Tiết kiệm là gì? Nguyên tắc cơ bản của việc thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí

Chúng ta thường được nghe các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan chuyên môn, các thông điệp liên quan đến việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, hoặc tài sản khác, nhưng chắc chắn, không quá nhiều người có thể định nghĩa được một cách chính xác khái niệm thế nào là tiết kiệm. Thông qua bài viết này, dưới lăng kính pháp lý, Chúng tôi xin gửi tới quý bạn đọc vấn đề “Tiết kiệm là gì?” như sau.

Tiết kiệm là gì?

Tiết kiệm theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 được định nghĩa là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định.

Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.

Nguyên tắc cơ bản của việc thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí

– Tiết kiệm là một trong những nhiệm vụ thường xuyên từ các chủ trương, đường lối, cơ chế và chính sách cho đến tổ chức thực hiện gắn liền với kiểm tra, giám sát.

– Việc tiết kiệm cần phải căn cứ vào các định mức, tiêu chuẩn và chế độ nhất định, phù hợp với các điều kiện theo quy định của pháp luật.

– Tiết kiệm phải được thực hiện đồng thời với cải cách hành chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không được ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các tổ chức, cơ quan khác.

– Cần phải được thực hiện thông qua việc phần cấp quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, giữa các ngành, cơ quan hay tổ chức khác nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời phải gắn liền với trách nhiệm của từng người đứng đầu hoặc trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, việ chức trong cơ quan, tổ chức để việc thực hành tiết kiệm được diễn ra hiệu quả, đúng chỉ tiêu.

– Cần đảm bảo sự công khai, minh bạch và dân chủ trong tiết kiệm; mặt khác, phải bảo đảm vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm.

Một vài lĩnh vực cần phải thực hành tiết kiệm theo quy định của pháp luật là Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013

Quy định về thực hành tiết kiệm được thực hiện trong một vài lĩnh vực sau:

– Thực hành tiết kiệm trong việc ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn và chế độ.

– Thực hành tiết kiện trong việc lập, thẩm định và phê duyệt, dự toán, quyết toán, quản lý và sử dụng hợp lý kinh phí Ngân sách nhà nước.

– Thực hành tiết kiệm trong việc mua sắm, sử dụng phương tiệc đi lại hoặc phương tiện, thiết bị làm việc của các cơ quan, tổ chức tại khu vực nhà nước.

– Thực hành tiết kiệm trong đầu tư xây dựng; quản lý sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng.

– Thực hành tiết kiệm trong việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên.

– Thực hành tiết kiệm trong việc tổ chức bộ máy nhà nước, đồng thời quản lý và sử dụng nguồn lao động hợp lý cùng thời gian lao động trong khu vực nhà nước.

– Tiết kiệm trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn và tài sản của nhà nước tại các doanh nghiệp.

– Tiết kiệm trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân.

Chế tài xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng không tiết kiệm và lãng phí

Thứ nhất: Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về việc thực hành tiết kiệm

– Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp, cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;

– Bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại theo quy định của pháp luật;

– Tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức không trực tiếp vi phạm nhưng để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức, để xảy ra hành vi lãng phí của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ hoặc không xử lý hành vi lãng phí theo thẩm quyền thì bị xử lý như sau

– Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;

– Tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức cấp dưới và trong cơ quan, tổ chức do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách và bị xử lý như sau

– Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;

– Tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Tiết kiệm là gì?” và một số vấn đề liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn!