tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên về giáo dục violet – Chia sẻ kiến thức, kết nối đam mê
Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên – VĂN BẢN MỚI – Đặng Ngọc Bích – Website của Trường THCS Tân Long
Đang xem: Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên về giáo dục violet
Nhấn vào đây để tải về
Hiển thị toàn màn hình
Báo tài liệu có sai sót
Nhắn tin cho tác giả
Xem thêm: Danh Sách Khách Hàng Nợ Xấu T3/2021, Danh Sách Ngân Hàng Cho Vay Nợ Xấu T3/2021
(Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Đặng Ngọc Bích (trang riêng)
Ngày gửi: 08h:01″ 30-08-2017
Dung lượng: 41.5 KB
Số lượt tải: 260
Xem thêm: bản kiểm điểm đảng viên năm 2019 violet
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý giáo dục là một hoạt động quản lý đặc thù có tính chuyên biệt, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định. Mục tiêu quản lý giáo dục là trạng thái được xác định trong tương lai của đối tượng quản lý hoặc của một số yếu tố cấu thành của nó. Trong từng năm học, mục tiêu quản lý giáo dục gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ năm học, xây dựng một đội ngũ mạnh về chính trị, tư tưởng đạo đức, vững vàng về chuyên môn, gắn bó đoàn kết, đồng lòng, đồng sức đảm bảo tính chiến đấu trong chặng đường phát triển toàn diện và bền vững lâu dài. Bên cạnh đó, việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội cũng luôn được quan tâm, đó chính là xây dựng môi trường giáo dục, một yếu tố cấu thành trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Và đó cũng là động lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường – xã hội là mối quan hệ có tính nhân quả giữa hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục. Trong mối quan hệ đó thì mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh học sinh là cụ thể nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, ý thức, chất lượng giáo dục nhất đối với một học sinh. Mối quan hệ đó phát triển tốt tức là môi trường giáo dục tốt, việc đó sẽ tạo cho học sinh tính hứng thú, tích cực, tự giác trong học tập và đó cũng là điểm khơi nguồn cho trí tài năng và sáng tạo của học sinh trong học tập và công tác sau này. Đồng thời, giáo viên có trách nhiệm trong công việc, có lương tâm, có đạo đức nghề nghiệp là một yêu cầu xuyên suốt trong hoạt động giáo dục hiện nay của tất cả mọi nhà trường, nhưng thực tế có những giáo viên chưa thấy được mối quan hệ quan trọng trong hệ thống môi trường giáo dục, hoặc bỏ những yêu cầu chuẩn mực của người giáo viên, xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh tạo nên những bức xúc cho phụ huynh, làm rạn nứt lòng tin của phụ huynh đối với nhà trường, uy tín nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung ngày càng giảm đi.
Thực tế này, đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục phải khéo léo, linh hoạt mới đạt được mục tiêu như mong đợi. Trong thực tế, ngoài những xung đột giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh mà còn có xung đột giữa giáo viên với phụ huynh học sinh. Do đó người cán bộ quản lý không chỉ dùng biện pháp hành chính mà còn dùng biện pháp giáo dục, thuyết phục nữa.
Qua thời gian học lớp Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên khóa 25 của tỉnh Sóc Trăng, là cán bộ quản lý giáo dục ở cơ sở tôi chọn tình huống “Giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh” làm tiểu luận cuối khóa.
2. Mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện đề tài
Với phương án lựa chọn để giải quyết tình huống trong đề tài, hy vọng giúp cho bản thân có kinh nghiệm xây dựng mối quan hệ “Nhà trường – Gia đình – Xã hội”, từng bước xây dựng uy tín và tạo thương hiệu cho nhà trường.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung tình huống
1.1 Hoàn cảnh ra đời tình huống:
– Tình huống xãy ra vào lúc 09 giờ ngày 08 tháng 4 năm 2017 tại trường trung học cơ sở Z, thị xã Y.
– Mâu thuẩn xãy ra giữa giáo viên chủ nhiệm lớp 6a2 và phụ huynh học sinh lớp 6a2.
1.2. Mô tả tình huống:
Vào khoảng 09 giờ sáng thứ 6 ngày 08 tháng 4 năm 2017, cả trường đang diễn ra hoạt động học bình thường thì có một phụ huynh học sinh tên Đoàn Văn H là phụ huynh học sinh của học sinh Đoàn Văn B đang học lớp 6a2 đến trường la lối om sòm, chửi thầy Nguyễn Văn N. Ông H đòi gặp Ban Giám hiệu, mặt dù được bảo vệ khuyên nên giữ bình tỉnh. Ông ta khiếu nại thầy Nguyễn Văn N, giáo viên chủ nhiệm lớp 6a2 đánh con ông là em Đoàn Văn B. Ông Đoàn Văn H yêu cầu Ban Giám hiệu phải kiểm điểm và xử lý kỷ luật thầy Nguyễn Văn N vì thiếu trách nhiệm giáo dục học sinh, xúc phạm nhân phẩm người học, vi phạm đạo đức nhà giáo.
Lúc này nhà trường đang hoạt động học bình thường, còn thầy Nguyễn Văn N đang dạy lớp 6a3 cách khu hiệu bộ khoảng 100m, hơn nữa nhà trường cũng chưa nắm được thông tin từ vụ việc xãy ra giữa em Đoàn Văn B và thầy Nguyễn Văn N