Thực trạng và một số giải pháp xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam – Pháp Luật Môi Trường Điện Tử

Rác thải từ nhựa có ở khắp mọi nơi: vật liệu đóng gói, chai, cốc và đồ chơi, thậm chí kính, đồng hồ và điện thoại thông minh của bạn sử dụng các thành phần nhựa. Do đó, loại bỏ rác thải từ nhựa là điều quan trọng và tiên quyết để giúp môi trường sạch đẹp.

tm-img-alt

Việt Nam là một trong số các quốc gia hiện đang phát thải nhiều rác nhựa nhất vào các đại dương.

Theo các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, ước tính Việt Nam đã thải ra trên 31 triệu tấn rác thải sinh hoạt và gần 5 triệu tấn rác thải nhựa chỉ riêng trong năm 2018.

Nhựa chiếm đến 64% tỷ lệ vật liệu dùng trong ngành bao gói, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên. Trong khi đó chỉ khoảng 14% lượng rác thải nhựa được thu gom chủ yếu bởi những người nhặt rác (ve chai, đồng nát), và tái chế bởi các doanh nghiệp nhỏ.

Còn lại đang được chuyển vào các bãi rác lộ thiên, thậm chí là thải trực tiếp ra môi trường. Nghiêm trọng hơn, chỉ có khoảng 20% rác được xử lý bằng phương pháp chôn lấp ở các bãi hợp vệ sinh. Đa phần các bãi rác tại Việt Nam đều đã quá tải, các lò đốt có công nghệ đơn giản, cũ và lạc hậu, chưa kiểm soát được chất lượng không khí, thậm chí là bị hỏng do rác không được phân loại trước khi xử lý.

tm-img-alt

Theo GS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam: “Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa . Lượng rác thải nhựa gia tăng nhanh chóng, năm 2014 khoảng 1,8 triệu T/năm, năm 2016 khoảng 2 ,0 triệu T/năm và hiện nay khoảng 3,27 triệu T/năm được tạo ra tại Việt Nam. Khối lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Tại Việt Nam, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi nilon.

Phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa còn hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng chỉ có khoảng 11-12 % số lượng chất thải nhựa , túi nilon được xử lý ,tái chế , số còn lại chủ yếu là chôn lấp , đốt và thải ra ngoài môi trường . Đây có thể dẫn đến thảm họa môi trường , đặc biệt ô nhiễm đại dương . Đặc biệt, trong rác thải y tế có khoảng 5% là rác thải nhựa. Mỗi ngày, có khoảng 22 Tấn chất thải nhựa được thải ra từ các hoạt động y tế. Trong số đó lẫn với rác thải nguy hại (thuốc , hóa chất..). Thu gom, tái chế và chôn lấp loại rác thải nhựa này đều ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và ô nhiễm môi trường .

Để khắc phục vấn đề rác thải nhựa tại Việt nam, cần có lộ trình, giải pháp thu hút đầu tư và công nghệ các lĩnh vực: Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, tăng cường khả năng tái sử dụng, tái chế các thành phần rác thải nhựa; Sử dụng vật liệu thay thế túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần; Công nghệ tái chế rác thải túi nilon , rác thải nhựa.”

Ngày 20-8-2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Chỉ thị nêu rõ: Ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Mỗi năm, lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Việc làm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni-lông khó phân huỷ, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề thật sự đáng báo động, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái ở nước ta.

Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới khởi động chương trình “Đối tác Hành động quốc gia về nhựa tại Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh: Những vấn nạn về rác thải nhựa đối với môi trường hiện nay không phải lỗi của các sản phẩm nhựa mà thuộc về cách thức chúng ta sử dụng, thải bỏ các sản phẩm nhựa không đúng cách.

