Thủy đậu dễ lây nhất khi nào và cách chăm sóc để không bị bội nhiễm?

Bệnh thủy đậu: Triệu chứng, biến chứng, cách điều trị và một số lưu ýBệnh thủy đậu: Triệu chứng, biến chứng, cách điều trị và một số lưu ý

SKĐS – Thủy đậu (trái rạ) là một bệnh rất dễ lây lan do virus Varicella – Zoster gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân và hè, xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em dễ mắc bệnh nhất.

Bệnh dễ lây nhiễm từ người sang người thông qua rất nhiều con đường với tốc độ nhanh chóng nên rất dễ bùng phát thành dịch. Đối với trẻ em nếu bệnh không được chữa trị kịp, giữ gìn thì rất dễ bị bội nhiễm.

1. Các giai đoạn phát triển bệnh

Bệnh thủy đậu dễ lây nhiễm qua nhiều con đường. Người ta phân ra làm 3 giai đoạn phát triển của thủy đậu:

  • Giai đoạn 1: Người bệnh sẽ có những biểu hiện như: sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, viêm họng. Khoảng 10 – 15 ngày sau, người bệnh sẽ xuất hiện các hạch nổi lên phía sau tai kèm sốt rất cao.
  • Giai đoạn 2: Xuất hiện những nốt hồng ban, khoảng 1-2 ngày thì chuyển thành các nốt đậu, có bọng nước. Các mụn nước sẽ lan rất nhanh trên khắp cơ thể, mụn nước trong, rất rát, khi vỡ nước có màu đục và đóng vảy. Đây cũng là giai đoạn người bệnh dễ mắc các biến chứng nguy hiểm nếu cơ thể không có sức đề kháng tốt và điều trị đúng cách.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, các vết mụn nước bị vỡ sẽ đóng vảy. Nếu người bệnh không có biến chứng thì cơ thể sẽ hồi phục rất nhanh. Những vết mụn nước sẽ kết vảy và nhanh chóng bong ra tạo thành sẹo.

Bệnh thủy đậu lây do tiếp xúc thông thường nên rất dễ lây lan rộng. Ảnh minh họa

Bệnh thủy đậu lây do tiếp xúc thông thường nên rất dễ lây lan rộng. Ảnh minh họa

2. Thủy đậu dễ lây nhất khi nào?

Bệnh thủy đậu lây do tiếp xúc thông thường nên rất dễ lây lan rộng. Ở giai đoạn bọng nước vỡ chứa nhiều virus thủy đậu, lúc này sẽ dễ dàng lây cho vùng da khác, vì vậy bạn không nên đụng chạm vào các mụn nước đó.

Vì bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp. Nên khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi, các giọt nước bọt rất dễ bắn vào không khí, người lành hít hoặc tiếp xúc phải sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Trong quá trình chăm sóc người bệnh, bạn nên đeo khẩu trang y tế và để người bệnh sinh hoạt trong điều kiện cách ly cho đến khi khỏi bệnh.

Bệnh thủy đậu lây lan ngay cả khi các nốt mụn đóng vảy. Nhiều người chủ quan thấy mụn nước đóng vày thì không kiêng khem vì nghĩ khó lây lan. Nhưng chính sự chủ quan này, các virus từ các mụn ban vẫn chưa chết hoàn toàn, khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng của cơ thể kém sẽ phát triển thành bệnh, lây khắp cơ thể.

Trẻ nhỏ do sức đề kháng kém, lại hiếu động, tiếp xúc mà không kiêng… nên là nguyên nhân lây truyền thủy đậu nhiều nhất.

3. Cách chăm sóc để không bị bội nhiễm

TS. Nguyễn Văn Lâm – Giám đốc Trung tâm các Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện nhi TW chia sẻ với bạn đọc về vấn đề này như sau:

Thông thường, các mụn thủy đậu mọc thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 2 – 3 ngày. Sau gần 1 tuần phát ban bỏng nước và có mủ, chúng sẽ tự khô rồi đóng vảy màu trắng hoặc nâu sẫm. Vảy tự bong trong một tuần tiếp theo, nhưng nhiều nguy cơ để lại vết thâm sẹo nếu bệnh nhân không chăm sóc và kiêng khem cẩn thận.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh các phương pháp và thuốc điều trị hiện tại chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tối đa biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh các phương pháp và thuốc điều trị hiện tại chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tối đa biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra.

Đặc biệt thủy đậu nếu không điều trị tích cực và kịp thời sẽ để xảy ra các biến chứng nguy hiểm và sẽ dễ bị viêm da bội nhiễm. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh các phương pháp và thuốc điều trị hiện tại chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tối đa biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra.

Khi mắc thủy đậu, để tránh bị lây lan cho mình và người chăm sóc, nhất là ở các cháu nhỏ rất dễ bị bội nhiễm, TS. Lâm khuyên bạn nên:

  • Bôi thuốc xanh methylen khi nốt thủy đậu vỡ
  • Dùng khăn ấm lau nhẹ nhàng tránh làm vỡ mụn nước .
  • Để các vảy tự rụng, không nên sờ hay đụng chạm đến chúng vì dễ gây ra nhiễm trùng hoặc hình thành các vết sẹo lõm, đặc biệt là vùng da mặt.
  • Với trẻ em, nếu trẻ bị sốt cao cần cho uống thuốc hạ nhiệt, uống thuốc chống co giật, chống ngứa da, kháng sinh thích hợp theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ.
  • Đảm bảo mặc đủ ấm, tránh gió
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Nên ăn các thức phẩm chế biến lỏng dễ tiêu như cháo, súp. Bổ sung các loại hoa quả, trái cây giàu vitamin C
  • Tiêm chủng đúng, đủ theo lịch là biện pháp hữu hiệu nhất.

Xem thêm video được quan tâm

Vaccine Pfizer và Moderna có thể gây những phản ứng phụ nào cho trẻ 5-11 Tuổi?