Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước ❤️️ 15 Bài Mẫu
Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước ❤️️ 15 Bài Mẫu ✅ Giới Thiệu Tuyển Tập Những Bài Viết Hay Và Ý Nghĩa Nhất Dành Cho Bạn Đọc Của SCR.VN.
Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước – Mẫu 1
Để viết bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường nước, mời bạn đọc và các em học sinh tham khảo bài văn mẫu dưới đây để có thêm cho mình những thông tin cần thiết.
Theo Trung tâm Nghiên Cứu Môi trường Cộng đồng, khoảng 70% nước thải từ các khu công nghiệp không qua xử lý mà xả thẳng ra môi trường. Ở các khu tập trung dân cư đông đúc – nổi bật là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, chắc chắn sẽ bắt gặp tình trạng nhiều nơi nước sông ngả màu đen, rác thải nổi lềnh bềnh và bốc mùi hôi thối. Tất cả đều do sự thờ ơ và ý thức chưa cao của một bộ phận người dân. Điển hình như ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở các con sông, nồng độ chất ô nhiễm trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép (từ 1,5 đến 3 lần).
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở nước ta đã kéo theo những hệ lụy khủng khiếp cho con người. Cứ mỗi năm các tổ chức quốc tế vẫn tiếp tục đưa ra những con số rất đáng lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nước ta. Khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước bẩn. Khoảng 20.000 người phát hiện bị ung thư nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước (theo Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường). Khoảng 44% trẻ em bị nhiễm giun do sử dụng nước bị không đạt chất lượng. 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do thiếu nước sạch và vệ sinh kém (theo WHO).
Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen – hay là Arsenic vô cơ lại là một chất hóa học cực độc thường được sử dụng trong việc tạo ra các loại thuốc diệt cỏ và các loại thuốc trừ sâu. (theo Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường). Hiện tại những con số này chỉ đang chững lại hoặc tăng chậm hơn chứ chưa có dấu hiệu tụt giảm.
Bảo vệ nguồn nước sạch không phải là nhiệm vụ của riêng cá nhân, tổ chức, khu vực hoặc quốc gia nào mà là của cộng đồng, của toàn thể nhân loại. Bởi nước là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự sống của toàn bộ sinh vật trên Trái Đất. Ngày nay, với tốc độ phát triển của con người, nguồn nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm. Mỗi người trong chúng ta cần kiên quyết chung tay bảo vệ nguồn nước sạch.
Tại sao phải bảo vệ nguồn nước sạch? Vì nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả sự sống trên Trái Đất. Vi sinh vật, thực vật, động vật trong đó có con người đều phải có nước thì mới sống được. Nước và không khí là hai yếu tố tạo nên sự sống. Bằng chứng là khi nghiên cứu về sự sống hoặc muốn tìm sự sống trên các hành tinh khác, thì nước và không khí là hai thứ mà các nhà khoa học tìm kiếm đầu tiên. Chỉ cần có nước và không khí, thì sự sống sẽ được hình thành.
Vai trò của nước đối với sự sống nói chung là như vậy, còn với con người thì: Con người sẽ chết nếu không có nước uống. Con người cũng không thể thực hiện các sinh hoạt hàng ngày như giặt giũ, tắm rửa… nếu không có nước. Tất cả mọi hoạt động lao động sản xuất của con người nếu không có nước cũng sẽ phải dừng lại.
Nước vô cùng cần thiết với đời sống con người là vậy, nhưng, chính con người chúng ta lại làm suy thoái, phá hủy nguồn nước sạch từng giờ từng ngày, vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dân số tăng nhanh, rác thải sinh hoạt ùn ứ, tắc nghẽn, không được tái chế mà thải trực tiếp ra môi trường đất, môi trường nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển, các công ty, xí nghiệp, nhà xưởng… mọc lên như nấm. Cùng với đó là rác thải, nước thải công nghiệp xả tràn lan ra sông suối, ao hồ, đất đai… Hóa chất, kim loại nặng ngấm trực tiếp vào nước sông suối ao hồ, hoặc thấm qua đất rồi làm ô nhiễm đến mạch nước ngầm.
Quá trình nông nghiệp công nghiệp hóa sử dụng tràn lan, bữa bãi, vô tội vạ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu… làm các hóa chất độc hại thấm qua đất ảnh hưởng đến mạch nước ngầm. Không chỉ ở Việt Nam, mà nguồn nước sạch ở cả thế giới đang bị đe dọa trầm trọng. Tại Mỹ vùng đại hồ bị ô nhiễm nặng, đặc biệt hồ Erie, Ontario độ ô nhiễm đã lên đến mức báo động. Còn ở Anh vào khoảng thế kỷ 19 trở về trước, sông Tamise rất sạch. nhưng chỉ đến giữa thế kỉ 20 nó trở thành ống cống lộ thiên.
Tại Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công nghiệp thải ra ở các thành phố và thị trấn tăng từ 23,9 tỷ m3 trong năm 1980 lên 73,1 tỷ m3 trong năm 2006. Một lượng lớn chất thải chưa qua xử lí vẫn được thải vào các sông ngòi. Hậu quả là hầu hết nước ở các sông hồ ngày càng trở lên ô nhiễm.
Riêng ở Việt Nam, mỗi năm có hàng nghìn m3 dầu cặn qua sử dụng cùng rác thải sinh hoạt của người dân làng chài và khách du lịch đã tự nhiên theo nhiều cách xả xuống biển. Theo thống kê khu công nghiệp Việt Trì mỗi ngày xả hàng trăm nghìn m3 nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc nhuộm, dệt,… (ước tính khoảng 168m3/ ngày đêm xuống hạ lưu sông Hồng). Ở Hà Nội các sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ có màu đen và hôi thối, đã trở thành điểm đen ô nhiễm. Ở miền Nam các khu công nghiệp tại Biên Hòa, Bình Dương, thành phố HCM xả hàng trăm tấn nước thải ra môi trường nước.
Hiện nay có đến hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị thiếu khoảng 20-50 lít nước sạch mỗi ngày để phục các nhu cầu cơ bản như ăn uống vệ sinh hàng hàng. Và con số đó dường như không có dấu hiệu giảm đi mà có xu hướng tăng lên. Nếu chúng ta không phát triển hòa hợp với môi trường, không tìm ra phương pháp phát triển bền vững, thì chắc chắn hậu quả không sớm thì muộn chính con người chúng ta sẽ tự gánh chịu.
Bảo vệ nguồn nước sạch chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Gợi ý cho bạn 💕 Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Biển 💕 Những Bài Viết Ý Nghĩa Nhất
Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay – Mẫu 2
Với yêu cầu thuyết trình về ô nhiễm môi trường nước hiện nay, dưới đây là văn mẫu để các em học sinh tham khảo và hoàn thành tốt bài kiểm tra của mình.
Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt của con người ngày càng cạn kiệt. Do đó, chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp hiệu quả để bảo vệ được nguồn nước sạch.
Ô nhiễm môi trường nước có tên gọi bằng tiếng Anh là Water pollution, dùng để chỉ hiện tượng nguồn nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước có các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật.
Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ,…), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm,…) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới rất đáng báo động.
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra ở đới ôn hòa, mà còn có trên đới nóng, đới lạnh, tức là bao trùm khắp các châu lục. Theo báo cáo ô nhiễm môi trường nước của UNEP, có tới 60% dòng sông của châu Á – Âu – Phi bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông thôn, mà ô nhiễm nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng.
Tại Thành phố Hà Nội có khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ).
Tại Thành phố Hồ Chí Minh tình trạng nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm. Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng ở trên sẽ không ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp giảm thiểu, loại trừ.
Dễ hiểu sự bùng nổ dân số trở thành nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Khi con người ngày càng nhiều trên trái đất dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó, con người với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết hơn trong nội dung phần tiếp theo của bài viết.
Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn đề rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa là do đâu? Do chính lối sống sinh hoạt, thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ nhựa của con người. Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại, những năm trở lại đây, nhiều người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tiết giản đồ đạc.
Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu. Bạn hãy tưởng tượng rằng: Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế. Nếu các cơ sở này không có phương hướng rác thải dụng cụ, thiết bị y tế đúng cách thì quả là mối nguy với môi trường.
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước đầu tiên bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Theo đó, các loại thức ăn thừa không qua xử lý, phân và nước tiểu của vật nuôi xả trực tiếp ra ngoài chính là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người sân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… vượt quá liều lượng được khuyến cáo cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư.
Thậm chí, một số bà con nông dân còn sử dụng những loại hóa chất bị cấm như thuốc trừ sâu Monitor, Thiodol,… điều này không chỉ dẫn đến ô nhiễm nước mà còn vô cùng độc hại cho người sử dụng, nhất là khi không được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động. Ngoài ra, việc cất giữ, bảo quản thuốc không đúng cách, bày ở khắp nơi trong nhà cũng khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc. Hoặc, việc vứt bỏ các vỏ chai đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi xuống bờ ruộng, kênh rạch cũng là yếu tố nguy cơ.
Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà chưa qua xử lý. Do đó, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất. Ô nhiễm môi trường nước nguyên nhân ở khía cạnh công nghiệp còn do sự nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư, một số cơ quan, tổ chức và cộng động dân cư còn hạn chế, chỉ chú trọng vào lợi ích kinh tế trong khi xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh, vì thế tình trạng nước nhiễm bẩn là điều đương nhiên.
Lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các hóa chất tồn đọng được xả ra ao, hồ, sông suối, biển cả sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới nước bị thay đổi theo hướng ngày một tồi tệ hơn. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước là hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.
Giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương lai là vấn đề then chốt và cần thiết. Làm sao để người dân thay đổi suy nghĩ đó, thay đổi thói quen đó thì mọi vấn đề liên quan tới môi trường đều có thể được giải quyết. Cần tăng cường tuyên tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường nước từ những hành động đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định, lên án với những hành vi xả rác bừa bãi.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm. Các nhà máy, xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài cũng là biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả. Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.
Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường. Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng phương pháp tự nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…Đây là một giải pháp an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại.
SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Trình Về Môi Trường, Ô Nhiễm Và Bảo Vệ Môi Trường 💧 15 Bài Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hay – Mẫu 3
Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường nước hay sẽ là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Hiện nay, môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá khá nhanh cùng sự gia tăng dân số là nguyên nhân chính gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Liên tiếp trong thời gian qua, trên địa bàn cả nước, hiện tượng ô nhiễm môi trường nước đã làm cho hiện tượng cá chết bất thường hàng loạt. Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ việc các ao, hồ, sông tiếp nhận nhiều loại nguồn thải, môi trường nước mặt đang ở tình trạng ô nhiễm tại nhiều nơi. Tuy nhiên, nguồn thải chính tác động đến môi trường nước mặt ở nước ta là nước thải nông nghiệp, công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Mức độ gia tăng các nguồn nước thải hiện nay ngày càng lớn với quy mô rộng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất cũng như phạm vi phân bố. Cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải lớn, trong khi đó, mức đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu.
Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ hay kênh rạch dẫn ra sông. Theo số liệu tính toán của cơ quan môi trường cho thấy Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước. Vùng Đông Nam bộ với toàn bộ các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung các KCN lớn, là vùng có lượng phát sinh nước thải công nghiệp lớn nhất cả nước. Số lượng KCN có hệ thống xử lý nước thải vẫn đang ở mức trung bình (50-60%), hơn nữa, 50% trong số đó vẫn chưa hoạt động hiệu quả.
Theo các nghiên cứu tác động Môi trường của cơ quan Tổng cục Môi trường cho thấy:
Ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD: Biochemical oxygen Demand – là lượng oxy cần thiết cung cấp cho vi sinh vật để oxi hóa các chất hữu cơ), nhu cầu ôxy hoá học (COD: Chemical oxygen Demand – là khối lượng oxy cần tiêu hao trên 1 lít nước thải) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Bên cạnh những nguồn thải nêu trên, nước thải nông nghiệp cũng là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Đó là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến nguồn nước tại những địa phương có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh như vùng ĐBSCL. Nước thải từ hoạt động nông nghiệp có chứa hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, các khu vực này, đời sống dân cư vẫn gắn với nguồn nước sông, dùng làm nước sinh hoạt hay sử dụng để nuôi trồng thủy sản.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.
Bên cạnh đó, các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu, cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước.
Hiện nay, Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân.
Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc, thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển nước ta.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Ngắn Gọn – Mẫu 4
Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường nước ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh tham khảo được cách hành văn súc tích và sinh động.
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai. Đặc biệt là đối với rác thải nhựa,với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi ni-lông, hộp đựng đồ ăn, cốc…) cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người trên toàn thế giới.
Túi nilon đã trở thành vật dụng khó có thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Nó gắn với thói quen cố hữu của không ít người dân. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn. Hiện nay con người đang quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa dùng một lần, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường.
Tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏng manh như vậy nhưng lại có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.
Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Nếu túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,…
Để giảm thiểu tối đa tác hại của túi nilon nguời sử dụng cần hạn chế sử dụng túi nilon thông thuờng bằng cách sử dụng túi dùng nhiều lần và có khả năng phân huỷ sinh học khi đi mua hàng; không nên dùng túi nilon rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là không được dùng để đựng thực phẩm nóng, có vị chua. Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nilon để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ theo quy định
Mỗi người dân nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động cụ thể, thiết thực. Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni-lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu; lên án kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng…
Đón đọc 🌹 Thuyết Minh Về Ô Nhiễm Môi Trường, Bảo Vệ Môi Trường 🌹 Các Bài Văn Ấn Tượng
Bài Mẫu Thuyết Trình Ô Nhiễm Môi Trường Nước Chọn Lọc – Mẫu 5
Bài mẫu thuyết trình ô nhiễm môi trường nước chọn lọc sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin cụ thể về thực trạng hiện nay.
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm… bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,… tất cả có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe con người và sinh vật. Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước cống, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, ký sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ… sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực.
Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Các ion kim loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm ezyme mạnh. Chúng tác dụng lên phôi tử như nhóm –SCH3 và SH trong methionin và cystein. Các kim loại nặng có tính độc cao như chì (pb), thủy ngân (hg), asen (as)…
Trên thế giới hàng năm có khoảng 60.105 tấn các chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Các chất này thường độc và có độ bền sinh học khá cao, đặc biệt là các hydrocarbon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Các hợp chất hữu cơ như: các hợp chất hữu cơ của phenol, các hợp chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu DDT, linden(666), endrin, parathion, sevin, bassa… Các chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bị nghi ngờ là gây ung thư.
Chia sẻ 🌼 Kể Lại Một Việc Tốt Em Đã Làm Để Góp Phần Bảo Vệ Môi Trường 🌼 15 Bài Văn Hay
Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Nguồn Nước Ý Nghĩa – Mẫu 6
Tham khảo bài thuyết trình về ô nhiễm nguồn nước ý nghĩa để cùng chia sẻ những thông điệp và góc nhìn sâu sắc trong việc bảo vệ môi trường sống của chính mỗi chúng ta.
Ngày nay, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa khá nhanh cùng sự gia tăng dân số ngày càng gây áp lực đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
Ví dụ như ở các ngành công nghiệp dệt may giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 – 11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD), nhu cầu ôxy hóa học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1, hàm lượng chất rắn lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần; H2S vượt 4,2 lần; NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm nặng các nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư.
Ở các TP lớn, đông dân cư, chất thải sinh hoạt cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong TP không thu gom hết được… là những nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn, cơ sở hạ tầng lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý, thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư, trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm amoni, nitrat, nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, tim mạch; Lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá; Kali, cadimi gây bệnh thoái hóa cột sống, đau lung; Hợp chất hữu cơ, các loại thuốc trừ sâu, diệt côn trùng, diệt cỏ, kích thích tăng trưởng, bảo quản thực phẩm, phốt pho… gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.
Chất tẩy trắng xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp; Oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật; Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán; Kim loại nặng các loại như titan, sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu… Nếu tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng.
Ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người và hệ sinh thái tự nhiên. Nhất là khi dân số ngày càng tăng nhanh, kéo theo tài nguyên nước càng cạn kiệt và ô nhiễm với tốc độ nhanh hơn. Dù chưa tìm được “đường tắt” để ngăn chặn tình trạng này, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hành động bảo vệ nguồn nước sạch mỗi ngày bằng những hành động nhỏ của chính mình.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Nước Đạt Điểm Cao – Mẫu 7
Để viết bài thuyết trình về môi trường nước đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo khảo bài văn mẫu trong nội dung dưới đây:
Loài người và muôn loài sống trên trái đất này đang đứng trước một hiểm họa lớn: Môi trường nước đang bị ô nhiễm nặng nề.
Ô nhiễm nước tự nhiên do các hiện tượng thời tiết (mưa, lũ lụt,gió bão,…) hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,…) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
Nước thải sinh hoạt (Sewage) là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (phosphor, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Nước thải công nghiệp (industrial wastewater) là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfide,…
Người ta thường sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng). Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiếm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…
Trong cuộc sống hàng ngày, việc quan tâm đến nước sạch và công tác vệ sinh môi trường để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, các bệnh về da là một yếu tố rất quan trọng. Nước sạch và vệ sinh môi trường gắn liền với cuộc sống của con người. Con người sẽ không có sức khỏe nếu thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường không tốt. Sử dụng nước sạch có thể phòng được các bệnh như: Tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan, các bệnh về mắt, các bệnh về da, bệnh truyền nhiễm…
Nước sạch phải là nước trong, không màu, không mùi, không vị lạ, không gây khó chịu cho người sử dụng, không chứa các mầm bệnh, không chứa các chất độc hại. Nước sạch có nhiều nguồn cung cấp khác như nước mưa, nước giếng khoan, nước máng lần, nước giếng và hệ thống cung cấp nước tập trung. Mỗi gia đình cần có ít nhất một trong các nguồn nước sạch, nếu chưa có thì cần hỏi ý kiến tư vấn của Y tế địa phương để xây dựng cho mình một nguồn nước sạch thích hợp.
Nước được lấy từ bất cứ nguồn nào cho dù đã qua xử lý trước khi uống cũng phải đun sôi, tuyệt đối không uống nước lã. Nước sạch là tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận vì vậy mọi người phải có ý thức khai thác bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch.
