Tiêu chuẩn là gì? Các loại tiêu chuẩn phổ biến hiện nay
Mỗi một sản phẩm, hàng hóa được bày bán trên thị trường đều sẽ có một tiêu chuẩn nhất định. Đối với người tiêu dùng, các tiêu chuẩn được nhà sản xuất công bố trên bao bì, nhãn mác là cơ sở giúp họ đánh giá và đưa ra quyết định mua hàng? Vậy tiêu chuẩn là gì? Có các loại tiêu chuẩn nào? Tất cả sẽ được ISOCUS giải đáp một cách chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.
Mỗi một sản phẩm, hàng hóa được bày bán trên thị trường đều sẽ có một tiêu chuẩn nhất định. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tiêu chuẩn là gì? Đối với người tiêu dùng, các tiêu chuẩn được nhà sản xuất công bố trên bao bì, nhãn mác là cơ sở giúp họ đánh giá và đưa ra quyết định mua hàng? Vậy tiêu chuẩn là gì? Có các loại tiêu chuẩn nào? Tất cả sẽ được ISOCUS giải đáp một cách chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.
Thế nào là tiêu chuẩn?
Tiêu chuẩn là gì? Tiêu chuẩn là những yêu cầu về quản lý hoặc các chỉ dẫn kỹ thuật được dùng làm chuẩn nhằm đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ, quá trình hay hệ thống phù hợp với mục đích sử dụng của chúng.
Tiêu chuẩn là gì?
Tính chất của tiêu chuẩn
Các tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ, quá trình hay dịch vụ được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Nó có thể do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
Tuy nhiên, toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể sẽ phải bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.
Có những loại tiêu chuẩn nào?
Theo điều 12 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành năm 2006, tiêu chuẩn bao gồm 5 loại sau:
Loại 1: Tiêu chuẩn cơ bản
Tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu về đặc tính được áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.
Loại 2: Tiêu chuẩn thuật ngữ
Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định về tên gọi và khái niệm cụ thể đối với những đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
Loại 3: Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật
Đây là tiêu chuẩn quy định về mức, chỉ tiêu và yêu cầu về mặt kỹ thuật đối với các đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
Loại 4: Tiêu chuẩn phương pháp thử
Đây là tiêu chuẩn đặt ra các quy định về các phương pháp thử đối với các đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn như:
-
Phương pháp lấy mẫu
-
Phương pháp đo
-
Phương pháp xác định
-
Phương pháp phân tích
-
Phương pháp kiểm tra
-
Phương pháp khảo nghiệm
-
Phương pháp giám định về mức, chỉ tiêu và yêu cầu về mặt kỹ thuật.
Loại 5: Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu liên quan đến ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm/ hàng hoá.
Mục đích của tiêu chuẩn
Mục đích của tiêu chuẩn là gì?
Mục đích cốt lõi của tiêu chuẩn sản phẩm là chúng được sử dụng như những chuẩn mực giúp tổ chức/ doanh nghiệp có cơ sở để đánh giá và kiểm soát các đối tượng trong hoạt động kinh tế – xã hội. Từ đó giúp nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của những đối tượng đó.
Đối tượng áp dụng
Tiêu chuẩn có thể áp dụng cho mọi loại sản phẩm, dịch vụ, quy trình, môi trường hay hệ thống. Tùy vào loại đặc tính của sản phẩm/ dịch vụ, quy trình, môi trường hay hệ thống mà sẽ có những tiêu chuẩn được quy định riêng. Doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá để có thể áp dụng tiêu chuẩn phù hợp với mục đích, quy mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động của mình.
Nguyên tắc cơ bản xây dựng tiêu chuẩn
Các tiêu chuẩn được xây dựng căn cứ vào một hoặc một số những nguyên tắc dưới đây:
-
Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
-
Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
-
Kinh nghiệm thực tiễn;
-
Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
Lợi ích khi áp dụng các tiêu chuẩn
Các tiêu chuẩn được đặt ra có thể đem lại lợi ích ở nhiều khía cạnh như:
Đối với doanh nghiệp
Lợi ích của tiêu chuẩn là gì đối với doanh nghiệp?
-
Là công cụ để người lãnh đạo có thể vận hành và kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp mình một cách hiệu quả và kịp thời.
-
Có một quy trình chuẩn cho mọi hoạt động giúp tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, quản lý trong nội bộ doanh nghiệp.
-
Tiết kiệm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp do hạn chế được các sai sót, rủi ro hay sự đầu tư lãng phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
-
Duy trì ổn định và cải thiện được chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
-
Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, từ đó tăng sức tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
-
Tạo dựng hình ảnh, uy tín cho doanh nghiệp.
-
Là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể gỡ bỏ các rào cản thương mại và mở ra thị trường toàn cầu
-
Thể hiện sự tuân thủ đối với luật pháp và trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, môi trường.
-
Được xem xét miễn hoặc giảm khi có giấy chứng nhận và dấu chất lượng.
Đối với khách hàng
-
Là cơ sở để người tiêu dùng đánh giá đưa ra quyết định mua hàng sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của bản thân họ.
-
Cảm thấy an tâm hơn khi tiêu thụ/ sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn.
-
Góp phần giảm thiểu các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng nói riêng và toàn xã hội nói chung như ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh mạng…
Lợi ích của tiêu chuẩn là gì với khách hàng?
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
-
Là nguồn kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm toàn cầu quan trọng trong quá trình xây dựng các quy định cho các cơ quan quản lý toàn cầu.
-
Là cơ sở để thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ/ quy trình hoặc hệ thống của các doanh nghiệp/ tổ chức.
-
Mở cửa thương mại thế giới, loại bỏ các rào cản trong thương mại với thế giới bằng cách cung cấp các tiêu chuẩn làm cơ sở kỹ thuật trong các điều khoản của các hiệp định thương mại ở các cấp khu vực và quốc tế.
Một số tiêu chuẩn phổ biến ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn được áp dụng được phổ biến gồm các tiêu chuẩn về kỹ thuật và các tiêu chuẩn về hệ thống, cụ thể:
Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN
TIêu chuẩn Việt Nam được ký hiệu là TCVN được xây dựng bởi Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng),các bộ, ngành tổ chức và được công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tiêu chuẩn cơ sở – TCCS
Tiêu chuẩn cơ sở (ký hiệu TCCS) là những tiêu chuẩn về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình hoặc môi trường do người đứng đầu Cơ sở xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.
Tiêu chuẩn quốc tế ISO
Tiêu chuẩn quốc tế là tiêu chuẩn được xây dựng và ban hành bởi một một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. Tại Việt Nam, một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất là tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý, bao gồm:
-
ISO 9001 về Hệ thống quản lý chất lượng
-
ISO 22000 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
-
ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường
-
ISO 27001 về Hệ thống quản lý an toàn thông tin
-
ISO 45001 về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
-
…
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có được lời giải đáp cho câu hỏi “Tiêu chuẩn là gì?” cũng như biết được thêm một số kiến thức về tiêu chuẩn. Nếu còn có khúc mắc gì, hãy liên hệ ngay với ISOCUS qua hotline 0978 679 199 để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.