Thuế quan là gì? Vai trò, mục đích và tác động của thuế quan?
Thuế quan (Tariffs) là gì? Đối tượng chịu thuế quan? Phân loại thuế quan? Vai trò của thuế quan? Mục đích của thuế quan? Tác động của thuế quan đến đất nước? Thuế xuất khẩu? Thuế nhập khẩu?
Trong thời đại mới với nền kinh tế mở cửa, hội nhập. Các hoạt động xuất nhập khẩu cũng theo đó mà tăng lên tại ra những giá trị hàng hóa, vật chất lớn đối với mỗi nước. Do đó, việc thu thuế từ những hoạt động xuất nhập khẩu này cũng tăng lên theo thời gian, đóng vai trò không nhỏ cho nguồn ngân sách nhà nước. Bài viết này sẽ tìm hiểu những vấn đề liên quan tới thuế quan.
Căn cứ pháp lý:
– Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
1. Thuế quan là gì?
Thuế quan là thuế do hải quan của một nước thu đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu khi vận chuyển qua cửa khẩu của nước đó.
Thuế quan tiếng Anh là: “Tariffs”.
Xem thêm: Khu phi thuế quan là gì? Danh sách khu phi thuế quan tại Việt Nam?
2. Đối tượng chịu thuế quan:
Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Theo Điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Điều 1 Nghị định 87: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
– Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
– Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Là các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế. Để một tổ chức, cá nhân trở thành đối tượng nộp thuế phải thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý sau:
– Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hóa qua biên giới Việt Nam (là chủ hàng) gồm:
+ Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
– Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phải là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hoàn tất.
Hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường trong nước
Lưu ý: Tư cách pháp lý của chủ thể (cá nhân hay tổ chức, pháp nhân hay không phải pháp nhân, mang quốc tịch Việt Nam, nước ngoài hay không quốc tịch…) không ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Xem thêm: Liên minh thuế quan là gì? Bản chất và đặc trưng của liên minh thuế quan?
3. Phân loại thuế quan:
– Theo đối tượng đánh thuế, thuế quan bao gồm: thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu và thuế quan quá cảnh.
– Theo phương pháp tính thuế, thuế quan bao gồm: thuế quan tính theo giá trị, thuế quan tính theo số lượng, thuế quan kết hợp.
– Theo mức thuế, có thuế quan tối đa, thuế quan tối thiểu, thuế quan ưu đãi.
– Theo mục đích, có thuế quan tài chính, thuế quan bảo hộ.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê quán ăn, nhà hàng và hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mới nhất
4. Vai trò của thuế quan:
– Thuế quan trước hết là nhằm Điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu phụ thuộc vào sự tiêu thụ hàng hóa, yếu tố này lại phụ thuộc vào giá cả. Giá cả lên xuống làm giảm hoặc tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Một bộ phận quan trọng tác động đến sự lên xuống của giá cả hàng hóa ngoại thương đó là thuế quan. Thuế quan đánh thấp hay đánh cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa, do đó thông qua mức thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu người ta gián tiếp Điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
– Thuế quan có tác dụng bảo hộ thị trường nội địa vì đánh thuế cao vào những hàng hóa nhập khẩu, giúp các nhà sản xuất trong nước bằng giá rẻ có thể cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu. Đặc biệt thuế quan giúp các xí nghiệp sản xuất non trẻ ở trong nước có thời gian để phát triển và sinh lời nhằm có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong tương lai. Vì những xí nghiệp non trẻ thường phải chi phí ban đầu cao, chưa có thị trường rộng lớn nên những xí nghiệp này có thể bị bóp chết trong trường hợp thương mại tự do khi bị hàng nhập khẩu cạnh tranh.
– Thuế quan có tác dụng tăng thu cho ngân sách quốc gia với chi phí rẻ hơn so với nhiều loại thuế tiêu dùng, vì điểm thu thuế nhập khẩu ít hơn nhiều so với các điểm của loại thuế tiêu dùng.
– Thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp vì sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu là do việc đánh thuế cao gây nên sẽ đòi hỏi mở thêm sản xuất tạo thêm công ăn việc làm giải quyết bớt nạn thất nghiệp trong nội địa.
– Thuế quan là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực đối với các bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán.
Xem thêm: Vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế – xã hội đất nước
5. Mục đích của thuế quan:
Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch:
– Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và Điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.
– Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
– Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.
– Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.
– Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
Thuế xuất khẩu có thể được dùng để:
– Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết.
– Thuế xuất nhập khẩu có thể được dùng để tăng thu ngân sách cho nhà nước.
Tùy từng nhu cầu mà một hay vài mục đích nói trên được đề cao. Khi bị xác định là có mục đích bảo hộ mậu dịch, thuế nhập khẩu có thể trở thành đối tượng bị nước ngoài đòi cắt giảm.
Xem thêm: Thuê quảng cáo là gói thầu gì?
6. Tác động của thuế quan đến đất nước:
Nhìn trên tổng thể, thuế quan có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực cho từng nhóm lợi ích. Cụ thể:
– Thuế quan có thể bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài. Bằng cách làm tăng giá bán của hàng nhập khẩu.
– Mang lại nguồn thu nhập lớn cho nhà nước, chính phủ.
– Thuế quan cũng đồng thời làm tăng giá của các mặt hàng nhập khẩu trong nước. Điều này ảnh hưởng đến khả năng mua sắm hàng nhập khẩu của người dân tại Quốc gia đó. Giá xe ô tô nhập khẩu quá đắt như Việt nam hiện nay chính là một biểu hiện rõ nhất.
– Việc áp dụng thuế quan cũng làm giảm hiệu quả tổng thể của toàn bộ nền kinh tế. Bởi vì khoản thuế này sẽ khuyến khích các công ty nội địa sản xuất những sản phẩm. Mà theo lý thuyết có thể được sản xuất một cách hiệu quả hơn ở nước ngoài.
Xem thêm: Giới thiệu chung về hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP là gì?)
7. Thuế xuất khẩu (Export tax):
Khái niệm
Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể nhằm nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà nước cân nhắc.
Phân loại
– Mức thuế suất thông thường:
Dành cho việc nhập khẩu từ các nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam – MFN. Cái này bạn không cần tìm các quốc gia đó (đa phần toàn tên lạ). Bạn chỉ cần loại trừ từ các quốc gia được hưởng mức thuế suất ưu đãi bên dưới là được.
– Mức thuế suất ưu đãi:
Hiện nay đã có gần 180 nước có MFN với Việt Nam. Nên đa số hàng nhập về đều được hưởng mức thuế suất này.
– Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt:
Dành cho việc nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực có ký kết hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với nhau.
Xem thêm: Đối tượng áp dụng ưu đãi thuế suất giá trị gia tăng 0%
8. Thuế nhập khẩu (Import tax):
Khái niệm
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.
Phân loại
– Căn cứ vào mục đích , có thể chia thành các loại sau:
+ Loại để tạo nguồn thu
+ Loại để bảo hộ
+ Loại để trừng phạt
– Căn cứ vào phạm vi tác dụng của thuế nhập khẩu, có thể chia thành 2 loại:
+ Thuế thuế nhập khẩu tự quản
+ Thuế thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế
– Căn cứ vào cách thức đánh thuế nhập khẩu, có thể chia thuế nhập khẩu thành
+ Thuế tuyệt đối: là loại thuế tính theo một số tiền nhất định cho mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu, không phân biệt giá trị xuất nhập khẩu là bao nhiêu
+Thuế theo tỷ lệ phần trăm: loại thuế này được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên trị giá xuất nhập khẩu thực tế của mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu
+Thuế hỗn hợp: là trường hợp áp dụng hỗ hợp thuế tuyệt đối và thuế theo tỷ lệ %
+ Thuế theo lượng thay thế: Là trường hợp một mặt hàng được quy định đồng thời thuế theo tỷ lệ % và thuế theo một số tiền tuyệt đối, khi tính và nộp thuế, áp dụng số tiền thuế cao hơn