Phải giữ gìn sạch sẽ nguồn nước và khu vực xung quanh, không đổ rác và xây nhà vệ sinh gần nguồn nước, phải thu gom rác phân gia súc để ủ chôn hoặc đốt. Phân loại và thu gom rác thải vô cơ vào nơi quy định hoặc bán phế liệu để tái chế xử lý. Vỏ hộp và chai lọ để hóa chất bảo vệ thực vật phải chôn đúng nơi quy định. Thu gom và xử lý rác hữu cơ bằng cách quét dọn nhà cửa hàng ngày. Khi có động vật chết phải chôn sâu bằng vôi bột. Không vứt rác thải và xác súc vật xuống ao, suối, hồ gây ô nhiễm nguồn nước.
Không chăn thả gia súc – đổ rác gần nguồn nước, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như: Tắt vòi nước khi không sử dụng; kiểm tra, bảo trì cải tạo tại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây,…
Ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoại, hai ngăn, thấm dội nước). Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh, chuồng trại cách xa nguồn nước theo quy định vệ sinh, không có nền thấm nước.Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như ở nơi công cộng đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.
Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông sau khi đã được xử lý chjung hoặc riêng. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo quy định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.
Việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe của con người. Bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ góp phần khống chế được 80% bệnh tật. Bảo vệ môi trường sống để phát triển bền vững phải luôn được thực hiện bằng việc bảo đảm nguồn nước sạch và làm tốt vệ sinh môi trường ở mỗi địa phương.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Đất, Không Khí 🌟 Những Bài Viết Hay
Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Nguồn Nước Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
Bài thuyết trình về ô nhiễm nguồn nước học sinh giỏi sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và đạt điểm cao cho bài viết của mình.
22/07/2021 Nguồn nước ở nông thôn Việt Nam đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, ngoài sự tác động của nguồn nước thải do các nhà máy ở lưu vực các con sông, lý do cần phải kể tới là do sản xuất nông nghiệp, làng nghề… Hàng năm ngành nông nghiệp Việt Nam tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón, trong đó canh tác lúa chiếm 65% tổng lượng phân bón tiêu thụ trong ngành nông nghiệp.
Hầu hết nông dân trồng lúa sử dụng phân bón cao hơn mức khuyến cáo và chỉ khoảng 45-50% lượng phân bón sử dụng hiệu quả còn lại bị rửa trôi. Và đó chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân khiến nguồn nước ở nông thôn đang rơi vào tình trạng báo động bởi tình trạng ô nhiễm. Ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn và sự hạn chế trong tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, tỷ lệ người dân mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước đang có xu hướng tăng lên.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng phân bón bị rửa trôi mang theo dư lượng thuốc khá cao. Bên cạnh đó, nghề chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ vào hệ lụy này, mỗi năm Việt Nam có khoảng 84,5 triệu tấn chất thải được thải vào môi trường trong đó có đến 80% không qua xử lý. Mặt khác, làng nghề truyền thống với quy trình sản xuất thủ công, lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, phân tán cũng góp phần lớn nước thải không qua xử lý vào môi trường đã và đang làm cho chất lượng nước ở nông thôn ngày càng xuống cấp.
Không chỉ ô nhiễm nước mặt, các nguồn nước ngầm của Việt nam cũng bị ô nhiễm nặng. Tại một số vùng nông thôn, nguồn nước ngầm bị nhiễm vi sinh đã vượt ngưỡng cho phép. Theo báo cáo tại một số địa phương như Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định… nước ngầm đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ (N03-, NH4+), kim loại nặng (Fe, As) và đặc biệt ô nhiễm vi sinh (Coliform, E,Coli). Đây là mối đe dọa không chỉ đến hoạt động sản xuất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân, bởi khu vực này, người dân không chỉ sử dụng nước ngầm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt hàng ngày.
Theo đánh giá của các Bộ Y tế và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Nguồn nước bị nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút, dư thừa lượng hóa chất, kim loại nặng nếu không qua xử lý, khi con người sử dụng lâu dài sẽ là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh liên quan đến nước. Trong số những bệnh này, sốt rét là một trong những bệnh phổ biến nhất và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Tiếp đến là các bệnh khác như dịch tả, thương hàn, kiết lị, viêm gan, viêm đa cơ, các bệnh liên quan đến da, hô hấp thậm chí là ung thư.
ThS. Nguyễn Thị Nga (Viện Nghiên cứu Con người), chủ nhiệm đề tài “Ô nhiễm nguồn nước với phát triển con người ở nông thôn Việt Nam hiện nay” cho biết: Mặc dù tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch cho ăn uống hiện nay đã tăng nhưng nguồn nước dùng cho sinh hoạt vẫn còn thiếu.
Ở nhiều nơi do chưa có hệ thống xử lý nước sạch, người dân không có đủ điều kiện để chi trả cho việc dùng toàn bộ nước máy nên người dân vẫn phải dùng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm trong sinh hoạt hàng ngày như tắm, giặt thậm chí nấu ăn trong thời kì khô hạn. Việc xử dụng nguồn nước này thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều bệnh liên quan đến tiêu hóa, ngoài da, bệnh đau mắt thậm chí là ung thư vẫn đang diễn ra trong đời sống người dân nông thôn.
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), hoạt động nông nghiệp chiếm tới 70% lượng nước toàn thế giới và hoạt động sản xuất lương thực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững, nó cũng tạo việc làm cho khoảng 40% dân số toàn cầu. Cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản, nhưng dân số ở khu vực nông thôn vẫn chiếm khoảng 40% tổng việc làm toàn xã hội.
Về sản xuất nông nghiệp Việt Nam là nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới, đứng thứ hai thế giới về sản xuất cà phê (sau Braxin), thứ ba thế giới về nuôi trồng thủy sản và thứ năm thế giới về sản xuất chè. Tuy nhiên, kết quả đạt được nêu trên phải trả bằng chi phí môi trường và tình trạng ô nhiễm ngày một gia tăng đặc biệt là đối với khu vực hạ lưu dân cư đông đúc.
Số liệu thống kê cho thấy sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ đã bị giảm 12% do xả nước thải công nghiệp không qua xử lý, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được dự đoán giảm 0,85 mỗi năm do giảm sản lượng lúa vì ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp không qua xử lý tiếp tục thải ra môi trường. GDP ngành nông nghiệp được dự đoán bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức sụt giảm khoảng 3,5% vào năm 2035. Đây là ước tính rất thận trọng của các nhà khoa học vì chỉ mới xét cho những tỉnh bị ô nhiễm nhất áp dụng cho các tỉnh ở khu vực hạ lưu, còn trên thực tế cả nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, ước tính rơi vào khoảng 6% GDP vào năm 2035.
Dưới áp lực về tăng trưởng kinh tế, lỗ hổng trong quản lý và xử lý chất thải, áp lực của biến đổi khí hậu, gia tăng nhu cầu xây dựng và hoạt động của các công trình thủy điện trên lưu vực sông trong và ngoài địa phận quốc gia, đã dẫn đến chất lượng và số lượng nước của Việt Nam đang phải đối mặt với mối đe dọa về mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng và thiếu hụt nguồn nước đặc biệt là vào mùa khô. Theo số liệu thống kê, những vụ cá tôm, thủy hải sản chết hàng loạt do chất lượng nước không đảm bảo đã dẫn đến nhiều địa phương phải đối mặt với dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nông dân.
Bên cạnh đó, sự phát triển của làng nghề cũng là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường, cả nước ta hiện có khoảng trên 3.000 làng nghề, trong đó có khoảng 400 làng nghề truyền thống, vấn nạn xả thải trực tiếp ra môi trường ở các làng nghề đã khiến cho đời sống của không chỉ người dân của chính các làng nghề bị ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân xung quanh.
Khách du lịch nước ngoài, sau kết thúc mỗi chuyến du ngoại làng nghề, khi được hỏi đa số đều trả lời rằng họ sẽ không quay lại bởi họ nhìn ra được vấn nạn ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng đã và đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng ở các làng nghề. Đây là nguyên nhân chính khiến cho du khách không muốn quay trở lại mặc dù họ có tìm thấy ở đó có nhiều điều thú vị.
Ô nhiễm nguồn nước, suy giảm chất lượng canh tác, nuôi trồng, sản xuất ở các làng nghề… đã ảnh hưởng lớn đến sinh kế người dân, nhất là đối với người nông dân nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn hoặc không thể có cơ hội thay đổi công việc, chỗ ở. Nếu coi nước là nguồn lực tham gia hoạt động sản xuất, thì ô nhiễm nước đã và đang là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng và tác động trực tiếp đến thu nhập và sinh kế bền vững của người dân khu vực nông thôn. Ngoài ra nó cũng làm cho thu nhập từ hoạt động du lịch bị giảm do không hút được lượng khách đến tham quan và nghỉ dưỡng ở những khu vực bị ô nhiễm nguồn nước.
Giới thiệu tuyển tập 🌟 Giải Thích Các Câu Tục Ngữ Về Thiên Nhiên 🌟 Hay Nhất
Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Đặc Sắc – Mẫu 9
Đón đọc bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường nước đặc sắc với cách diễn đạt giàu ý nghĩa, để lại nhiều ấn tượng và suy ngẫm cho người đọc.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,… nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,… vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,…ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,… chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, đầu tiên đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền…trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng “chẳng ăn thua”, và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.
Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.
Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,… tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên.
Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.
Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.
Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.
Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.
Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu “Vì môi trường xanh – sạch – đẹp” và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Sinh Động – Mẫu 10
Tham khảo bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường nước sinh động với những dẫn chứng cụ thể giúp người đọc có được cách nhìn rõ ràng và đầy đủ nhất về vấn đề bảo vệ môi trường sống.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, trong sinh hoạt của người dân đang diễn ra khá trầm trọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh ung thư. Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm. Ðiển hình là bệnh tiêu chảy cấp, dịch tả, thương hàn, đau mắt đỏ, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm não, ung thư…
Quá trình công nghiệp hóa (CNH), đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, sự gia tăng dân số đã gây áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước ở Việt Nam, dẫn đến môi trường nước mặt ở nhiều đô thị, khu công nghiệp, các làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải và chất thải rắn. Tại các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt do xả thẳng ra nguồn tiếp nhận.
Trong ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy, công nghiệp mía đường và công nghiệp chế biến thực phẩm… nước thải thường có độ pH trung bình cao; chỉ số nhu cầu ô-xy sinh hóa (BOD) ở mức 700mg/l, vượt ngưỡng cho phép đến 14 lần; nhu cầu ô-xy hóa học (COD) có thể lên đến 2.500mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 16 lần (theo QCVN 40:2011/BTNMT). Hàm lượng nước thải của một số doanh nghiệp có chứa Cyanua (CN-) vượt đến 80 lần tiêu chuẩn cho phép, nhiều chỉ số môi trường khác trong nước cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Tình trạng ô nhiễm nước mặt ở các đô thị, được thể hiện rõ nhất ở hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang ở mức báo động rất cao. Tại hai thành phố này, nước thải sinh hoạt trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, nhiều bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng lớn chất thải rắn trong thành phố không được thu gom triệt để… Tình trạng ô nhiễm nước mặt ở nông thôn, khu vực sản xuất nông nghiệp không ngừng gia tăng.
Tại một số địa phương, khi quan sát các trường hợp ung thư, viêm nhiễm phụ khoa chiếm từ 40 đến 50% là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Theo đánh giá của các Bộ Y tế và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng chín nghìn người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém; hằng năm có khoảng hơn 100 nghìn trường hợp mắc ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Tác hại của ô nhiễm nguồn nước mặt đối với sức khỏe con người, chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm các hợp chất hữu cơ, các hóa chất độc hại và ô nhiễm kim loại nặng. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt đối với sức khỏe cộng đồng chủ yếu thông qua hai con đường, do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả, thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm và tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động do con người gây ra.
Nhằm từng bước giảm ô nhiễm nước mặt, cũng như nâng cao chất lượng sống và sức khỏe của người dân, các cơ quan quản lý từ T.Ư đến các địa phương cần áp dụng các biện pháp hạn chế xả chất thải ra nguồn nước mặt. Xử lý nước thải sinh hoạt ngay từ đầu nguồn bằng công nghệ sinh học hoặc đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho các cụm dân cư. Ðẩy mạnh nghiên cứu, xác định rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường nước mặt có nguy cơ cao đối với sức khỏe cộng đồng. Cần xây dựng và công bố Báo cáo Sức khỏe môi trường quốc gia, trong đó nêu chi tiết các nội dụng liên quan đến ô nhiễm nước mặt và sức khỏe cộng đồng.
Ðối với các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở có phát sinh nước thải, tăng cường tái sử dụng nước trong sản xuất (quay vòng nước trong sản xuất); lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận, cũng như từng bước thay đổi công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm tiết kiệm nguồn nước trong quá trình sản xuất tại các cơ sở này. Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cá nhân, hộ gia đình bằng việc sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày; đồng thời người dân không nên sử dụng nguồn nước mặt bị ô nhiễm cho ăn uống, sinh hoạt, nhất là hạn chế sử dụng nguồn nước mặt bị ô nhiễm cho hoạt động chăn nuôi và trồng trọt…
Tìm hiểu nhiều hơn 🌹 Ca Dao Tục Ngữ Về Môi Trường, Bảo Vệ Môi Trường 🌹 hay nhất
Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Chi Tiết Nhất – Mẫu 11
Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường nước chi tiết nhất sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý và thông tin cần thiết để thực hiện bài viết của mình.
Hiện nay, sức khỏe và tính mạng của con người đang bị đe dọa bởi nhiều mối hiểm họa từ nhiều phía như thực phẩm bẩn, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường… Trong số các dạng ô nhiễm môi trường thì ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề rất đáng lo ngại. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người một cách trực tiếp mà còn là nguy cơ tiềm ẩn các bệnh cấp và mãn tính.
Trước hết, ta cần phải hiểu ô nhiễm môi trường nước là gì? Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng mà các vùng nước như: sông, hồ, biển hay nguồn nước ngầm… bị nhiễm các chất độc hại có trong: thuốc bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp… chưa được xử lý. Nói cách khác, ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi chất lượng nước không đáp ứng được các mục đích sử dụng khác nhau, vượt qua tiêu chuẩn cho phép và gây ra ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Hiện nay, đa số các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thường là nơi có dân cư đông đúc cũng như tập trung nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Phần lớn nước thải trong sinh hoạt ( khoảng 600. 000 m³ mỗi ngày và khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông, hồ ở khu vực Hà Nội) và nước thải công nghiệp (khoảng 260. 000 m³, trong đó chỉ có khoảng 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ trực tiếp ra các sông, hồ.
Rất nhiều nhà máy cũng như cơ sở sản xuất: lò mổ, các khu công nghiệp, làng nghề, bệnh viện (7000m³ mỗi ngày, 30% được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. 2360 con sông, suối dài hơn 10km, hàng nghìn hồ, ao là con số của hệ thống nước mặt Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nước nêu trên đang bị suy thoái và phá hủy một cách trầm trọng do con người khai thác quá mức và ô nhiễm với mức độ khác nhau. Thậm chí có nhiều con sông, đoạn sông đang “chết” dần. Không những thế, mức độ ô nhiễm môi trường nước đang không ngừng gia tăng do không kiểm soát hiệu quả được nguồn gây ô nhiễm.
Vậy, do đâu mà môi trường nước bị ô nhiễm? do đâu mà những con sông đang bị “bức tử” từng ngày. Trên thực tế, ô nhiễm môi trường nước có thể xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên. Các hiện tượng làm giảm chất lượng nước thì đều bị xem là nguyên nhân ô nhiễm nước (mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt, hoạt động sống cũng như xác của các sinh vật khi chết ngấm vào lòng đất…). Tuy nhiên, nguyên nhân tự nhiên chỉ làm môi trường ô nhiễm ở mức độ nhẹ. Nguyên nhân mà chúng ta cần quan tâm chính là nguyên nhân nhân tạo, là những nguyên nhân xuất phát từ hoạt động của con người.
Thứ nhất cần phải kể đến nguồn chất thải từ sinh hoạt và y tế. Mỗi ngày, một lượng lớn rác thải sinh hoạt và y tế thải ra môi trường mà không qua xử lý. Bên cạnh đó, việc dân số nước ta ngày càng tăng (đứng thứ 12 thế giới) dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt tăng theo. Dân số tăng nhanh, do đó nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế cũng tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường cũng theo đó mà tăng lên.
Nguyên nhân thứ hai là do sử dụng quá mức các loại phân bón cũng như hóa chất độc hại trong nông nghiệp. Hoạt động chăn nuôi gia súc tạo ra các loại chất thải chưa qua xử lý mà đổ trực tiếp vào môi trường. Cùng với đó là các loại hóa chất dùng trong sản xuất nông nghiệp như: thuốc trừ sâu, trừ cỏ, phân bón cho cây trồng. Chúng vừa gây ô nhiễm nguồn nước mặt lại vừa gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Việc người dân sử dụng các loại phân bón, chất hóa học không kiểm soát kỹ càng, dùng quá mức cho phép gấp 3-4 lần.
Bên cạnh đó, đa số các vỏ chai thuốc sau khi sử dụng bị vứt bừa bãi làm ảnh hưởng đến chất lượng nước một cách nghiêm trọng. Nguyên nhân cuối cùng và cũng là nguyên nhân nghiêm trọng nhất chính là nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Khi mà các khu công nghiệp ở nước a mọc lên ngày một nhiều, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng cao. Do đó, lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng nhiều.
Trong khi đó, nhiều khu công nghiệp xả trực tiếp nước thải ra môi trường mà không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Hàng loạt các vụ việc về xả thải ra môi trường mà chưa qua xử lý đã được đưa tin trong thời gian gần đây là dấu hiệu đáng báo động cho môi trường nước của Việt Nam. Đặc biệt là vụ xả thải của Formosa làm cá chết hàng loạt tại vùng biển của các tỉnh miền Trung, hay vụ việc Vedan xả thải ra sông Thị Vải năm nào… Hành động của các công ty, nhà máy, xí nghiệp ấy đang từng ngày, từng giờ hủy hoại đi môi trường nước – nguồn sống của con người.
Ô nhiễm môi trường nước, con người sẽ nhận lại những hậu quả gì? Nước là tài nguyên quý giá và vô cùng thiết yếu đối với con người. Trên thực tế, có thể thấy rằng, khi nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng đã gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khi nguồn nước ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh từ đó dẫn đến suy giảm nòi giống.
Ở một số địa phương của nước ta, khi nghiên cứu các trường hợp mắc bệnh ung thư và viêm nhiễm ở phụ nữ đã thấy rằng có đến 40 – 50% là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Theo thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ tài nguyên môi trường, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Bên cạnh đó còn gần 200. 000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà sử dụng nguồn nước ô nhiễm chính là một trong những nguyên nhân chính.
Để giải quyết được triệt để các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước thì đòi hỏi phải có những chiến lược cụ thể. Chúng ta cần có chiến lược lâu dài là cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã qua xử lí đồng thời carit hiện hệ thống vệ sinh. Còn chiến lược ngắn hạn là sử dụng các phương pháp xử lý nước đơn giản tại nhà. Bên cạnh đó, cần đưa ra các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của người dân. Đồng thời, còn cần phải thắt chặt hơn nữa vấn đề kiểm soát ô nhiễm, bắt buộc các doanh nghiệp (bao gồm cả quy mô lớn và nhỏ) đều phải đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu. Có hình thức xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi phạm.
Hành vi gây ô nhiễm môi trường nước cũng chính là hành vi mang tính “tội ác” khi chúng có thể cướp đi cuộc sống của con người. Chính vì thế hãy chung tay bảo vệ môi trường nước nói riêng và môi trường nói chung để hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn đối với con người.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Thơ 4 Chữ Về Thiên Nhiên Môi Trường 💕 hay nhất
Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Ngắn Hay – Mẫu 12
Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường nước ngắn hay sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nhanh chóng chuẩn bị cho bài kiểm tra của mình.
Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt Nam. Đặc biệt, nguồn nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm.
Ô nhiễm nước được phân làm hai loại: nguồn gốc tự nhiên (do mưa tuyết, bão lụt.. đưa vào nguồn nước những chất thải) và nguồn gốc nhân tạo (quá trình thải các chất độc hại vào môi trường nước).
Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.
Nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu ý là hệ thống hồ trong công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu vực này không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. Điều kiện sống của họ cũng bị đe dọa nghiêm trọng vì nhiều khu vực trong công viên là nơi nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh. Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỷ lệ người chết do các bệnh liên quan như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước cũng rất cao.
Ngoài chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cũng cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp – từ quy mô nhỏ đến lớn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu. Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh. Điều quan trọng nhất là Chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án nước sạch cũng như các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch này, thu hút người dân tham gia.
Đặc biệt, người dân cần được nâng cao nhận thức bằng các chiến dịch tuyên truyền có giá trị thực tế. Nhờ đó, người dân có thể tiếp cận vấn đề một cách rõ ràng nhất, hiểu được ích lợi của việc bảo vệ nguồn nước. Các trường phổ thông cũng nên có những chương trình tuyên truyền về ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng để các bạn trẻ chung tay trong việc bảo vệ môi trường sống.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Luyện Viết – Mẫu 13
Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường nước luyện viết không chỉ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài mà còn truyền tải những thông điệp ý nghĩa.
Như chúng ta đã biết bảo vệ môi trường sống là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm.Môi trường đang ngày càng bị hủy hoại nghiêm trọng. Vậy chúng ta cần có hành động để bảo vệ môi trường..
Trước hết, ta cần hiểu môi trường là gì? Môi trường sống của con người.là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất.
Thực trạng ô nhiễm môi trường ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,… Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện.
Qua các thực trạng trên ta thấy ô nhiễm môi trường gây ra những tác hại lớn về con người như:
Đối với sức khỏe con người: không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị.
Đối với hệ sinh thái : lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng.Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,…
Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế .Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả,.
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên cần có những biện pháp để ngăn chặn. Bản thân con người phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi trường ô nhiễm. Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường..
Và chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người. Tóm lại, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ.nó. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường trong sạch.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Ca Dao Tục Ngữ Về Thiên Nhiên 🍀 1001 Câu Hay Nhất
Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Đơn Giản – Mẫu 14
Tham khảo bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường nước đơn giản với những ý văn ngắn gọn và những nội dung cơ bản nhất.
Chất lượng nước ở hầu hết các con sông đang bị suy giảm nghiệm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, KCN, làng nghề. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải đang là một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị và nhiều vùng nông thôn trong cả nước. Tại các sông, hồ, kênh rạch trong nội thành, nội thị, trị số hàm lượng các chất ô nhiễm của các thông số đặc trưng ô nhiễm hữu cơ đều vượt trị số giới hạn tối đa cho phép.
Luật Bảo vệ môi trường quy định việc thu gom xử lý nước thải tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải riêng biệt; nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường; nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường…
Thực tế hiện nay, tỷ lệ các đô thị, khu dân cư có công trình xử lý nước thải sinh hoạt còn rất nhỏ bé, nhiều nơi xử lý nước thải công nghiệp chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, còn nặng về đối phó. Gần 1/3 số khu công nghiệp đang hoạt động chưa hoàn thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhiều hệ thống xử lý nước thải tập trung đang hoạt động có công nghệ chưa hoàn chỉnh, hoạt động không ổn định.
Một phần đáng kể các chất thải y tế thu gom từ các bệnh viện, trạm y tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh chưa được tiêu hủy bằng công nghệ đạt yêu cầu vệ sinh môi trường, thậm chí có nơi còn được chôn lấp chung với các chất thải sinh hoạt… Công tác quy hoạch xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh ở một số tỉnh /TP còn gặp nhiều khó khăn về quỹ đất, vốn đầu tư xây dựng, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân ở các vùng dự kiến quy hoạch bãi chôn lấp chất thải…Chung tay vào cuộc.
Theo các chuyên gia, nước vừa là một thành phần của môi trường, vừa là nơi chịu tác động lớn nhất, rõ ràng nhất bởi các biến động thiên nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội. Vì vậy, kiểm soát ô nhiễm môi trường nước đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc của cả chính quyền và cộng đồng.
Hiện nay VN đã xây dựng được nhiều công cụ pháp lý nhằm kiểm soát và quản lý ô nhiễm. Cũng theo ông Loãn, đối với việc xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm nguồn nước thì mỗi địa phương cần phải xem xét cụ thể thực trạng các nguồn gây ô nhiễm và các công cụ quản lý hiện có nhằm đặt ra mục tiêu, biện pháp và lộ trình cần đạt được đối với công tác kiểm soát ô nhiễm.
Đối với cơ sở xuất hoặc khu, cụm công nghiệ, kiểm soát ô nhiễm là việc xem xét quy trình sản xuất và các hoạt động phụ trợ để phát hiện và kiểm soát những hoạt động, công đoạn sản xuất có nguy cơ phát sinh chất ô nhiễm để triển khai các biện pháp, hành động nhằm cải tiến công tác quản lý, cải tiến công nghệ sản xuất, sử dụng nguyên nhiên liệu sạch hơn; khống chế/thu hồi/ xử lý tại chỗ sự phát sinh chất thải tại những điểm nóng, xử lý chất thải đầu ra của toàn bộ quá trình, đồng thời quan trắc, theo dõi liên tục các dòng thải phát sinh ra môi trường bên ngoài.
Khám phá thêm 💧 Thơ Về Thiên Nhiên, Phong Cảnh Đẹp 💧 Nổi Tiếng Nhất
Thuyết Trình Tiếng Anh Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước – Mẫu 15
Bài mẫu thuyết trình tiếng Anh về ô nhiễm môi trường nước sẽ là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình học ngoại ngữ.
Tiếng Anh:
Water pollution is a source of water contaminated with chemicals or foreign substances that are detrimental to human, plant or animal health.
Water pollution occurs when toxic substances enter water bodies such as lakes, rivers, oceans, etc., which can be dissolved, suspended or deposited in water. Water pollutants include: fertilizers and pesticides from agricultural production; wastewater and food processing waste; lead, mercury and other heavy metals; Chemical waste from industries.
So what are the consequences of water pollution? Almost all types of water pollution are harmful to the health of humans, animals and plants. Water pollution may not harm our health immediately but can be harmful after long-term exposure. Different types of water pollution affect health in different ways: Heavy metals from industrial processes can accumulate in nearby lakes and rivers. They are toxic to marine life like fish and shellfish, and then to those who eat them.
Heavy metals can slow growth; leading to birth defects and cancer. Industrial waste often contains toxic compounds harmful to the health of aquatic products. Some toxins in industrial waste may only have a mild effect while others can be fatal.
They may cause immunosuppression, reproductive failure or acute poisoning. Pollutants from wastewater often lead to infectious diseases for aquatic species and terrestrial organisms through drinking water. Water contaminated with microorganisms is a major problem in developing countries, with diseases such as cholera and typhoid fever being the main cause of infant mortality.
Sulfate particles from acid rain can be harmful to the health of organisms in rivers and lakes that can lead to death. The suspended particles in fresh water reduce the quality of drinking water for humans and the aquatic environment for marine life. Suspended particles can often reduce sunlight through water, disrupting the growth of photosynthetic plants and microorganisms.
So what is the cause of water pollution? It is caused by industrial waste, untreated domestic wastewater, exploitation of mineral resources, oil leakage due to accident, use of chemical fuel. jelly, global warming, radioactive waste, urbanization, animal waste, underground storage leaks.
Tiếng Việt:
Ô nhiễm nước là nguồn nước bị nhiễm hóa chất hoặc các chất lạ gây bất lợi cho sức khỏe con người, thực vật hoặc động vật.
Ô nhiễm nước xảy ra khi các chất độc hại xâm nhập vào các vùng nước như hồ, sông, đại dương, v.v., có thể bị hòa tan, lơ lửng hoặc lắng đọng trong nước.Các chất gây ô nhiễm nước bao gồm: phân bón và thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp; Chất thải và chất thải chế biến thực phẩm; chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác; Chất thải hóa học từ các ngành công nghiệp.
Vì vậy, hậu quả của ô nhiễm nước là gì? Hầu như tất cả các loại ô nhiễm nước đều có hại cho sức khỏe của con người, động vật và thực vật. Ô nhiễm nước có thể không gây hại cho sức khỏe của chúng ta ngay lập tức nhưng có thể gây hại sau khi tiếp xúc lâu dài. Các loại ô nhiễm nước khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe theo những cách khác nhau: Kim loại nặng từ các quy trình công nghiệp có thể tích tụ ở các hồ và sông gần đó. Chúng độc hại đối với sinh vật biển như cá và động vật có vỏ, và sau đó đến những người ăn chúng.
Kim loại nặng có thể làm chậm tăng trưởng; dẫn đến dị tật bẩm sinh và ung thư. Chất thải công nghiệp thường chứa các hợp chất độc hại có hại cho sức khỏe của thủy sản. Một số chất độc trong chất thải công nghiệp có thể chỉ có tác dụng nhẹ trong khi những chất độc khác có thể gây tử vong.
Chúng có thể gây ức chế miễn dịch, suy sinh sản hoặc ngộ độc cấp tính. Các chất ô nhiễm từ nước thải thường dẫn đến các bệnh truyền nhiễm cho các loài thủy sản và sinh vật trên cạn thông qua nước uống. Nước bị nhiễm vi sinh vật là một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển, với các bệnh như dịch tả và sốt thương hàn là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh.
Các hạt sunfat từ mưa axit có thể gây hại cho sức khỏe của các sinh vật trong sông hồ có thể dẫn đến tử vong. Các hạt lơ lửng trong nước ngọt làm giảm chất lượng nước uống cho con người và môi trường nước cho sinh vật biển. Các hạt lơ lửng thường có thể làm giảm ánh sáng mặt trời qua nước, làm gián đoạn sự phát triển của thực vật quang hợp và vi sinh vật.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm nước? Nguyên nhân là do chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, khai thác tài nguyên khoáng sản, rò rỉ dầu do tai nạn, sử dụng nhiên liệu hóa học. thạch, sự nóng lên toàn cầu, chất thải phóng xạ, đô thị hóa, chất thải động vật, rò rỉ lưu trữ dưới lòng đất.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone