Thương nhân là gì? Đặc điểm thương nhân dưới góc nhìn pháp luật
Thương nhân là một thuật ngữ dễ bị đánh đồng với các thuật ngữ như doanh nghiệp, thương gia. Tuy nhiên, với cơ sở pháp lý, những khái niệm này hoàn toàn được phân biệt rõ ràng mặc dù cả ngoại diên hay nội hàm bên trong chúng có nét tương đồng. Để không bị nhầm lẫn, hãy cùng Bích Phượng làm sáng tỏ bản chất thương nhân là gì qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thương nhân là gì dưới góc nhìn pháp lý?
Khái niệm thương nhân đã được xác định rất rõ ràng trong luật Việt Nam. Cụ thể trong Luật Thương mại 2005 tại Điều 6, Khoản thứ nhất thuật ngữ này được trình bày như sau:
Thương nhân gồm các tổ chức kinh tế hợp pháp, các cá nhân đang hoạt động thường xuyên, độc lập và có đăng ký hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại.
Thương nhân là gì?
Ngoài ra, theo phạm vi pháp lý được xác định cho các phạm trù hay chủ thể thì Luật Thương mại vốn chứa rất nhiều điều luật dành cho thương gia. Do đó, đi tìm câu trả lời thương nhân là gì cũng được xác định chi tiết trong luật Thương mại.
2. Điều kiện được công nhận là thương nhân
Có hai điều kiện rõ ràng để một người trở thành thương nhân. Trong đó, thứ nhất là một cá nhân sẽ thực hiện hành vi thương mại, thứ hai là cá nhân có hành vi thương mại mang đặc điểm, tính chất nghề nghiệp thường xuyên.
Ngoài 2 điều kiện tiên quyết trên, người ta còn thừa nhận để bổ sung thêm vào luật Thương mại 2 điều kiện nữa đối với một thương nhân. Đó là việc thực hiện các hành vi thương mại dưới danh nghĩa cá nhân và thực hiện vì lợi ích cho chính bản thân, mang năng lực hành vi của hoạt động thương mại.
Điều kiện để trở thành thương nhân
Mỗi quốc gia sẽ xác định định nghĩa thương nhân là gì theo một cách khác, đồng thời kèm theo đó các điều kiện công nhận thương nhân cũng khác biệt. Với nước Pháp, thương nhân được định nghĩa là người có năng lực và thực hiện một cách độc lập hành vi thương mại với danh nghĩa là chính họ, thực hiện cũng vì lợi ích của họ. Các hoạt động này được coi là nghề nghiệp thường xuyên.
Có cùng quan điểm như nước Pháp nhưng tại nước Đức, thuật ngữ này lại được quy định đồng nhất với khái niệm thương gia và có nội dung phức tạp hơn rất nhiều. Cụ thể, xã hội nước này quy định rằng người thương gia sẽ được chia ra làm rất nhiều loại gồm có thương gia được công nhận qua thủ tục đăng ký, thương gia vốn dĩ được công nhận đương nhiên, thương gia được công nhận dưới quy định của pháp luật, thương gia nhỏ, thậm chí còn có cả nhóm thương nhân giả tạo nữa.
Pháp luật quy định trở thành thương nhân cần đáp ứng những điều kiện gì?
Đối với luật pháp Việt Nam, thương nhân chỉ đơn giản là những người thực hiện hành thương mại, đồng thời sử dụng chính nó để biến thành một nghề nghiệp của bản thân. Họ là các cá nhân, các tổ chức, thậm chí là các hộ gia đình, chỉ cần có thực hiện hành vi đăng ký kinh doanh và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại thường xuyên, độc lập. Đây chính là những điều kiện cơ bản để một người, một tổ chức tại Việt Nam được công nhận là thương nhân.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên thương mại
3. Xác định thuộc tính thương nhân cơ bản
Sau đây sẽ là nội dung xác định thuộc tính vốn có của mỗi một thương nhân. Nếu như không có những điều đó thì không thể công nhận một người, một tổ chức là thương nhân được.
Thứ nhất, một thương nhân cần phải đảm được hoạt động thương mại trong điều kiện hoàn toàn độc lập.
Thứ hai, thương nhân cũng sẽ phải tiến hành những hành vi đó thường xuyên, liên tục và coi đó là một nghề nghiệp.
Thứ ba, thương nhân có thể hoạt động thương mại độc lập nhưng không được phép tự do vì phải đăng ký kinh doanh. Nếu không đăng ký kinh doanh, không được cấp giấy phép hoạt động thì không phải là thương nhân.
Thuộc tính của thương nhân là gì?
Những nội dung này đều được tổng hợp trong hai Bộ luật Thương mại ban hành vào hai thời điểm – năm 1997 và 2005. Theo đó, định nghĩa cho thuật ngữ này được xác định dựa vào hai tiêu chí là chủ thể – khách thể.
