Thuyết trình thể chất 1 vấn đề Sức khỏe là gì ?

Ngày đăng: 01/05/2015, 09:16

BÀI THUYẾT TRÌNH THỂ DỤC 2 Đề bài: Sức khỏe là gì ? I. Định nghĩa sức khỏe là gì ? Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health Organization): “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế” Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất là như thế nào? Hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tình dục,… tất cả các hoạt động sống trên đều ở trạng thái tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi. Hoàn toàn thoải mái về mặt tâm thần là như thế nào? Bình an trong tâm hồn. Biết cách chấp nhận và đương đầu với các căng thẳng trong cuộc sống. Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội là như thế nào? Nghề nghiệp với thu nhập đủ sống. An sinh xã hội được đảm bảo. Không có bệnh tật hay tàn phế là như thế nào? Là không có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần, bệnh liên quan đến xã hội và sự an toàn về mặt xã hội. Theo định nghĩa trên, mỗi người chúng ta cần chủ động để có một sức khoẻ tốt. Cần chủ động trang bị cho mình kiến thức về phòng bệnh và rèn luyện sức khoẻ. Thực hành dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, an toàn lao động và khám bệnh định kỳ để chủ động trong việc phòng và chữa bệnh. Để có sức khoẻ tốt với sự nỗ lực của mỗi cá nhân là chưa đủ mà cần có sự đóng góp của cả cộng đồng, của toàn xã hội trong các vấn đề an sinh, việc làm và giáo dục hay cụ thể hơn như các vấn đề về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm… 1. Sức khỏe tinh thần Là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt Giao tiếp xã hội, Tình cảm và Tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở Cảm giác dễ chịu, Cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh. Sức khoẻ tinh thần là sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Cơ sở của sức mạnh tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm. Sức khỏe tinh thần liên kết với cảm giác cân bằng. Không có trạng thái này, tâm không thể nào khỏe mạnh. Thế nên, nguyên tắc của sự cân bằng cũng chính là nguyên tắc của sức khỏe tinh thần vậy. Nguyên tắc đầu tiên của sức khỏe tinh thần là tự biết mình. Một người không thể tự biết điểm mạnh, điểm yếu của mình sẽ không thể có được một tinh thần khỏe mạnh. Chúng ta không biết được sức mạnh của chúng ta bởi chúng ta còn yếu kém và có cảm giác đang bị đau khổ. Chúng ta dễ dàng bị kích động khi ai đó đối xử tệ bạc với mình là do chúng ta không biết những yếu kém của chính bản thân. Trong những trường hợp như thế, chúng ta thường lờ đi việc xem xét bản thân mà chỉ cố gắng tìm cách phê phán người khác. Nguyên tắc thứ hai của sức khỏe tinh thần là sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm đối với những gì mình đã tạo ra. Chúng ta không sẵn sàng để hình dung hậu quả mà chúng ta gây tạo, và đó là lý do tại sao tâm chúng ta không được an lạc. Thật không lành mạnh khi tránh né trách nhiệm do những gì mà mình gây tạo. Điều đó có thể dẫn đến những bệnh hoạn về mặt tinh thần. Những người như thế cần khuyến khích để chấp nhận điều sai trái của bản thân. Một cái tâm yếu kém sẽ không có được tính can đảm này. Mọi người nên nhận lấy trách nhiệm đối với kết quả thiện cũng như bất thiện mà mình gây tạo. Chỉ với những người yếu kém mới tìm kiếm lỗi lầm ở người khác và mong muốn cứu lấy thân phận của riêng họ. Nói chung, chúng ta đều mong muốn được ca ngợi mà không sẵn sàng nhận lấy những lời trách cứ. Nguyên tắc thứ ba của sức khỏe tinh thần là Niềm tin vào chân lý. Chân lý là sự trải nghiệm của quy luật bao trùm khắp vũ trụ. Chết là một quy luật của vũ trụ, không có trường hợp ngoại lệ. Tất cả các đấng tiên tri và các vĩ nhân trên thế giới đều phải đối diện với cái chết. Không ai là bất tử. Mỗi người khi đã được sinh ra đều phải chết vào một ngày nào đó. Chết, vì thế, là một chân lý. Cũng thế, nghiệp và thời gian cũng đều là chân lý. Người nào chấp nhận sự vận hành quy luật tự nhiên của vũ trụ là người có đầy đủ sức khỏe tinh thần. Nguyên tắc thứ tư của sức khỏe tinh thần là Khoan dung. Những người không khoan dung sẽ luôn luôn đau khổ. Hơn nữa, hành vi của những người không khoan dung vốn luôn thay đổi (không thể đoán định được). Nếu như một người không khoan dung đang ngồi thiền và cái quạt bỗng dưng ngừng chạy, tâm anh ta sẽ trở nên bực bội, và việc thiền định của anh ta bị phá vỡ. Những người làm chủ được khoan dung thường không quan tâm đến việc được và mất. Tài sản và giàu có vốn không lâu bền. Nóng và lạnh, hạnh phúc và khổ đau, thuận tiện và bất tiện đều không ảnh hưởng đến họ; không những thế, họ còn có thể tác động đến những người vốn không có được sức mạnh cần thiết để đối mặt với những khổ đau. Những người được sinh ra và được nuôi nấng trong điều kiện hoàn toàn khó khăn, thiếu thốn thường dễ dàng phát triển tinh thần khoan dung độ lượng. Nguyên tắc thứ năm của sức khỏe tinh thần là chúng ta nên hiện diện như chính chúng ta đang là. Chúng ta không nên sắp đặt cho những hiện diện đó. Nhìn chung, ai cũng luôn tỏ ra mình là người có trình độ, địa vị xã hội cao, và khi mọi người nhìn vào họ trong những màu sắc thực sự của họ, họ như bị đặt trong tình thế khó xử. Tính hay giấu diếm này đã tạo ra những cảm giác bệnh hoạn. Những người nào sắp đặt cho những hiện diện này không chỉ dối trá người khác, mà họ còn tự dối trá chính bản thân họ. Họ tạo ra những khó khăn trở ngại cho tất cả. Chúng ta thường cố gắng tạo ra những ấn tượng sai lầm trong suy nghĩ của người khác nhằm che giấu bản chất thật của mình. Bạn không thể nào che giấu thực tế này mãi được. Chỉ những người có tâm yếu kém mới cố gắng che giấu thực tế. Ngược lại, những ai có tâm hồn mạnh mẽ và tráng kiện, người đó sẽ luôn luôn hiện diện như chính sự thật mà họ đang là. 2. Sức khỏe thể chất Được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là người khoẻ mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là Sức lực, sự Nhanh nhẹn, sự Dẻo dai, khả năng Chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng Chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của Môi trường. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất là: – Sức lực: Khả năng hoạt động của cơ bắp mạnh, có sức đẩy, sức kéo, sức nâng cao…do đó làm công việc chân tay một cách thoải mái như mang vác, điều khiển máy móc, sử dụng công cụ… – Sự nhanh nhẹn: Khả năng phản ứng của chân tay nhanh nhạy, đi lại, chạy nhảy, làm các thao tác kỹ thuật một cách nhẹ nhàng, thoải mái. – Sự dẻo dai: Làm việc hoặc hoạt động chân tay tương đối lâu và liên tục mà không cảm thấy mệt mỏi. – Khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh: ít ốm đau hoặc nếu có bệnh cũng nhanh khỏi và chóng hồi phục. – Khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường: Chịu nóng, lạnh, hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Cơ sở của các điểm vừa nêu chính là trạng thái thăng bằng của mỗi hệ thống và sự thăng bằng của 4 hệ thống: Tiếp xúc, vận động, nội tạng và điều khiển của cơ thể. 3. Sức khỏe xã hội Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên: Gia đình, Nhà trường, Bạn bè, Xóm làng, Nơi công cộng, Cơ quan Nó thể hiện ở sự được tán thành và chấp nhận của xã hội. Càng hoà nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại. Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa Cá nhân, Gia đình và Xã hội. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe không phải là khám phá mới lạ mà đã đựơc biết tới từ thuở xa xưa. Ðầu thế kỷ thứ 19, các nhà dịch tễ học đã biết được rằng rất nhiều khó khăn cho sức khỏe đều do những khiếm khuyết xã hội mà ra. Khi các khiếm khuyết này được điều chỉnh thì sức khỏe tốt hơn. Một bằng chứng là, trước khi khám phá ra thuốc trị bệnh lao, tử vong vì lao phổi giảm rất nhiều nhờ các cải thiện về điều kiện sinh sống, dinh dưỡng. Mới đây, kết quả nhiều quan sát, nghiên cứu đã xác nhận các ảnh hưởng này là có thật và rất quan trọng. Vậy thì các yếu tố đó là gì ? Đó là tất cả các hoàn cảnh không thuận lợi trong đó con người sinh sống và làm việc. Kể ra thì rất nhiều mà các yếu tố chính là: sự bất ổn về kinh tế, xã hội, chiến tranh; các điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển của trẻ em; sự không an toàn việc làm cho công nhân; môi trường sinh sống ô nhiễm; không đồng đều trong việc tiếp nhận chăm sóc y tế; kém phương thức phòng ngừa bệnh truyền nhiễm; quá nhiều tệ đoan xã hội đưa tới sinh hoạt tình dục bừa bãi, lạm dụng hóa chất có hại, cờ bạc; thực phẩm xấu, dinh dưỡng không đúng cách; kỳ thị chủng tộc, giới tính, tuổi tác Cá nhân con người không giải quyết hết đựơc các yếu tố này mà đây phải là công việc của tập thể, trên mức độ cộng đồng, quốc gia. Hiến chương năm 1948 của Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng đã nhấn mạnh ở lãnh vực này và đã hết sức tiếp tay với các quốc gia hội viên. Một Ủy Ban Quốc Tế về Các Vấn Đề Xã Hội đã đựơc thành lập nhắm vào việc giải quyết các khó khăn này. Vì sự chăm sóc y tế chu đáo có thể kéo dài sự sống trong một số bệnh tật nhưng hoàn cảnh kinh tế xã hội bất ổn lại tạo ra nhiều khó khăn sức khỏe hơn. Xin cùng tìm hiểu về một số vấn đề này, qua các tài liệu của Tổ Chức Y Tế Thế giới. Ðể gọi là góp ý với giới hữu trách lo việc chăm sóc sức khỏe cho người Việt mình, tại nước ngoài cũng như trong nước. Vì dường như đất nước mình cũng đang có nhiều yếu tố xã hội gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người dân. 3.1 Giai tầng xã hội. Càng nghèo khó, thấp vế trong nấc thang xã hội thì bệnh hoạn càng tăng, càng lâu bình phục và tỷ lệ tử vong cũng cao. Kém kinh tế đã được nêu ra là nguyên nhân của căng thẳng tâm thần, bệnh tim, loét bao tử, tiểu đường loại 2, viêm xương khớp, vài loại ung thư và sớm lão hóa. Kém kinh tế còn khiến người bệnh không được hưởng chăm sóc y tế như những người giầu có. Nhà ổ chuột kém vệ sinh, lương thực không đầy đủ, ít giáo dục thuở nhỏ, gò bó chịu đựng trong những việc làm vừa không an toàn vừa bất trắc, thiếu khả năng nuôi dậy con cái Tất cả đưa tới căng thẳng tâm thần, xáo trộn gia đình, bệnh hoạn từ khi còn trẻ tới tuổi già. Ðể giảm thiểu các yếu tố này, chính sách y tế phải nâng cao giáo dục thiếu niên, ồn định việc làm cho dân chúng, giảm cách biệt giầu nghèo cũng như san bằng bất công trong việc chăm sóc sức khỏe toàn dân. 3.2 Căng thẳng. Các hoàn cảnh tâm lý xã hội xấu có thể tạo ra các căng thẳng triền miên cho con người. Họ sẽ trở nên luôn luôn lo sợ , không đối phó được. Chẳng hạn một việc làm không bảo đảm, một đời sống bấp bệnh, một lo sợ chiến tranh bất ổn xã hội, những thiếu thốn kém dinh dưỡng Mà triền miên stress là rủi ro đưa tới bệnh tim mạch, tai biến não, suy giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng trầm cảm, nhiễm trùng, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, mệnh yểu Thường thường khi nói tới căng thẳng tâm thần là ta nghĩ tới dùng thuốc an thần, giảm buồn để chữa trị. Nhưng đó chỉ là “ đau dâu chữa đấy”. Chính quyền phải có chương trình ngăn chặn sự xuất hiện các căng thẳng này cho dân chúng. Bằng hỗ trợ các gia đình có con vị thành niên, khích lệ các sinh hoạt cộng đồng, loại trừ cô lập xã hội, giảm thiều bất công vật chất tinh thần cũng như tăng cường giáo dục, khả năng phục hồi, thích nghi với hoàn cảnh xấu 3.3 Chăm sóc thuở ban đầu. Ðầy đủ dinh dưỡng và an toàn của thai nhi cũng như của đứa bé sau khi sanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sức khỏe trong suốt đời người. Khi mà mẹ ghiền rượu thuốc thì thai nhi bị nhiều khuyết tật. Sanh ra mà cha mẹ nghèo túng không đủ tiền nuôi nấng dậy dỗ con cái thì con hay bệnh hoạn, chậm phát triển cả trí tuệ lẫn thể chất. Và tới tuổi cuối đời thì cũng chịu nhiều ảnh hưởng xấu. Do đó, chính quyền cần có các chương trình bảo trợ mẫu nhi, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và con; hướng dẫn quần chúng về giữ gìn sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật; mở rộng giáo dục học đường để mọi trẻ em có cơ hội học tập, mở mang kiến thức. 3.4 Ðặc quyền xã hội. Ðời sống sẽ rút ngắn khi mà phẩm chất của cuộc sống giảm. Sự nghèo khó, kỳ thị và đặc quyền xã hội có ảnh hưởng lớn tới tình trạng sức khỏe và đưa tới tử vong non. Nghèo khó vẫn tồn tại ở các quốc gia giầu có, phát triển. Người vô gia cư sống lang thang trên hè phố, dân thất nghiệp, nhóm thiểu số, dân tỵ nạn, người tàn tật, thất nghiệp đều dễ dàng bị suy yếu, bệnh tật. Ngay tại các quốc gia giầu có nhất, người giầu hơn sẽ sống lâu hơn và có ít bệnh tật hơn là người nghèo. Sự khác biệt này là một bất công xã hội quan trọng và phản ảnh một số trong nhiều ảnh hưởng quan trọng nhất trên sức khỏe tại các quốc gia tiến bộ. Lối sống, điều kiện nơi ở, và nơi làm việc có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tuổi thọ. Một chính sách công bằng xã hội về lương bổng, sự dễ dàng có việc làm, giảm nghèo khó, giảm bất công xã hội, phổ biến y khoa phòng ngừa, nâng cao giáo dục quần chúng đều giúp con người có sức khỏe tốt hơn. 3.5 Việc làm. Các căng thẳng, khó khăn trong việc làm đều là rủi ro của gia tăng bệnh tật. Thoải mái trong việc làm giúp công nhân có sức khỏe tốt hơn. Căng thẳng có thể là do làm việc quá sức, làm nhiều giờ, công việc không thích hợp với khả năng, không được góp ý kiến vào thiết lập kế hoạch việc làm, môi trường làm việc có nhiều nguy hiểm, không được hướng dẫn về việc làm, không được đối xử xứng đáng với chức vụ Chủ nhân có bổn phận cung cấp cho công nhân việc làm và nơi làm việc an toàn; công nhân cần được góp ý vào bản chất của công việc; chế độ thăng thưởng phải công minh, quản trị hữu hiệu; nơi làm việc có dịch vụ y tế tối thiểu để chăm sóc sức khỏe nhân viên, có tư vấn xã hội để giúp nhân viên giải quyết vấn đề liên quan tới việc làm và gia đình; thời khóa biểu làm việc thích hợp với khả năng và sức khỏe công nhân Nếu công việc an toàn thì không những sức khỏe công nhân được bảo vệ mà năng xuất sản xuất cũng gia tăng, mang lại nhiều lợi nhuận cho chủ nhân. 3.6 Tình trạng thất nghiệp Sự lo sợ sẽ bị mất việc làm và sống trong tình trạng thất nghiệp gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe không những của công nhân mà cả gia đình họ nữa. Thất nghiệp đưa tới khủng hoảng tài chính, nợ nần, đời sống vật chất suy giảm, thiếu dinh dưỡng, suy nhược dễ bị bệnh tâm thần cũng như thể chất. Chính quyền cần có các chính sách ngăn ngừa thất nghiệp, giảm thiểu khó khăn của công nhân khi mất việc bằng trợ cấp xã hội và tạo công ăn việc làm cho nhân dân. 3.7 Tương quan hỗ trợ xã hội Con người không những không thể sống lẻ loi trong cộng đồng mà còn cần sự hỗ trợ của cộng đồng này. Sự cô lập với xã hội đưa tới trầm cảm, buồn phiền, bệnh hoạn kinh niên, sớm tử vong. Nghiên cứu dịch tễ cho hay, quan hệ bạn bè tốt, sự hỗ trợ xã hội thắm thiết đều nâng cao sức khỏe tại nhà, nơi làm việc cũng như trong cộng đồng. 3.8 Ghiền rượu thuốc. Lạm dụng rượu, thuốc lá, thuốc cấm nâng cao tỷ lệ tử vong vì bệnh tật, tai nạn. Dùng thuốc rượu có thể tạm thời giải tỏa khó khăn về tinh thần, kinh tế nhưng trong trường kỳ, vấn đề lại trầm trọng hơn. Rượu đưa tới ung thư gan; thuốc là gây ung thư phổi; thuốc cấm tạo bệnh tâm thần. Ngoài ra ảnh hưởng xấu của rượu thuốc cũng đưa tới xáo trộn gia đình, tội phạm xã hội. 3.9 Thực phẩm Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố căn bản cho một sức khỏe tốt. Thiếu thực phẩm các loại đưa tới suy dinh dưỡng và một số bệnh tật. Mà ăn uống quá độ lại đưa tới nhiều bệnh về tim mạch, tiểu đường, ung thư, mập phì, sâu răng. Thực phẩm có nhiều chất béo, đường tinh chế gây ra mập phì nhiều hơn, nhất là ở lớp người kém lợi tức. Lý do là dân nghèo tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến hơn là thực phẩm tươi. Nhà hữu trách cũng như xản xuất thực phẩm cần lưu ý cung cấp thực phẩm tươi nhiều chất dinh dưỡng cho mọi từng lớp dân chúng không phân biệt giầu nghèo; cung cấp các thông tin về thực phẩm, cách thức nấu nướng, chế độ dinh dưỡng đúng đắn cho mọi người; hỗ trợ sự nuôi trồng sản xuất để bảo vệ giá trị tự nhiên của thực phẩm II. Các yếu tố quyết định sức khỏe Nhìn chung, ngữ cảnh mà theo đó nhiều cá nhân xem trọng tình trạng sức khỏe và chất lượng của sống của họ. Người ta ngày càng nhận ra rằng sức khỏe được duy trì và cải thiện không chỉ qua những thành tựu và ứng dụng của khoa học y tế, mà còn qua những cố gắng và những lựa chọn cách sống thông thái của một cá nhân hay xã hội. Theo WHO, các yếu tố chính quyết định đến sức khỏe như môi trường kinh tế và xã hội, môi trường vật lý, và đặc điểm và ứng xử của mỗi cá nhân. [7] Cụ thể hơn, các yếu tố chính đã được phát hiện là có ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm: • Thu nhập và địa vị xã hội • Mạng lưới hỗ trợ xã hội • Giáo dục và biết chữ • Tình trạng việc làm • Môi trường xã hội • Môi trường vật lý • Chăm sóc sức khỏe và kỹ năng ứng phó • Phát triển của trẻ tốt • Sinh học và di truyền • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe • Giới tính • Văn hóa • • III. Tập luyện thể dục thể thao • Các nhà kinh điển chủ nghĩ Mác cho rằng: con người phát triển toàn diện là con người được phát triển về trí lực, thể lực, đạo đức, thẩm mĩ và kỹ năng lao động. Con người với trí thức, sức khỏe và kĩ năng lao động là nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. • Như nhà danh y lớn của Việt Nam thế kỷ 18 – Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã viết rằng: “Thể chất và tinh thần luôn luôn khang kiện, mà tận hưởng hết tuổi thọ, ngoài trăm tuổi mới có thể chết”. Tư tưởng đó của ông thể hiện cách xem xét sức khoẻ của con người trong mối quan hệ hữu cơ giữa thể chất và tinh thần. Cơ thể khoẻ mạnh thì tinh thần mạnh mẽ. Cả thể chất và tinh thần khoẻ mạnh thì tuổi thọ của con người cũng sẽ dài lâu. • Y học ngày nay cũng khẳng định sức khoẻ của con người phải là sức khoẻ của cả thể xác và tinh thần. Chỉ khi nào cơ thể của con người lành mạnh, tâm hồn thoải mái thì khi đó con người mới có sức khoẻ. • Sức khoẻ không chỉ là không bệnh tật, mà còn là trạng thái thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội, Sức khoẻ là khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Khí huyết lưu thông giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, không có bệnh tật, không ốm đau; tinh thần đầy đủ sẽ giúp cho con người năng động, hăng hái, có ý chí, có nghị lực để hoàn thành tốt công việc. Người coi sức khoẻ của con người là sự thống nhất giữa thể chất và tinh thần. Thể chất lành mạnh thì tinh thần sung mãn; tinh thần hăng hái, năng động thể hiện thể chất tốt, lành mạnh. Cơ thể tốt, tinh thần tốt có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và thống nhất biện chứng với nhau. • Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khoẻ có vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi con người, của mỗi dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong việc xây dựng con người mới xã hội mới. Người nhận định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công”. Sức khoẻ của con người là nhân tố cơ bản góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp về thể lực trong cách mạng, đưa đến những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta. • Việc rèn luyện thân thể có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tích cực, lấy lại sự cân bằng âm dương của cơ thể con người. Nếu con người không vận động, không rèn luyện thì khả năng thích nghi kém, tuổi thọ không thể kéo dài. Vận động và rèn luyện là để ngày càng hoàn thiện về thể chất, nâng cao thể lực, tinh thần thoải mái, rèn luyện thân thể kết hợp với giữ gìn vệ sinh càng có tác dụng trong việc phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ con người. Khi cơ thể con người khoẻ mạnh thì sẽ vượt qua và đẩy lùi được bệnh tật, chống trả được vi trùng xâm nhập vào cơ thể; khi cơ thể lành mạnh, tinh thần sung mãn thì con người sẽ thích ứng được với những điều kiện thời tiết thay đổi. Cơ thể tốt, thần kinh tốt, tinh thần tốt thì tránh được mọi bệnh tật. • Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể con người, thể dục thể thao có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức khoẻ toàn diện cho con người. Sức khoẻ toàn diện là sự phát triển đầy đủ các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo léo. Những yếu tố này chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Khi con người có sức khoẻ toàn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Năng lực thể chất có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác và trong học tập. Có năng lực thể chất tốt sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành tốt được mọi công việc. Muốn có năng lực thể chất tốt đòi hỏi con người phải có lòng kiên trì, phải có quyết tâm cao trong việc rèn luyện thân thể. Bản thân Người, có những lúc bị yếu mệt, nhưng Người vẫn cố gắng dậy vận động thân thể, tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng, hoặc đi bộ, tập leo núi • Chính vì tập luyện thể dục thể thao có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ con người, nên tôi kêu gọi toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, HSSV trường Đại học Hà Tĩnh phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, để nâng cao sức khỏe phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy và học tập, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, đúng như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, người khoẻ mạnh thì mới đủ sức tham gia mọi công tác cách mạng. Người nói: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ”. Điều đó có ý nghĩa sâu sắc không chỉ về sức khoẻ của nhân dân, mà cả về vật chất và tinh thần của dân tộc. • • IV. Dinh dưỡng • Để có được một thể trạng tốt và một tinh thần minh mẫn, bạn cần phải duy trì “sức khỏe” cho não bằng những thực phẩm dinh dưỡng, cũng như cuộc sống điều độ mỗi ngày. • Ai cũng biết não là bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể, nếu não tốt thì con người mới sống tốt. Dưới đây là 10 khuyến cáo để để duy trì sức khoẻ cho não nhằm làm chậm quá trình lão hoá được rút ra rừ nghiên cứu mang tên Age Power do các nhà khoa học Anh thực hiện, đăng trên tạp chí y học IVillage. • Cân bằng insulin • Bạn hãy tạm quên các thực đơn giàu carbohydrate (bữa ăn giàu chất bột) mà chuyển sang thực đơn giàu protein tốt, có nguồn gốc từ cá thịt hữu cơ, đậu nành và các chất đạm phytonutrients từ thực vật có hàm lượng carbohydrate thấp như xúp lơ, bắp cải, rau xanh thẫm lá, hoa quả nhất là dưa hấu. • • Để có được một thể trạng tốt và một tinh thần minh mẫn, bạn cần phải duy trì “sức khoẻ” cho não bằng những thực phẩm dinh dưỡng • Duy trì cuộc sống hoạt động • Những người có cuộc sống hoạt động là những người không chỉ khoẻ mạnh về thể chất mà còn minh mẫn về tinh thần, nếu so với nhóm người sống tĩnh tại , ít vận động. Riêng đối với não, nếu duy trì cuộc sống hoạt động sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Duy trì các bài tập tăng cường sức khoẻ não như đọc sách báo, chơi cờ, sáng tác thơ ca , các hoạt động này sẽ giúp não tạo thêm nhiều tiếp hợp mới, hạn chế quá trình tổn thất tế bào và tạo thêm nhiều tế bào não mới. • Quản lý Stress • Quản ly stress tốt có tác dụng giúp não thực hành tốt các chức năng và hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy stress là kẻ thù số một của não, vì nó tác động trực tiếp đến cortisol và các hợp chất có liên quan đến stress, thủ phạm triệt tiêu tế bào não. Nên áp dụng kĩ thuật ngồi thiền, tập dưỡng sinh, nghỉ ngơi đầy đủ , duy trì cuộc sống tích cực, làm những điều tâm đắc, tránh xa cuộc sống vay mượn hoặc ỉ lại vào người khác. • Sử dụng liệu pháp khử độc cho cơ thể […]… trong những phương pháp khử độc tốt nhất cho cơ thể là dùng thực phẩm hữu cơ, tránh dùng thuốc dạng hóa chất và những hợp chất có thể làm tăng độc tố cho cơ thể, tăng tải trọng làm việc cho gan Ngoài việc khử độc, nên giữ gìn vệ sinh nơi ở cũng như nơi làm việc vì đây là môi trường rất dễ ô nhiễm, đầu độc não, gây bệnh Alzheimer và Parkinson, mà chuyên môn gọi là bệnh sa sút trí tuệ • Năm năm tiến hành… người ta có thể biết được lượng kim loại có trong não Ví dụ như cadmium, nhôm, chì đây là những hoá chất gây tổn thương mô não Nếu hàm lượng các chất này vượt qua mức cho phép thì nên áp dụng phương pháp khử độc • Hạn chế tối đa rượu bia • • • Dùng nhiều hay ít thì rượu bia đều gây hại cho các mô não Quan tâm đến sức khỏe của gan • Sức khỏe của gan có tốt thì mới đảm bảo việc khử độc cho cơ thể và cho… định kỳ cho gan bằng các chất có nguồn gốc thảo dược hoặc bổ sung phosphatidylchline (có trong các loại đậu thịt, lòng đỏ trứng ) • Hạn chế dùng cà phê • Để đảm bảo sức khoẻ cho não, nên hạn chế dùng các chất kích thích nhân tạo như cà phê hay các loại thuốc kích thích khác Giống như stress, các loại thuốc kích thích nhân tạo có thể gây tổn hại đến các mô não và nếu dài kỳ có thể gây huỷ hoại não nghiêm… chuyên môn và phải uống đúng đủ liều • Duy trì cuộc sống sáng tạo • Sống sáng tạo, tự lập và biết khai thác triệt để khả năng của bản thân là cách tốt nhất giúp tăng cường sức khoẻ cho não Phát huy khả năng tư duy, tạo thêm nhiều sản phẩm cũng là cách tốt nhất làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa và kéo dài tuổi thọ • • … gây huỷ hoại não nghiêm trọng • Không nên tự ý và lạm dụng thuốc chữa bệnh • Tất cả các loại thuốc chữa bệnh, kể cả thuốc do bác sĩ kê đơn, thuốc tự ý mua về sử dụng đều có các phản ứng phụ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cho gan và não, nhất là dùng dài kì Để hạn chế tác dụng phụ nên dùng càng ít thuốc càng tốt, chỉ nên dùng khi thật cần thiết và không tự ý mua thuốc về dùng hay chữa bệnh theo lời đồn đại . THỂ DỤC 2 Đề bài: Sức khỏe là gì ? I. Định nghĩa sức khỏe là gì ? Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health Organization): &quot ;Sức khoẻ là một trạng thái hoàn. có sức khỏe tốt hơn. 3.5 Việc làm. Các căng thẳng, khó khăn trong việc làm đều là rủi ro của gia tăng bệnh tật. Thoải mái trong việc làm giúp công nhân có sức khỏe tốt hơn. Căng thẳng có thể là. định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công”. Sức khoẻ của con người là nhân tố cơ bản góp phần làm nên sức mạnh tổng