Tiêu chảy cấp ở trẻ em: 6 nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ

Tiêu chảy cấp ở trẻ em là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay, chỉ đứng sau nhiễm trùng đường hô hấp. Trên toàn thế giới, tiêu chảy cấp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 4 tuổi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vì vậy, mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu những thông tin về chứng tiêu chảy cấp ở trẻ để biết cách phòng ngừa và xử lý kịp thời mẹ nhé.

Tham khảo: Hút mũi cho bé

Trẻ bị tiêu chảy cấp thường sẽ đi ngoài nhiều hơn 3 lần mỗi ngày, với tình trạng phân lỏng và tình trạng này chỉ diễn ra không quá 14 ngày.

Tiêu chảy cấp là bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ, tùy theo nguyên nhân, dấu hiệu sẽ có các phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc bệnh tiêu chảy không được điều trị, bù nước điện giải kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, li bì, trụy tim mạch và có thể tử vong.

Tham khảo: Trẻ bị nôn: 6 nguyên nhân và 5 điều mẹ cần làm ngay

Tình trạng mất nước khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Mất nước là thuật ngữ bác sĩ sử dụng để chỉ tình trạng khi cơ thể mất quá nhiều nước. Mất quá nhiều nước là hiện tượng báo động bởi vì cơ thể sẽ cần một lượng nước nhất định để duy trì các hoạt động sống. Một thuật ngữ khác mà các bác sĩ đôi khi sẽ sử dụng là “giảm thể tích”.

Hơn nữa, trẻ là đối tượng dễ bị mất nước hơn người lớn do một vài yếu tố sau:

  • Cơ thể của trẻ em nhỏ hơn người lớn

  • Trẻ em có nhiều khả năng bị nhiễm vi-rút gây nôn và tiêu chảy, dẫn đến mất nước.

  • Và trẻ thường chỉ uống nước khi được người lớn lấy cho

Tham khảo: Trẻ bị sốt và nôn: cảnh giác 5 bệnh nguy hiểm

Các triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em

Nhóm 1 là tiêu chảy cấp xâm nhập có kèm theo sốt và phân có máu thường gặp trong các trường hợp viêm ruột xuất tiết hay do ký sinh trùng.

Nhóm 2 là tiêu chảy cấp không xâm nhập không kèm theo sốt và phân có máu, nhưng thường là do nhiễm virus, tính chất phân toàn nước, ít đau bụng.

Tiêu chảy cấp ở trẻ em dù ở nhóm nào phía trên cũng thường kèm các triệu chứng sau:

  • Tình trạng phân của trẻ: Lỏng, nhiều nước, tiêu chảy nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ ngày, phân có mùi chua, nhầy nhầy, trường hợp bị lỵ phân sẽ có nước lẫn máu.

  • Buồn nôn và nôn ói: Trẻ

    bị tiêu chảy cấp

    đi kèm buồn nôn, ói có thể là do mắc bệnh Rotavirus hoặc do tụ cầu. Trẻ có biểu hiện nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, cơn buồn nôn thường xảy ra sau khi ăn. Điều này sẽ khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước, H + và clo.

  • Ăn kém và biếng ăn: Đây là triệu chứng xuất hiện sớm, trẻ thường từ chối các thức ăn thông thường và chỉ thích uống nước.

  • Mất nước: Trẻ nôn nhiều hoặc tiêu chảy có thể dẫn tới tình trạng mất nước và chất điện giải. Do đó, mẹ cần sớm phát hiện để tránh nguy cơ trẻ bị mất nước toàn thân.

  • Tinh thần: Trẻ có biểu hiện vật vã, quấy khóc nhiều. Trẻ mệt lả, li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuần hoàn.

  • Khát nước: Do cơ thể bị mất nước nên trẻ thường hay cảm thấy khát.

  • Nước mắt: Đây là dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị mất nước trung bình. Trẻ khóc không có nước mắt, mắt bị trũng hoặc rất trũng và khô.

  • Miệng và lưỡi: Nếu cho ngón tay sạch và khô trực tiếp vào trong miệng và lưỡi trẻ mà khi rút ra thấy tay khô thì có nghĩa là trẻ bị mất nước.

  • Độ chun giãn da: Khi véo da thành bụng và đùi rồi bỏ ra, nếp hằn da thường mất nhanh, nếu nếp véo da mất đi chậm hoặc rất chậm trên 2 giây là biểu hiện của mất nước nặng.

  • Thở: Trẻ thở nhanh do tăng chuyển hóa ở những trường hợp mất nước nặng.

  • Một số biểu hiện về đường hô hấp: Ho, chảy mũi, mệt mỏi, khám thấy viêm họng cấp, phát ban.

Tham khảo: Dấu hiệu của trẻ bị tự kỷ

Tiêu chảy cấp ở trẻ em thường rất nguy hiểm vì gây ra tình trạng mất nước cho cơ thể. Do đó, khi thấy trẻ có các triệu chứng trên, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị kịp thời và đúng cách. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do mất nước nhiều hoặc nhiễm trùng ruột.

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Virus

Các loại virus có thể gây tiêu chảy cấp ở trẻ bao gồm virus Norwalk, cytomegalovirus và hepatitis. Rotavirus là một nguyên nhân phổ biến gây ra tiêu chảy cấp ở trẻ em.

Vi khuẩn và ký sinh trùng

Thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm có thể truyền vi khuẩn và ký sinh trùng vào cơ thể trẻ. Trường hợp này thường xảy ra khi trẻ đi du lịch hoặc đi đến một nơi lạ. Clostridium difficile là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến tiêu chảy, có thể xảy ra sau một đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc trong khi đang điều trị tại bệnh viện.

Tham khảo: Cách trị nghẹt mũi cho trẻ

Thuốc

Nhiều loại thuốc như kháng sinh có thể gây ra tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em. Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và xấu, làm mất sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn trong ruột và khiến trẻ bị tiêu chảy cấp.

Không dung nạp Lactose

Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Trẻ gặp vấn đề trong việc tiêu hóa Lactose sẽ bị tiêu chảy khi ăn các sản phẩm từ sữa. Không dung nạp Lactose có thể tăng theo tuổi tác vì mức độ enzyme giúp tiêu hóa đường sữa sẽ giảm dần theo độ tuổi.

Tham khảo: Trẻ bị nôn nhiều không sốt phải làm sao?

Fructose.

Fructose là một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây và mật ong. Đôi khi nó được thêm vào như một chất làm ngọt cho một số đồ uống. Những trẻ gặp vấn đề trong việc tiêu hóa fructose cũng thường bị tiêu chảy cấp khi dùng những loại thực phẩm này.

Chất ngọt nhân tạo

Sorbitol và mannitol – chất làm ngọt nhân tạo có trong kẹo cao su và các sản phẩm không đường khác – có thể gây tiêu chảy cấp ở trẻ.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp sao cho đúng?

Vậy khi trẻ bị tiêu chảy cấp, mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào? Dùng thuốc điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ em ra sao?

  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Với trẻ đang bú mẹ thì cần cho bé bú thường xuyên hơn và lâu hơn bình thường vì trẻ cần năng lượng để hoạt động và

    đ

    ể chống đỡ bệnh tật.

  • Cho trẻ uống dung dịch OR

    S

    – “nước biển khô”: một gói pha 1 lít nước chín, uống 50-100ml sau mỗi lần tiêu tiêu chảy ở trẻ < 2 tuổi, 100-200ml ở trẻ > 2 tuổi, cho trẻ uống từng muỗng hoặc uống từng ngụm nhỏ.

  • Cho trẻ uống viên kẽm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: Nhiều mẹ thấy trẻ bị tiêu chảy cấp thường sẽ có thói quen hạn chế cho trẻ ăn. Tuy nhiên, thực tế trong giai đoạn này, trẻ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để có thêm sức đề kháng và nhanh chóng khỏi bệnh.

Tham khảo: 6 mẹo trị ho cho bé từ dân gian – Trẻ bị ho kiêng ăn gì?

Mẹ cũng cần lưu ý: Trẻ không có dấu hiệu mất nước và vẫn chơi, ăn, bú khá thì hoàn toàn có thể xử lý bệnh tại nhà. Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ mẹ nhé!

Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp 

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp, mẹ hãy cho bé tới bệnh viện ngay vì trẻ rất dễ bị mất nước và chuyển biến nặng. Ở trẻ lớn hơn, mẹ nên cho bé đến bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Phân có máu.

  • Có dấu hiệu mất nước

  • Nôn ói nhiều, mặc dù mẹ đã cho trẻ uống chậm, ít, thường xuyên.

  • Biếng ăn, không chịu ăn.

  • Trẻ đi tiêu thường xuyên, liên tục.

  • Dịch nôn ói của trẻ có màu xanh lá cây.

  • Trẻ mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc liên tục, hoặc nếu bạn thấy trẻ ngủ nhiều, khó đánh thức.

  • Tiêu chảy vẫn không hết sau 7 ngày.

  • Trẻ sốt và đau bụng nhiều.

Tiêu chảy cấp ở trẻ em là bệnh phổ biến và rất nguy hiểm nếu như mẹ lơ là, không chăm con chu đáo. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp nhé!

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã quần Huggies® mới với công nghệ Lưng Thun Đệm Mây vừa vặn giúp bé thoải mái vận động mà không lo hằn đỏ nhé.