Tiếp tục phát hiện vi phạm bản quyền phần mềm ở Hà Nội

Theo ông Phạm Trần Anh, Giám đốc phụ trách đối tác và giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Microsoft: Khách hàng nên lưu ý một số dấu hiệu sau đây về bản quyền hợp pháp khi mua các thiết bị máy tính. Trước hết, người mua cần kiểm tra Tem chứng thực trên thân máy tính hoặc đối với một số máy tính xách tay đời mới hơn, nó nằm bên trong ngăn chứa pin. Ngoài ra, một máy tính được cấp phép bao gồm hoặc Tem chứng thực nói trên hoặc Tem Microsoft chính hãng, hãy đặt nghi vấn trong trường hợp tem Microsoft chính hãng bị gỡ ra. Người mua cũng nên kiểm tra nhãn hiệu màu trắng hoặc màu da cam có chứa 25 ký tự mã khóa sản phẩm đi kèm với đĩa cài đặt CD/DVD. Một điều đáng lưu ý nữa là tất cả các sản phẩm chính hãng của Microsoft đều có tính năng an ninh ba chiều nhúng trên đĩa (nếu nó xuất hiện trên một nhãn dán, đó không phải là sản phẩm thật).

Ngoài ra, bất kỳ lỗi nào bị tìm thấy trong chi tiết đóng gói như lỗi chính tả, văn bản mờ, chất lượng in kém hoặc hình ảnh/logo không chính xác. Đó cũng có thể là dấu hiệu của sự giả mạo.

“Việc mua máy tính mới cài đặt sẵn hệ điều hành Windows chính hãng là phương pháp rẻ nhất để sở hữu phần mềm có bản quyền. Với máy tính đang sử dụng và chưa cài đặt phần mềm có bản quyền, khách hàng doanh nghiệp và tổ chức cũng có thể sử dụng hệ điều hành Microsoft chính hãng thông qua hai chương trình hợp thức hóa với nhiều các ưu đãi khác nhau. Hai chương trình này mang tên GGWA -Thỏa thuận trang bị phần mềm Windows chính hãng hoặc GGK – bộ Kit để sử dụng Windows chính hãng” – ông Phạm Trần Anh nêu rõ.