Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam

Rate this post

Dưới đây là bài Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam ,các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí,đây là đề tài tiểu luận môn triết học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam trên chuyên mục tiểu luận triết học .

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Triết Học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẤT NGHIỆP. 

1.1: Một vài khái niệm về thất nghiệp.

Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cân phân biệt một vài khái niệm sau: (Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam)

– Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa là có quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp.

– Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm.

– Người có việc làm nhưng đang làm trong các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội.

– Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm việc làm.

– Ngoài những người đang có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động bao gồm: người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do đau ốm, bệnh tật và một bộ phận không muốn tìm việc làm với nhiều lý do khác nhau.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

Bảng thống kê dưới đây giúp ta hình dung

Dân số
Trong độ tuổi lao động
Lực lượng lao động
Có việc

 
 
Ngoài lực lượng lao động (ốm đau, nội trợ, không muốn tìm việc)
Thất nghiệp

 
Ngoài độ tuổi lao động
 
 

Những khái niệm trên có tính quy ước thống kê va có thể khác nhau giữa các quốc gia.

Do tình hình kinh tế và đặc điểm tuổi thất nghiệp có sự khác nhau giữa các nước nên việc xác định những tiêu thức làm cơ sở xây dựng những khái niệm trên thật không để dầy và cần tiếp tục được thảo luận (thất nghiệp thật sự thất nghiệp vô hình, bán thất nghiệp và thu nhập…)(Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam)

1.2: Tỷ lệ thất nghiệp:

Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế còn có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán để nó có khả năng biểu hiện đùng và đầy đủ đặc điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Bước vào năm 1991. Việt Nam có dân số là 66 triệu người, trong đó có 34 triệu người đang ở tuổi lao động. Năm 2001 dân số là 80 triệu người và số người ở độ tuổi lao động là 45 – 46 triệu người. Nguồn nhân lực dồi dào ý thức lao động cần cù, năng động, sáng tạo nắm bắt nhanh những tri thức và công nghệ mới. Hơn 16 triệu người ít nhất đã tốt nghiệp các trường phổ thông trung học hay trung học dậy nghề là nguồn nhân lực quan trọng nhất cho sự phát triển ở Việt Nam và tham gia vào phân công lao động quốc tế.

Dân số đông  tạo nên thị trường nội địa rộng lớn, một yếu tố hết sự quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, do tình trạng kém phát triển và có nhiều chế độ đối với nguồn lực khác, việc dân số phát triển nhanh chóng lại là một gánh nặng gây khó khăn cho việc cải thiện cơ hội tìm hiểu việc làm và điều kiện sống.

Theo con số thống kê chính thức. Việt nam có khoảng 1,7 triệu người thất nghiệp trong đó có rất nhiều cư dân ở các thành phố và chủ yếu là ở độ tuổi thanh niên. Hơn nữa, còn có tình trạnh thiếu việc làm nghiêm trọng và phổ biến ở nông thôn vào thời kỳ nhàn rỗi và khu vực kinh tế nhà nước trong quá trình cải tổ hệ thống kinh tế xã hội, ước tính trong thập kỷ tới mỗi năm sẽ có hơn 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động và tỷ lệ tăng của lực lượng lao động sẽ cao hơn so với tỷ lệ tăng dân số. Một vài năm trở lại đây, lực lượng lao động đã tăng 3,43 – 3,5% mỗi năm so với mức tăng dân số là 2,2 – 2,4%.(Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam)

Bảng số người TN theo độ tuổi

(Đơn vị: người)

Tuổi
Số lượng
Tỷ lệ số với tổng số N%
Tỷ lệ so với dố người cùng độ tuổi%
Số lượng
Tỷ lệ so với tổng số TN%
Tỷ lệ so với số người tuổi%

TS
1350035
100,0
4,17
661664
100,0
9,1

16-19
652261
48,3
12,43
283460
12,8
25,5

20-24
376951
27,9
6,74
198037
29,9
16,4

25-29
167640
12,4
3,06
94386
14,3
7,5

30-39
114655
8,5
1,47
64595
9,8
3,3

40-49
27432
2,0
0,66
15467
2,3
1,5

50-hết
11093
0,8
0,35
5719
0,9
0,8

TLĐ
 
 
 
 
 
 

Nguồn: PTS Nguyễn Quan Hiển: Thị trường lao động. Thực trạng và giải pháp. Nhà xuất bản thống  kê, Hà Nội 1996, trang 67.

 1.3: Tác động thất nghiệp và việc làm.

Số người tăng thêm trong lực lượng lao động hàng năm và số người được giải quyết việc làm hàng năm.

XEM THÊM 999+  ==> KHO TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

Trong những năm gần đây, nhờ đường lối đổi mới của Đảng mà nhiều lao động đã và đang được thu hút vào các ngành nghề, các lĩnh vực, ở mỗi địa bàn, trong nhiều thành phần kinh tế trên phạm vi quốc gia và từng bước hoà nhập vào cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp nên Việt Nam vẫn là nước nghèo, còn thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định việc chăm lo giải quyết việc làm đã trở thành nhiệm vụ cơ bản và cấp bách đòi hỏi các ngành các cấp, mối gia đình và toàn xã hội phải quan tâm. Từ cơ cấu dân số, ta thấy số người dưới 15 tuổi chiếm 40% trong khi đó tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao (2,2%) vì vậy, nẩy sinh một vấn đề là một lao động bình quân phải nuôi dưỡng nhiều người. Nếu lao động không có việc hoặc số ngày công trong năm thấp, số giờ làm việc trong 1 ngày, năng suất lao động 1giờ làm việc kém thì mỗi gia đình và toàn xã hội sẽ rất khó khăn.(Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam)

Hiện nay, nguồn lao động hàng năm tăng 3,2 – 3,5%, năm 2001 là 2,7%/năm. Bối cảnh kinh tế xã hội sinh ra nhiều mâu thuẫn giữa khả năng tạo việc làm còn hạn chế trong khi đó nhu cầu giải quyết việc làm ngày càng tăng, tất yếu dẫn đến tình hình một bộ phận lao động chưa có việc làm nhất là đối với thanh niên ở thành thị, khu công nghiệp, khu tập trung, vùng ven biển. Tổng điều tra dân số ngày 01/04/1989 cho thấy hiện có khoảng 1,7 triệu người không có việc làm. Người lao động nước ta có đặc điểm:

– 80% sống ở nông thôn

– 70% đang làm trong lĩnh vực nhà nước

– 14% sống lao động làm việc trong khu vực nhà nước

– 10% trong lao động tiểu thủ công nghiệp

– 90% lao động thủ công.

Năng xuất lao động và hiệu quả làm việc rất thấp dẫn đến tình trạng thiếu việc làm rất phổ biến và nghiêm trọng. Ở nông thôn 1/3 quỹ thời gian lao động chưa được sử dụng tốt bằng 5 triệu người lao động. Trong khu vực nhà nước, số lao động không có nhu cầu sử dụng lên tới 25 – 30% có nơi lên tới 40 – 50%. Đây là điều làm cho đời sống kinh tế xã hội khó khăn của đất nước ta những năm 1986 – 1991.

Với tốc độ phát triển dân số và lao động như hiện nay hàng năm chúng ta phải tạo ra hơn 1 triệu chỗ làm việc mới cho số người bước vào độ tuổi lao động, 1,7 triệu người chưa có việc làm, hàng chục cán bộ, bộ đội phục viên, xuất ngũ, học sinh…(Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam)

Những số liệu dưới đây sự giúp ta hiểu rõ hơn:

Nhịp độ tăng bình quân hàng năm.

 
1987-1991
1992-1996
1997-2001

Tốc độ tăng dân số (%)
2,15
2,1
1,8

Tốc độ tăng nguồn LĐ (%)
3,05
2,75
2,55

Về số lượng tuyệt đối
1985
1991
1996
2001

Tổng dân số vào tuổi LĐ
30,3
35,6
16,7
46,1

(Triệu người)%so với dân số
19,2
50,2
53,3
55

Mức tăng bình quân (ngàn người)
900
1060
1023
1090

Số thanh niên vào tuổi lao động và số lao động tăng thêm trong 5 năm 1992 – 1996 và 1992 – 2005.

 
5 năm 1992-1996
15 năm 1992 – 2005
 
Số TN vào
Số LĐ tăng thêm
Số TN vào
Số LĐ tăng thêm
 
tuổi LD
Số lượng
Nhịp độ tăng BQ
tuổi LĐ
Số lượng
Nhịp độ tăng BQ
Cả nước
7562
5150
2,75
23550
15700
2,45

Miền núi và Trung Du Bắc Bộ
1197
720
2,55
3800
2460
2,55

Đồng Bằng Sông Hồng
1480
960
2,45
4730
3000
2,30

Khu 4 cũ duyên hải Trung Bộ
870
580
3,00
2600
1760
2,70

Đông nam bộ
1915
1510
3,35
5762
5762
2,70

Tây nguyên
240
160
2,35
850
420
2,95

2/ THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP.

2.1: Thực trạng thất nhiệp ở Việt Nam

Việt nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế, như thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài nguyên khác chưa được khai thác hợp lý…Càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong toàn quốc.(Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam)

Tính bình quân từ 1976 – 1980 mỗi năm tăng 75 – 80 vạn lao động từ 1981 – 1985 mỗi năm 60-90 vạn lao động và từ năm 1986 – 1991 mỗi năm là 1,06 triệu lao động. Từ năm 1996 đến năm 2001 tăng 1,2 triệu lao động. Bảng dưới đây cho ta thấy mối  quan hệ giữa sự gia tăng dân số và nguồn lao động. Do điều kiện kinh tế xã hội điều kiện tự nhiên tài nguyên và trình độ phát triển kinh tế khác nhau giữa các vùng đất nước, nguồn lao động ở các vùng đó có mức tăng và tỉ lệ khác nhau.

Bảng Mối quan hệ dân số và nguồn lao động :

 (Đơn vị tính : triệu người )

Năm
Dân số
Số người trong độ tuổi lao động
% trong dân số
Tốc độ tăng nguồn lao động

1978
49
21,1
45
3,5

1980
54
25,5
47
3,8

1985
60
30
50
3,2

1991
67
35,4
52,8
2,9

1996
71
40,1
54,2
2,3

2001
81
45,1
55,6
2,2

 

                               

  

1995
1997
1998

Cả nước
6.08
5,88
6,01

Hà Nội
7,62
7,71
8,56

Hải Phòng
7,87
8,11
8,09

Đà Nẵng
5,81
5,53
5,42

TPHCM
6,39
5,68
6,13

Miền núi trung du Bắc Bộ
6,85
6,42
6,34

Đồng bằng Sông Hồng
7,46
7,57
7,56

Bắc Trung Bộ
6,60
6,96
6,69

Duyên hải miền Trung
4,97
5,57
5,42

Tây Nguyên
2,79
4,24
4,99

Đông Nam Bộ
6,35
5,43
5,81

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt nam. Kinh tế Việt nam và thế giới 97 – 98 trang 23.

Số người thất nghiệp ở các đô thị chiếm tỷ lệ cao hơn thất nghiệp ở nông thôn – Năm 1989 tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố là 13,2% và nông thôn là 4% thì tới năm 1996 đã có sự thay đổi: Ở thành phố con số này là 8% và ở nông thôn là 4,8%. Trong mấy năm qua, tỷ lệ thất nghiệp cao ở lứa tuổi thanh niên (từ 15 đến 30 tuổi), chiếm 85% tổng số người thất nghiệp và tăng dần.

Năm 1989 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 1,2 triệu người.

Năm 1991 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 1,4 triệu người.

Năm 1993 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 2 triệu người.

Năm 1994 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 2,3 triệu người.

Năm 1995 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 2,21 triệu người.

Lao động thất nghiệp cao ở nhóm người có trình độ văn hoá thấp, trong nhóm người chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Lao động thất nghiệp chiếm 6,12%; số tốt nghiệp phổ thông cơ sở thất nghiệp chiếm 4,93%; tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 11,27%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm  2,53% và tốt nghiệp cao đẳng, đại học chiếm 2,25%.(Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam)

Như vậy, trình độ văn hoá của người lao động càng cao thì khả năng tìm kiếm việc làm càng cao.

Là nước nông nghiệp đang phát triển, nước ta gần 80% lực lượng lao động tập trung ở nông nghiệp. Thất nghiệp mang tính thời vụ, bán thất nghiệp là phổ biến. Thiếu việc làm ở nông thôn do nguồn lao động ngày một tăng nhanh trong lúc đó diện tích canh tác chỉ có hạn làm cho tỷ lệ diện tích theo đầu người càng giảm. Năng suất lao động hiện còn thấp. Tình trạnh thiếu việc làm đầy đủ còn phổ biến. Quỹ thời gian làm việc trong năm mới sử dụng được hơn 2/3 năm 1998, tỷ lệ thời gian là được sử dụng ở khu vực nông thôn nói chung đã được nâng cao hơn sơ với năm 1997. Tính chung cả nước, tỷ lệ này đã tăng từ 72,1% đến 72,9%. Năm 1998, số người hoạt động kinh tế  thường xuyên thiếu việc làm ở nông thôn đã giảm từ 27,65% của năm 1997 xuống còn 25,47% (26,24%).

XEM THÊM ==> CÁCH LÀM TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐIỂM CAO

* Bảng: Mức tăng nguồn lao động nông nghiệp so với khối lượng công việc gieo trồng qua các năm (đơn vị tính: nghìn người, nghìn ha %).

 
1985
1986
1987
1988

1. Người lao động nông nghiệp
18.808
19.787.8
20.246.4
20.890.7

– Tỷ lệ tăng hàng năm %
 
5,3
2,3
3,2

2. Diện tích gieo trồng
8.556.8
8.606.1
8.641.1
8.883.5

– Tỷ lệ tăng hàng năm %
 
0,6
0,4
2,8

Nguồn: PTS Nguyễn Quang Hiển: Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp. Nhà xuất bản thống kê, Hà nội 1991.

Theo tính toán của bộ lao động – Thương binh xã hội, thời gian thiếu việc làm của lao động nông thôn cả nước trong một năm, nếu quy ra lao động lên tới 6- 7 triệu người không có việc làm. Đây là sự lãng phí về nguồn lực rất lớn ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sồng kinh tế – xã hội. Mặt khác năng suất lao động ở các ngành nghề ở nước ta thấp, số việc làm có hiệu quả thấp là chủ yếu, tính bình quân năm 1993, một lao động công nghiệp làm ra 6.943.760 đồng GDP và một lao động nông nghiệp làm ra 1.571.300 đồng GDP.(Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam)

Năng suất lao động ở nước ta quá thấp còn thể hiện ở tỷ trọng của lao động trong nông nghiệp còn quá cao.

* Bảng: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, đến 1/7/1994 (nghìn người).

Tổng số (triệu người)
Công nghiệp
Xây dựng
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thương nghiệp
Ngành khác

32.718.0
3.521.8
848.3
23.683.8
214.4
1.776.0
 

 
10,8%
2,6%
7,2%
0,6%
5,4%
8,3%

Nguồn: Trần Minh Trung: “Để có việc làm cho người lao động”. Tạp chí thương mại, 12/1993.

Đến năm 1998, cơ cấu lao động trong nền kinh tế đã thay đổi, số người lao động đang làm việc trong nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 71%, trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 14% và làm việc trong các ngành dịch vụ chiếm 15% so với tổng số lao động.

Qua phân tích trên đây cho ta thấy trên thị trường lao động nước ta có sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu. Tuy nhiên, cơ chế thị trường tự nó cũng có những điều chỉnh quan hệ cung cầu. Sự điều chỉnh này được thể hiện thông qua sự vận động của các dòng lao động (sự vận động của thị trường lao động).

2.2. Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt nam.

Sự hạn chế khả năng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta những nguyên nhân cơ bản sau đây:

Nguyên nhân bao trùm là trong hệ thống cấu trúc kinh tế xã hội cũ, chúng ta có những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, như đại hội VI đã chỉ rõ: Đã duy trì quá lâu nền kinh tế chỉ có hai thành phần, không coi trọng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế mở cửa dẫn đến sai lầm trong bố trí kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến chiến lược xây dựng kinh tế xã hội, hướng vào phát triển những ngành công nghiệp với quy mô nhỏ để thu hút được nhiều lao động dẫn đến hạn chế khả năng khai thác các tiềm năng hiện có để phát triển việc làm và tạo nhiều điều kiện để người lao động tự tạo việc làm cho mình và do người khác. Chức năng của Nhà nước trong việc tổ chức lao động giải quyết việc làm cho xã hội chưa được phát huy đầy đủ.

Hai nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng gây ra hiện tượng thất nghiệp đó là:(Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam)

* Khoảng thời gian thất nghiệp:

Giả sử rằng thường xuyên có một lượng người thất nghiệp nhất định bổ xung vào đội ngũ tìm kiếm việc làm và nếu mọi người phải chờ đợi quá nhiều thời gian mới tìm được việc làm thì trong một thời gian nào đó số lượng người thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp sẽ bị nâng cao. Thời gian chờ đợi trên được gọi là khoảng thời gian thất nghiệp và nó phụ thuộc vào:

– Cách thức tổ chức thị trường lao động

– Cấu tạo nhân khẩu của những người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, ngành nghề)

– Cơ cấu các loại việc làm và khả năng sẵn có việc làm.

Mọi chính sách cải thiện các yếu tố trên sẽ dẫn đến rút ngằn khoảng thời gian thất nghiệp.

* Do cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường, việc mở rộng sản xuất tạo nhiều việc làm tốt, thu nhập khá và ổn định luôn gắn liền với năng suất ngày càng cao. Ở mỗi mức tiền công sẽ thu hút nhiều lao động sẽ tăng lên và khoảng thời gian thất nghiệp cũng sẽ giảm xuống.

Phân tích một cách sâu sắc các nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạnh thất nghiệp bao gồm cả những chuyển biến tích cực sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI là điều hết sức cần thiết cho việc đề ra những chỉ đạo thực hiện giải quyết việc làm đầy đủ có hiệu quả.(Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam)

Thứ nhât: ngay từ đầu, trong cả nước, một thời kỳ khá dài sau đó chúng ta chưa thấy được (đúng hơn là không muốn thấy) vai trò ý nghĩa của các thành phần kinh tế đối với phát triển lực lượng sản xuất, mở mang việc làm cho nhân dân, nên đã hạn chế hết mức gần như xoá bỏ các thành phần kinh tế cũ, phát triển quá nhanh và có phần ồ ạt thành phần quốc doanh và tập thể. Đến năm 1975, sau khi giải phóng niềm nam thống nhất đất nước với hai bài học kinh nghiệm ở miền Bắc, chúng ta mong muốn trong tương lai phát triển mạnh mẽ nền kinh tế quốc dân.

Thứ hai: Chậm “mở cửa” trong phát triển kinh  tế đối ngoại cũng như trong mở rộng giao lưu, thông tin quốc tế nói chung, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rõ rệt đến việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và phát triển việc làm.

Nước ta là nước nông nghiệp, chậm phát triển, thuộc vào những nước nghèo nhất thế giới khi đặt ra chương trình mở mang, phát triển việc làm là thiếu vốn, thiếu kỹ thuật  và máy móc trang thiết bị, thiếu kinh nghiệm kinh doanh, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Trong khi đó một số nước phát triển lại thiếu sức lao động, thiếu thị trường đầu tư. Vì vậy, “mở cửa” phát triển kinh tế đối ngoại là có lợi cho cả hai bên.

Thứ ba: nguyên nhân ảnh hưởng lớn đã là những sai lầm, thiếu sót trong việc xác định cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế bao gồm ba bộ nhận lớn:

– Cơ cấu thành phần kinh tế

– Cơ cấu ngành kinh tế

– Cơ cấu ………. kinh tế

Ngoài ảnh hưởng của cơ cấu thành phần kinh tế đến giải quyết việc làm như đã nói ở trên, ảnh hưởng của cơ cấu ngành kinh tế cũng rất lớn.

Trong Đại hội Đảng lần thứ VI xác định rõ trong những năm 1986 – 1991, những nạn còn lại trong thời kỳ quá độ, phải tập trung vốn và việc thực hiện mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hành xuất khẩu. Sự điều chỉnh, sắp xếp lại cơ cấu các ngành kinh tế đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình sử dụng lao động và giải quyết việc làm. Bắt đầu từ năm 1986 trở đi, các quan hệ tỷ lệ phân bổ lao động giữa các ngành có chuyển biến theo xu hướng tiến bộ, tình trạng  công ăn việc làm được cải thiện, thất nghiệp giảm đi một bước đáng kể.(Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam)

Thứ tư: duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp cũng là nguyên nhân lớn ảnh hưởng  nặng nề, đến hiệu quả sử dụng nguồn lao động và kết quả giải quyết công ăn việc làm. Trên tầm vĩ mô chúng ta còn thiếu một hệ thống tương đối các luật lệ chính sách nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và mở mang phát triển việc làm. Ở tầm vĩ mô cơ chế cũ có phần nặng nề hơn. Hàng loạt các quy chế, chính sách, các hình thức tổ chức, các chức danh tiêu chuẩn, các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần, các chế độ, các nề nếp lao động, sản xuất, học tập nghiên cứu khoa học nhằm đề cao tinh thần tận tụy, trách nhiệm với công việc, khuyến khích mạnh mẽ tính chủ động tích cực, sáng tạo của con người đang còn thiếu. Tình trạng tổ chức còn chồng chéo kém hiệu quả, tình trạng trả công, phân phối bình quân bất hợp lý còn phổ biến làm cho hiệu suất làm việc kém.

Trên đây là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến vấn đề tăng giảm thất nghiệp. Trên cơ sở đại hội Đảng làm thứ VI và những chỉ thị nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ gian gần đây, chung ta hãy đi vào nghiên cứu con đường và phương hướng sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động tăng thêm hàng năm.

2.3. Giải pháp và tạo công ăn việc làm.

Để phấn đấu đạt được các mục tiêu nên trên, chúng ta phải thực hiện đồng bộ hàng loạt các giải pháp, trong đó, theo chúng tôi cần quan tâm đến các giải pháp chủ yếu sau.

* Huy động mọi nguồn lực để tạo ra môi trường kinh tế phát triển nhanh có khả năng tạo ra nhiều chỗ làm việc mới thường xuyên và liên tục. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9-10% vừa là yêu cầu của sự phát triển vừa là đòi hỏi của tạo công ăn việc làm.(Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam)

– Trong điều kiện khoảng 70% lực lượng lao động của cả nước là lao động nông nghiệp đang thiếu việc làm trầm trọng, thì giải pháp kinh tế tổng hợp hàng đầu để từng bước khắc phục tình trạnh này là phải dồn sức cho sự phát triển toàn diện nông – lâm – ngư nghiệp, gắn với công nghệ chế biến nông lâm thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động ở nông thôn, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống hướng đầu tư vào phát triển các cây trồng, vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu.

– Đầu tư phát triển các ngành nghề công nghiệp, chú trọng trước hỗ trợ công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở nông nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng; về dầu khí, xi măng, cơ khí điện tử, thép, phân bón, hoá chất.

– Đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thiết thực và bực xúc cho phát triển.

– Phát triển các ngành dịch vụ, trong đó tập trung vào các lĩnh vực vận tải thông tin liên lạc, thương mại, du lịch, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ, pháp lý…

Để có được tốc độ phát triển trên tạo mở thêm nhiều việc làm cho người lao động, phải có chính sách huy động tối đa các nguồn vốn bên ngoài, tăng nhanh đầu tư phát triển toàn xã hội, đưa tỷ lệ này đạt khoảng 30% GDP năm 2001.

* Tạo ra một môi trường pháp lý đồng bộ khuyến khích tạo mở và duy trì chỗ làm việc khuyến khích tự tạo việc làm.

Bộ luật lao động của nược ta là cơ sở pháp lý căn bản của vấn đề việc làm. Tuy nhiên việc khuyến khích tự tạo việc làm chỉ trở thành hiện thực trong cuộc sống khi các văn bản hướng dẫn thực hiện bộ luật lao động cũng như các văn bản khác về đầu tư, về tài chính – tín dụng, bổ sung toàn thiện có xem xét kỹ lượng đến vấn đề này một cách động bộ.

* Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong việc tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm. Trong thời gian trước mắt, cần tập trung nghiên cứu ban hành các chính sách và cơ chế cụ thể về.(Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam)

– Khuyến khích sử dụng lao động nữ.

– Khuyến khích sử lao động là người tàn tật. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất của thương binh và người tàn tật.

– Chính sách bảo hiểm thất nghiệp

– Tập chung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuất ưu đãi do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án  nhỏ để tự tạo việc làm cho bản thân gia đình và công cộng.

– Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho lao độg thuộc diện chính sách ưu đãi, lao động thuộc đối tượng yếu thế.

* Phát triển nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm.

Trung tâm dịch vụ việc làm là một đơn vị sự nghiệp hoạt động vì muc tiêu xã hội. Nó là chiếc cầu rất quan trọng và không thể thiếu giữa cung và cầu lao động. Chức năng cơ bản của nó là. Tư vấn, cung cấp thông tin cho người lao động và sử dụng lao độnh và học nghề, việc làm, về những vẫn đề có liên quan đến tuyển dụng và sử dụng lao động, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động dạy nghề gắn với việc làm, tổ chức sản xuất ở quy mô thích hợp để tận dụng năng lực thiết bị thực hành. Nó còn là cách tay quản lý nhà nước thông qua cung và cần, việc làm lao động.(Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam)

Trên đây là tiểu luận môn Triết Học đề tài: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam , dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương : còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liêu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/ZALO: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

admin