Thuế giá trị gia tăng là gì? những bất cập và phương hướng hoàn thiện

Luật Thuế GTGT đã cơ bản phát huy được các mặt tích cực đối với đời sống và kinh tế xã hội, góp phần khuyến khích đầu tư, ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trình độ quản lý của ngành thuế…

1. Khái niệm thuế giá trị gia tăng.

Trước tiên, GTGT (value added) là phần chênh lệch giữa doanh thu hay sản lượng của một doanh nghiệp cà chi phí nguyên liệu và dịch vụ hay đầu vào trung gian để sản xuất ra nó.

Theo Luật Thuế giá trị gia tăng, thuế GTGT (VAT) thuế GTGT là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Và được nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN) theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Về bản chất là thuế tiêu dùng được áp dụng nhằm hạn chế đánh trùng thuế khi hàng hóa luân chuyển qua các khâu sản xuất đến bán buôn, bán lẻ, bởi vậy, Luật thuế GTGT quy định thuế GTGT là thuế đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ qua các khâu từ sản xuất đến lưu thông hàng hóa.

Thuế GTGT còn được gọi là thuế tiêu dùng ở một số quốc gia như Nhật Bản, Pháp, Anh,…

2. Đặc điểm của luật thuế giá trị gia tăng.

Thứ nhất, thuế GTGT là thuế gián thu. Thuế GTGT được tính trên giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ và được thu vào khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Người nộp thuế GTGT là người bán hàng, cung ứng dịch vụ; còn người tiêu dùng cuối cùng là người chịu thuế GTGT.

Thứ hai, thuế GTGT được đánh theo các phương pháp khác nhau phù hợp vào khả năng quản lý thuế. Phương pháp phổ biến trong đánh thuế GTGT là phương pháp khấu trừ.

Thứ ba, thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng. Là loại thuế tiêu dùng thông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người với mức thuế suất khác nhau theo tính chất của hàng hóa và dịch vụ, đối tượng tiêu dùng hóa và dịch vụ; có những loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng không thuộc diện chịu thuế.

Thứ tư, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Việc chỉ đánh thuế trên phần giá trị tăng thêm nhằm làm giảm bớt gánh nặng về thuế đối với người sản xuất, người cung cấp, người lưu thông và người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

3. Đối tượng nào không phải nộp thuế.

Người tiêu dùng chính là người chi trả thuế GTGT, còn đơn vị sản xuất, kinh doanh là người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước. Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế GTGT 2008 quy định về đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế trực tiếp với cơ quan Nhà nước. Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu). Có thể thấy, chủ thể nộp thuế rất đa dạng và đều tham gia hoạt động mua, bán hàng hóa, dịch vụ. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế phụ thuộc vào đặc thù của hàng hóa và dịch vụ được chuyển giao.

Đối tượng chịu thuế được quy định tại Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 và theo quy định Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế 2016, hầu hết các sản phẩm tiêu dùng, sản xuất hiện nay đều là đối tượng chịu thuế GTGT. Một số đối tượng không chịu thuế quy định cụ thể tại Thông tư 219/2013/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung theo Thong tư 26/2015/TT-BTC gồm: Nông, thủy sản chưa chế biến; vật nuôi, giống cây trồng; muối; dịch vụ tín dụng; dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng.

Ngoài ra,  219/2013/TT-BTC cũng quy định một số trường hợp cụ thể mà tổ chức, cá nhân không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, gồm:

– Nhận các khoản thu bồi thường bằng tiền;

– Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản;

– Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT cho doanh nghiệp, hợp tác xã;

Thông tư 193/2015/TT-BTC  sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC cũng liệt kê một số trường hợp cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định:

– Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp;

– Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp;

– Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm;

– Nhận các khoản thù lao từ cơ quan Nhà nước do thực hiện hoạt động thu hộ, chi hộ các cơ quan Nhà nước …

4. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng cho hàng hoá, dịch vụ.

Thuế GTGT được tính dựa trên giá tính thuế và thuế suất. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT 2013 quy định giá tính thuế bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh, sản xuất được hưởng. Đơn vị tính thuế GTGT là đồng Việt Nam. Căn cứ vào loại hàng hóa và dịch vụ chịu thuế thuộc diện nhập khẩu hay tiêu thụ đặc biệt mà cách xác định giá tính thuế suất khác nhau.

Căn cứ xác định giá tính thuế.

Chi tiết giá hàng hóa, dịch vụ được sử dụng làm căn cứ tính thuế GTGT quy định trong một số trường hợp cụ thể như sau:

– Sản phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra, giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT; Sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc/và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc/và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT;

– Hàng hóa nhập khẩu: Giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu hoặc/và thuế bảo vệ môi trường hoặc/và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có);

– Hoạt động cho thuê tài sản: Số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT;

– Hàng hóa bán trả góp, trả chậm: Giá bán theo phương thức trả một lần chưa có thuế GTGT, không gồm lãi trả góp, trả chậm;

– Gia công hàng hóa: Giá gia công chưa có thuế GTGT;

Thuế suất

Thuế suất được hiểu là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế. Định mức thu thuế tính trên khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế. Luật Thuế GTGT hiện nay có 3 loại: 0%, 5% và 10%. Được xác định bằng tỉ lệ % trên giá tính thuế GTGT.

– Thuế suất 0% được áp dụng đối với sản phẩm xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa không chịu thuế GTGT.Thông tư 130/216/TT-BTC hướng dẫn cụ thể các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%: Tái bảo hiểm; chuyển giao công nghệ ra nước ngoài; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu; …

– Thuế suất 5%: Áp dụng với các sản phẩm quy định tại Điều 10, Thông tư 219/2013/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư  như sau: Nước sạch sinh hoạt, phân bón, nông sản, thủy sản, quặng, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, …

– Thuế suất 10%: Được áp dụng đối với các sản phẩm, dịch vụ không áp dụng 2 mức thuế suất 0% và 5%.

5. Một số bất cập của luật thuế gía trị gia tăng.

Luật thuế GTGT được áp dụng đã phát huy những tác động tích cực đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần thức đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại các biểu hiện vi phạm luật khiến hiệu quả thực hiện Luật chưa được cao.

Về đối tượng không chịu thuế: Một số nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế có tiểu thức xác định không chịu thuế chưa được quy định rõ hoặc quy định vừa theo mục đích sử dụng vừa theo bản chất của hàng hóa, dịch vụ hoặc theo đối tượng cung cấp nên phát sinh vướng mắc trong thực hiện, làm tăng chi phí, thủ tục, tốn kém thời gian của người nộp thuế.

Về giá tính tính thuế: Thứ nhất, từ ngày 01/01/2012, Luật thuế bảo vệ môi trường (BVMT) số 57/2010/QH12 có hiệu lực thi hành quy định thu thuế BVMT đối với một số loại hàng hóa. Tuy nhiên, Luật thuế GTGT chưa quy định cụ thể về giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa đã chịu chuế bảo vệ môi trường nên cần bổ sung làm rõ, bảo đảm đồng bộ với Luật thuế BCMT. Thứ hai, Luật thuế GTGT sửa đổi năm 2008 đã chuyển hầu hết các loại máy móc, thiết bị trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu sang chịu thuế GTGT. Khi cho thuê lại, cơ sở kinh doanh phải tính nộp thuế GTGT trên toàn bộ giá cho thuê lại và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đã nộp tại khâu nhập khẩu. Quy định loại trừ giá đi thuê của nước ngoài không còn phù hợp với thực tế.

Về thuế suất 0%: Luật thuế GTGT quy định áp dụng thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhưng chưa quy định cụ thể nguyên tắc xác định hàng hóa dịch vụ, xuất khẩu nên phát sinh vướng mắc trong thực hiện.

Về ngưỡng đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Tính đến ngày 01/01/2012, số lượng doanh nghiệp tăng lên khoảng 162.000 doanh nghiệp so với thời điểm năm 2008 khi ban hành Luật. Số lượng lớn doanh nghiệp tăng thêm đều phải kê khai theo phương pháp khấu trừ khiến chi phí, thời gian kê khai, nộp thuế GTGT đối với người nộp thuế và chi phí quản lý của cơ quan thuế để tăng mạnh tương ứng. Lợi dụng có chế thông thoáng trong việc thành lập doanh nghiệp một số doanh nghiệp chỉ nhằm mua bán hóa dơn, lợi dụng hóa đơn khống để khấu trừ, hoàn thuế làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh và gây thất thu cho NSNN.

Về phương pháp tính thuế: Cần đơn giản hóa cách tính thuế đối với người nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng. Đối với hộ kinh doanh cá thể hiện đang được lựa chọn nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nếu thực hiện số sách kế toán, hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật, thực tế không có hộ kinh doanh nào đáp ứng được điều kiện này. Do vậy quy định lựa chọn phương pháp tính thuế vừa không phù hợp với thực tiễn vừa dẫn đến vướng mắc trong thực hiện.

Đối với nhà thầu nước ngoài, việc cho phép lựa chọn phương pháp tính thuế khiên doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được với nhà thầu nước ngoài trong một số lĩnh vực.

Về khấu trừ, hoàn thuế: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế cho phép doanh nghiệp được lựa chọn kê khai theo quý (thay cho theo tháng) nên các quy định về khấu trừ, hoàn thuế tại Luật Thuế GTGT chưa bao quát được những trường hợp kê khai theo quý mới được sửa đổi, bổ sung.

Quá trình thực hiện các quy định về khấu trừ thuế đã phát sinh vướng mắc trong việc khấu trừ thuế đối với hàng hóa, dịch vụ bị tổn thất, thời hạn tự điều chỉnh trong trường hợp có sai sót về kê khai khấu trừ. Luật thuế GTGT cũng chưa quy định cụ thể về hàng hóa xuất khẩu mang theo người khi xuất khẩu để khuyến khích du lịch. 

mua sắm. Đối với thời hạn kê khai khấu trừ thuế không quá 6 tháng: nhiều trường hợp bỏ sót không kê khai số thuế đầu vào, nguyên nhân khách quan do doanh nghiệp mới thành lập mà bộ phận kế toán chưa thạo việc, nhân sự thay đổi,… Do bị khống chế thời gian 6 tháng nên doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT, dẫn đến gặp khó khăn.

6. Phương hướng hoàn thiện luật thuế giá trị gia tăng.

Một là, xác định một cách hợp lý đối tượng chịu thuế và không chịu thế GTGT để vừa đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho việc tính thuế được đơn giản, khấu trừ thuế được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đo giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ. Đây là điều bất hợp lí và bất công bằng giữa các doanh nghiệp bở so với các nước trên thế giới thì nền kinh tế việt nam đang có quá nhiều đối tượng không chịu thuế GTGT.

Hai là, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và đơn giản trong việc áp dụng thuế cần thực hiện một mức thuế suất ngoài thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Điều 8 Luật thuế GTGT năm 2008 quy định thuế suất mà theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế suất giai đoạn 2011 – 2020 thì nội dung cải cách thuế GTGT là “sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh dựa theo sự phát triển của kinh tê thị trường. Nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất;…

Ba là, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý của cơ quan thuế và giảm chi phí cho người nộp thuế. Về cách tính trực tiếp trên GTGT để đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí ngoài quy định xác định GTGT “ bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào” cần bổ sung làm rõ cách tính tỷ lệ % GTGT ấn định trên doanh thu do Chính phủ quy định.

Bốn là, với khấu trừ thuế: Đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh nhưng bị tổn thất mà không được bồi thường: Luật thuế GTGT năm 2008 chưa quy định rõ về việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ bị tổn thất mà không được bồi thường. Đối với thời hạn kê khai khấu trừ thuế không quá 6 tháng: để đảm bảo quyền lợi và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cần nâng thời hạn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào tối đa là 12 tháng.

Cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan , bộ ngành có liên quan và các nhà khoa học tỏng việc nghiên cứu, sửa đổi nội dung và các văn bản hướng dẫn thực hiện cho phù hợp với các yêu cầu đặt ra. Bên cạnh việc hoàn thiện Luật thuế GTGT cần:

  • Cải cách mạnh mẽ công tác thanh tra, kiểm tra thuế;
  • Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, cán bộ nghành thuế và người dân về thực hiện Luật thuế GTGT. Thực tế, luôn có những doanh nghiệp tìm cách trốn thuế, hoàn thuế GTGT; ngành thuế không có những biện pháp phù hợp để ngăn chặn kịp thời, thậm chí còn có trường hợp còn tiếp tay để cùng hưởng lợi; người dân im lặng, không muốn đấu tranh hoặc cùng với doanh nghiệp trốn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Dẫn tới hiệu quả thực hiện Luật thuế GTGT chưa cao;
  • Triệt để chống thất thu thuế để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho các chủ thể trong nền kinh tế thị trường;
  • Nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ công chức ngành thuế. Hiện đại công tác quản lý thuế bằng công cụ tin học….