“Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng nền hành chính nhà nước góp phần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước”

“Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng nền hành chính nhà nước góp phần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước”


Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại Đại hội

Kính thưa Đoàn Chủ tịch Đại hội;

Kính thưa toàn thể Đại hội!

Tôi nhất trí cao với các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng: các văn kiện được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng, dân chủ, khoa học, kết tinh trí tuệ, tâm huyết, thể hiện được hào khí dân tộc hòa quyện “ý Đảng, lòng dân”, hào sảng niềm tin và ý chí, sức sáng tạo cũng như khát vọng mạnh mẽ phát triển đất nước hùng cường của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Được tham luận tại Đại hội, thay mặt Bộ Nội vụ, tôi xin phát biểu nội dung sau đây:

Kính thưa Đại hội!

Cải cách hành chính nhà nước được Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng xác định là một trong 3 khâu đột phá để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Thực tiễn, trong 10 năm qua, nhất là 5 năm 2016-2020, Đảng, Nhà nước ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt những kết quả khá toàn diện và nổi bật, tạo động lực mạnh mẽ cho kinh tế – xã hội phát triển bền vững, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương và nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nhìn lại những năm qua, với những con số, sản phẩm và hiệu lực, hiệu quả đem lại từ cải cách hành chính nhà nước, chúng ta có thêm động lực, sức sáng tạo và kinh nghiệm để “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng nền hành chính nhà nước góp phần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước” trong chặng đường đi tới.

Kết quả nổi bật nhất của cải cách hành chính những năm qua là những con số ấn tượng: tính đến ngày 30/12/2020, cả nước đã có 2.700 dịch vụ công trực tuyến được tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Từ 08 dịch vụ công thời điểm khai trương, chỉ trong vòng 01 năm, Cổng dịch vụ công Quốc gia đã cung cấp 2.700/6.790 TTHC cho người dân và doanh nghiệp. Đã có 84 bộ, ngành, cơ quan, địa phương tích hợp, đồng bộ trạng thái hồ sơ giải quyết TTHC với Cổng dịch vụ công Quốc gia, trong đó có 19 bộ, cơ quan ngang bộ và 63/63 tỉnh, thành. Đến ngày 24/12/2020 đã có 100 triệu lượt truy cập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia. Tổng chi phí tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ khi Cổng dịch vụ công Quốc gia được khai trương vào cuối năm 2019 đến cuối năm 2020 là 8000 tỷ đồng. Đây là một khoản tiền tiết kiệm rất lớn. Tuy nhiên lợi ích lớn hơn rất nhiều với ý nghĩa xã hội rất sâu sắc: tiết kiệm thời gian, công sức của cả xã hội, minh bạch hoá quy trình, thủ tục, đẩy mạnh thực hành dân chủ, tăng cường niềm tin của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phòng chống tham nhũng. 

Chính phủ điện tử với các dịch vụ hành chính công trực tuyến như là một phần tiêu biểu, nổi bật nhất của những cố gắng cải cách hành chính đã được triển khai ở nhiều bộ, ngành và địa phương trong thời gian qua. Rõ ràng, với chủ trương, định hướng của Đảng và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự ra đời của Cổng dịch vụ công Quốc gia quả thực là một bước đột phá trong cải cách TTHC. Qua đó, chúng ta nhận diện rất rõ đất nước ta thực sự bước vào thời kỳ mới của công cuộc cải cách hành chính – công vụ, khi công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và công nghệ truyền thông hiện đại đang tạo ra nền tảng mới cho những cố gắng cải cách của chúng ta. 