Vì vậy, chúng ta cần thay đổi cách ứng xử với nhựa thông qua việc quản lý một cách khoa học, tăng cường tái chế, tái sử dụng các sản phẩm nhựa để kéo dài vòng đời của nhựa, góp phần giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Chỉ như vậy, chúng ta mới phát huy được hết các tính năng của sản phẩm nhựa, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt. “Kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Những tác hại của rác thải nhựa:

Rác thải nhựa đang gây hại cho hành tinh và con người chúng ta vì:

  • Nó phá vỡ chuỗi thức ăn: điều này xảy ra theo nhiều cách, nhưng một ví dụ đáng chú ý là động vật ăn nhựa và điều này sẽ truyền qua chuỗi thức ăn và gây hại cho sức khỏe của những động vật này.

  • Gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người. Nhựa xâm nhập vào nguồn cung cấp thực phẩm của chúng ta cũng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta, vì chúng ta đang tiêu thụ các chất độc hại.

  • Làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước của chúng ta. Chất dẻo trong nguồn cung cấp nước của chúng ta có thể giải phóng rất nhiều chất độc có hại mà cuối cùng lại đi vào cơ thể chúng ta.

  • Gây ô nhiễm đất đai, không khí và nước. Nhựa gây ra tất cả các loại ô nhiễm, có thể kể đến như ô nhiễm đất và nước, đồng thời nó cũng tạo ra ô nhiễm không khí ngay từ đầu.

Giải pháp xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam như thế nào?

Một số giải pháp xử lý rác thải nhựa hiệu quả

Sử dụng chất xúc tác để phân hủy sinh học nhựa PET

PET được sử dụng rộng rãi để sản xuất bao bì nhựa, nhưng chỉ có khoảng 15% được đưa đến các nhà máy tái chế. Cơ sở hạ tầng không đầy đủ để thu gom và phân loại nhựa thải bỏ vẫn là một thách thức. Do đó, người ta thường sử dụng các polyester phân hủy sinh học để làm thay đổi kết cấu của nhựa nhanh chóng, hiệu quả.

Tái chế cơ học

Giải pháp tốt để chống lại rác thải nhựa này là làm cho nhựa có thể phân hủy sinh học. Tái chế cơ học bao gồm phân loại, nấu chảy và đúc lại nhựa thành các sản phẩm nhựa cấp thấp hơn. Nhưng quá trình này bị giới hạn về bản chất vì các đặc tính hiệu suất của chất dẻo bị suy giảm sau mỗi lần tái chế.

Tái chế hóa học phá vỡ nhựa ở cấp độ phân tử, do đó, cho phép nhựa được tái chế thành các vật liệu hữu ích. Một số chất dẻo, chẳng hạn như polyolefin – vật liệu trong túi polythene – bị đốt cháy ở nhiệt độ cao bằng cách sử dụng một quá trình phân hủy nhiệt được gọi là ‘Nhiệt phân’ để sản xuất nhiên liệu và sáp.

Tái sử dụng lại các rác thải nhựa

Đây có lẽ là phương pháp đang được nhiều người đang sử dụng. Việc làm này sẽ phần nào giúp bạn hạn chế được chất thải nhựa làm ảnh hưởng đến môi trường. Thay vì dùng xong rồi bỏ nó đi, bạn có thể dùng các chất thải nhựa với các mục đích như làm đồ trang trí, dùng để đựng các hóa chất, chất tẩy rửa,…

Phân loại từ đầu nguồn để tái chế

Hiện nay, vẫn có một số người đó là khi vứt rác không phân loại mà để chung với nhau khiến quá trình xử lý rác thải công nghiệp gặp khó khăn như:

  • Làm cho nhân viên môi trường khó khăn khi đi thu gom rác thải nhựa.

  • Gây tốn kém thêm thời gian cho việc phân loại rác trước khi xử lý.

  • Làm rác thải nhựa bị lẫn, bị bẩn và có thể phải chôn hoặc đốt gây nên những tác động xấu đến môi trường.

Việc phân loại rác thải là rất cần thiết để tái chế, xử lý hiệu quả nhất. Do đó, bạn nên chú ý phân loại đúng rác để giảm thiểu sự ô nhiễm của rác thải nhựa.

Giải pháp xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam như thế nào?