Thuốc uống bù điện giải – Oresol new (Bidiphar) | Pharmog

Thông tin tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc Oresol new (Bidiphar)

Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc Oresol new (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Oresol (Glucose khan + Sodium chloride + Sodium citrate + Potassium chloride)

Phân loại: Khoáng chất và chất điện giải. Dạng kết hợp.

Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A07CA

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Oresol new, Oresol

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần Dược-TTBYT Bình Định

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Dạng bột dùng để pha uống. Thuốc bột 4,22g hoặc 27,9 gram.

Thuốc tham khảo:

ORESOL NEW

Mỗi gói bột pha uống có chứa:

Glucose khan
………………………….
2700 mg

Natri clorid
………………………….
520 mg

Natri citrat dihydrat
………………………….
580 mg

Kali clorid
………………………….
300 mg

Tá dược
………………………….
vừa đủ (Xem mục 6.1)

Oresol new (Bidiphar) (Glucose khan + Sodium chloride + Sodium citrate + Potassium chloride…)

ORESOL 27,9

Mỗi gói bột pha uống có chứa:

Glucose khan
………………………….
20.000 mg

Natri clorid
………………………….
3.500 mg

Natri citrat dihydrat
………………………….
2.900 mg

Kali clorid
………………………….
1.500 mg

Tá dược
………………………….
vừa đủ (Xem mục 6.1)

Oresol (Bidiphar) (Glucose khan + Sodium chloride + Sodium citrate + Potassium chloride…)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Phòng và điều trị mất nước và chất điện giải trong các trường hợp tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao, ra nhiều mồ hôi do lao động nặng hoặc chơi thể thao.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng đường uống.

Hòa 1 gói với vừa đủ 200 ml nước. Khuấy cho tan hoàn toàn.

Liều dùng:

* Bù nước:

Mất nước nhẹ: Bắt đầu cho uống 50 ml/kg, trong 4 – 6 giờ.

Mất nước vừa phải: Bắt đầu cho uống 100 ml/kg, trong vòng 4 – 6 giờ. Sau đó điều chỉnh liều lượng và thời gian dùng thuốc tùy theo mức độ khát và đáp ứng với điều trị.

* Duy trì nước:

Tiêu chảy liên tục nhẹ: Uống 100 – 200 ml/kg/24 giờ, cho đến khi hết tiêu chảy.

Tiêu chảy liên tục nặng uống 15 ml/kg mỗi giờ, cho đến khi hết tiêu chảy.

Điều trị mất nước ở trẻ em bị tiêu chảy, liều uống trong 4 giờ đầu theo hướng dẫn của UNICEF như sau:

* Ghi chú:

Tính liều dùng theo thể trọng cơ thể sẽ tốt hơn.

Liều giới hạn kê đơn cho người lớn: Tối đa 1000 ml/giờ.

Ở trẻ em, cho uống từng thìa một, uống liên tục cho đến hết liều đã quy định. Nếu chưa hết 24 giờ, trẻ đã uống hết 150 ml dịch/kg thì nên cho uống thêm nước trắng để tránh tăng natri huyết và đỡ khát. Không nên cho uống một lúc quá nhiều, sẽ gây nôn.

Oresol New
(ml)

Tuổi
Cân nặng (kg)

< 4 tháng
< 5
200 – 400

4 – 11 tháng
5 – 7,9
400 – 600

12 – 23 tháng
8 – 10,9
600 – 800

2 – 4 tuổi
11 – 15,9
800 – 1200

5 – 14 tuổi
16 – 29,9
1200 – 2200

15 tuổi
30 – 55
2200 – 4000

Cần tiếp tục cho ăn uống bình thường, càng sớm càng tốt khi đã bù lại dịch thiếu và khi thèm ăn trở lại, đặc biệt trẻ bú mẹ cần phải được bú giữa các lần uống dịch. Cho người bệnh ăn kèm các thức ăn mềm như cháo gạo, chuối, đậu, khoai tây, hoặc các thức ăn nhiều bột nhưng không có lactose.

Dịch đã pha chỉ dùng trong 24 giờ..

4.3. Chống chỉ định:

Vô niệu hoặc giảm niệu.

Mất nước nặng kèm triệu chứng sốc.

Tiêu chảy nặng (khi tiêu chảy vượt quá 30 ml/kg thể trọng mỗi giờ)

Nôn nhiều và kéo dài.

Tắc ruột, liệt ruột, thủng ruột.

Người bệnh mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

4.4 Thận trọng:

Khi dùng cho người bệnh bị suy tim, sung huyết, phù hoặc tình trạng giữ natri.

Người bệnh suy thận hoặc xơ gan.

Trong quá trình điều trị, cần theo dõi cẩn thận nồng độ các chất điện giải và cân bằng acid base.

Cần cho trẻ bú mẹ hoặc cho uống nước giữa các lần uống dung dịch bù điện giải để tránh tăng natri -huyết.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Thuốc không ảnh hưởng gì khi lái xe và vận hành máy.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Thuốc không ảnh hưởng gì khi dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú

Thời kỳ cho con bú:

Thuốc không ảnh hưởng gì khi dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Thường gặp: Nôn nhẹ.

Ít gặp: Tăng natri huyết, mi mắt nặng, suy tim (do bù nước quá mức)

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Tránh dùng thức ăn hoặc dịch khác chứa các chất điện giải như nước quả hoặc thức ăn có muối cho tới khi ngừng điều trị, để tránh dùng quá nhiều chất điện giải hoặc tránh tiêu chảy do thẩm thấu.

Dung dịch bù nước không được pha loãng với nước vì làm giảm tính hấp thụ của hệ thống đường vận chuyển Glucose – Natri

4.9 Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: Sử dụng quá liều bao gồm tăng natri – huyết (hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, tăng huyết áp, cáu gắt, sốt cao), khi uống Oresol đậm đặc và triệu chứng thừa nước (mi mắt húp nặng, phù toàn thân, suy tim).

Xử trí: Điều trị tăng natri huyết: truyền tĩnh mạch chậm dịch nhược trương và cho bù nước. Điều trị thừa nước: ngừng uống dung dịch bù nước và điện giải, dùng thuốc lợi tiểu nếu cần.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Chưa có thông tin.

Cơ chế tác dụng:

Khi tiêu hóa bình thường, chất lỏng chứa thức ăn và các dịch tiêu hóa đến hồi tràng chủ yếu dưới dạng một dung dịch muối đẳng trương giống huyết tương về hàm lượng ion natri và kali. Hồi tràng hấp thu khoảng 10% dung dịch này bằng các cơ chế vận chuyển tích cực khác nhau. Phần còn lại được tiết vào phân để giữ cho phân không bị khô. Các tế bào ruột non có chức năng vừa hấp thu vừa xuất tiết dịch và các chất điện giải, nhưng chủ yếu là hấp thu.

Duy trì hệ thống đồng vận chuyển glucose – natri trong niêm mạc ruột non là cơ sở của điều trị bù nước và điện giải dạng uống.

Kali là một cation chủ yếu (xấp xỉ 150 đến 160 mmol/lít) trong tế bào. Ở dịch ngoại bào, hàm lượng kali thấp (3.5 đến 5 mmol/lít). Một enzym liên kết với màng là Na+-K+- ATP-ase có tác dụng vận chuyển tích cực, bơm Na+ ra ngoài và K+ vào trong tế bào để duy trì sự chênh lệch nồng độ này. Chênh lệch nồng độ K+ trong và ngoài tế bào cần thiết cho dẫn truyền xung động thần kinh ở các mô đặc biệt như tim, não, và cơ xương, cũng như duy trì chức năng thận bình thường và cân bằng kiềm toan.

Natri là cation chính của dịch ngoại bào và có chức năng chủ yếu trong điều hòa sự phân bố nước, cân bằng nước, điện giải và áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể. Natri kết hợp cới clorid và bicarbonat trong điều hòa cân bằng kiềm-toan, được thể hiện bằng sự thay đổi nồng độ clorid trong huyết thanh. Clorid là anion chính của dịch ngoại bào.

Glucose là đường đơn 6 carbon, dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị thiếu hụt đường và dịch. Glucose thường được ưa dùng để cung cấp năng lượng theo đường tiêm cho người bệnh và dùng cùng với các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do tiêu chảy cấp. Glucose còn được sử dụng để điều trị chứng hạ đường huyết. Khi làm test dung nạp glucose, thì dùng glucose theo đường uống. Các dung dịch glucose còn được sử dụng làm chất vận chuyển các thuốc khác.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Chưa có thông tin.

5.3. Hiệu quả lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược: Hương cam, Aspartam, Màu sunset yellow

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

HDSD Thuốc Oresol new do Công ty cổ phần Dược-TTBYT Bình Định sản xuất (2015).

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM