Tiền phạt chậm nộp thuế có được tính vào chi phí hợp lý được trừ?
Trong quá trình hoạt động, do tình hình kinh tế tài chính, một số doanh nghiệp nộp chậm tiền thuế sẽ phải nộp một khoản tiền chậm nộp. Vậy tiền chậm nộp này có được tính vào chi phí hợp lý được trừ của doanh nghiệp không và hạch toán như thế nào, mời quý khách hàng xem bài viết dưới đây.
Luật sư tư vấn:
Mục Lục
1. Cơ sở pháp lý về hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế
– Thông tư 96/2015/TT-BTC
– Công văn số 927/CT-TTHT của Cục Thuế tỉnh Hải Dương ban hành ngày 26/3/2015
2. Chi phí hợp lý được trừ là gì ?
Chi phí hợp lý được trừ là những chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi trợ cấp … và có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp
3. Điều kiện để doanh nghiệp hạch toán chi phí hợp lý
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng những điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).
3.1 Quy định về chi phí hợp lý được trừ:
Căn cứ theo quy định của luật quản lý thuế, khi người nộp thuế chậm nộp tiền thuế sẽ phải nộp tiền chậm nộp theo quy định, tại thời điểm hiện tại, tiền chậm nộp được tính là 0.03%/ngày.
Căn cứ khoản 2.36 Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như sau:
“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khoản tiền chậm nộp thuế không được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
3.2 Quy định về hạch toán khoản tiền chập nộp:
Theo Công văn số 927/CT-TTHT của Cục Thuế tỉnh Hải Dương ban hành ngày 26/3/2015 hướng dẫn về hạch toán khoản tiền chậm nộp như sau:
2. Hạch toán tiền phạt, tiền chậm nộp thuế:
– Khi nhận quyết định xử lý:
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp
– Khi nộp tiền phạt:
Nợ TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp
Có TK 111/112.
Các trường hợp điều chỉnh nêu trên, đơn vị không phải lập lại sổ sách kế toán, cũng như không phải lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước. Cuối năm tài chính khi quyết toán thuế TNDN đơn vị tự loại phần chi phí không được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN trên tờ khai quyết toán theo quy định của luật thuế TNDN.”
STT
Các khoản chi phí
được trừ khi
tính thuế TNDN
Chi tiết
1
Khoản chi đáp ứng đủ các điều kiện để được trừ khi tính thuế TNDN.
Khoản chi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
2
Chi khấu hao tài sản cố định.
Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
– Chi khấu hao đối với tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
– Chi khấu hao đối với tài sản cố định có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
– Chi khấu hao đối với tài sản cố định được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.
– Phần trích khấu hao theo mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
– Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao còn giá trị.
3
Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý.
Phần chi không vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.
4
Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn, nhưng có lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vàokèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
5
Chi tiền thuê tài sản của cá nhân có đầy đủ hồ sơ, chứng từ.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.
6
Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động.
7
Chi trang phục.
Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động có hoá đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động không vượt quá 05 triệu đồng/người/năm.
8
Chi thưởng sáng kiến, cải tiến.
Phần chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.
9
Các khoản chi nêu bên nhưng phải chi đúng đối tượng, đúng mục đích hoặc đúng mức chi theo quy định. Cụ thể:
Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:
– Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.
– Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.
– Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.
– Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.
– Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.
Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm:
– Chi học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học);
– Chi tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.
10
Phần chi không vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.
Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định nêu bên còn phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của doanh nghiệp, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của doanh nghiệp.
11
Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo đúng quy định hiện hành.
.
12
Chi phí thuê tài sản cố định.
Phần chi phí thuê tài sản cố định không vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.
Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.
13
Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép theo quy định của
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
14
Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) theo mức quy định của Hiệp hội.
15
Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
16
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký và góp đủ vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.
Bạn đang theo dõi bài viết được biên tập trên trang web của Luật Minh Khuê. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất. Trân trọng./.