Thuyết trình bài giảng hiệu quả
Khi quy mô lớp học tăng lên
và ngân sách đại học thắt chặt, thuyết trình bài giảng vẫn là một phương pháp
giảng dạy chủ đạo (Goffe & Kauper, 2014; Smith & Valentine, 2012). Do
đó, biết cách thuyết trình giảng bài tốt là một kỹ năng quan trọng mà các giảng
viên cần phải biết một cách thành thạo. Thuyết trình bài giảng hiệu quả được
thể hiện qua sự nhiệt tình và khả năng biểu cảm, trình bày rõ ràng và sự tương
tác của người giảng viên với người học (Murray trong Perry & Smart, 1997).
Hãy cùng xem xét sử dụng các thủ thuật dưới đây để giới thiệu cho sinh viên –
và kích thích sự nhiệt tình của các em về nội dung khóa học của bạn.
Chuẩn bị trước
- Ghé qua lớp học của bạn trước khóa học. Làm quen với cách bố trí bàn làm việc và phía trước lớp học. Quyết
định nơi bạn sẽ đứng và cách bạn sẽ di chuyển từ vị trí này đến vị trí
khác trong lớp học. Tìm hiểu xem lớp học có thiết bị nghe nhìn hay bạn sẽ
phải yêu cầu các thiết bị từ các dịch vụ nghe nhìn. Hãy chắc chắn rằng bạn
biết cách sử dụng thiết bị nghe nhìn. - Có kế
hoạch dự phòng. Nếu bạn có ý định sẽ sử dụng công nghệ, hãy chuẩn
bị sẵn một kế hoạch dự phòng trong trường hợp bạn gặp khó khăn về kỹ
thuật. Các vấn đề công nghệ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của bạn,
ngay cả khi chúng là những việc nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. - Lập kế
hoạch bài giảng và chuẩn bị trước các phương tiện trực quan của bạn. Phác thảo
cách bạn sẽ giới thiệu, giải thích và tóm tắt các ý chính trong bài. Chọn các
ví dụ và chuẩn bị cách bạn sẽ trình bày cho sinh viên thấy mối quan hệ
giữa các ý chính trong bài. - Chuẩn bị phần ghi chú nội dung nói. Chuẩn bị các ghi chú phù hợp với bạn (ví dụ: một
phác thảo chi tiết, danh mục các ý chính, định nghĩa một số khái niệm
chính, minh chứng, các vấn đề được giải quyết trong bài học, các ví dụ
minh họa, v.v.). Để thu hút sinh viên tốt hơn, tránh đọc từ kịch bản, màn
hình máy tính hoặc máy chiếu hắt. - Thêm vào lời nhắc trong ghi chú của bạn. Lời nhắc ở đây bao gồm các tín hiệu để nhắc nhở bản
thân mỉm cười, nhìn vào cả lớp, tạm dừng sau khi đặt câu hỏi, v.v. - Thực hành bài giảng của bạn. Thực hành
để đảm bảo rằng bạn có đủ tài liệu và các hoạt động diễn ra thích hợp
trong khoảng thời gian có sẵn. Tránh lỗi phổ biến khi đưa quá nhiều tài
liệu trong một bài giảng. - Mang theo một chai nước. Nước sẽ làm dịu cổ họng
khô hoặc đau. Nhấp
một ngụm nước cũng là một cách tốt để có thêm thời gian suy nghĩ trước khi
trả lời câu hỏi của sinh viên.
Lên cấu trúc bài giảng rõ
ràng, mạch lạc
- Hãy thể hiện cấu trúc bài giảng rõ ràng, minh bạch. Cho
sinh viên của bạn xem lại “bức tranh toàn cảnh” của bài giảng. Hãy đừng tự cho rằng sinh viên của bạn biết mục
đích sư phạm trong bài giảng của bạn. Thay vào đó, hãy giải thích cách thức
mà bài giảng liên quan đến tài liệu đã học trước đó và các chủ đề và mục
tiêu khóa học nói chung. Bắt đầu giờ học với một phần tổng quan ngắn về
các ý chính từ buổi học trước và kết thúc bằng việc đưa ra trước các chủ đề
cho buổi học tiếp theo (cùng với lời nhắc về các bài đọc hoặc bài tập nào
cần hoàn thành) - Chuyển ý trình bày giữa các chủ đề một cách rõ ràng với phần tóm lược
ý sơ bộ cho từng phần trình bày nhỏ. Liên hệ tài liệu hiện dùng với nội dung được học trước đó và các bài
giảng trong tương lai. Hãy trình bày rõ ràng việc kết nối một chủ đề này với
chủ đề tiếp theo, hoặc yêu cầu sinh viên giải thích về sự liên hệ đó. Bằng
cách liên kết tài liệu mới với nội dung đã học trước đó, bạn sẽ giúp sinh
viên hiểu và sắp xếp thông tin mới trong não bộ. - Chỉ đưa vào một vài điểm chính trong mỗi bài giảng. Lên kế hoạch đưa vào ba hoặc bốn điểm trong một
bài giảng 50 phút và bốn hoặc năm điểm trong một lớp học 75 phút. Chọn các
ý chính giới thiệu, bổ sung và/ hoặc làm rõ các bài đọc, bài tập và mục
tiêu khóa học. Tập trung vào việc trình bày các điểm trọng tâm hoặc các chủ
đề chung có gắn kết với càng nhiều chủ đề khác nhau càng tốt. - Tránh lặp
lại hoàn toàn các bài đọc có sẵn của khóa học. Phát triển thêm các bài đọc bằng
việc sử dụng các ví dụ mới và các bài tập mẫu hoặc đưa ra các vấn đề. Để
biết thêm thông tin về cách chọn và sắp xếp nội dung, hãy xem phần “Lựa chọn
và tổ chức nội dung giảng dạy” của CTE. - Hãy linh hoạt khi thực hiện theo ghi chú bài giảng của
bạn. Theo dõi mức độ quan tâm và mức độ hiểu của sinh
viên và sẵn sàng điều chỉnh bài giảng của bạn cho phù hợp. Ghi chú bài giảng
chỉ được sử dụng khi cần, còn bài giảng trên thực tế sẽ phát sinh từ sự
tương tác của bạn với các sinh viên, chứ không phải dựa theo các ghi chú
đã chuẩn bị sẵn đó.
Cố gắng thu hút sự tham gia
của toàn bộ lớp học
- Hãy nhận biết về sự thay đổi mức độ tham gia của
sinh viên. Trong một bài giảng ở trường
đại học, sinh viên không chú ý tham gia bài giảng khoảng 33% thời gian;
tuy nhiên, số lượng này thay đổi tùy theo một số yếu tố, bao gồm cả sự
tham gia vào bài học (Wammes, Boucher, Seli, Cheyne, & Smilek, 2016) - Hỏi trước, sau đó mới trình bày. Khuyến khích sinh viên tham gia bằng cách đặt câu hỏi
thay vì chỉ đưa cho họ thông tin. Chẳng hạn, thay vì trình bày cho sinh
viên những phát hiện từ một nghiên cứu, hãy yêu cầu các em dự đoán những
gì nghiên cứu tìm thấy dựa trên những gì các em biết. Tìm
hiểu thêm trong phần “Chiến
lược hỏi”. - Cho
phép nghỉ giải lao
trong các giờ học kéo dài.
Khuyến khích sinh viên
di chuyển, nói chuyện với nhau hoặc đơn giản
cho sinh viên thư giãn tại chỗ. Việc đưa ra giờ nghỉ giải lao cũng cho phép sinh viên bắt kịp
và thẩm thấu những gì đã được thảo luận trong bài
học. - Sử
dụng các câu hỏi để khuyến khích
sinh viên
suy nghĩ về việc liên hệ tài liệu giảng dạy với trải nghiệm cuộc sống của các em như thế nào. Liên hệ nội dung bài giảng với sở
thích, kiến thức, trải nghiệm
và nghề nghiệp tương lai của sinh viên
trong ngành học của các em. Việc tạo ra các tài liệu giảng dạy có tính liên hệ
thực tiễn đó sẽ giúp sinh viên lưu giữ, ghi nhớ thông tin. - Mời
sinh viên đặt câu hỏi và
sử dụng chính các câu hỏi đó
trong lớp. Mời sinh viên gửi
câu hỏi trực tiếp và/ hoặc trực tuyến thông qua hệ thống quản lý học tập.
Kết hợp các câu trả lời cho những câu hỏi của
sinh viên
vào chính bài giảng của bạn, hoặc giới thiệu một
hoạt động cho phép sinh viên tự khám phá câu trả lời. - Yêu
cầu sinh viên phản hồi. Tạo cơ hội cho sinh viên chia sẻ phản
hồi, dưới dạng viết và ẩn danh. Một phương pháp không cần sử dụng nhiều công nghệ mà vẫn hiệu quả đó là cho phát ra các thẻ ghi chú mà sinh viên có thể sử dụng để
ghi lại câu hỏi hoặc nhận xét, và
sau đó thu lại các tấm thẻ đó. Các phương
pháp đòi hỏi sử dụng công nghệ cao
hơn nhằm khuyến khích sự phản hồi của người học đó là sử dụng các công cụ khảo sát trực tuyến. - Xem xét việc
đăng một phần các ghi chú hoặc các slides bài giảng trực tuyến trước hoặc
ngay sau buổi học. Bạn
cũng có thể xem xét tạo trực
tuyến các video hoặc thu âm bài giảng của
bạn. Các video bài giảng có thể được chú thích bằng các công cụ trực tuyến
miễn phí như trình tạo phụ đề tự động của YouTube hoặc yêu cầu trợ giúp với
chú thích từ Dịch vụ Access Ability. Phụ đề cho các video sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận bài giảng đối với sinh viên có ngôn ngữ mẹ đẻ
không phải là tiếng Anh. - Khuyến
khích sinh viên
ghi chép. Để giúp sinh viên ghi chép
tốt, hãy đưa ra cấu trúc rõ ràng cho bài giảng
và trình bày với tốc độ cho
phép các em kịp ghi chép trong quá trình nghe giảng. Thay vì viết
các ghi chú mở rộng khiến sinh
viên phải sao chép từng chữ, hãy viết các thuật ngữ chính trên bảng hoặc
slide để tạo điều kiện cho sinh viên tự xử lý thông tin hoặc cung cấp khung ghi chú cho khóa học cho sinh viên chú thích. Trong quá trình giảng, giảng viên nên thỉnh thoảng dừng
lại
để sinh viên có thể hỏi hoặc yêu cầu
làm rõ nội dung bài giảng. - Sử dụng các nguyên tắc giáo dục hòa nhập. Hãy cận trọng với những thành
kiến và khuôn mẫu tiềm ẩn
được truyền đạt trong các hình ảnh, cụm từ, đại từ, ví dụ, hình ảnh, v.v.
mà bạn sử dụng trong lớp. Thực hiện theo sáu nguyên tắc giáo dục hòa nhập (principles of inclusivity). - Chuẩn bị
các tài liệu giảng dạy có thể truy cập được. Tham khảo tài liệu “People Helping People: The Essence of
Accommodation” (Người giúp người: Bản chất của nơi ở)
Sử dụng các chiến lược
trình bày hiệu quả
- Duy trì giao tiếp bằng mắt thường xuyên với cả lớp. Bằng cách đó, bạn tạo kết nối với sinh viên, có thể
đánh giá sự ghi chép bài giảng của các em và giúp làm giảm tiếng ồn trong
lớp. - Tránh quay lưng lại với sinh viên khi bạn nói. Nó giúp cho nhiều sinh viên có thể nhìn thấy mặt và
miệng của bạn trong khi bạn nói - Sử dụng mic nói trong lớp học đông. Việc khuếch đại giọng nói của bạn sẽ giúp tất cả các
sinh viên – không chỉ những sinh viên có vấn đề về khả năng nghe – và cũng
sẽ giảm bớt căng thẳng cho thanh quản của bạn. - Nói rõ ràng, nhưng sử dụng giọng điệu đàm thoại. Hãy nghĩ về bài giảng như một cơ hội để nói chuyện
với các sinh viên, chứ không phải chỉ là nói cho các em nghe. - Truyền đạt sự nhiệt tình, tâm huyết của bạn đối với
các tài liệu giảng dạy và với sinh viên. Thay đổi tốc độ và cao độ giọng nói của bạn, cũng như biểu cảm trên
khuôn mặt của bạn. Mỉm cười thường xuyên. Cân nhắc sử dụng sự hài hước khi
thích hợp - Hỏi sinh viên định kỳ xem các em có thể nghe và nhìn
thấy mọi thứ trong quá trình nghe giảng hay không. Thay đổi âm lượng và hỗ trợ trực quan của bạn khi cần
thiết. - Nếu có thể, hãy di chuyển quanh phòng và sử dụng các
cử chỉ một cách tự nhiên. Sự di chuyển
này đặc biệt quan trọng để khuyến khích sinh viên tham gia bài học trong
các lớp học đông. Thay đổi giúp sinh viên chú ý vào bài học, nhưng hãy nhớ
di chuyển có mục đích để tránh làm cho sinh viên bị sao lãng. - Tương tác với sinh viên để tạo mối quan hệ tích cực
với các em. Đến lớp sớm để bạn có thể
chào đón sinh viên đến với buổi học. Hãy xưng hô bằng việc gọi tên sinh
viên càng nhiều càng tốt, và lên kế hoạch ở lại sau giờ học để trò chuyện
với sinh viên và trả lời câu hỏi của các em.
Sử dụng các giáo cụ trực
quan hiệu quả
- Sử dụng các giáo cụ trực quan để kích thích và tập
trung sự chú ý của sinh viên. Các công
cụ đa phương tiện sử dụng âm thanh, màu sắc và / hoặc hình ảnh động có thể
giúp thu hút và duy trì sự chú ý của sinh viên, đặc biệt là trong các lớp
học đông, nơi giảng viên thiếu quan tâm đến từng sinh viên sẽ khiến các em
ít tham gia hơn vào bài học. Các giáo cụ trực quan nên được sử dụng để hỗ
trợ, chứ không phải được sử dụng như trọng tâm của bài giảng của bạn. Các
công cụ này cũng không nên thay thế cho sự tương tác cá nhân của bạn với sinh
viên. - Tránh viết tất cả những gì bạn nói trên slide bài giảng. Xem xét việc cung cấp một phần slide bài giảng hoặc
khung nội dung bài giảng và để chỗ cho sinh viên viết ra các ví dụ và các
ghi chú khác. - Thực hiện theo các hướng dẫn về thiết kế slide chuẩn. Nếu bạn đang sử dụng máy chiếu hắt hoặc PowerPoint,
hãy lên kế hoạch chuẩn bị 12 đến 20 trang trình chiếu cho một bài giảng 50
phút. Cẩn thận với việc điều chỉnh tốc độ chạy các slide và/ hoặc làm quá
tải sinh viên với nội dung bài giảng- đây là các vấn đề phổ biến, thường gặp
với các loại phương tiện này. Tham khảo mục “Thiết kế công cụ trực quan”. - Đưa ra
thông tin hình ảnh dần dần chứ không phải tất cả cùng một lúc.
Điều này giúp cho sinh viên tập trung vào phần trình bày miệng của bạn về từng
ý trong bài giảng, thay vì vội
vàng sao chép tài liệu. - Xem xét
việc tạo các công cụ trực
quan trong suốt quá trình giảng.
Giải quyết các vấn đề, hiển thị các quy trình hoặc xây dựng mô hình ngay tức thì thường sẽ hiệu quả và giúp sinh viên hiểu rõ vấn đề hơn
so với việc nhìn vào một sản phẩm đã hoàn thành. Bạn cũng có thể minh họa bài giảng bằng cách tạo hình
ảnh để phản ánh kết quả của các bài tập tương tác, từ đó xác nhận kiến thức thu được của sinh
viên. Trình bày bằng hình thức viết ra cũng
giúp bạn điều chỉnh tốc độ bài giảng một
cách hợp lý. - Viết ra các từ khóa và tên các khái niệm. Nhiều sinh viên cố gắng chép tất cả những gì các em
nhìn thấy. Nếu thông tin nào không cần phải chép, hãy nhắc sinh viên hoặc
xem xét liệu nó có đủ quan trọng để đưa ngay từ đầu hay không. Xem xét việc
cung cấp các tài liệu kèm theo, phác thảo về bài giảng để sinh viên có thể
chú thích. - Nếu bạn trình
chiếu video trong giờ học, hãy đảm bảo hiển thị thêm các chú thích/ phụ đề. Làm như
vậy sẽ giúp tất cả sinh viên có thể tiếp cận tốt hơn. - Khi sử dụng máy chiếu, hãy điều chỉnh, làm mờ đèn
chiếu sáng cho phù hợp. Nếu đèn không đủ
mờ, sẽ không nhìn rõ hình ảnh được chiếu. Nhưng nếu bạn bình luận bằng lời
nói về những hình ảnh được trình chiếu, hãy đảm bảo rằng những sinh viên
có vấn đề về thính giác vẫn có thể nhìn thấy khuôn mặt và miệng của bạn.
Tài liệu tham khảo
Goffe, W. L., & Kauper, D., (2014). A
survey of principles instructors: Why lecture prevails. Journal of
Economic Education, 45(4), 360-375.
Perry, R.P., & Smart, J.C. (Eds).
(1997). Effective teaching in higher education. New York:
Agathon Press.
Smith, D. J. and Valentine, T. (2012). The use
and perceived effectiveness of instructional practices in two-year technical
colleges. Journal on Excellence in College Teaching, 23(1),
133-161.
Wammes, J. D., Boucher, P. O., Seli, P., Cheyne,
J. A., &Smilek, D. (2016). Mind wandering during lectures I: Changes in
rates across an entire semester. Scholarship of Teaching and Learning
in Psychology, 2(1), 13-32.
Nguồn tham khảo
Các thủ thuật giảng dạy-
Trung tâm hỗ trợ giảng dạy CTE
- Thiết kế giáo cụ trực quan và sử dụng giáo cụ trực
quan - 9 cách khác ngoài thuyết trình bài giảng
- Các hoạt động học tập chủ động
- Xây dựng cộng đồng học tập trong lớp học đông
Các nguồn khác
- Bligh,
D. (2000). What’s the use of lectures? San Francisco:
Jossey-Bass. - Brown,
S. & Race, P. (2002). Lecturing: A practical guide.
London: Kogan Page. - Tonnu,
Tracy. (October 2016). These awesome charts are here to help with
design accessibility. Visual
News.
Quyền sở hữu tài sản sáng tạo chung cho phép người khác có thể sử dụng kết hợp, thay đổi các thông tin, tài liệu của chúng tôi với mục đích phi thương mại, miễn là họ có trích dẫn và nói rõ có thay đổi nguồn tài liệu hay không. Sử dụng trích dẫn như sau: Lecturing Effectively. Centre for Teaching Excellence, University of Waterloo. (Tài liệu Thuyết trình bài giảng hiệu quả. Trung tâm hỗ trợ giảng dạy. Đại học Waterloo.)
Share this:
Like this:
Like
Loading…