Tiểu luận Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo – Tài liệu text

Tiểu luận Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.32 KB, 24 trang )

TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM

1

MỤC LỤC

2

MỞ ĐẦU

Giáo dục và đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục chính
là đầu tư cho sự phát triển. Do vậy, bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới dù lớn hay nhỏ, dù
giàu hay nghèo, dù phát triển hay đang phát triển bao giờ cũng quan tâm đến giáo dục và
đào tạo. Đây là hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích, nghĩa vụ và
quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế trong xã hội đồng thời có tác động mạnh
mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của một quốc gia. Chính vì thế, quản lý nhà
nước về giáo dục – đào tạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng hình thành nên hệ thống giáo dục
của một quốc gia.
Thời gian qua, giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đã có nhiều bước phát triển đáng tự
hào. Chất lượng nền giáo dục và trình độ dân trí được nâng lên, góp phần tích cực vào công
cuộc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Tuy nhiên, cũng với những thành tựu đạt được, nền giáo dục nước ta còn phải đối mặt
với nhiều khó khăn, yếu kém. Chất lượng và khâu quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo,
việc đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu của đổi mới kinh
tế, xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng và Nhà nước ta cũng đã chủ trương đổi mới và
nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, đẩy mạnh đổi mới
nội dung chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại cùng với đổi mới cơ
chế quản lý.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước về
giáo dục – đào tạo ở Việt Nam” làm hướng nghiên cứu tiểu luận nhằm góp phần làm sáng
tỏ những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo ở nước ta, đồng thời
đề xuất hướng hoàn thiện.

3

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC –
ĐÀO TẠO

1.1 Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo
1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo
Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ
huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích
hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan.
Nhà nước là một bộ phận trung tâm của hệ thống chính trị, nhà nước là chủ thể duy
nhất nắm giữ quyền quản lý nhà nước trên toàn xã hội. Từ khi xuất hiện, nhà nước điều
chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết và hình thành nên quản lý nhà
nước. quản lý nhà nước là hoạt động quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực nhà nước,
sử dụng hệ thống pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi con người trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện; nhằm thoả mãn
nhu cầu của con người, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội.
Cần lưu ý rằng, quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa rộng nhất là việc thực thi cả ba
nhánh quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội và hành vi
của công dân. Trong đó, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành
pháp của Nhà nước, là hoạt động chấp hành, điều hành của hệ thống hành chính trong việc
quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát
triển xã hội. Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện trên tất cả lĩnh vực của đời sống
xã hội, bao gồm: văn hóa, y tế, giáo dục – đào tạo, an ninh, quốc phòng,…

Vì thế, quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là một trong các lĩnh vực của quản lý
hành chính nhà nước. Giáo dục là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế
hoạch nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức được tích lũy của loài người. Đào tạo lại là
quá trình đặc thù của giáo dục, nó hướng đến giáo dục chuyên nghiệp. Đó là sự phát triển có
hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,… đòi hỏi ở một cá nhân để thực hiện nhiệm vụ
4

chuyên môn nhất định. Từ các khái niệm này, có thể rút ra khái niệm về quản lý nhà nước
về giáo dục – đào tạo như sau:
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là việc các cơ quan nhà nước thực hiện
quyền lực nhà nước để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động GD-ĐT trong phạm vi
toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước.
Hay nói cách khác, quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là sự tác động có tổ chức
và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động GD-ĐT do các cơ quan quản
lý có trách nhiệm về giáo dục của Nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến hành để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp GD-ĐT,
duy trì kỹ cương, thoả mãn nhu cầu GD-ĐT của nhân dân, thực hiện mục tiêu GD-ĐT của
nhà nước.
Chủ thể hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là các cơ quan quản lý có
thẩm quyền được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các chủ thể này có thể là
các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, và cơ quan quản lý giáo dục, là tổ chức,
người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về giáo dục.
Khách thể của quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là mọi hoạt động GD-ĐT của
hệ thống giáo dục quốc dân trong phạm vi toàn xã hội.
Đối tượng quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là tất cả mọi thành tố của hệ thống
giáo dục quốc dân bao gồm: Nhân sự (cán bộ, giáo viên), chương trình giáo dục, các hoạt
động giáo dục, người học, các nguồn lực, học liệu, môi trường giáo dục, các cơ sở giáo dục,
các mối quan hệ trong giáo dục,…
Về tổng thể, mục tiêu của quản lý nhà nước về GD&ĐT là việc bảo đảm trật tự kỷ

cương trong các hoạt động GD-ĐT, để thực hiếm được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội, hoàn thiện và phát triển nhân cách của công dân.
Trong khái niệm quản lý nhà nước về GD-ĐT phải kể tới hai yếu tố quan trọng trong
việc điều hành, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, đó là công cụ và phương pháp trong
quản lý hành chính nhà nước về GD-ĐT. Công cụ chủ yếu trong quản lý hành chính nhà
nước là hệ thống các văn bản pháp luật, do đó công tác thể chế tạo ra hành lang pháp lý cho
5

các hoạt động quản lý nhà nước về GD-ĐT. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước chủ
yếu là phương pháp hành chính, tổ chức.
1.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo
Thứ nhất, tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lý
Đây là đặc điểm nổi bật của quản lý nhà nước ở mọi lĩnh vực nói chung và quản lý
nhà nước về GD-ĐT nói riêng. Đặc điểm này biểu hiện ở 3 vấn đề cơ bản sau:
– Điều kiện để thực hiện quản lý nhà nước là chủ thể quản lý phải có thẩm quyền,
thông thường thẩm quyền của các chủ thể quản lý phải được quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật. Muốn có thẩm quyền để quản lí, các cơ quan quản lý nhà nước về GD-ĐT
phải được thành lập hợp pháp và cần phải thực hiện hoạt động quản lý theo đúng, đủ chức
năng, thẩm quyền được quy định, không lạm quyền cũng không đùn đẩy trách nhiệm. Đối
với các cơ quan được tổ chức theo chế độ thủ trưởng thì phải thực hiện đúng chế độ thủ
trưởng trong việc ra quyết định và trong việc chịu trách nhiệm về các quyết định quản lý
trước tập thể và cấp trên. Trong các cơ quan quản lý được tổ chức theo chế độ tập thể lãnh
đạo thì các vấn đề quản lý phải được bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số. Trong quản
lý nhà nước, các chủ thể không có thẩm quyền sẽ không được phép thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về GD-ĐT. Việc hiểu cho đúng, làm cho đủ “thẩm quyền” là thước đo
khả năng “sử dụng quyền lực nhà nước” của một cơ quan quản lý. Trong thực tế có nhiều
trường hợp không nhận thức đúng tính quyền lực nhà nước trong các hoạt động quản lý nên
để xảy ra tình trạng “Phép vua thua lệ làng”, “thủ kho to hơn thủ trưởng” . Việc thực hiện
thẩm quyền quản lý của các chủ thể cũng phải gắn với sự phân cấp và tuân thủ thứ bậc chặt

chẽ trong quản lý nhà nước về GD-ĐT.
– Phương tiện quản lý nhà nước về GD-ĐT là các văn bản pháp luật và pháp quy.
Phương pháp chủ yếu để quản lý nhà nước là phương pháp Hành chính – Tổ chức. Cần nhận
thức rằng pháp luật, pháp quy là sự cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng và nhà
nước; phản ánh lợi ích của toàn dân. Vì vậy đây chính là hành lang pháp lý cho việc
triển khai các hoạt động quản lý, bảo đảm tính quyền lực nhà nước trong quản lý. Việc

6

không tuân thủ hành lang pháp lý trong các hoạt động quản lý về giáo dục tức là vi phạm
trật tự kỷ cương và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Trong quản lý nhà nước phải tuân thủ thứ bậc chặt chẽ hoạt động quản lý theo sự
phân cấp rõ ràng và mệnh lệnh – phục tùng là biểu hiện rõ nhất của tính quyền lực trong
quản lý nhà nước. Tính quyền lực nhà nước ở đây cũng chính là việc các cơ quan quản lý
cần nhận thức đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa
phương phải phục tùng trung ương trong quá trình quản lý nhà nước về GD-ĐT.
Thứ hai, kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong các hoạt động
quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo
Hoạt động này vừa theo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt động
của quản lý giáo dục, vừa theo nguyên tắc hành chính giáo dục đối với một cơ sở giáo dục.
Hành chính – giáo dục thực chất là triển khai chức năng, nhiệm vụ quyền hạn do Nhà nước
quy định (phân cấp, phân công hoặc uỷ quyền). Các cơ quan, tổ chức thay mặt Nhà nước
triển khai sự nghiệp GD-ĐT và điều hành, điều chỉnh các hoạt động GD-ĐT. Quản lý hành
chính thực chất là việc xây dựng các văn bản pháp quy và chấp hành các văn bản. Kết hợp
với quản lý giáo dục là đưa việc xây dựng các văn bản cho các hoạt động chuyên môn của
giáo dục và làm cho một người hiểu, biết được các qui định của văn bản để thực hiện cho
đúng. Ví dụ: Từ quy định của Bộ GD&ĐT về việc soạn bài, giảng bài, chấm bài,… Cơ quan
Sở, Phòng GD-ĐT thậm chí đến hiệu trưởng nhà trường sẽ có những quy định chi tiết hơn
về các vấn đề đó để đảm bảo tính cụ thể, thiết thực và phù hợp với địa phương và cơ sở giáo

dục, trên cơ sở đó giáo viên chấp hành thực hiện các quy định về chuyên môn. Đó chính là
cách làm “hành chính hoá” các hoạt động chuyên môn.
Như vậy, đây là đặc điểm quan trọng nhất trong hoạt động quản lí nhà nước về GDĐT nhằm bảo đảm môi trường sư phạm thuận lợi cho việc thực hiện được mục tiêu giáo dục
mà Nhà nước quy định.
Cần lưu ý rằng quan tâm thích đáng đến đặc điểm này sẽ giúp cho các chủ thể quản
lý giải quyết tốt mối quan hệ ngành – lãnh thổ trong hoạt động quản lý nhà nước về GD-ĐT.
Chỉ đạo hay quản lý các hoạt động GD-ĐT trên địa bàn cần phải hiểu rõ nghiệp vụ sư phạm,
7

đặc điểm của quá trình giáo dục để chỉ đạo, quản lý chuyên môn. Chỉ trên cơ sở biết kết hợp
quản lý hành chính và quản lý chuyên môn thì mới có thể chỉ đạo, quản lý tốt hoạt động
GD-ĐT tiến tới thực hiện tốt mục tiêu GD-ĐT của Nhà nước.
Thứ ba, kết hợp Nhà nước-xã hội trong quá trình triển khai quản lý nhà nước về
GD-ĐT
Chúng ta đều biết GD-ĐT là một hoạt động mang tính xã hội cao và Đảng ta cũng đã
nhấn mạnh tư tưởng GD-ĐT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Rõ ràng,
dân chủ hoá và xã hội hoá công tác giáo dục là một tư tưởng có tính chiến lược và nó có vai
trò rất to lớn trong sự phát triển giáo dục nói chung và quản lý nhà nước về giáo dục nói
riêng; rất nhiều bài toán quản lý nhà nước về GD-ĐT sẽ rất khó giải quyết nếu không có sự
tham gia của đông đảo lực trong xã hội. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng cần nhận thức
trong quản lý nhà nước về GD-ĐT.

1.2 Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo
Điều 61 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Phát triển
giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài”. Luật Giáo dục cũng quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục
quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy
chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện
phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ

sở giáo dục.”1 Mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là phát triển các thành tố
của hệ thống giáo dục trên các mặt: quy mô, cơ cấu, chất lượng; bảo đảm trật tự, kỷ cương
trong hoạt động giáo dục; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; hoàn thiện
nhân cách công dân.
Để thực hiện được những nhiệm vụ và mục tiêu trên, Luật Giáo dục đã cụ thể hóa
những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về GD-ĐT tại Điều 99 như sau:

1 Điều 14 Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)

8

“1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển giáo dục;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành
điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác;
3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu
chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách
giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
4. Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo
dục;
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục;
8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh
vực giáo dục;
10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự

nghiệp giáo dục;
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.”
Như vậy, có thể tóm lược nội dung quản lý nhà nước về GD-ĐT theo bốn nhóm vấn
đề sau:
– Hoạch định chính sách, ban hành các văn bản pháp quy, bao gồm các hoạt động:
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo
dục; Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều
9

lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác; Quy
định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật
chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo
trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng
giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ
chức và hoạt động giáo dục.
– Tổ chức bộ máy quản lý, công tác cán bộ và chính sách đãi ngộ, bao gồm: Tổ
chức bộ máy quản lý giáo dục; Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục; Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công
lao đối với sự nghiệp giáo dục.
– Huy động, quản lý các nguồn lực để phát triển giáo dục: Huy động, quản lý, sử
dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục; Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu,
ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục; Tổ chức, quản lý công tác hợp tác
quốc tế về giáo dục
– Thanh tra, kiểm tra: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

1.3 Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo
Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là các cơ quan hành chính nhà nước

có thẩm quyền. Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về các cơ quan
quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm: Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ, cơ quan
ngang bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp.
– Chính phủ
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục. Chính phủ trình Quốc hội trước
khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công
dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một

10

cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách
giáo dục.
Điều 11 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 cũng quy định cụ thể về nhiệm vụ và
quyền hạn của Chính phủ trong giáo dục và đào tạo gồm:
1. Thống nhất quản lý nhà nước hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Quyết định chính sách cụ thể về giáo dục để bảo đảm phát triển giáo dục phù hợp
với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội; ưu tiên đầu tư, khuyến khích các nguồn lực để phát
triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút, bồi
dưỡng và trọng dụng nhân tài.
3. Xây dựng cơ chế, chính sách phát huy các nguồn lực xã hội nhằm phát triển giáo
dục và đào tạo; tạo điều kiện xây dựng xã hội học tập.
4. Ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để người khuyết tật và
người nghèo được học văn hóa và học nghề.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về giáo dục. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ
sở giáo dục khác về các lĩnh vực: mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng

giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh;
hệ thống văn bằng, chứng chỉ; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; quản lý nhà nước đối
với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. 2

2 Điều 1 Nghị định Số: 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo

11

Các Bộ, cơ quan ngang bộ khác phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện
quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền.
– Uỷ ban nhân dân các cấp
Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện
quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong đó có việc quy hoạch
mạng lưới cơ sở giáo dục; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo
dục trên địa bàn; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở
vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý; phát triển các loại
hình trường, thực hiện xã hội hoá giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô,
nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.3
Ở Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp như
Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT là những cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp trong việc
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD-ĐT.
– Sở Giáo dục – Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý
nhà nước về: Chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; nhà giáo và công chức, viên chức
quản lý giáo dục; cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp
văn bằng, chứng chỉ.4
– Phòng Giáo dục – Đào tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo;
tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị

3 Khoản 4 Điều 100 Luật Giáo dục (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

4 Điều 8 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2014 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

12

trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất
lượng giáo dục và đào tạo.5

5 Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2014 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

13

Chương II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Ở
VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục –
đào tạo ở nước ta
Sau Cách mạng tháng tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, cùng
với đó là sự ra đời của nền giáo dục dân chủ nhân dân. Từ đó đến nay, hệ thống giáo dục
nước ta đã trải qua ba cuộc cải cách:
– Cải cách giáo dục lần thứ nhất: Sau khi nước Việt Nam tuyên bố độc lập, tháng 10
năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 34/SL thành lập Hội đồng cố vấn học chính

để giúp Chính phủ nghiên cứu chương trình cải cách giáo dục. Song do hoàn cảnh chiến
tranh chống thực dân Pháp nên đến tháng 7 năm 1950, Hội đồng Chính phủ mới thông qua
chương trình cải cách giáo dục và quyết định thực hiện cuộc cải cách này với hệ thống giáo
dục phổ thông 9 năm.
– Cải cách giáo dục lần thứ hai: tháng 5 năm 1956 Chính phủ ban hành chính sách
giáo dục phổ thông của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với hệ thống giáo dục lúc này
gồm:
Cấp I là 4 năm (gồm các lớp từ lớp 1 đến lớp 4)
Cấp II là 3 năm (từ lớp 5 đến lớp 7)
Cấp III là 3 năm (từ lớp 8 đến lớp 10).
– Cải cách giáo dục lần thứ ba: Sau khi đất nước thống nhất, Bộ Chính trị Ban chấp
hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 14 về việc cải cách giáo dục nhằm thống nhất cả
nước. Hệ thống giáo dục phổ thông lúc này gồm 12 năm.
Hiện nay, theo Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), hệ thống giáo dục nước
ta có cấu trúc hoàn chỉnh gồm: giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ
sở, giáo dục trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (gồm trung cấp chuyên nghiệp và
dạy nghề), giáo dục đại học (cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ).
14

Trải qua các lần cải cách và hoàn thiện, hiện nay hệ thống quản lý nhà nước về giáo
dục – đào tạo ở nước ta có thiết chế gồm các chủ thể như đã trình bày ở phần 1.3.

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo ở nước ta
2.2.1 Tổng quan về hệ thống giáo dục – đào tạo ở nước ta hiện nay
Hiện nay, hệ thống giáo dục Việt Nam đang được mở rộng tương đối hoàn chỉnh,
thống nhất và đa dạng hóa với việc hình thành đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ
mầm non đến sau đại học, bao gồm: Giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông; giáo dục trung
học cơ sở; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục đại học. Từ một hệ thống giáo dục chỉ có các
trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy, đến nay đã có các trường ngoài công lập,

có nhiều loại hình không chính quy, có các trường tư thục, dân lập, có phương thức đào tạo
từ xa, phương thức liên kết đào tạo với nước ngoài…Đó là một trong những thành tựu lớn
nhất mà nền giáo dục nước ta đã đạt được.
Quy mô giáo dục ngày càng lớn và mở rộng, tăng nhanh ở các vùng, các ngành học
và cấp học. Quy mô phát triển giáo dục trước hết thể hiện ở số lượng người học. Nhìn
chung, số học sinh trong toàn bộ hệ thống giáo dục không ngừng được tăng lên, số học sinh
các trường ngoài công lập tăng nhanh: Số trẻ em tăng bình quân 7%/ năm; mẫu giáo tăng
bình quân 5,2%; số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 15,1%/ năm và dạy nghề dài hạn
tăng 12%/năm; sinh viên đại học và cao đẳng tăng 8,4%/năm. 6 Cùng với số lượng người
học, quy mô giáo dục còn được đánh giá qua mạng lưới trường học theo địa bàn dân cư, số
lượng nhà giáo, trang thiết bị dạy học. Số trường đại học và cao đẳng liên tục tăng.
Chất lượng giáo dục có chuyển biến trên một số mặt. Trình độ hiểu biết, năng lực
tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao; giáo dục trung học
phổ thông chuyên đạt trình độ cao của khu vực và thế giới, số học sinh phổ thông đạt giải
quốc gia và quốc tế ở một số môn học ngày càng tăng. Giáo dục đại học đã từng bước vươn
lên, đào tạo được một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật từ cử nhân, thạc sỹ cho

6 http://luanvan.net.vn/luan-van/quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc-va-dao-tao-o-nuoc-ta-trong-giai-doan-hien-nay-40214/

15

đến tiến sĩ đã và đang công tác và có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực
kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống giáo dục nước ta còn những
hạn chế nhất định. Nhìn tổng thể cả về quy mô và chất lượng đào tạo, giáo dục nước ta chưa
đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của các mục tiêu kinh tế – xã
hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến tới
xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thể hiện thông qua:
+ Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển đất nước, chưa

tiếp cận được với trình độ và kết quả giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực và trên
thế giới. Chất lượng thấp thể hiện ở chỗ: Kiến thức hội nhập của học sinh, sinh viên Việt
Nam còn kém; sau khi tốt nghiệp nhiều sinh viên còn hạn chế về năng lực, tư duy sáng tạo,
về kỹ năng thực hành và khả năng thích ứng nghề nghiệp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn
hạn chế, nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm.
+ Những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỹ cương trong giáo dục – đào tạo vẫn có chiều
hướng gia tăng. Động cơ học tập của một bộ phận sinh viên, học sinh trung học chưa tốt,
đặc biệt có những biểu hiện suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng.
+ Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền đã được khắc phục song vẫn
còn mất cân đối và bất hợp lý. Nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tập trung
quá nhiều vào các thành phố lớn, khu công nghiệp lớn. Hình thức đào tạo cũng còn nhiều
bất cập, chưa chú trọng nhiều đến hình thức giáo dục không chính quy, giáo dục bên ngoài
nhà trường, đặc biệt cho những người đang lao động.
+ Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu
cầu vừa tăng nhanh quy mô vừa phải bảo đảm và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục –
đào tạo. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên các trường đại học ít có điều kiện thường xuyên tiếp
cận, cập nhật tri thức và những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới. Tốc độ tăng
giảng viên ở các trường đại học chưa tương xứng với tốc độ tăng của sinh viên.
+ Ngân sách dành cho giáo dục của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực
và trên thế giới, mới chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tối thiếu của giáo dục – đào tạo. Việc
16

phân bổ ngân sách giữa các bậc học, giữa các địa phương không hợp lý đã tạo nên sự mất
cân đối trong phát triển giáo dục ở các bậc học và các vùng.
+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, nhiều
nơi còn thiếu thốn hoặc bị xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng dạy chay còn phổ biến ở một
số nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa. Việc nối mạng internet trong các trường học còn chưa
đáng kể.
+ Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa.

Chương trình giáo dục còn mang nặng tính hàn lâm, nặng về thi cử; chưa chú trọng đến tính
sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực
tiễn phát triển kinh tế – xã hội cũng như nhu cầu của người học; chưa gắn bó hiệu quả với
nghiên cứu khoa học – công nghệ và triển khai ứng dụng.
2.2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo
– Thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục –
đào tạo
Thời gian qua, các cơ quan nhà nước đã ban hành được nhiều văn bản quy phạm
pháp luật với phạm vi điều chỉnh bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động giáo dục – đào
tạo. Nhiều quy phạm pháp luật đã được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của
thực tiễn. Hiến pháp năm 2013 là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật, điều chỉnh mọi hoạt động giáo dục và đào tạo. Kế đến là Luật Giáo dục
năm năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009. Ngoài ra còn nhiều văn bản khác do Bộ
Giáo dục và đào tạo ban hành. Một số văn bản đã điều chỉnh đúng các vấn đề có tính bức
thiết. Một số văn bản khác được ban hành kịp thời để điều chỉnh những hoạt động mới phát
sinh đối với giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật vẫn chưa động bộ và còn
nhiều hạn chế. Tư duy pháp lý đã được đổi mới ở mức độ nhất định song còn mang nặng
quan điểm pháp lý đơn thuần, chưa chú ý đến sự vận động khách quan của hoạt động giáo
dục và những điều kiện thực tế bảo đảm thực hiện pháp luật trong đời sống. Trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo, đặt biệt đối với một số loại hình đào tạo mới như đào tạo sau đại học,
17

đào tạo từ xa, đào tạo ngoài công lập,… văn bản pháp luật còn tản mạn, thiếu tính hệ thống
và đồng bộ. Phần lớn các lĩnh vực trong hệ thống giáo dục quốc dân được điều chỉnh bằng
các văn bản dưới luật của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các cơ quan hành
chính nhà nước.
– Thực trạng xây dựng và kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo
Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo thống nhất từ trung

ương đến địa phương. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý không ngừng tăng cả về số
lượng và chất lượng.
Thế nhưng, chất lượng của bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học và chất
lượng của cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế. Bộ máy thiếu tính ổn định; đội ngũ
cán bộ chuyên trách về giáo dục đào tạo còn quá mỏng, không tương xứng với khối lượng
công việc được giao; bộ máy quản lý ngành GD-ĐT luôn tự bằng lòng với những thành tích
không thực tế, với những chính sách, quy chế lỗi thời mà không thấy rõ sự tụt hậu của GĐĐT Việt Nam. Bộ máy quản lý giáo dục còn nặng nề, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển trong giai đoạn mới. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chậm đổi mới và hoạt
động kém hiệu quả, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo.
Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý cũng còn nhiều hạn chế.
– Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo
Trong những năm qua, bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo cùng với hệ
thống giáo dục quốc dân đã tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật về giáo dục đào
tạo trên các lĩnh vực: thành lập trường theo chủ trương xã hội hóa giáo dục; đã chú ý tới cơ
cấu vùng miền và các đối tượng chính sách xã hội; mở rộng nhanh quy mô đào tạo, tăng dần
mức đầu tư từ ngân sách; huy động nhiều nguồn đầu tư; bước đầu thực hiện phân cấp, giao
quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục; tăng cường đào tạo đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý; mở rộng hợp tác quốc tế; đổi mới chương trình, quy trình,
phương pháp đào tạo; triển khai kiểm định chất lượng giáo dục…
Tuy nhiên, cũng bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém như: quy hoạch phát triển giáo dục
đào tạo thiếu cụ thể và thiếu tính khả thi, tập trung quá nhiều trường ở các thành phố lớn;
18

việc cho phép thành lập trường còn dễ dãi; phân bổ ngân sách còn dàn trải, thiếu tính cạnh
tranh; chưa có giải pháp và cơ chế phù hợp để việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, thị
trường lao động; chưa có đổi mới căn bản về chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo;
chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về việc giao quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học…
– Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật

Căn cứ các quy định của pháp luật, thanh tra giáo dục đã kiện toàn bộ máy từ Bộ đến
địa phương ở các trường; đã kiểm tra và xử lý nhiều hành vi vi phạm, các hành vi làm giả hồ
sơ, văn bằng, chứng chỉ, thi hộ, thi kèm…Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra, giám sát chưa bao
quát hết nội dung quản lý giáo dục – đào tạo, chưa có chiến lược tổng thể mà chủ yếu xử lý
các vụ việc do dư luận phản ánh; chế tài xử lý quá nhẹ, không có tác dụng ngăn chặn, răn
đe; chưa kịp thời phát hiện các sai sót, khiếm khuyết của các quy định pháp luật giáo dục –
đào tạo để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
Nền giáo dục nước ta bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cơ chế thị trường, việc thi hành kỷ
cương kỷ luật và pháp chế ngành còn chưa nghiêm túc. Bệnh chạy theo thành tích, chủ
nghĩa hình thức còn nặng nề dẫn đến đánh giá sai lệch kết quả thực của giáo dục.
Công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn yếu kém, bất cập và chậm đổi
mới, nặng về kinh nghiệm, thiếu cơ sở lý luận và khoa học.
Sự lãnh đạo của tổ chức Đảng và chính quyền địa phương nhiều lúc nhiều nơi còn
chưa sát sao và thiếu thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, có những nơi lại can thiệp sâu lấn
sân vào hoạt động chuyên môn của hoạt động giáo dục – đào tạo gây cản trở công tác phát
triển giáo dục.
Mặt khác, sự suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, giáo
viên, giảng viên cũng gây không ít khó khăn cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.
Nhưng nhìn chung, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới những hạn chế đó là
do sự quản lý của nhà nước về giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Do vậy, việc đưa ra
19

những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
là yếu tố khách quan.

2.3 Định hướng đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
2.3.1 Yêu cầu tất yếu của đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào
tạo

Đổi mới là một quá trình liên tục có tính kế thừa và tiếp tục phát triển ở bậc cao hơn
của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Giáo dục là loại hình hoạt động xã hội
rộng lớn luôn biến đổi và phát triển theo quá trình biến đổi và phát triển của đời sống xã hội.
Tuy nhiên do đặc thù về tính chất và nội dung nên giáo dục có tính kế thừa và ổn định tương
đối trong các giai đoạn phát triển của lịch sử.
Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là quá trình chuyển đổi toàn diện từ
nhận thức, tư duy quản lý nhà nước về giáo dục đến các chính sách, cơ chế, nội dung,
phương thức, biện pháp, công cụ quản lý nhà nước về giáo dục…cho phù hợp với những
chuyển đổi về thể chế chính trị, môi trường và trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá.
Quá trình đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục là quá trình liên tục, kế thừa những
thành quả của giai đoạn trước để phát triển ở tầng, bậc cao hơn phù hợp với bối cảnh mới về
phát triển kinh tế-xã hội, trong nước và quốc tế. Vì thế, đổi mới quản lý nhà nước về giáo
dục là một tất yếu trong quá trình cải cách tổ chức bộ máy nhà nước.
2.3.2 Định hướng đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục
Một là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý giáo dục và đào tạo.
Bởi vì, cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt
động giáo dục, đào tạo. Nhà nước cần có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý, bảo đảm
phát triển sự nghiệp giáo dục. Đồng thời, các cán bộ quản lý phải không ngừng học tập rèn
luyện nâng cao năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.

20

Thứ hai, tăng cường công tác dự báo, quy hoạch và xây dựng kế hoạch định hướng
phát triển giáo dục – đào tạo trong chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, của từng ngành và từng địa phương, có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu giáo
dục và đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Khắc phục tình trạng mất
cân đối như hiện nay. Gắn xây dựng với sử dụng và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ
quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo với cơ quan quản lý nhân lực và việc làm.

Thứ ba, hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý của nhà nước về giáo dục và
đào tạo từ trung ương đến địa phương. Thực hiện phân cấp quản lý giáo dục một cách hợp
lý giữa trung ương và địa phương nhằm bảo đảm nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo
dục quốc dân và nâng cao tính chủ động của các cơ sở giáo dục – đào tạo tại địa phương.
Đồng thời, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực sự mở rộng dân chủ cho tất cả
các đơn vị.
Thứ tư, cùng với việc tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo, nhà nước phải có
biện pháp phân bổ và quản lý ngân sách hợp lý và phù hợp với nhu cầu từng địa phương,
từng ngành học, bậc học đáp ứng nhu cầu ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo vừa tiết
kiệm, vừa hiệu quả.
Thứ năm, quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là vấn đề rộng và phức tạp. Vì vậy,
cần phải xây dựng cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo theo cả năm lĩnh vực: quản lý chuyên
môn, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý bộ máy và quản lý cơ sở vật chất kết hợp
với thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục và phân cấp quản lý hợp lý.
Thứ sáu, thực hiện nghiêm túc kiểm tra, thanh tra nhà nước về việc thực hiện những
quy định pháp luật trong giáo dục và đào tạo thông qua hoạt động thanh tra giáo dục nhằm
thiết lập kỷ cương trong hoạt động giáo dục, ngăn ngừa các hiện tương vi phạm chính sách,
pháp luật của nhà nước, bảo vệ lợi ích của người học và cơ sở giáo dục – đào tạo. Cần nâng
cao chất lượng và đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra giáo dục từ trung ương xuống địa
phương, trong đó đặc biệt quan tâm đến tầm quan trọng của thanh tra công tác chuyên môn,
thanh tra công tác quản lý nhân sự, công tác quản lý tài chính.

21

Trên đây là một số giải pháp định hướng nhằm góp phần đổi mới quản lý nhà nước
về giáo dục và đào tạo. Song để quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có hiệu quả và hệ
thống giáo dục phát triển thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trên.

22

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là hoạt động quản lý theo ngành do các cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền thực hiện, mà chủ yếu là Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo nhằm không ngừng nâng cao trình độ dân
trí của nhân dân và đào tạo cho đất nước một đội ngũ nhân lực có trình độ cao. Vì vậy, đa số
các quốc gia đều quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó chú trọng nâng cao hiệu
quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo.
Ở Việt Nam, hệ thống giáo dục – đào tạo thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể về quy mô, cơ cấu, chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục cũng như
công tác quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo ở nước ta cũng đang tồn tại những hạn chế
nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Công tác quản lý giáo dục và đào tạo thể hiện vai trò rất quan trọng của nhà nước đối
với sự phát triển nền giáo dục của quốc gia. Để thực hiện tốt nội dung quản lý nhà nước về
giáo dục và đào tạo, vấn đề đặt ra là phải định rõ quyền hạn, trách nhiệm quản lý giữa các
cơ quan quản lý như Bộ Giáo dục – Đào tạo, Ủy ban nhân dân các cấp,…và các cơ sở giáo
dục về khâu quy hoạch, kế hoạch, tổ chức và cán bộ, tài chính, thanh tra và kiểm tra. Đồng
thời, phải thực hiện tốt khâu xã hội hóa giáo dục, huy động sự kết hợp giữa nhà nước và
nhân dân trong việc quản lý và phát triển về giáo dục và đào tạo./.

23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
2. Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
3. Nghị định Số: 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 Quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
4. ĐH Luật TP.HCM, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học quốc gia
TP.HCM, 2010.
5. GS. Hoàng Tuy, Cải cách và chấn hưng giáo dục, NXB Tổng hợp TP.HCM,

2005.
6. Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB
Giáo dục, 2006.
7. PGS.TS Đặng Bá Lãm, Quản lý nhà nước về giáo dục-Lý luận và thực tiễn, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
8. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2014 Quy định tổ chức các cơ

quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
9. Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2014 Quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh
10. Nguyễn Văn Hộ, Giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, Thái
Nguyên, 2006.

24

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước vềgiáo dục – đào tạo ở Việt Nam” làm hướng nghiên cứu tiểu luận nhằm góp phần làm sángtỏ những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo ở nước ta, đồng thờiđề xuất hướng hoàn thiện.Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC –ĐÀO TẠO1.1 Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạoQuản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉhuy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đíchhoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan.Nhà nước là một bộ phận trung tâm của hệ thống chính trị, nhà nước là chủ thể duynhất nắm giữ quyền quản lý nhà nước trên toàn xã hội. Từ khi xuất hiện, nhà nước điềuchỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết và hình thành nên quản lý nhànước. quản lý nhà nước là hoạt động quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực nhà nước,sử dụng hệ thống pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi con người trên tất cả các lĩnhvực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện; nhằm thoả mãnnhu cầu của con người, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội.Cần lưu ý rằng, quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa rộng nhất là việc thực thi cả banhánh quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội và hành vicủa công dân. Trong đó, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hànhpháp của Nhà nước, là hoạt động chấp hành, điều hành của hệ thống hành chính trong việcquản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và pháttriển xã hội. Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện trên tất cả lĩnh vực của đời sốngxã hội, bao gồm: văn hóa, y tế, giáo dục – đào tạo, an ninh, quốc phòng,…Vì thế, quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là một trong các lĩnh vực của quản lýhành chính nhà nước. Giáo dục là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích, có kếhoạch nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức được tích lũy của loài người. Đào tạo lại làquá trình đặc thù của giáo dục, nó hướng đến giáo dục chuyên nghiệp. Đó là sự phát triển cóhệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,… đòi hỏi ở một cá nhân để thực hiện nhiệm vụchuyên môn nhất định. Từ các khái niệm này, có thể rút ra khái niệm về quản lý nhà nướcvề giáo dục – đào tạo như sau:Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là việc các cơ quan nhà nước thực hiệnquyền lực nhà nước để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động GD-ĐT trong phạm vitoàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước.Hay nói cách khác, quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là sự tác động có tổ chứcvà điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động GD-ĐT do các cơ quan quảnlý có trách nhiệm về giáo dục của Nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến hành để thựchiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp GD-ĐT,duy trì kỹ cương, thoả mãn nhu cầu GD-ĐT của nhân dân, thực hiện mục tiêu GD-ĐT củanhà nước.Chủ thể hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là các cơ quan quản lý cóthẩm quyền được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các chủ thể này có thể làcác cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, và cơ quan quản lý giáo dục, là tổ chức,người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về giáo dục.Khách thể của quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là mọi hoạt động GD-ĐT củahệ thống giáo dục quốc dân trong phạm vi toàn xã hội.Đối tượng quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là tất cả mọi thành tố của hệ thốnggiáo dục quốc dân bao gồm: Nhân sự (cán bộ, giáo viên), chương trình giáo dục, các hoạtđộng giáo dục, người học, các nguồn lực, học liệu, môi trường giáo dục, các cơ sở giáo dục,các mối quan hệ trong giáo dục,…Về tổng thể, mục tiêu của quản lý nhà nước về GD&ĐT là việc bảo đảm trật tự kỷcương trong các hoạt động GD-ĐT, để thực hiếm được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội, hoàn thiện và phát triển nhân cách của công dân.Trong khái niệm quản lý nhà nước về GD-ĐT phải kể tới hai yếu tố quan trọng trongviệc điều hành, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, đó là công cụ và phương pháp trongquản lý hành chính nhà nước về GD-ĐT. Công cụ chủ yếu trong quản lý hành chính nhànước là hệ thống các văn bản pháp luật, do đó công tác thể chế tạo ra hành lang pháp lý chocác hoạt động quản lý nhà nước về GD-ĐT. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước chủyếu là phương pháp hành chính, tổ chức.1.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạoThứ nhất, tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lýĐây là đặc điểm nổi bật của quản lý nhà nước ở mọi lĩnh vực nói chung và quản lýnhà nước về GD-ĐT nói riêng. Đặc điểm này biểu hiện ở 3 vấn đề cơ bản sau:- Điều kiện để thực hiện quản lý nhà nước là chủ thể quản lý phải có thẩm quyền,thông thường thẩm quyền của các chủ thể quản lý phải được quy định trong các văn bản quyphạm pháp luật. Muốn có thẩm quyền để quản lí, các cơ quan quản lý nhà nước về GD-ĐTphải được thành lập hợp pháp và cần phải thực hiện hoạt động quản lý theo đúng, đủ chứcnăng, thẩm quyền được quy định, không lạm quyền cũng không đùn đẩy trách nhiệm. Đốivới các cơ quan được tổ chức theo chế độ thủ trưởng thì phải thực hiện đúng chế độ thủtrưởng trong việc ra quyết định và trong việc chịu trách nhiệm về các quyết định quản lýtrước tập thể và cấp trên. Trong các cơ quan quản lý được tổ chức theo chế độ tập thể lãnhđạo thì các vấn đề quản lý phải được bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số. Trong quảnlý nhà nước, các chủ thể không có thẩm quyền sẽ không được phép thực hiện chức năngquản lý nhà nước về GD-ĐT. Việc hiểu cho đúng, làm cho đủ “thẩm quyền” là thước đokhả năng “sử dụng quyền lực nhà nước” của một cơ quan quản lý. Trong thực tế có nhiềutrường hợp không nhận thức đúng tính quyền lực nhà nước trong các hoạt động quản lý nênđể xảy ra tình trạng “Phép vua thua lệ làng”, “thủ kho to hơn thủ trưởng” . Việc thực hiệnthẩm quyền quản lý của các chủ thể cũng phải gắn với sự phân cấp và tuân thủ thứ bậc chặtchẽ trong quản lý nhà nước về GD-ĐT.- Phương tiện quản lý nhà nước về GD-ĐT là các văn bản pháp luật và pháp quy.Phương pháp chủ yếu để quản lý nhà nước là phương pháp Hành chính – Tổ chức. Cần nhậnthức rằng pháp luật, pháp quy là sự cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng và nhànước; phản ánh lợi ích của toàn dân. Vì vậy đây chính là hành lang pháp lý cho việctriển khai các hoạt động quản lý, bảo đảm tính quyền lực nhà nước trong quản lý. Việckhông tuân thủ hành lang pháp lý trong các hoạt động quản lý về giáo dục tức là vi phạmtrật tự kỷ cương và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.- Trong quản lý nhà nước phải tuân thủ thứ bậc chặt chẽ hoạt động quản lý theo sựphân cấp rõ ràng và mệnh lệnh – phục tùng là biểu hiện rõ nhất của tính quyền lực trongquản lý nhà nước. Tính quyền lực nhà nước ở đây cũng chính là việc các cơ quan quản lýcần nhận thức đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địaphương phải phục tùng trung ương trong quá trình quản lý nhà nước về GD-ĐT.Thứ hai, kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong các hoạt độngquản lý nhà nước về giáo dục – đào tạoHoạt động này vừa theo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt độngcủa quản lý giáo dục, vừa theo nguyên tắc hành chính giáo dục đối với một cơ sở giáo dục.Hành chính – giáo dục thực chất là triển khai chức năng, nhiệm vụ quyền hạn do Nhà nướcquy định (phân cấp, phân công hoặc uỷ quyền). Các cơ quan, tổ chức thay mặt Nhà nướctriển khai sự nghiệp GD-ĐT và điều hành, điều chỉnh các hoạt động GD-ĐT. Quản lý hànhchính thực chất là việc xây dựng các văn bản pháp quy và chấp hành các văn bản. Kết hợpvới quản lý giáo dục là đưa việc xây dựng các văn bản cho các hoạt động chuyên môn củagiáo dục và làm cho một người hiểu, biết được các qui định của văn bản để thực hiện chođúng. Ví dụ: Từ quy định của Bộ GD&ĐT về việc soạn bài, giảng bài, chấm bài,… Cơ quanSở, Phòng GD-ĐT thậm chí đến hiệu trưởng nhà trường sẽ có những quy định chi tiết hơnvề các vấn đề đó để đảm bảo tính cụ thể, thiết thực và phù hợp với địa phương và cơ sở giáodục, trên cơ sở đó giáo viên chấp hành thực hiện các quy định về chuyên môn. Đó chính làcách làm “hành chính hoá” các hoạt động chuyên môn.Như vậy, đây là đặc điểm quan trọng nhất trong hoạt động quản lí nhà nước về GDĐT nhằm bảo đảm môi trường sư phạm thuận lợi cho việc thực hiện được mục tiêu giáo dụcmà Nhà nước quy định.Cần lưu ý rằng quan tâm thích đáng đến đặc điểm này sẽ giúp cho các chủ thể quảnlý giải quyết tốt mối quan hệ ngành – lãnh thổ trong hoạt động quản lý nhà nước về GD-ĐT.Chỉ đạo hay quản lý các hoạt động GD-ĐT trên địa bàn cần phải hiểu rõ nghiệp vụ sư phạm,đặc điểm của quá trình giáo dục để chỉ đạo, quản lý chuyên môn. Chỉ trên cơ sở biết kết hợpquản lý hành chính và quản lý chuyên môn thì mới có thể chỉ đạo, quản lý tốt hoạt độngGD-ĐT tiến tới thực hiện tốt mục tiêu GD-ĐT của Nhà nước.Thứ ba, kết hợp Nhà nước-xã hội trong quá trình triển khai quản lý nhà nước vềGD-ĐTChúng ta đều biết GD-ĐT là một hoạt động mang tính xã hội cao và Đảng ta cũng đãnhấn mạnh tư tưởng GD-ĐT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Rõ ràng,dân chủ hoá và xã hội hoá công tác giáo dục là một tư tưởng có tính chiến lược và nó có vaitrò rất to lớn trong sự phát triển giáo dục nói chung và quản lý nhà nước về giáo dục nóiriêng; rất nhiều bài toán quản lý nhà nước về GD-ĐT sẽ rất khó giải quyết nếu không có sựtham gia của đông đảo lực trong xã hội. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng cần nhận thứctrong quản lý nhà nước về GD-ĐT.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạoĐiều 61 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Phát triểngiáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡngnhân tài”. Luật Giáo dục cũng quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dụcquốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quychế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiệnphân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơsở giáo dục.”1 Mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là phát triển các thành tốcủa hệ thống giáo dục trên các mặt: quy mô, cơ cấu, chất lượng; bảo đảm trật tự, kỷ cươngtrong hoạt động giáo dục; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; hoàn thiệnnhân cách công dân.Để thực hiện được những nhiệm vụ và mục tiêu trên, Luật Giáo dục đã cụ thể hóanhững nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về GD-ĐT tại Điều 99 như sau:1 Điều 14 Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)“1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách pháttriển giáo dục;2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hànhđiều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác;3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêuchuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sáchgiáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;4. Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáodục;5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục;8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnhvực giáo dục;10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sựnghiệp giáo dục;12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại,tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.”Như vậy, có thể tóm lược nội dung quản lý nhà nước về GD-ĐT theo bốn nhóm vấnđề sau:- Hoạch định chính sách, ban hành các văn bản pháp quy, bao gồm các hoạt động:Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáodục; Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điềulệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác; Quyđịnh mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vậtchất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáotrình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượnggiáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổchức và hoạt động giáo dục.- Tổ chức bộ máy quản lý, công tác cán bộ và chính sách đãi ngộ, bao gồm: Tổchức bộ máy quản lý giáo dục; Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáovà cán bộ quản lý giáo dục; Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều cônglao đối với sự nghiệp giáo dục.- Huy động, quản lý các nguồn lực để phát triển giáo dục: Huy động, quản lý, sửdụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục; Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu,ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục; Tổ chức, quản lý công tác hợp tácquốc tế về giáo dục- Thanh tra, kiểm tra: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giảiquyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.1.3 Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạoChủ thể quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là các cơ quan hành chính nhà nướccó thẩm quyền. Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về các cơ quanquản lý nhà nước về giáo dục bao gồm: Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ, cơ quanngang bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp.- Chính phủChính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục. Chính phủ trình Quốc hội trướckhi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của côngdân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một10cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sáchgiáo dục.Điều 11 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 cũng quy định cụ thể về nhiệm vụ vàquyền hạn của Chính phủ trong giáo dục và đào tạo gồm:1. Thống nhất quản lý nhà nước hệ thống giáo dục quốc dân.2. Quyết định chính sách cụ thể về giáo dục để bảo đảm phát triển giáo dục phù hợpvới yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội; ưu tiên đầu tư, khuyến khích các nguồn lực để pháttriển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút, bồidưỡng và trọng dụng nhân tài.3. Xây dựng cơ chế, chính sách phát huy các nguồn lực xã hội nhằm phát triển giáodục và đào tạo; tạo điều kiện xây dựng xã hội học tập.4. Ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vàvùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để người khuyết tật vàngười nghèo được học văn hóa và học nghề.- Bộ Giáo dục và Đào tạoBộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhànước về giáo dục. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơsở giáo dục khác về các lĩnh vực: mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượnggiáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh;hệ thống văn bằng, chứng chỉ; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; quản lý nhà nước đốivới các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. 22 Điều 1 Nghị định Số: 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo11Các Bộ, cơ quan ngang bộ khác phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiệnquản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền.- Uỷ ban nhân dân các cấpUỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiệnquản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong đó có việc quy hoạchmạng lưới cơ sở giáo dục; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáodục trên địa bàn; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sởvật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý; phát triển các loạihình trường, thực hiện xã hội hoá giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô,nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.3Ở Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp nhưSở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT là những cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp trong việcthực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD-ĐT.- Sở Giáo dục – Đào tạoSở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lýnhà nước về: Chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; nhà giáo và công chức, viên chứcquản lý giáo dục; cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấpvăn bằng, chứng chỉ.4- Phòng Giáo dục – Đào tạoPhòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyệnthực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo;tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị3 Khoản 4 Điều 100 Luật Giáo dục (sửa đổi, bổ sung năm 2009)4 Điều 8 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2014 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương12trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chấtlượng giáo dục và đào tạo.55 Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2014 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh13Chương II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ỞVIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN2.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục –đào tạo ở nước taSau Cách mạng tháng tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, cùngvới đó là sự ra đời của nền giáo dục dân chủ nhân dân. Từ đó đến nay, hệ thống giáo dụcnước ta đã trải qua ba cuộc cải cách:- Cải cách giáo dục lần thứ nhất: Sau khi nước Việt Nam tuyên bố độc lập, tháng 10năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 34/SL thành lập Hội đồng cố vấn học chínhđể giúp Chính phủ nghiên cứu chương trình cải cách giáo dục. Song do hoàn cảnh chiếntranh chống thực dân Pháp nên đến tháng 7 năm 1950, Hội đồng Chính phủ mới thông quachương trình cải cách giáo dục và quyết định thực hiện cuộc cải cách này với hệ thống giáodục phổ thông 9 năm.- Cải cách giáo dục lần thứ hai: tháng 5 năm 1956 Chính phủ ban hành chính sáchgiáo dục phổ thông của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với hệ thống giáo dục lúc nàygồm:Cấp I là 4 năm (gồm các lớp từ lớp 1 đến lớp 4)Cấp II là 3 năm (từ lớp 5 đến lớp 7)Cấp III là 3 năm (từ lớp 8 đến lớp 10).- Cải cách giáo dục lần thứ ba: Sau khi đất nước thống nhất, Bộ Chính trị Ban chấphành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 14 về việc cải cách giáo dục nhằm thống nhất cảnước. Hệ thống giáo dục phổ thông lúc này gồm 12 năm.Hiện nay, theo Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), hệ thống giáo dục nướcta có cấu trúc hoàn chỉnh gồm: giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơsở, giáo dục trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (gồm trung cấp chuyên nghiệp vàdạy nghề), giáo dục đại học (cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ).14Trải qua các lần cải cách và hoàn thiện, hiện nay hệ thống quản lý nhà nước về giáodục – đào tạo ở nước ta có thiết chế gồm các chủ thể như đã trình bày ở phần 1.3.2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo ở nước ta2.2.1 Tổng quan về hệ thống giáo dục – đào tạo ở nước ta hiện nayHiện nay, hệ thống giáo dục Việt Nam đang được mở rộng tương đối hoàn chỉnh,thống nhất và đa dạng hóa với việc hình thành đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từmầm non đến sau đại học, bao gồm: Giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông; giáo dục trunghọc cơ sở; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục đại học. Từ một hệ thống giáo dục chỉ có cáctrường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy, đến nay đã có các trường ngoài công lập,có nhiều loại hình không chính quy, có các trường tư thục, dân lập, có phương thức đào tạotừ xa, phương thức liên kết đào tạo với nước ngoài…Đó là một trong những thành tựu lớnnhất mà nền giáo dục nước ta đã đạt được.Quy mô giáo dục ngày càng lớn và mở rộng, tăng nhanh ở các vùng, các ngành họcvà cấp học. Quy mô phát triển giáo dục trước hết thể hiện ở số lượng người học. Nhìnchung, số học sinh trong toàn bộ hệ thống giáo dục không ngừng được tăng lên, số học sinhcác trường ngoài công lập tăng nhanh: Số trẻ em tăng bình quân 7%/ năm; mẫu giáo tăngbình quân 5,2%; số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 15,1%/ năm và dạy nghề dài hạntăng 12%/năm; sinh viên đại học và cao đẳng tăng 8,4%/năm. 6 Cùng với số lượng ngườihọc, quy mô giáo dục còn được đánh giá qua mạng lưới trường học theo địa bàn dân cư, sốlượng nhà giáo, trang thiết bị dạy học. Số trường đại học và cao đẳng liên tục tăng.Chất lượng giáo dục có chuyển biến trên một số mặt. Trình độ hiểu biết, năng lựctiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao; giáo dục trung họcphổ thông chuyên đạt trình độ cao của khu vực và thế giới, số học sinh phổ thông đạt giảiquốc gia và quốc tế ở một số môn học ngày càng tăng. Giáo dục đại học đã từng bước vươnlên, đào tạo được một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật từ cử nhân, thạc sỹ cho6 http://luanvan.net.vn/luan-van/quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc-va-dao-tao-o-nuoc-ta-trong-giai-doan-hien-nay-40214/15đến tiến sĩ đã và đang công tác và có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vựckinh tế, xã hội.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống giáo dục nước ta còn nhữnghạn chế nhất định. Nhìn tổng thể cả về quy mô và chất lượng đào tạo, giáo dục nước ta chưađáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của các mục tiêu kinh tế – xãhội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến tớixây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thể hiện thông qua:+ Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển đất nước, chưatiếp cận được với trình độ và kết quả giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực và trênthế giới. Chất lượng thấp thể hiện ở chỗ: Kiến thức hội nhập của học sinh, sinh viên ViệtNam còn kém; sau khi tốt nghiệp nhiều sinh viên còn hạn chế về năng lực, tư duy sáng tạo,về kỹ năng thực hành và khả năng thích ứng nghề nghiệp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cònhạn chế, nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm.+ Những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỹ cương trong giáo dục – đào tạo vẫn có chiềuhướng gia tăng. Động cơ học tập của một bộ phận sinh viên, học sinh trung học chưa tốt,đặc biệt có những biểu hiện suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng.+ Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền đã được khắc phục song vẫncòn mất cân đối và bất hợp lý. Nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tập trungquá nhiều vào các thành phố lớn, khu công nghiệp lớn. Hình thức đào tạo cũng còn nhiềubất cập, chưa chú trọng nhiều đến hình thức giáo dục không chính quy, giáo dục bên ngoàinhà trường, đặc biệt cho những người đang lao động.+ Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được yêucầu vừa tăng nhanh quy mô vừa phải bảo đảm và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục –đào tạo. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên các trường đại học ít có điều kiện thường xuyên tiếpcận, cập nhật tri thức và những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới. Tốc độ tănggiảng viên ở các trường đại học chưa tương xứng với tốc độ tăng của sinh viên.+ Ngân sách dành cho giáo dục của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vựcvà trên thế giới, mới chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tối thiếu của giáo dục – đào tạo. Việc16phân bổ ngân sách giữa các bậc học, giữa các địa phương không hợp lý đã tạo nên sự mấtcân đối trong phát triển giáo dục ở các bậc học và các vùng.+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, nhiềunơi còn thiếu thốn hoặc bị xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng dạy chay còn phổ biến ở mộtsố nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa. Việc nối mạng internet trong các trường học còn chưađáng kể.+ Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa.Chương trình giáo dục còn mang nặng tính hàn lâm, nặng về thi cử; chưa chú trọng đến tínhsáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thựctiễn phát triển kinh tế – xã hội cũng như nhu cầu của người học; chưa gắn bó hiệu quả vớinghiên cứu khoa học – công nghệ và triển khai ứng dụng.2.2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo- Thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục –đào tạoThời gian qua, các cơ quan nhà nước đã ban hành được nhiều văn bản quy phạmpháp luật với phạm vi điều chỉnh bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động giáo dục – đàotạo. Nhiều quy phạm pháp luật đã được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu củathực tiễn. Hiến pháp năm 2013 là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xây dựng các văn bảnquy phạm pháp luật, điều chỉnh mọi hoạt động giáo dục và đào tạo. Kế đến là Luật Giáo dụcnăm năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009. Ngoài ra còn nhiều văn bản khác do BộGiáo dục và đào tạo ban hành. Một số văn bản đã điều chỉnh đúng các vấn đề có tính bứcthiết. Một số văn bản khác được ban hành kịp thời để điều chỉnh những hoạt động mới phátsinh đối với giáo dục và đào tạo.Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật vẫn chưa động bộ và cònnhiều hạn chế. Tư duy pháp lý đã được đổi mới ở mức độ nhất định song còn mang nặngquan điểm pháp lý đơn thuần, chưa chú ý đến sự vận động khách quan của hoạt động giáodục và những điều kiện thực tế bảo đảm thực hiện pháp luật trong đời sống. Trong lĩnh vựcgiáo dục và đào tạo, đặt biệt đối với một số loại hình đào tạo mới như đào tạo sau đại học,17đào tạo từ xa, đào tạo ngoài công lập,… văn bản pháp luật còn tản mạn, thiếu tính hệ thốngvà đồng bộ. Phần lớn các lĩnh vực trong hệ thống giáo dục quốc dân được điều chỉnh bằngcác văn bản dưới luật của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các cơ quan hànhchính nhà nước.- Thực trạng xây dựng và kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạoHệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo thống nhất từ trungương đến địa phương. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý không ngừng tăng cả về sốlượng và chất lượng.Thế nhưng, chất lượng của bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học và chấtlượng của cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế. Bộ máy thiếu tính ổn định; đội ngũcán bộ chuyên trách về giáo dục đào tạo còn quá mỏng, không tương xứng với khối lượngcông việc được giao; bộ máy quản lý ngành GD-ĐT luôn tự bằng lòng với những thành tíchkhông thực tế, với những chính sách, quy chế lỗi thời mà không thấy rõ sự tụt hậu của GĐĐT Việt Nam. Bộ máy quản lý giáo dục còn nặng nề, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêucầu phát triển trong giai đoạn mới. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chậm đổi mới và hoạtđộng kém hiệu quả, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo.Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý cũng còn nhiều hạn chế.- Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạoTrong những năm qua, bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo cùng với hệthống giáo dục quốc dân đã tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật về giáo dục đàotạo trên các lĩnh vực: thành lập trường theo chủ trương xã hội hóa giáo dục; đã chú ý tới cơcấu vùng miền và các đối tượng chính sách xã hội; mở rộng nhanh quy mô đào tạo, tăng dầnmức đầu tư từ ngân sách; huy động nhiều nguồn đầu tư; bước đầu thực hiện phân cấp, giaoquyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục; tăng cường đào tạo đội ngũgiáo viên và cán bộ quản lý; mở rộng hợp tác quốc tế; đổi mới chương trình, quy trình,phương pháp đào tạo; triển khai kiểm định chất lượng giáo dục…Tuy nhiên, cũng bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém như: quy hoạch phát triển giáo dụcđào tạo thiếu cụ thể và thiếu tính khả thi, tập trung quá nhiều trường ở các thành phố lớn;18việc cho phép thành lập trường còn dễ dãi; phân bổ ngân sách còn dàn trải, thiếu tính cạnhtranh; chưa có giải pháp và cơ chế phù hợp để việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, thịtrường lao động; chưa có đổi mới căn bản về chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo;chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về việc giao quyền tự chủ và tự chịutrách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học…- Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luậtCăn cứ các quy định của pháp luật, thanh tra giáo dục đã kiện toàn bộ máy từ Bộ đếnđịa phương ở các trường; đã kiểm tra và xử lý nhiều hành vi vi phạm, các hành vi làm giả hồsơ, văn bằng, chứng chỉ, thi hộ, thi kèm…Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra, giám sát chưa baoquát hết nội dung quản lý giáo dục – đào tạo, chưa có chiến lược tổng thể mà chủ yếu xử lýcác vụ việc do dư luận phản ánh; chế tài xử lý quá nhẹ, không có tác dụng ngăn chặn, rănđe; chưa kịp thời phát hiện các sai sót, khiếm khuyết của các quy định pháp luật giáo dục –đào tạo để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kémNền giáo dục nước ta bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cơ chế thị trường, việc thi hành kỷcương kỷ luật và pháp chế ngành còn chưa nghiêm túc. Bệnh chạy theo thành tích, chủnghĩa hình thức còn nặng nề dẫn đến đánh giá sai lệch kết quả thực của giáo dục.Công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn yếu kém, bất cập và chậm đổimới, nặng về kinh nghiệm, thiếu cơ sở lý luận và khoa học.Sự lãnh đạo của tổ chức Đảng và chính quyền địa phương nhiều lúc nhiều nơi cònchưa sát sao và thiếu thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, có những nơi lại can thiệp sâu lấnsân vào hoạt động chuyên môn của hoạt động giáo dục – đào tạo gây cản trở công tác pháttriển giáo dục.Mặt khác, sự suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, giáoviên, giảng viên cũng gây không ít khó khăn cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.Nhưng nhìn chung, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới những hạn chế đó làdo sự quản lý của nhà nước về giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Do vậy, việc đưa ra19những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạolà yếu tố khách quan.2.3 Định hướng đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo2.3.1 Yêu cầu tất yếu của đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đàotạoĐổi mới là một quá trình liên tục có tính kế thừa và tiếp tục phát triển ở bậc cao hơncủa mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Giáo dục là loại hình hoạt động xã hộirộng lớn luôn biến đổi và phát triển theo quá trình biến đổi và phát triển của đời sống xã hội.Tuy nhiên do đặc thù về tính chất và nội dung nên giáo dục có tính kế thừa và ổn định tươngđối trong các giai đoạn phát triển của lịch sử.Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là quá trình chuyển đổi toàn diện từnhận thức, tư duy quản lý nhà nước về giáo dục đến các chính sách, cơ chế, nội dung,phương thức, biện pháp, công cụ quản lý nhà nước về giáo dục…cho phù hợp với nhữngchuyển đổi về thể chế chính trị, môi trường và trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá.Quá trình đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục là quá trình liên tục, kế thừa nhữngthành quả của giai đoạn trước để phát triển ở tầng, bậc cao hơn phù hợp với bối cảnh mới vềphát triển kinh tế-xã hội, trong nước và quốc tế. Vì thế, đổi mới quản lý nhà nước về giáodục là một tất yếu trong quá trình cải cách tổ chức bộ máy nhà nước.2.3.2 Định hướng đổi mới quản lý nhà nước về giáo dụcMột là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý giáo dục và đào tạo.Bởi vì, cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạtđộng giáo dục, đào tạo. Nhà nước cần có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý, bảo đảmphát triển sự nghiệp giáo dục. Đồng thời, các cán bộ quản lý phải không ngừng học tập rènluyện nâng cao năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.20Thứ hai, tăng cường công tác dự báo, quy hoạch và xây dựng kế hoạch định hướngphát triển giáo dục – đào tạo trong chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội của đấtnước, của từng ngành và từng địa phương, có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu giáodục và đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Khắc phục tình trạng mấtcân đối như hiện nay. Gắn xây dựng với sử dụng và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cơquan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo với cơ quan quản lý nhân lực và việc làm.Thứ ba, hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý của nhà nước về giáo dục vàđào tạo từ trung ương đến địa phương. Thực hiện phân cấp quản lý giáo dục một cách hợplý giữa trung ương và địa phương nhằm bảo đảm nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáodục quốc dân và nâng cao tính chủ động của các cơ sở giáo dục – đào tạo tại địa phương.Đồng thời, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực sự mở rộng dân chủ cho tất cảcác đơn vị.Thứ tư, cùng với việc tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo, nhà nước phải cóbiện pháp phân bổ và quản lý ngân sách hợp lý và phù hợp với nhu cầu từng địa phương,từng ngành học, bậc học đáp ứng nhu cầu ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo vừa tiếtkiệm, vừa hiệu quả.Thứ năm, quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là vấn đề rộng và phức tạp. Vì vậy,cần phải xây dựng cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo theo cả năm lĩnh vực: quản lý chuyênmôn, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý bộ máy và quản lý cơ sở vật chất kết hợpvới thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục và phân cấp quản lý hợp lý.Thứ sáu, thực hiện nghiêm túc kiểm tra, thanh tra nhà nước về việc thực hiện nhữngquy định pháp luật trong giáo dục và đào tạo thông qua hoạt động thanh tra giáo dục nhằmthiết lập kỷ cương trong hoạt động giáo dục, ngăn ngừa các hiện tương vi phạm chính sách,pháp luật của nhà nước, bảo vệ lợi ích của người học và cơ sở giáo dục – đào tạo. Cần nângcao chất lượng và đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra giáo dục từ trung ương xuống địaphương, trong đó đặc biệt quan tâm đến tầm quan trọng của thanh tra công tác chuyên môn,thanh tra công tác quản lý nhân sự, công tác quản lý tài chính.21Trên đây là một số giải pháp định hướng nhằm góp phần đổi mới quản lý nhà nướcvề giáo dục và đào tạo. Song để quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có hiệu quả và hệthống giáo dục phát triển thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trên.22KẾT LUẬNQuản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là hoạt động quản lý theo ngành do các cơquan hành chính nhà nước có thẩm quyền thực hiện, mà chủ yếu là Bộ Giáo dục và Đào tạo.Hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo nhằm không ngừng nâng cao trình độ dântrí của nhân dân và đào tạo cho đất nước một đội ngũ nhân lực có trình độ cao. Vì vậy, đa sốcác quốc gia đều quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó chú trọng nâng cao hiệuquả công tác quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo.Ở Việt Nam, hệ thống giáo dục – đào tạo thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựuđáng kể về quy mô, cơ cấu, chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục cũng nhưcông tác quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo ở nước ta cũng đang tồn tại những hạn chếnhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.Công tác quản lý giáo dục và đào tạo thể hiện vai trò rất quan trọng của nhà nước đốivới sự phát triển nền giáo dục của quốc gia. Để thực hiện tốt nội dung quản lý nhà nước vềgiáo dục và đào tạo, vấn đề đặt ra là phải định rõ quyền hạn, trách nhiệm quản lý giữa cáccơ quan quản lý như Bộ Giáo dục – Đào tạo, Ủy ban nhân dân các cấp,…và các cơ sở giáodục về khâu quy hoạch, kế hoạch, tổ chức và cán bộ, tài chính, thanh tra và kiểm tra. Đồngthời, phải thực hiện tốt khâu xã hội hóa giáo dục, huy động sự kết hợp giữa nhà nước vànhân dân trong việc quản lý và phát triển về giáo dục và đào tạo./.23DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 20132. Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)3. Nghị định Số: 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 Quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo4. ĐH Luật TP.HCM, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học quốc giaTP.HCM, 2010.5. GS. Hoàng Tuy, Cải cách và chấn hưng giáo dục, NXB Tổng hợp TP.HCM,2005.6. Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXBGiáo dục, 2006.7. PGS.TS Đặng Bá Lãm, Quản lý nhà nước về giáo dục-Lý luận và thực tiễn, NXBChính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.8. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2014 Quy định tổ chức các cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương9. Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2014 Quy định tổ chức các cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh10. Nguyễn Văn Hộ, Giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, TháiNguyên, 2006.24