hơi. Sau khi nạn phá rừng xảy ra, việc sử dụng năng lượng mặt trời để làm bay hơi nước tích tụ gần bề mặt trái đất của rừng nhiệt đới sẽ giảm, điều này khiến bầu không khí ấm lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu

    Nhiệt độ tăng còn làm tăng khả năng cháy rừng cao hơn. Một phần nhiệt lượng được đại dương hấp thụ khiến các lớp nước trên mặt biển nóng hơn. Đại dương ấm khiến những cơn bão có khuynh hướng mạnh hơn, lớn , gây mưa nhiều hơn.

    Ngoài ra điều đó còn làm diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 3.870 triệu ha rừng, trong đó 95% là rừng tự nhiên và 5% rừng trồng. Phá rừng nhiệt đới và suy thoái rừng ở nhiều vùng trên thế giới đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các loại hàng hoá và dịch vụ từ rừng. Rừng tự nhiên đang ngày càng bị giảm mạnh, gây ảnh hưởng và làm một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ mất hoặc tuyệt chủng ( cây thông đỏ, dẻ tùng, sam đá vôi, cử sa pa,…) .

    Sự suy thoái và mất rừng đang đe dọa đến sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật và làm giảm sự đa dạng sinh học. Nhiều loài đã mất môi trường sống của chính nó, dẫn đến sự suy giảm quần thể dân số và sự tuyệt chủng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nhiều loài sinh vật đặc hữu có những yêu cầu đặc biệt cho sự sống sót của chúng mà chỉ có thể tìm thấy trong các hệ sinh thái nhất định nào đó, kết quả dẫn đến sự tuyệt chủng của nó

    Ví dụ: Cháy rừng ở Úc đã làm 1/3 đàn koala đã chết và 1/3 nơi sinh sống của chúng bị tàn phá nghiêm trọng

    Suy thoái rừng còn làm đất bị bào mòn, xói mòn theo thời gian. Có những nơi đã thành “đồi trọc”. Tuy có thể trồng cây lại nhưng thời gian từ những mầm cây đến khi có thể phủ xanh như rừng thì quá lâu. Bên cạnh đó việc rừng bị suy thoái do nhiều nguyên nhân đã dẫn đến hạn hán, ô nhiễm môi sinh, đói kém, mất mỹ quan, …

    4.2 Ảnh hưởng đến môi trường sống thực tại

    Ảnh hưởng của nạn phá rừng đối với lũ lụt đã và đang được tranh luận trên khắp thế giới. Các cuộc nghiên cứu và điều tra nhiều nơi khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi, và việc phá rừng có thể ảnh hưởng quan trọng đối với lũ lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Trung. Cây cối có khả năng giữ nước cũng như giảm thiểu việc đất đai sạt lở. Lượng nước lũ ở một vùng có nhiều cây cối sẽ ít hơn lượng nước lũ từ một vùng trơ trọi. Vì thế nạn phá rừng có thể gia tăng mực nước ở các vùng hạ lưu. Mất rừng ngập mặn sẽ đẩy mạnh sự xâm nhập nước mặn vào đất liền, thúc đẩy quá trình xói lở, gây ô nhiễm đất và nguồn nước.

    Việc phá rừng ngập mặn làm đìa tôm trước mắt có thể đem lại lợi nhuận hàng trăm tỉ đồng mỗi năm, nhưng hậu quả thì khôn lường,nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng ô nhiễm môi trường, vê ̣ sinh an toàn thực phẩm và những biến cố, thảm họa tự nhiên có thể xảy ra. Một thực tế là ở những nơi rừng ngập mặn bị tàn phá, lượng mưa giảm rõ rệt, không khí nóng bức hơn, bầu không khí bị ô nhiễm do lượng khí CO2 tăng.

    Hiện nay đất đang bị suy thoái do các hoạt động sống của con người đặc biệt là hoạt động khai thác rừng bừa bãi,đốt rừng làm nương rẫy,…Chính những hoạt động này đã làm mất thảm thực vật bảo vệ đất khỏi xói mòn,rửa trôi, ngoài ra suy giảm tài nguyên rừng còn làm giảm độ ẩm, độ phì của đất… làm tăng diện tích đất bị thoái hóa.Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.

    Theo nghiên cứu, khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn, rửa trôi, sa mac hóa, chua hóa, mặn hóa…Thoái hóa môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10-20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới.

    Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau; mất rừng 30%,khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi…) 7%,chăn thả gia súc 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lí 27%,công nghiệp hóa 1%.) Qua đây ta thấy suy giảm tài nguyên rừng là nguyên nhân gây suy thoái đất.

    Rừng còn giúp cân bằng dòng chảy cố định cho các hệ sinh thái và trung tâm đô thị. Bởi vậy, suy giảm rừng cây biến động thủy chế sông ngòi, giảm sự điều hòa của dòng chảy, làm tăng quá trình bốc hơi giảm lượng nước ngầm , dẫn đến lũ lụt khô hạn và nhiều thiên tai khác. Hiện tượng này một phần do suy giảm rừng và tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng những tác động tiêu cực lên đời sống và sức khỏe con người

    V/ Biện pháp khắc phục

    5.1 Về vai trò của nhà nước và các cơ quan chuyên môn

  •  Tăng cường công tác quản lý của các cơ quan bảo vệ tài nguyên rừng : Ngày nay do tình trạng lâm tặc xuất hiện ngày càng nhiều với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn , các cơ quan kiểm lâm gặp khó khăn trong việc điều tra và trấn áp tội phạm , Vì vậy cần có biện pháp nhất quán giữa các địa phương trong việc xử lý tội phạm, lực lượng công an nhân dân và kiểm lâm cần phối hợp với chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân để điều tra và bắt giữ tội phạm . Khi thấy có dấu hiệu phạm tội nhưng chỉ trong tình trạng nghi vấn , nên xử lý hành chính để kịp thời răn đe.
  • Tăng cường tuyên truyền giáo dục phòng chống hủy hoại rừng : Nhà nước phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở khắp mọi nơi từ các cơ quan, trường học , các cơ quan xã phường đến từng hộ gia đình . Có thể tuyên truyền bằng nhiều hình thức như phát loa , in tờ rơi , báo đài v..v . Không chỉ nói về tác hại của việc hủy hoại rừng mà còn đưa những trường hợp xử lý vi phạm ra công chúng để trực tiếp răn đe người dân phải chịu hậu quả gì nếu vi phạm . Có thể tổ chức những hoạt động trồng rừng , trồng cây xanh để nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho từng người dân .
  •  Khắc phục những hạn chế của pháp luật :
  • Hiện nay vẫn có một số Luật bảo vệ và phát triển rừng còn tồn tại những hạn chế khiến cho các loại tội phạm vẫn tiếp tục xuất hiện , chưa đủ răn đe . Nhà nước nên chỉnh sửa và bổ sung Pháp luật gắn vối thực tiễn , loại bỏ những văn bản không phù hợp để đảm bảo cho tất cả mọi người có thể biết và thực hiện kịp thời .

    5.2 Về vai trò của từng cá nhân

    Tiếp thu thông tin tuyên truyền của nhà nước về bảo vệ rừng . Tự nâng cao ý thức bản thân, tuyên truyền cho gia đình , bạn bè , những người xung quanh chung tay bảo vệ rừng và hậu quả phải chịu nếu không làm đúng theo quy định của pháp luật .

    Đối với người dân sống xung quanh rừng , không tự ý đốt rừng làm rẫy , không đốt rác thải trong rừng gây hậu quả cháy rừng . Đối với rừng ngập mặn , không tự ý phá rừng ngập mặn nuôi tôm cá ,

    Người dân không tự ý chặt phá rừng lấy gỗ củi để mang lại lợi ích cho mình

    Tham gia các hoạt động trồng rừng , bảo vệ môi trường , không xả rác thải vào trong khu rừng gây mất mỹ quan .