Thương mại là gì? Các hoạt động thương mại gồm những gì?

Hoạt động thương mại hằng ngày vẫn diễn ra xung quanh mỗi chúng ta, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, kích thích sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Vậy thương mại là gì? Hoạt động thương mại gồm những hoạt động nào?

8. Tranh chấp thương mại được giải quyết như thế nào?

4. Vai trò của thương mại là gì?

3. Đặc điểm của hoạt động thương mại là gì?

1. Thương mại là gì?

Thương mại trong tiếng Anh có nghĩa là Trade, vừa có ý nghĩa là kinh doanh, vừa có ý nghĩa là trao đổi hàng hóa dịch vụ. Ngoài ra, trong tiếng Anh, người ta còn dùng một thuật ngữ khác là Business hoặc Commerce để chỉ thương mại với nghĩa là buôn bán hàng hóa, kinh doanh hàng hóa hay là mậu dịch.

Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại có thể hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp nhưu sau:

– Nghĩa rộng: Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.

– Nghĩa hẹp: Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa.

Trong lĩnh vực pháp lý người ta không định nghĩa cụ thể về thương mại là gì, thay vào đó, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 đã đưa ra định nghĩa về hoạt động thương mại như sau:

1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

thuong mai la gi

Theo đó, hoạt động thương mại thương mại được lý giải là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi với các hoạt động cụ thể là mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

2. Hoạt động thương mại gồm những hoạt động nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, hoạt động thương mại bao gồm các hoạt động sau:

– Mua bán hàng hoá: Là hoạt động mà trong đó tồn tại bên mua và bên bán. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; còn bên mua phải thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

– Cung ứng dịch vụ: Là hoạt động mà trong đó tồn tại 02 bên là bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ (còn gọi là khách hàng). Trong đó, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; còn bên sử dụng dịch vụ phải thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

– Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Hoạt động này bao gồm khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

– Các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác có thể kể đến như: Hoạt động trung gian thương mại (đại diện thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại), gia công trong thương mại, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, dịch vụ logistic,…

3. Đặc điểm của hoạt động thương mại là gì?

Hoạt động thương mại mang một số đặc điểm sau đây:

– Chủ thể tham gia hoạt động thương mại: Chủ thể tham gia hoạt động thương mại được gọi chung là thương nhân. Trong một quan hệ thương mại phải có ít nhất một bên là thương nhân.

– Mục đích hoạt động thương mại: Mục đích là tạo ra lợi nhuận, lợi ích kinh tế.

– Nội dung chính của hoạt động thương mại.

Hoạt động thương mại gồm: Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

– Phạm vi của hoạt động thương mại.

Các chủ thể được kinh doanh tất cả các dịch vụ, hàng hóa mà pháp luật không cấm. Phạm vi của hoạt động thương mại cũng không bị hạn chế trong lãnh thổ Việt Nam mà còn có thể tiến hành trên phạm vi quốc tế.

4. Vai trò của thương mại là gì?

Thương mại đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Cụ thể:

– Thương mại là điều kiện để thúc đẩy sản xuất. Thông qua hoạt động thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua bán được các hàng hóa, dịch vụ, từ đó bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường, lưu thông hàng hóa dịch vụ thông suốt.

– Thương mại mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức hưởng thụ của các cá nhân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất.

– Thương mại là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa.

– Thương mại góp phân thúc đẩy doanh nghiệp năng động sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

5. Pháp nhân thương mại là gì?

Theo khoản 1 Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận này sẽ được chia cho các thành viên của pháp nhân đó. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

Pháp nhân thương mại mang các đặc điểm sau:

– Pháp nhân thương mại trước hết là một pháp nhân.

Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.

+ Có cơ cấu tổ chức với cơ quan điều hành và một số cơ quan khác.

+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính pháp nhân được thành lập.

+ Nhân danh chính pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật độc lập.

– Mục đích hoạt động của pháp nhân thương mại là chủ yếu tìm kiếm lợi nhuận. 

thuong mai la gi
Pháp nhân thương mại hoạt động với mục đích chính là tìm lợi nhuận (Ảnh minh họa)

>> Gọi ngay tổng đài tư vấn

1900.6192

6. Mẫu hợp đồng thương mại mới nhất

Tải vềSửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI

Số: ………/20…/HĐĐL

– Căn cứ Luật Thương Mại năm 2005;

– Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên

Hôm nay, ngày …… tháng ……. năm 20… Tại …………………Chúng tôi gồm có:

BÊN A: CÔNG TY…………………..

Giấy phép Đăng ký Kinh doanh:…………………………..……

Trụ sở:………………………………………………………………

Tài khoản số:………………………………..…………………

Điện thoại: …………………Fax:………………………..……

Đại diện: Ông (Bà):………………………………………..…

BÊN B: CÔNG TY………………………………………….

Giấy phép Đăng ký Kinh doanh:……………………….…

Trụ sở: ……………………………………………..…………

Tài khoản số: ………………………………………………

Điện thoại: ……………Fax:………………………….……

Đại diện: Ông (Bà):…………………………….…………

Sau khi thỏa thuận, hai bên nhất trí và cùng nhau ký kết hợp đồng đại lý thương mại với các điều khoản sau đây:

Điều 1: Nội dung của hợp đồng

Bên B nhận làm đại lý cho Bên A các sản phẩm…………do Bên A sản xuất và kinh doanh. 

Bên B trang bị cơ sở vật chất, kho bãi, địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm về tất cả hàng hóa đã giao về việc trưng bày,vận chuyển, tồn trữ.

Bên B đảm bảo việc tồn trữ, giữ hàng hóa như ban đầu như bên A đã cung cấp cho đến khi giao cho khách hàng tiêu thụ.

Bên A không chấp nhận hoàn trả hàng hóa vì bất kỳ ký do gì, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Điều 2: Hình thức đại lý

Đại lý độc quyền/Đại lý bao tiêu/Tổng đại lý

(lựa chọn một trong các hình thức đại lý)

Điều 3: Phương thức giao nhận hàng

1. Địa điểm giao nhận hàng

Thời gian giao hàng

2. Chi phí xếp dỡ hàng

3. Số lượng hàng hóa một lần giao nhận

Điều 4: Giá trị hợp đồng 

1. Giá sản phẩm do bên A cung cấp cho bên B là….

Giá cung cấp có thể thay đổi do…..

2. Tỷ lệ hoa hồng được tính theo….

Điều 5: Phương thức thanh toán

1. Bên B thanh toán cho Bên A ….. trong thời gian……

 2. Bên B được nợ tối đa là

3. Thời điểm thanh toán

4. Số tiền chậm trả ngoài thời gian đã quy định, phải chịu lãi theo mức lãi suất cho vay của ngân hàng trong cùng thời điểm. Nếu việc chậm trả kéo dài hơn 3 tháng thì bên B phải chịu thêm lãi suất quá hạn của ngân hàng cho số tiền chậm trả và thời gian vượt quá 3 tháng.

5. Trong trường hợp cần thiết, Bên A có thể yêu cầu Bên B thế chấp tài sản mà Bên B có quyền sở hữu để bảo đảm cho việc thanh toán.

Điều 6: Bảo hành

Bên A bảo hành riêng biệt cho từng sản phẩm cung cấp cho Bên B trong trường hợp bên B tiến hành việc tồn trữ, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng và giám sát, nghiệm thu đúng với nội dung đã huấn luyện và phổ biến của Bên A.

Điều 7: Hỗ trợ

1. Bên A cung cấp cho Bên B các tư liệu thông tin khuếch trương thương mại.

2. Bên A hướng dẫn cho nhân viên của Bên B những kỹ thuật cơ bản để có thể thực hiện việc bảo quản đúng cách.

3. Mọi hoạt động quảng cáo do Bên B tự thực hiện, nếu có sử dụng đến logo hay nhãn hiệu hàng hóa của Bên A phải được sự đồng ý của Bên A.

Điều 8: Độc quyền

– Bên A có thể triển khai ký thêm hợp đồng đại lý với bên khác…

– Bên A thể ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm trực tiếp cho các bên có nhu cầu khác

Điều 9: Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

– Ấn định giá mua,…

– Yêu cầu bên B thực hiện các biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật…

– Yêu cầu Bên B thanh toán đầy đủ tiền hàng theo thỏa thuận…

– Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm

– Trả thù lao và chi phí cho bên B

2. Quyền và nghĩa vụ của bên B

– Giao kết với một hoặc nhiều bên giao đại lý

– Yêu cầu Bên A giao hàng đúng thời gian, đúng chất lượng,…

– Yêu cầu Bên A giao hàng đúng thời gian, đúng chất lượng,…

– Yêu cầu Bên A hướng dẫn, cung cấp các thông tin liên quan đến sản phẩm,…

– Hưởng thù lao đại lý, yêu cầu bên A thanh toán thù lao đúng hạn,…

– Bảo quản, lưu trữ sản phẩm đúng quy trình sau khi nhận,…

– Thanh toán đủ tiền lấy hàng cho bên A

– Thanh toán đủ tiền lấy hàng cho bên A

– Báo cáo tình hình bán hàng cho Bên A

……

Điều 10: Thời hạn hợp đồng

1. Thời hạn hợp đồng

Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày ký đến hết ngày…………………

2. Gia hạn hợp đồng

Nếu cả hai bên mong muốn tiếp tục hợp đồng, gia hạn phải được thỏa thuận trước khi hết hạn hợp đồng trong thời gian …..

3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Một trong hai bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp

Điều 11: Bồi thường vi phạm hợp đồng 

Bên B chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Bên A trong các trường hợp:

– Bên A đang giao hàng nhưng Bên B đơn phương hủy bỏ đơn hàng và không báo trước

– Bên B đặt đơn hàng đặc biệt, Bên A đã sản xuất nhưng Bên B đơn phương hủy bỏ đơn đặt hàng đó

Điều 12: Điều khoản khác

Mọi sửa đổi trong hợp đồng đều được lập bằng văn bản và được sự nhất trí của cả hai bên.

Trong khi thực hiện nếu có các vấn đề phát sinh thì hai bên cùng nhau thỏa thuận để giải quyết. 

Nếu hai bên tự thỏa thuận không thành thì việc tranh chấp được giải quyết tại Tòa án.

Quyết định của Tòa án là cuối cùng, các bên phải thi hành. 

Án phí Tòa án sẽ do bên có lỗi theo quyết định của Tòa án chịu trách nhiệm thanh toán.

Hợp đồng này được lập thành 04 bản Tiếng Việt, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau.

       BÊN A                                                 BÊN B

(Ký tên và đóng dấu)                           (Ký tên và đóng dấu)

7. Vi phạm hợp đồng thương mại bị xử lý thế nào?

Bên cạnh thuật ngữ thương mại là gì, nhiều người cũng rất thắc mắc về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại.

Vi phạm hợp đồng thương mại là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật Thương mại. Khi vi phạm hợp đồng thương mại, thương nhân sẽ phải chịu trách nhiệm như sau:

Vi phạm hợp đồng thương mại là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật Thương mại. Khi vi phạm hợp đồng thương mại, thương nhân sẽ phải chịu trách nhiệm như sau:

7.1. Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại

Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005, việc phạt vi phạm được quy định như sau:

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Theo quy định này, việc phạt vi phạm chỉ đặt ra khi hợp đồng thương mại giữa các bên có thỏa thuận về nội dung phạt vi phạm và một trong các bên vi phạm điều khoản về phạt hợp đồng đã thỏa thuận.

Căn cứ Điều 301 Luật Thương mại năm 2005, mức phạt vi phạm được quy định như sau:

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Như vậy, nếu vi phạm hợp đồng thương mại, bên vi phạm có nghĩa vụ nộp phạt theo mức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên mức phạt tối đa sẽ bị giới hạn ở mức 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

7.2  Mức bồi thường thiệt hại hợp đồng thương mại

Theo Điều 302 Luật Thương mại, nếu một bên vi phạm hợp đồng thương mại gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm:

– Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm hợp đồng thương mại phải chịu

– Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm hợp đồng thương mại đáng lẽ được hưởng.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đẩy đủ các yếu tố sau:

– Hành vi vi phạm không thuộc trường hợp được miến trách nhiệm.

– Có hành vi vi phạm hợp đồng.

– Có thiệt hại thực tế xảy ra.

– Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Để được bồi thường đầy đủ, bên bị thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất và khoản lợi trực tiếp mà đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. 

thuong mai la gi
Vi phạm hợp đồng thương mại phải bồi thường bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

7.3. Trường hợp được miễn trách nhiệm khi vi phạm

Căn cứ Điều 294 Luật Thương mại 2005, bên vi phạm hợp đồng thương mại sẽ được miễn trách nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại.

– Xảy ra sự kiện bất khả kháng.

– Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.

– Hành vi vi phạm xảy ra do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm ký hợp đồng thương mại.

Để được miễn trách nhiệm khi vi phạm, bên vi phạm hợp đồng thương mại phải chứng minh được mình thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm.

8. Tranh chấp thương mại được giải quyết như thế nào?

Căn cứ Điều 317 Luật Thương mại năm 2005, tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được giải quyết theo một trong các hình thức sau:

(1) Thương lượng.

(2) Hoà giải.

Thực hiện bởi một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

(3) Giải quyết tại Trọng tài.

(4) Giải quyết tại Toà án.

Theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại, nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án không được thụ lý đơn khơi kiện, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài đó vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên bị xâm phạm.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Thương mại là gì?” và những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động thương mại. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc về hợp đồng thương mại, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.