Tùy theo cách chúng ta quan niệm việc hoạt động thương mại theo chiều hướng nội dung, giá trị ý nghĩa như thế nào để xác định mức độ rộng – hẹp của ngoại diện trong thuật ngữ này. Nếu căn cứ vào Luật ban hàng trong thời điểm 1997 thì khái niệm thương nhân dường như bị giới hạn rất nhiều, trong đó chỉ bao gồm các cá nhân, các tổ chức đã thực hiện các hành vi thương mại được xác định sẵn (14 hành vi) trong nội dung điều số 45. Trong khi đó, nếu căn cứ vào Luật Thương mại ban hành vào năm 2005 hoặc nội dung văn bản Pháp Lệnh Trọng tài Thương mại ban hành năm 2003 thì thương nhân được mở rộng hơn về ngoại diên do đó số lượng cũng tăng lên rất nhiều.
4. Thương nhân và những đặc điểm pháp lý
Là một thuật ngữ nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu ngôn ngữ cũng như giới chuyên gia kinh tế, thương nhân được xác định rõ từng khía cạnh tồn tại và “gánh” theo những đặc điểm pháp lý rất rõ ràng. Được gắn liền với tính pháp lý cho nên buộc người thương nhân phải nghiêm ngặt tuân thủ các quy định pháp lý.
Vậy những đặc điểm này là gì, nếu đang và sẽ trở thành một thương nhân thì đừng bao giờ bỏ qua thông tin này vì đây sẽ là định hướng giúp bạn giải bài toán làm thế nào để thực hiện tốt vai trò thương nhân.
4.1. Thương nhân cần phải có hành vi thương mại
Đặc điểm thứ nhất, thương nhân cần có những hành vi thương mại cần thiết. Từ đầu bài viết đến những dòng chữ này, ắt bạn thấy nội dung này được nhắc tới rất nhiều lần. Điều đó cũng cho thấy rằng giữa khái niệm và hành vi thương mại có sự phụ thuộc, liên hệ mật thiết cùng với nhau.
Đặc điểm pháp lý của thương nhân
Luật Thương mại ban hành vào năm 1997 đã thể hiện rất rõ điều này khi khẳng định hành vi thương mại được xác định chính là hành vi được thực hiện bởi người thương nhân khi họ hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Một nội dung khác trong Luật cũng xác định rằng thương nhân sẽ đăng ký để đủ điều kiện hoạt động thương mại.
Với những khẳng định đó, nếu muốn biết một chủ thể nào đó có đúng là người thương nhân hay không thì chúng ta cần phải nhận định, xác thực xem họ có đang thực hiện những hành vi thương mại, trong lĩnh vực thương mại hay không. Trong tư cách của người được công nhận là thương nhân thì không thể không có hành vi thương mại.
Yêu cầu cơ bản cũng là điều kiện tiên quyết này được hầu hết các quốc gia lấy làm căn cứ để xác định chính xác khái niệm thương nhân là gì.
CV xin việc mẫu
4.2. Hành vi thương mại của thương nhân dựa trên sự độc lập và vì lợi ích cá nhân
Thương nhân hoạt động độc lập, mang danh nghĩa cá nhân, vì lợi ích cá nhân để thực hiện hành vi thương mại. Nội dung này được xác định rất rõ trong các nội dung được quy định tại các Luật Thương mại ở nhiều nước.
Thương nhân có đặc điểm pháp lý như thế nào?
Với đặc điểm pháp lý thứ hai, người ta dễ dàng phấn đấu để trở thành thương nhiên hoặc xác định một thương nhân. Việc xác định rõ một cá nhân, tổ chức là thương nhân hay không rất quan trọng vì trong lĩnh vực thương mại, có nhiều đối tượng cùng tham gia vào. Chúng ta rất dễ nhầm lẫn tất cả trong số họ đều là thương nhân.
4.3. Những đặc điểm pháp lý khác
Ngoài hai đặc điểm trên, người thương nhân còn được xác định đặc điểm pháp lý bao gồm:
– Thương nhân cần thực thi các hành vi thương mại thường xuyên, coi đó là một nghề nghiệp.
– Thương nhân cần đăng ký hoạt động kinh doanh
– Thương nhân cần thể hiện vai trò, năng lực thương mại.
Những điều trên đã cung cấp đến bạn thông tin đầy đủ về thương nhân. Liên quan đến thuật ngữ này quả thực có quá nhiều vấn đề cần nắm bắt, tìm hiểu chứ không chỉ đơn thuần chỉ cần hiểu thương nhân là gì. Mang tính chất, đặc điểm pháp lý, thương nhân quả thực nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội. Nếu bạn có ước mơ trở thành một thương nhân, hãy đọc thật kỹ những chia sẻ trên đây nhé.
Xem thêm: Thương lượng là gì? Những vấn đề xoay quanh thương lượng
Cập nhật thông tin nội dung của Luật Thương mại mới nhất
Tìm hiểu và cập nhật thông tin nội dung trong Luật Thương mại mới nhất để có những hoạt động đi đúng hướng và đáp ứng đúng quy định. Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình khám phá nội dung Luật Thương mại.
Luật thương mại mới nhất
Chia sẻ: