Thực trạng ứng xử sư phạm của giáo viên mầm non trong các tình huống sư phạm

Tổng hợp các tình huống sư phạm cho giáo viên mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (97.03 KB, 10 trang )

TÌNH HUỐNG VÀ ĐÁP ÁN
PHẦN THI TÀI NĂNG ỨNG XỬ CỦA CÔ
Tình huống 1: Trường mầm non của đồng chí tổ chức ăn bán trú 100%. Là
giáo viên mầm non đồng chí phải làm gì khi có 01 phụ huynh ở lớp đồng chí phụ
trách không đồng ý cho trẻ ăn bán trú ở trường.
Đáp án: Tìm hiểu lý do tại sao phụ huynh không cho con ăn bán trú tại trường.
Từ đó phân tích và tuyên truyền cho phụ huynh hiểu về tầm quan trọng của việc ăn
bán trú tại trường. Trong bữa ăn của trẻ tại trường sẽ có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm
theo thực đơn đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển của trẻ. Cùng với đó trẻ
sẽ được nâng cao ý thức tự giác của mình trong sinh hoạt hàng ngày như: Ăn, ngủ,
nghỉ đúng giờ, ăn thế nào cho đúng và ăn thế nào là văn minh.
Ngoài ra, khi ăn bán trú tại trường trẻ còn có thêm những hiểu biết về các nhóm
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, biết giữ gìn vệ sinh chung, sống hoà đồng với các bạn.
Tình huống 02: Trong nhóm trẻ 24-36 tháng, một cháu A có tật rất hay cắn
các bạn mặc dù đã được phụ huynh cho biết và các cô luôn quan tâm để mắt đến cháu.
Phụ huynh của các cháu trong lớp vô cùng lo lắng vì cho con mình học cùng lớp có
cháu A kia, Trong số đó, có phụ huynh của cháu B (đã bị cháu A cắn). Phụ huynh này
đã đến gặp cô giáo và yêu cầu cô giáo và nhà trường không được nhận cháu A vào lớp
nữa và đề nghị phụ huynh cháu A cho nghỉ ở nhà luôn, nếu không phụ huynh chúng
tôi sẽ làm đơn đề nghị với Phòng Giáo dục và Đào tạo về trường hợp này. Trước tình
hình đó cô giáo giải quyết thế nào?
Đáp án:
– Trước hết cô giáo xin lỗi phụ huynh cháu B vì đã để xảy ra trường hợp cháu A
cắn cháu B.
1

– Giải thích cho Phụ huynh cháu B hiểu về tình trạng đặc biệt của cháu A cũng
đã được gia đình cho các cô biết để đề phòng cho các cháu khác. Nhưng vì trẻ trong
lớp đông, giáo viên lại thiếu so với qui định mong phụ huynh hiểu và thông cảm.
– Sẽ đề nghị nhà trường tham mưu các cấp có thẩm quyền sớm tuyển thêm giáo

viên đảm bảo so với quy định để không xảy ra tình trạng này nữa.
– Phân tích cho Phụ huynh cháu B biết về quyền của mọi trẻ em đều được vui
chơi, học tập và đến trường. Tất cả mọi người đều phải tôn trọng quyền trẻ em, Nhà
trường và cô giáo không thể làm như yêu cầu của phụ huynh được, Đồng thời giải
thích cho phụ huynh cháu B hiểu rằng đặt địa vị con anh là trường hợp như cháu A thì
anh cũng khổ tâm lắm đúng không.
Tình huống 3: Một số phụ huynh trong lớp đề nghị cô giáo dạy trẻ trước
chương trình lớp 1: Dạy trẻ đọc và viết, nếu bạn là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử lý tình
huống này như thế nào?
Đáp án: Giáo viên giải thích cho phụ huynh việc dạy trước chương trình lớp 1
cho trẻ không có lợi vì:
– Dạy trẻ đọc, viết sớm chưa phù hợp với tâm, sinh lý của trẻ vì trẻ mầm non
hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi.
– Nếu trẻ được học trước, trong quá trình học lớp 1 trẻ sẽ chủ quan, nhàm chán,
không tập trung.
– Giáo viên mầm non không có chuyên môn dạy chương trình của tiểu học nên
kết quả sẽ không cao.
– Trong chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi đã đáp ứng được về kiến thức,
kỹ năng và chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng đi học lớp 1.
Tình huống 4: Khi có một trẻ bị ốm, mệt nhưng phụ huynh cứ mang con đến
lớp gửi và nói đó là trách nhiệm của giáo viên phải chăm sóc trẻ, nếu là giáo viên lớp
đó bạn sẽ xử trí như thế nào?
2

Đáp án:
Cô giáo phải dựa vào tình hình thực tế sức khoẻ của trẻ:
– Cô phải giải thích để phụ huynh đưa con bị ốm mệt về nhà chăm sóc (Trường
mầm non chỉ nhận chăm sóc các cháu khoẻ mạnh).
– Trường hợp đặc biệt chỉ mệt nhẹ (không có sốt) mà gia đình trẻ lại không có

người trông và muốn được gửi con thì giáo viên có thể nhận trẻ nhưng phải theo dõi
trẻ thường xuyên trong ngày.
– Trường hợp diễn biến của trẻ nặng lên cần đưa ngay sang phòng y tế của nhà
trường và thông báo ngay cho gia đình trẻ.
Tình huống 5: Đồng chí phụ trách nhóm trẻ 25-36 tháng, một hôm có phụ
huynh đến trình bày: Cháu nhà tôi đi học mấy hôm rồi mà vẫn khóc, hay cô giáo cho
con tôi lên học lớp 3-4 tuổi cùng các anh chị cho cháu nhanh quen hơn, với lại con tôi
cũng lớn hơn các bạn cùng trang lứa. Đồng chí xử lý tình huống này như thế nào?
Đáp án: Giáo viên nhẹ nhàng giải thích cho phụ huynh hiểu
– Trẻ mầm non có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau ở mỗi độ tuổi, chương trình
chăm sóc giáo dục trẻ vì thế được xây dựng có nội dung phù hợp với từng độ tuổi.
Đặc biệt, trẻ nhà trẻ còn non nớt nên chế độ chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi nhà trẻ có
nhiều khác biệt so với trẻ mẫu giáo (có thể nêu dẫn chứng). Trẻ đi học đúng độ tuổi sẽ
dễ hòa đồng hơn, phát triển tốt hơn.
– Theo quy định, trẻ phải được học đúng độ tuổi để phát triển tốt nhất.
– Trẻ mới đi học chưa quen với môi trường mới, phải xa bố mẹ, xa gia đình nên
trẻ sẽ khóc, trẻ nào nhanh thì khoảng 01 tuần, trẻ nào chậm thì nửa tháng sẽ quen với
cô và bạn. Mong phụ huynh đưa trẻ đi học đều để cháu nhanh quen hơn. Các cô luôn
quan tâm hơn đến những cháu mới đi học nên phụ huynh cứ yên tâm.
Tình huống 6: Trường của đồng chí nằm gần khu dân cư, lại gần vài gia
đình bán hàng ăn uống nên khi mùa hè đến trường có rất nhiều muỗi. Da trẻ còn
3

non nên rất dễ bị muỗi đốt và hằn vết. Trong các buổi hoạt động ngoài trời, cô đã
xoa thuốc chống muỗi đốt cho trẻ và nhắc nếu bạn nào bị muỗi đốt thì báo để cô
bôi thuốc. Một hôm, giờ đón trẻ, một phụ huynh nét mặt rất không vui mà có phần
bực tức buông ra những lời lẽ thiếu lịch sự và tế nhị với cô giáo về tình trạng chân
con mình có nhiều nốt muỗi đốt. Nếu đồng chí là giáo viên ở trong trường hợp đó,
đồng chí xử lý thế nào?

Đáp án: Cô giáo không ngắt lời phụ huynh mà chú ý lắng nghe, đợi phụ huynh
nói xong cô giáo mới giải thích cặn kẽ:
– Xin lỗi phụ huynh về chuyện xảy ra với trẻ. Nói rằng trẻ bị như vậy cô giáo
không hề mong muốn vì cô luôn mong các cháu khỏe mạnh vui vẻ. . .
– Mùa hè đến nên trường có nhiều muỗi lại ở gần quán ăn, nhà trường đã tích
cực vệ sinh sach sẽ môi trường nhưng vẫn không tránh khỏi. Vào ngày nghỉ gần nhất
sẽ phun thuốc diệt muỗi trong trường và khu vực xung quanh; chú ý vệ sinh trường
lớp hơn để giảm khả năng trẻ bị muỗi đốt xuống mức thấp nhất… Đồng thời, có ý kiến
với chủ quán ăn chú ý khâu vệ sinh để hạn chế việc muỗi sinh trưởng và phát triển
ảnh hưởng sức khỏe của gia đình và trẻ trong trường mầm non.
– Da trẻ rất nhạy cảm nên không tránh khỏi muỗi đốt và dễ bị hằn mặc dù cô
giáo đã rất chú ý để xoa thuốc cho các con, sau này các cô sẽ chú ý hơn nữa và xoa
thêm thuốc cho con. Và cũng giải thích thêm rằng da trẻ nhạy cảm nếu xoa nhiều
thuốc cũng không tốt cho da trẻ.
Tình huống 7: Giờ hoạt động ngoại khóa, nhà trường có mời cả phụ huynh đến
dự. Trong quá trình tham gia các hoạt động, cháu Minh Anh bị vấp ngã và khóc thét
lên. Nghe tiếng con khóc, mẹ Minh Anh ngay lập tức chạy lại gần vừa đỡ con dậy vừa
giận dữ hỏi: Ai làm ngã con? Cái Hoa chứ?  Vừa nói chị vừa nhìn cháu Hoa với
con mắt định kiến. Hoa hốt hoảng òa khóc. Là một giáo viên mầm non đồng chí xử lý
tình huống trên như thế nào?
4

Đáp án: Trước hết giáo viên phải dùng lời lẽ thuyết phục mẹ cháu Minh
Anh bớt nóng giận, thật bình tĩnh. Sau đó giáo viên động viên, dỗ dành các cháu
Minh Anh và Hoa để các cháu không khóc nữa và hỏi rõ nguyên nhân (nếu có thể
thì hỏi cả một số học sinh trong nhóm để hiểu rõ nguyên nhân). Cuối cùng giáo
viên cần nhắc nhở trẻ đi lại cần quan sát cẩn thận tránh bị ngã và mẹ cháu Minh
Anh cần bình tĩnh để xem xét, việc trẻ nhỏ trêu đùa nhau là không thể tránh khỏi,
tâm hồn các cháu rất trong sáng, người lớn cần có những việc làm phù hợp tránh

ảnh hưởng không tốt đến các cháu.
Tình huống 8: Trong giờ hoạt động góc phụ huynh nhìn thấy các cháu chơi tại
góc thiên nhiên (chơi với cát, làm bánh bằng cát, làm ao, chơi với nước: Tưới cây).
Phụ huynh phản ứng: Giáo viên không dạy trẻ chu đáo để trẻ chơi tự do, nghịch đất,
cát bẩn. Đồng chí xử lý tình huống đó như thế nào?
Đáp án: Giáo viên nhẹ nhàng giải thích cho phụ huynh hiểu: Dạy trẻ theo
chương trình giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực: Lĩnh
vực phát triển thể chất, lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, lĩnh
vực phát triển tình cảm và xã hội, lĩnh vực phát triển nhận thức. Trẻ được học tập vui
chơi mọi lúc, mọi nơi. Đây là hoạt động ngoài trời của trẻ. Ngoài thiên nhiên trẻ được
tiếp xúc với đất, cát, nước, trẻ sẽ yêu thiên nhiên hơn, giúp trẻ phát triển tình cảm
phong phú, hiểu biết, khám phá về thiên nhiên. Kết thúc hoạt động gió viên tổ chức
cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Từ đó giúp phụ huynh hiểu hơn về hoạt động ở
trường của con mình.
Tình huống 9: Lớp đồng chí có 01 học sinh bố mẹ ly thân, học sinh đó ở với
bố. Là người địa phương nên cô giáo đều biết cả bố và mẹ của trẻ đó. Khi đưa con
đến lớp bố của trẻ đó trình bày: Gia đình tôi có hoàn cảnh đặc biệt vì vậy khi đưa và
đón cháu sẽ là bố cháu hoặc ông bà nội cháu ngoài ra cô không trả cháu cho ai kể cả
là mẹ cháu. Cô giáo nhận lời và đưa trẻ vào lớp. Một hôm mẹ trẻ đó đến xin cô giáo
5

đón con. Cô giáo đã làm đúng như lời dặn dò của phụ huynh nhưng người mẹ đã
không nghe lời giải thích của cô mà làm toáng lên cả sân trường rằng: Cô có biết tôi
là ai không tôi là người đẻ ra nó vậy tôi hỏi cô tôi có quyền đón con tôi không? Lương
tâm của cô giáo ở đâu mà nỡ lòng chia cắt mẹ con tôi.. Là đồng chí thì đồng chí
ứng xử như thế nào cho hợp tình hợp lý.
Đáp án: Để phụ huynh nói xong, bớt nóng giận. Giáo viên tỏ thái độ thông cảm
với phụ huynh. Cho hai mẹ con gặp nhau đồng thời giải thích cho phụ huynh hiểu: Bố
cháu là người trực tiếp mua hồ sơ và gửi cháu vào trường, trước khi nhận cháu bố

cháu có thỏa thuận với nhà trường và cô giáo là chỉ khi nào bố cháu hoặc ông bà nội
đón thì cô giáo mới giao cháu cho gia đình kể cả mẹ đẻ cháu cô giáo cũng không giao.
Giải thích để phụ huynh hiểu: Nhà trường đã qui định đón và trả trẻ bằng thẻ
hôm nay chị đón cháu không có thẻ và kết hợp với sự thỏa thuận của gia đình nên bây
giờ em không thể để chị đón cháu, mong chị thông cảm.
Nếu hôm nay chị muốn đón cháu, để em liên hệ với bố cháu, nếu bố cháu nhất
trí em sẽ để chị đón cháu.
Tình huống 10: Có một phụ huynh trong lớp gửi thuốc kháng sinh nhờ cô giáo
cho trẻ uống, nếu bạn là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án:
– Cô nên giải thích cho phụ huynh biết: Nhà trường không được phép nhận
thuốc kháng sinh.
– Nhà trường chỉ nhận các loại thuốc cảm, thuốc ho thông thường cho cháu
uống tại lớp (tiếp tục uống sau khi đã điều trị khỏi bệnh ở nhà).
– Các loại thuốc thông thường gửi phụ huynh phải ghi rõ tên thuốc, liều lượng,
thời gian uống và ký vào sổ nhật ký đón trả. Phụ huynh phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm về việc cho con sử dụng các loại thuốc này.

6

Tình huống 11: Một số phụ huynh trong lớp đề nghị cô giáo dạy trẻ trước
chương trình lớp 1: Dạy trẻ đọc và viết, nếu bạn là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử lý tình
huống này như thế nào?
Đáp án: Giáo viên giải thích cho phụ huynh việc dạy trước chương trình lớp 1
cho trẻ không có lợi vì:
– Dạy trẻ đọc, viết sớm chưa phù hợp với tâm, sinh lý của trẻ vì trẻ mầm non
hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi.
– Nếu trẻ được học trước, trong quá trình học lớp 1 trẻ sẽ chủ quan, nhàm chán,
không tập trung.

– Giáo viên mầm non không có chuyên môn dạy chương trình của tiểu học nên
kết quả sẽ không cao.
– Chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi đã đáp ứng được về kiến thức, kỹ năng
và chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng đi học lớp 1.
Tình huống 12: Trong giờ hoạt động ngoài trời, cháu A xô ngã cháu B làm
cháu B ngã chảy máu. Chiều đến đón con, mẹ cháu B đã nặng lời xúc phạm cô giáo.
Cô giáo nên xử lý tính huống này như thế nào?
Đáp án:
– Trước hết giáo viên cần dùng lời nói nhẹ nhàng để làm dịu bớt thái độ căng
thẳng của phụ huynh.
– Sau đó giáo viên phải thẳng thắn nhận lỗi của mình vì việc đảm bảo an toàn
sức khỏe và tâm lý của trẻ khi ở trường là trách nhiệm của giáo viên.
– Bên cạnh đó, giáo viên phải tường thuật lại một cách trung thực toàn bộ diễn
biến sự việc bao gồm thời gian, hoàn cảnh và nguyên nhân cháu B bị ngã chảy máu,
để mẹ cháu B thấy rằng trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời giáo viên luôn
bao quát trẻ, sự việc xảy ra chỉ vì cô không phản ứng kịp. Sau khi xảy ra sự việc, cô
đã sát trùng vết thương, dán bông băng cho trẻ. Cô cũng nhắc nhở, giáo dục để cháu
7

A nhận thấy việc mình làm là sai, là xấu, cần phải xin lỗi bạn và hứa lần sau không tái
phạm nữa.
– Khi phụ huynh đã hiểu rõ toàn bộ câu chuyện thì việc cuối cùng giáo viên cần
làm là chân thành xin lỗi phụ huynh; hứa sẽ để ý đến trẻ nhiều hơn nữa trong tất cả
các hoạt động để phụ huynh tin tưởng tiếp tục gửi gắm con em mình cho cô giáo.
Tình huống 13: Mẹ của cháu A đến phản ánh cô đối xử không công bằng với
cháu. Về nhà cháu kể ở lớp cô hay bắt cháu đứng khoanh tay không được chơi vì
tranh đồ chơi với bạn. Là giáo viên đồng chí giải thích thế nào với mẹ cháu A?
Đáp án: Trước hết, cô lắng nghe ý kiến phản ánh của phụ huynh. Sau đó nhẹ
nhàng trao đổi với phụ huynh:

– Cảm ơn phụ huynh vì đã góp ý trực tiếp với giáo viên về việc làm này.
– Cháu A vốn hiếu động, đã nhiều lần cháu tranh đồ chơi với bạn, giáo viên đã
nhẹ nhàng nhắc nhở nhưng cháu vẫn như vậy. Bất đắc dĩ giáo viên mới phải phạt cháu
đứng khoanh tay. Tuy nhiên ngay sau khi phạt cháu thì giáo viên đã thấy việc làm này
không phù hợp và không tốt với trẻ nên đã cho trẻ trở lại chơi với các bạn.
– Giáo viên đã có ý định báo cáo ban giám hiệu nhà trường để có giải pháp
phù hợp nhưng rất may hôm nay có phụ huynh trao đổi, mong phụ huynh phối hợp
với cô giáo để cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất giáo dục trẻ.
Tình huống 14: Giờ trả trẻ, khi giáo viên đang trao đổi với phụ huynh về tình
hình của trẻ ở lớp chưa ngoan, phụ huynh đó phản ứng đánh con ngay trước mắt cô.
Cô xử lý như thế nào?
Đáp án: Trước hết cô ngăn ngay hành vi đánh con của phụ huynh lại một cách
tế nhị. Sau đó nhẹ nhàng trao đổi để phụ huynh nhận ra rằng việc dùng bạo lực với
con sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới tâm lý và nhân cách của con. Phụ huynh nên phối
hợp với cô giáo cùng dạy dỗ uốn nắn trẻ, khi trẻ hư phải giải thích cho trẻ hiểu thế
nào là đúng, thế nào là sai và chỉ dùng những hình phạt như: Bố mẹ không yêu nữa,
không mua cho những thứ trẻ rất thích, không được đị chơi cùng bố mẹ Việc con
hư sẽ khiến bố mẹ rất buồn
8

Tình huống 15: Phụ huynh đi đón con nhìn thấy trẻ đang kê bàn ghế, phơi
khăn mặt, lau và tưới cây cảnh phụ huynh tỏ thái độ không bằng lòng. Cô nên giải
quyết vấn đề này như thế nào?
Đáp án: Cô trao đổi với phụ huynh rằng việc tổ chức các hoạt động lao động tự
phục vụ, các hoạt động vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường như trên là một nội dung
trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành. Các hoạt động đó có
nhiều ích lợi: vừa giúp trẻ rèn luyện nâng cao sức khỏe, vừa rèn ý thức giữ gìn vệ sinh
cá nhân, vệ sinh môi trường, vừa giáo dục trẻ thói quen tự phục vụ, và giáo dục trẻ
tình yêu lao động, yêu quý và bảo vệ cây xanh Sau đó giáo viên đề nghị phụ huynh

khi trẻ ở nhà cũng nên cho trẻ tập làm các công việc tự phục vụ như: tự xúc cơm, tự
mặc quần áo, tự đi giầy dép những việc vừa sức để giúp đỡ cha mẹ như: gấp cất
quần áo, thu dọn đồ chơi, dọn phòng, cho vật nuôi ăn, chăm sóc cây cảnh
Tình huống 16: Cô giáo C vừa bước vào lớp thì thấy cháu A đang bị cháu B
túm tóc tát vào mặt, cháu B vừa gào khóc vừa cố cắn vào tay cháu A. Cô vội vã chạy
đến kéo mỗi đứa ra một nơi rồi nghiêm nghị tuyên bố phạt hai cháu úp mặt vào tường
mà không cần hỏi nguyên nhân tại sao hai cháu đánh nhau. Cuối buổi học khi mẹ hai
cháu đến đón, cô đã trao dổi và yêu cầu: Về nhà các mẹ nhắc nhở con mình lần sau
không được đánh nhau nữa nhé. Là một giáo viên đồng chí nhận xét thế nào về cách
giải quyết đó của cô giáo C? Nếu là đồng chí thì đồng chí giải quyết tình huống đó
như thế nào?
Đáp án:
– Trước tiên phải khẳng định cách giải quyết tình huống của giáo viên đó là
không đúng.
– Cách giải quyết hợp lý là: giáo viên chạy đến gỡ hai cháu ra; xoa dịu, dỗ dành
để hai trẻ bình tĩnh lại. Sau đó cô cho hai trẻ ngồi 2 bên cô giáo, trò chuyện nhẹ nhàng
để trẻ nói ra nguyên nhân vì sao hai bạn đánh nhau. Khi đã biết được nguyên nhân
9

giáo viên tìm biện pháp để giáo dục trẻ cho phù hợp, giúp trẻ nhận ra hành động đánh
nhau với bạn là không nên, là sai, là xấu, sẽ khiến cả hai bị đau. Nếu có việc gì không
hài lòng con hãy nói với cô giáo, cô sẽ giúp con giải quyết. Đến giờ đón trẻ, cô giáo
trực tiếp gặp phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tính tình của trẻ, hỏi xem ở nhà trẻ
có hay đánh nhau với bạn không, sau đó thuật lại sự việc đã diễn ra và cách xử lý của
mình. Trong quá trình trao đổi, giáo viên và phụ huynh thống nhất biện pháp giáo dục
trước tình huống trẻ đánh nhau, phối hợp cùng phụ huynh uốn nắn trẻ ở trường cũng
như ở nhà.

10