Cùng với kết quả quan trọng cần được nhấn mạnh trên đây, nhìn lại 5 mục tiêu của chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 mà Đảng, Nhà nước ta đã đề ra: (1) Giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước; (2) Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp; (3) Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; (4) Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền làm chủ của nhân dân; (5) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự nghiệp phát triển đất nước, về cơ bản chúng ta đã đạt được mục tiêu quan trọng nêu trên và cũng dễ dàng nhận thấy rằng thành tựu đạt được là rất đáng kể:

Thứ nhất, về hoàn thiện thể chế: Chỉ tính giai đoạn 5 năm qua (từ 2016-2020) các cơ quan Trung ương đã ban hành tổng cộng 71 Luật, 745 Nghị định, 232 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 2.242 Thông tư và nhiều văn bản khác. Qua đó, thể chế của nền hành chính được cải cách và dần được hoàn thiện phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ bản đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thứ hai, về cải cách thủ tục hành chính: Tính từ đầu nhiệm kỳ đến giữa năm 2020, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hoá 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành và 30/120 TTHC liên quan đến kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hoá khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm. Qua đó, môi trường kinh doanh được cải thiện, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đồng thời, môi trường cho các hoạt động dân sinh, văn hóa – xã hội .v.v. cũng đã được cải thiện rất lớn.

Thứ ba, bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương bước đầu đã phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, cơ bản khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý; cơ cấu bên trong đã có sự phân định rõ hơn giữa cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp. Việc triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW,19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khoá XII) bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo được nhận thức mới, tư duy mới và hành động quyết liệt trong cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương; đến nay đã giảm được nhiều đầu mối bên trong các bộ, ngành trung ương, các địa phương, đặc biệt giảm trên 25% đơn vị sự nghiệp nhất là ở các địa phương (giảm 3.980 đơn vị sự nghiệp), giảm trên 27.500 biên chế công chức (tương ứng giảm 10,01% so với 2015), giảm gần 243.000 biên chế viên chức (tương ứng giảm 11,98% so với năm 2015, vượt mục tiêu Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị đến năm 2021 giảm 10%), giảm số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, tổ dân phố gần 148.000 người; thực hiện tích cực việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (đã giảm 08/713 đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 557/11.160 đơn vị  hành chính cấp xã; giảm 38.369/98.455 thôn, bản, tổ dân phố, tương ứng giảm 39%). Qua sắp xếp, bước đầu đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thứ tư, cải cách tài chính công đã đạt được kết quả tích cực: Công tác quản lý tài chính, ngân sách có nhiều đổi mới nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính quốc gia cho phát triển kinh tế – xã hội; đã chú trọng cơ cấu lại ngân sách nhà nước, đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách theo hướng phân cấp, đẩy mạnh khoán, đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ và tăng cường tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công; theo đó làm tăng tính hiệu quả của chi tiêu công, hạn chế tham nhũng, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, tăng tính công khai, minh bạch trong thực hiện ngân sách nhà nước.

Có thể nói: cải cách hành chính nhà nước trong những năm qua đã cơ bản đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín đất nước ta trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, những cải cách hành chính vừa qua cũng có mặt chưa mang tính đột phá, nhất là khuôn khổ thể chế cho nền hành chính công vụ chuyên nghiệp, hiệu năng vẫn còn hạn chế; sự chồng chéo, thiếu sự liên thông còn khá phổ biến; việc phân cấp, phân quyền Trung ương – địa phương; việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả chưa đồng bộ; chất lượng, cơ cấu đội ngũ công chức còn có mặt bất cập.

Kính thưa Đại hội!

Các văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã định hướng rất sâu sắc: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ người dân, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với đất nước trong thời gian tới. Tôi xin đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây: 

Một là, tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính; gắn cải cách hành chính với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; ngay sau Đại hội khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030. Hiện nay, Bộ Nội vụ đã hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Chính phủ sớm ban hành, tổ chức thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, nâng cao trách nhiệm giải trình, từng bước hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. 

Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế, trong đó trọng tâm là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế của nền hành chính Nhà nước. Trong điều kiện kinh tế mở, có tính toàn cầu, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tạo lập đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế, thể chế hành chính phù hợp với thông lệ chung của thế giới, tạo bước đột phá nhằm khơi thông mọi điểm nghẽn phát triển và khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (nhất là các nguồn lực xã hội trong nước và ngoài nước). Đặc biệt, tập trung khơi dậy và phát huy tối đa những giá trị nền tảng của chế độ xã hội và sức mạnh nội sinh con người Việt Nam để thúc đẩy đất nước phát triển nhanh, bền vững; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách pháp luật về tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII và văn kiện Đại hội XIII của Đảng; tập trung xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch; đổi mới mạnh mẽ và hoàn thiện thể chế quyền lực nhà nước từ Trung ương xuống cơ sở với cơ chế phân cấp, phân công, phân quyền phù hợp và hiệu quả, theo các nguyên tắc: phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa Trung ương và địa phương, vừa bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Trung ương, vừa nâng cao tính tự chủ, tự quản, trách nhiệm giải trình, tính năng động, sáng tạo của địa phương, cơ sở nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương. 

Ba là, tập trung đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, trong đó cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đây là yêu cầu có tính cốt lõi, quyết định sự thành công cho sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Chú trọng xây dựng cơ chế khuyến khích, khơi dậy tinh thần cống hiến vì đất nước, tạo động lực để mọi cán bộ, công chức, viên chức tận tụy phục vụ nhân dân và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm nêu gương người đứng đầu và của đội ngũ công chức, viên chức; đây là yêu cầu quan trọng nhất để có thể áp dụng được các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cho những cố gắng thực hiện cải cách hành chính của chúng ta; kinh nghiệm của các nước, đặc biệt cải cách theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cho thấy một đội ngũ hành chính – công vụ tinh hoa là điều kiện không thể thiếu để đất nước có thể phát triển vượt bậc và trở nên cường thịnh. Trong giai đoạn tới chúng ta cần thúc đẩy những cải cách cần thiết để có được một đội ngũ hành chính – công vụ, trước hết là đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, tâm huyết và tài năng hơn. Tất cả bắt đầu từ cơ chế, nhất là cơ chế lựa chọn, thu hút, trọng dụng nhân tài; cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; cơ chế, chính sách tuyển chọn đầu vào và tổ chức các kỳ thi cấp quốc gia hiệu quả như Nhật Bản để tuyển chọn công chức là một kinh nghiệm hay cần tham khảo.v.v. Ngoài ra, bảo đảm cơ hội thăng tiến của công chức, phải theo thành tích, sản phẩm công việc thực tế và phẩm chất đạo đức, uy tín của người công chức.

Bốn là, triển khai mạnh mẽ việc xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, trong đó Cổng dịch vụ công Quốc gia phải là điểm khởi đầu quan trọng nhất của chương trình cải cách này. Thực tế cho thấy, chỉ trong vòng 01 năm đã có 1/3 dịch vụ hành chính công được số hoá và tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Với tốc độ này và quyết tâm cao, chỉ trong vòng 2 năm nữa toàn bộ các dịch vụ hành chính công của đất nước sẽ được tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Lúc đó, các cơ quan hành chính – công vụ sẽ có một nền tảng mới cũng như một phương thức mới để làm việc. Đồng thời, phương thức giao tiếp mới giữa các cơ quan hành chính – công vụ với công dân và doanh nghiệp cũng được thực hiện. Đây là phương thức giao tiếp không phải trực tiếp mà là trực tuyến, người dân và doanh nghiệp có thể đăng ký được cung cấp dịch vụ công ở bất kỳ nơi nào trên đất nước này và bất kỳ thời gian nào.

Khi mọi dịch vụ công đã được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì các giao dịch không chỉ dễ dàng, tiết kiệm, mà một hệ thống dữ liệu khách quan, tin cậy cũng được hình thành và lưu giữ. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng để nhận biết các vấn đề của đất nước và ban hành nhanh chóng các quyết định cần thiết. Đồng thời, đây cũng là nền tảng không thể thiếu để ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm giải quyết hàng loạt vấn đề của nền quản trị quốc gia. Hoạt động kiểm toán cũng như hoạt động thống kê cũng sẽ trở nên hết sức dễ dàng, tin cậy nhờ hệ thống dữ liệu nói trên. Tệ nạn vẽ ra các số liệu để báo cáo thành tích sẽ hoàn toàn không còn đất sống. Ngoài ra, nhờ kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia, sự liên thông và chia sẻ thông tin theo thời gian thực giữa các bộ, ngành và các địa phương cũng sẽ là một lợi thế mà ít có cách thức cải cách hành chính nào khác có thể mang lại được.

Vấn đề đặt ra là tất cả các cơ quan hành chính – công vụ của đất nước phải kết nối nhanh chóng và tin cậy với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Người dân chỉ cần biết một cổng. Các công chức, viên chức phải biết cung cấp dịch vụ cần thiết cho người dân qua Cổng dịch vụ công Quốc gia. Kết nối và cung cấp dịch vụ cho người dân qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia là phần cấu thành quan trọng đầu tiên của chương trình cải cách hành chính 4.0.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Tập trung áp dụng công nghệ số để cải tiến mọi quy trình, thủ tục của các cơ quan hành chính – công vụ. Cải cách này sẽ giúp công việc được tiến hành bài bản, chuẩn mực, sự liên thông, sự minh bạch luôn được bảo đảm. Số hoá sẽ không chỉ giúp chúng ta cải tiến quy trình, thủ tục mà còn giúp chúng ta thu thập và lưu giữ các dữ liệu. Các dữ liệu sẽ trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, giúp các cơ quan công quyền ban hành quyết định chính xác hơn, phản ứng với các vấn đề của quản trị công nhanh chóng, kịp thời hơn.

Kính thưa Đại hội!

Tuy còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước, nhưng đất nước ta đang đứng trước những cơ hội lớn chưa từng có, một đất nước thanh bình, an ninh chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng lên; ý Đảng, lòng dân hoà quyện, đó là sức mạnh của truyền thống lịch sử, cách mạng, văn hoá và tinh thần đoàn kết, nhất trí của toàn Đảng, toàn dân ta. Thúc đẩy cải cách hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính đổi  mới, sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, quản trị phát triển, phục vụ Nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hùng cường, vì cuộc sống phồn vinh và hạnh phúc của Nhân dân là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân và là sứ mệnh của mỗi đại biểu chúng ta.

Kính chúc các đồng chí đại biểu dự Đại hội mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công. Xin trân trọng cám ơn!

Tôi nhất trí cao với các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng: các văn kiện được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng, dân chủ, khoa học, kết tinh trí tuệ, tâm huyết, thể hiện được hào khí dân tộc hòa quyện “ý Đảng, lòng dân”, hào sảng niềm tin và ý chí, sức sáng tạo cũng như khát vọng mạnh mẽ phát triển đất nước hùng cường của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Được tham luận tại Đại hội, thay mặt Bộ Nội vụ, tôi xin phát biểu nội dung sau đây:Cải cách hành chính nhà nước được Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng xác định là một trong 3 khâu đột phá để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Thực tiễn, trong 10 năm qua, nhất là 5 năm 2016-2020, Đảng, Nhà nước ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt những kết quả khá toàn diện và nổi bật, tạo động lực mạnh mẽ cho kinh tế – xã hội phát triển bền vững, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương và nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh quốc gia.Nhìn lại những năm qua, với những con số, sản phẩm và hiệu lực, hiệu quả đem lại từ cải cách hành chính nhà nước, chúng ta có thêm động lực, sức sáng tạo và kinh nghiệm để “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng nền hành chính nhà nước góp phần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước” trong chặng đường đi tới.Kết quả nổi bật nhất của cải cách hành chính những năm qua là những con số ấn tượng: tính đến ngày 30/12/2020, cả nước đã có 2.700 dịch vụ công trực tuyến được tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Từ 08 dịch vụ công thời điểm khai trương, chỉ trong vòng 01 năm, Cổng dịch vụ công Quốc gia đã cung cấp 2.700/6.790 TTHC cho người dân và doanh nghiệp. Đã có 84 bộ, ngành, cơ quan, địa phương tích hợp, đồng bộ trạng thái hồ sơ giải quyết TTHC với Cổng dịch vụ công Quốc gia, trong đó có 19 bộ, cơ quan ngang bộ và 63/63 tỉnh, thành. Đến ngày 24/12/2020 đã có 100 triệu lượt truy cập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia. Tổng chi phí tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ khi Cổng dịch vụ công Quốc gia được khai trương vào cuối năm 2019 đến cuối năm 2020 là 8000 tỷ đồng. Đây là một khoản tiền tiết kiệm rất lớn. Tuy nhiên lợi ích lớn hơn rất nhiều với ý nghĩa xã hội rất sâu sắc: tiết kiệm thời gian, công sức của cả xã hội, minh bạch hoá quy trình, thủ tục, đẩy mạnh thực hành dân chủ, tăng cường niềm tin của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phòng chống tham nhũng.Chính phủ điện tử với các dịch vụ hành chính công trực tuyến như là một phần tiêu biểu, nổi bật nhất của những cố gắng cải cách hành chính đã được triển khai ở nhiều bộ, ngành và địa phương trong thời gian qua. Rõ ràng, với chủ trương, định hướng của Đảng và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự ra đời của Cổng dịch vụ công Quốc gia quả thực là một bước đột phá trong cải cách TTHC. Qua đó, chúng ta nhận diện rất rõ đất nước ta thực sự bước vào thời kỳ mới của công cuộc cải cách hành chính – công vụ, khi công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và công nghệ truyền thông hiện đại đang tạo ra nền tảng mới cho những cố gắng cải cách của chúng ta.Cùng với kết quả quan trọng cần được nhấn mạnh trên đây, nhìn lại 5 mục tiêu của chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 mà Đảng, Nhà nước ta đã đề ra: (1) Giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước; (2) Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp; (3) Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; (4) Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền làm chủ của nhân dân; (5) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự nghiệp phát triển đất nước, về cơ bản chúng ta đã đạt được mục tiêu quan trọng nêu trên và cũng dễ dàng nhận thấy rằng thành tựu đạt được là rất đáng kể:Thứ nhất, về hoàn thiện thể chế: Chỉ tính giai đoạn 5 năm qua (từ 2016-2020) các cơ quan Trung ương đã ban hành tổng cộng 71 Luật, 745 Nghị định, 232 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 2.242 Thông tư và nhiều văn bản khác. Qua đó, thể chế của nền hành chính được cải cách và dần được hoàn thiện phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ bản đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.Thứ hai, về cải cách thủ tục hành chính: Tính từ đầu nhiệm kỳ đến giữa năm 2020, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hoá 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành và 30/120 TTHC liên quan đến kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hoá khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm. Qua đó, môi trường kinh doanh được cải thiện, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đồng thời, môi trường cho các hoạt động dân sinh, văn hóa – xã hội .v.v. cũng đã được cải thiện rất lớn.Thứ ba, bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương bước đầu đã phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, cơ bản khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý; cơ cấu bên trong đã có sự phân định rõ hơn giữa cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp. Việc triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW,19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khoá XII) bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo được nhận thức mới, tư duy mới và hành động quyết liệt trong cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương; đến nay đã giảm được nhiều đầu mối bên trong các bộ, ngành trung ương, các địa phương, đặc biệt giảm trên 25% đơn vị sự nghiệp nhất là ở các địa phương (giảm 3.980 đơn vị sự nghiệp), giảm trên 27.500 biên chế công chức (tương ứng giảm 10,01% so với 2015), giảm gần 243.000 biên chế viên chức (tương ứng giảm 11,98% so với năm 2015, vượt mục tiêu Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị đến năm 2021 giảm 10%), giảm số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, tổ dân phố gần 148.000 người; thực hiện tích cực việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (đã giảm 08/713 đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 557/11.160 đơn vị hành chính cấp xã; giảm 38.369/98.455 thôn, bản, tổ dân phố, tương ứng giảm 39%). Qua sắp xếp, bước đầu đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Thứ tư, cải cách tài chính công đã đạt được kết quả tích cực: Công tác quản lý tài chính, ngân sách có nhiều đổi mới nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính quốc gia cho phát triển kinh tế – xã hội; đã chú trọng cơ cấu lại ngân sách nhà nước, đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách theo hướng phân cấp, đẩy mạnh khoán, đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ và tăng cường tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công; theo đó làm tăng tính hiệu quả của chi tiêu công, hạn chế tham nhũng, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, tăng tính công khai, minh bạch trong thực hiện ngân sách nhà nước.Có thể nói: cải cách hành chính nhà nước trong những năm qua đã cơ bản đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín đất nước ta trên trường quốc tế.Tuy nhiên, những cải cách hành chính vừa qua cũng có mặt chưa mang tính đột phá, nhất là khuôn khổ thể chế cho nền hành chính công vụ chuyên nghiệp, hiệu năng vẫn còn hạn chế; sự chồng chéo, thiếu sự liên thông còn khá phổ biến; việc phân cấp, phân quyền Trung ương – địa phương; việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả chưa đồng bộ; chất lượng, cơ cấu đội ngũ công chức còn có mặt bất cập.Các văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã định hướng rất sâu sắc: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ người dân, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với đất nước trong thời gian tới. Tôi xin đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:Một là, tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính; gắn cải cách hành chính với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; ngay sau Đại hội khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030. Hiện nay, Bộ Nội vụ đã hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Chính phủ sớm ban hành, tổ chức thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, nâng cao trách nhiệm giải trình, từng bước hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế, trong đó trọng tâm là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế của nền hành chính Nhà nước. Trong điều kiện kinh tế mở, có tính toàn cầu, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tạo lập đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế, thể chế hành chính phù hợp với thông lệ chung của thế giới, tạo bước đột phá nhằm khơi thông mọi điểm nghẽn phát triển và khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (nhất là các nguồn lực xã hội trong nước và ngoài nước). Đặc biệt, tập trung khơi dậy và phát huy tối đa những giá trị nền tảng của chế độ xã hội và sức mạnh nội sinh con người Việt Nam để thúc đẩy đất nước phát triển nhanh, bền vững; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách pháp luật về tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII và văn kiện Đại hội XIII của Đảng; tập trung xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch; đổi mới mạnh mẽ và hoàn thiện thể chế quyền lực nhà nước từ Trung ương xuống cơ sở với cơ chế phân cấp, phân công, phân quyền phù hợp và hiệu quả, theo các nguyên tắc: phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa Trung ương và địa phương, vừa bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Trung ương, vừa nâng cao tính tự chủ, tự quản, trách nhiệm giải trình, tính năng động, sáng tạo của địa phương, cơ sở nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương.Ba là, tập trung đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, trong đó cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đây là yêu cầu có tính cốt lõi, quyết định sự thành công cho sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Chú trọng xây dựng cơ chế khuyến khích, khơi dậy tinh thần cống hiến vì đất nước, tạo động lực để mọi cán bộ, công chức, viên chức tận tụy phục vụ nhân dân và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm nêu gương người đứng đầu và của đội ngũ công chức, viên chức; đây là yêu cầu quan trọng nhất để có thể áp dụng được các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cho những cố gắng thực hiện cải cách hành chính của chúng ta; kinh nghiệm của các nước, đặc biệt cải cách theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cho thấy một đội ngũ hành chính – công vụ tinh hoa là điều kiện không thể thiếu để đất nước có thể phát triển vượt bậc và trở nên cường thịnh. Trong giai đoạn tới chúng ta cần thúc đẩy những cải cách cần thiết để có được một đội ngũ hành chính – công vụ, trước hết là đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, tâm huyết và tài năng hơn. Tất cả bắt đầu từ cơ chế, nhất là cơ chế lựa chọn, thu hút, trọng dụng nhân tài; cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; cơ chế, chính sách tuyển chọn đầu vào và tổ chức các kỳ thi cấp quốc gia hiệu quả như Nhật Bản để tuyển chọn công chức là một kinh nghiệm hay cần tham khảo.v.v. Ngoài ra, bảo đảm cơ hội thăng tiến của công chức, phải theo thành tích, sản phẩm công việc thực tế và phẩm chất đạo đức, uy tín của người công chức.Bốn là, triển khai mạnh mẽ việc xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, trong đó Cổng dịch vụ công Quốc gia phải là điểm khởi đầu quan trọng nhất của chương trình cải cách này. Thực tế cho thấy, chỉ trong vòng 01 năm đã có 1/3 dịch vụ hành chính công được số hoá và tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Với tốc độ này và quyết tâm cao, chỉ trong vòng 2 năm nữa toàn bộ các dịch vụ hành chính công của đất nước sẽ được tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Lúc đó, các cơ quan hành chính – công vụ sẽ có một nền tảng mới cũng như một phương thức mới để làm việc. Đồng thời, phương thức giao tiếp mới giữa các cơ quan hành chính – công vụ với công dân và doanh nghiệp cũng được thực hiện. Đây là phương thức giao tiếp không phải trực tiếp mà là trực tuyến, người dân và doanh nghiệp có thể đăng ký được cung cấp dịch vụ công ở bất kỳ nơi nào trên đất nước này và bất kỳ thời gian nào.Khi mọi dịch vụ công đã được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì các giao dịch không chỉ dễ dàng, tiết kiệm, mà một hệ thống dữ liệu khách quan, tin cậy cũng được hình thành và lưu giữ. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng để nhận biết các vấn đề của đất nước và ban hành nhanh chóng các quyết định cần thiết. Đồng thời, đây cũng là nền tảng không thể thiếu để ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm giải quyết hàng loạt vấn đề của nền quản trị quốc gia. Hoạt động kiểm toán cũng như hoạt động thống kê cũng sẽ trở nên hết sức dễ dàng, tin cậy nhờ hệ thống dữ liệu nói trên. Tệ nạn vẽ ra các số liệu để báo cáo thành tích sẽ hoàn toàn không còn đất sống. Ngoài ra, nhờ kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia, sự liên thông và chia sẻ thông tin theo thời gian thực giữa các bộ, ngành và các địa phương cũng sẽ là một lợi thế mà ít có cách thức cải cách hành chính nào khác có thể mang lại được.Vấn đề đặt ra là tất cả các cơ quan hành chính – công vụ của đất nước phải kết nối nhanh chóng và tin cậy với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Người dân chỉ cần biết một cổng. Các công chức, viên chức phải biết cung cấp dịch vụ cần thiết cho người dân qua Cổng dịch vụ công Quốc gia. Kết nối và cung cấp dịch vụ cho người dân qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia là phần cấu thành quan trọng đầu tiên của chương trình cải cách hành chính 4.0.Năm là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Tập trung áp dụng công nghệ số để cải tiến mọi quy trình, thủ tục của các cơ quan hành chính – công vụ. Cải cách này sẽ giúp công việc được tiến hành bài bản, chuẩn mực, sự liên thông, sự minh bạch luôn được bảo đảm. Số hoá sẽ không chỉ giúp chúng ta cải tiến quy trình, thủ tục mà còn giúp chúng ta thu thập và lưu giữ các dữ liệu. Các dữ liệu sẽ trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, giúp các cơ quan công quyền ban hành quyết định chính xác hơn, phản ứng với các vấn đề của quản trị công nhanh chóng, kịp thời hơn.Tuy còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước, nhưng đất nước ta đang đứng trước những cơ hội lớn chưa từng có, một đất nước thanh bình, an ninh chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng lên; ý Đảng, lòng dân hoà quyện, đó là sức mạnh của truyền thống lịch sử, cách mạng, văn hoá và tinh thần đoàn kết, nhất trí của toàn Đảng, toàn dân ta. Thúc đẩy cải cách hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, quản trị phát triển, phục vụ Nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hùng cường, vì cuộc sống phồn vinh và hạnh phúc của Nhân dân là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân và là sứ mệnh của mỗi đại biểu chúng ta.