Thực trạng ly hôn, nguyên nhân và giải pháp kiềm chế

Ly hôn là hiện tượng xã hội bất bình thường nhưng cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân và nó như là biện pháp để củng cố hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

Theo số liệu thống kê án mới thụ lý kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp tỉnh Gia Lai trong 10 tháng đầu năm 2022 thụ lý kiểm sát 3051 vụ, việc hôn nhân gia đình trong tổng số 4796 vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình (chiếm 63.6%).

Tình trạng này là rất đáng lo ngại. Khi gia đình tan vỡ, không chỉ để lại ảnh hưởng tâm lý cho người trong cuộc, đặc biệt là trẻ nhỏ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của xã hội.

Có thể nói, ly hôn là sự lựa chọn của hai người cả vợ và chồng hoặc đơn phương từ một phía chồng hoặc vợ nhưng t

ình trạng hôn nhân gia tăng và ngày càng trẻ hóa, việc hôn nhân tan vỡ không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình, người thân mà còn gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, khi tế bào không “khỏe” thì xã hội bị ảnh hưởng nhiều mặt.

Sau những cuộc ly hôn, nhiều trẻ em sống trong cảnh thiếu tình thương và sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha hoặc mẹ; nhiều trường hợp cha, mẹ đều không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, lớn lên nhờ sự cưu mang của người thân; có trường hợp bị bỏ rơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển nhân cách và lối sống của trẻ, dẫn tới phát sinh những hành vi vi phạm pháp luật, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội.

… Đây cũng là một trong những lý do vì sao mà trong những năm gần đây tình trạng tội phạm tuổi vị thành niên có xu hướng gia tăng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn ngày càng tăng cao như hiện nay, nhưng chủ yếu tập trung vào một số nguyên nhân chính sau:

          

Một là, phần lớn và sâu xa dẫn tới tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng, đặc biệt với các cặp vợ chồng trẻ là do họ thiếu kỹ năng sống. Họ bước vào cuộc sống hôn nhân khi tuổi đời còn quá trẻ, chưa có sự chuẩn bị về tâm lý, kinh tế, sức khỏe và những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống gia đình, quá đề cao cái tôi của bản thân, ít quan tâm đến chồng hoặc vợ, khiến phần lớn các cặp vợ chồng trẻ nảy sinh mâu thuẫn ngay từ những tháng đầu, năm đầu của cuộc hôn nhân. Trong khi đó nhận thức về cuộc sống gia đình, ý nghĩa của hôn nhân và tình yêu còn hời hợt đã khiến họ không đủ bản lĩnh và kỹ năng giải quyết, vượt qua các mâu thuẫn, dẫn đến ly hôn.

Hai là, do kinh tế khó khăn, nghề nghiệp không ổn định, thu nhập bấp bênh, sinh con sớm khiến vợ chồng thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn, không tập trung đồng thuận để xây dựng kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái. Hầu hết trong các Quyết định công nhận thuận tình ly hôn đều thể hiện các cặp vợ chồng đến xin ly hôn không có tài sản chung.

Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như: do tư tưởng lạc hậu, người vợ không sinh được con trai nên người chồng ngoại tình hoặc ly hôn để lấy vợ mới với mục đích có con “nối dõi tông đường”; vấn đề về bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội; vợ chồng bất hòa, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn do nhận thức về xã hội, pháp luật chưa đầy đủ, thậm chí nhiều trường hợp người chồng cờ bạc, rượu chè …

Để góp phần củng cố và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc,

từng bước hạn chế thực trạng ly hôn đang  gia tăng như hiện nay, cần thực hiện các giải pháp:

Một là

, nâng cao chất lượng giáo dục trong gia đình cũng như Nhà trường và xã hội đối với giới trẻ, trong đó đặc biệt chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách để họ nâng cao nhận thức. Các cặp vợ chồng trẻ cần tăng cường học hỏi, tham vấn về kiến thức tiền hôn nhân, giao tiếp, lối ứng xử trong gia đình… tại các Trung tâm tư vấn tâm lý, tại trang Website hôn nhân & Gia đình, các bài viết trên sách, báo… Bên cạnh đó, trước khi kết hôn cần trang bị kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, có nghề nghiệp và thu nhập ổn định.

Hai là

, trong cuộc sống hôn nhân các cặp vợ chồng cần nhận thức vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong xây dựng gia đình, biết yêu thương, lắng nghe và chia sẻ, biết tôn trọng, nhường nhịn nhau “chồng bảo vợ nghe, vợ nói chồng đồng tình”. Mỗi người nên tự biết điều chỉnh, bỏ cái tôi, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Khi có mâu thuẫn, xung đột xảy ra cần bình tĩnh, khéo léo giải quyết các vấn đề. Nói không với những tệ nạn xã hội, sống thủy chung. Điều quan trọng nhất là phải biết nghĩ về con cái, tôn trọng những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam.

Ba là,

thực hiện hiệu quả các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”,“Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ”,

xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình điển hình, tiêu biểu.

Thực hiện nghiên túc luật pháp liên quan đến gia đình như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em, Luật phòng, chống bạo lực gia đình,… ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình. Đồng thời, cần b

ảo đảm kết quả bền vững các chương trình xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm, nhất là ở các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Biểu dương kịp thời và nhân rộng

những tấm gương sáng về đạo lý gia đình, điển hình trong khó khăn vươn lên xây dựng gia đình hòa thuận, giữ vững hạnh phúc, nuôi dạy các con ngoan, học giỏi, thành đạt, hiếu thảo, chăm lo phụng dưỡng ông bà, kính trên, nhường dưới.. tuyên truyền những tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn về đề tài gia đình.

Bốn là

,

tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện hương ước, quy ước làng, bản, khu dân cư theo hướng ghi nhận, phát huy những giá trị văn minh, tiến bộ, những phong tục, tập quán tốt đẹp trong hôn nhân gia đình và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về xây dựng gia đình, đặc biệt, chú trọng đến truyền thông, giáo dục đời sống gia đình thông qua các nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán…nhằm cung cấp cho các thành viên trong gia đình những kiến thức, kinh nghiệm… giúp cho các thành viên trong gia đình xây dựng mối quan hệ tương hỗ, thân thiện, gần gũi hơn. Bởi lẽ, nếu như gia đình có nền giáo dục căn bản, truyền thống đạo đức thì nguy cơ đỗ vỡ phần nào sẽ được ngăn chặn.

Năm là,

cần lồng ghép và tổ chức truyên truyền pháp luật về hôn nhân gia đình, vai trò của gia đình trong nhân dân thông qua các cuộc họp tổ dân phố, họp công đoàn sinh hoạt chi bộ, họp phụ nữ, thường xuyên mở các cuộc thi về chủ đề hạnh phúc gia đình để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau, đồng thời trang bị thêm các kiến thức về pháp luật và xã hội để mọi người nhận thức được vai trò của gia đình để cùng nhau giữ lửa đem lại cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Sáu là,

tăng cường công tác hòa giải tại cơ sở để giúp những cặp vợ chồng có sự ổn định cùng bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề, đưa ra các giải pháp tháo gỡ để hạn chế tình trạng ly hôn ở giới trẻ như hiện nay,

để các cặp vợ chồng muốn ly hôn có cơ hội trở lại đoàn tụ, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc và nuôi dạy con cái. 

Đối với các gia đình xảy ra tình trạng bạo lực, chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể thường xuyên theo dõi có biện pháp tuyên truyền, giáo dục; giúp đỡ đối với con chưa thành niên, nhất là những đứa trẻ có nguy cơ vi phạm pháp luật hoặc bị ngược đãi; tạo điều kiện cho các em học tập, vui chơi, ổn định về tâm sinh lý…

 

Gia đình là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc, là sự hài hòa cho đời sống của mỗi thành viên trong gia đình, mỗi cá nhân trong xã hội. Gia đình êm ấm, hạnh phúc sẽ là hành trang, là nền tảng để mỗi cá nhân phát huy hết năng lực của mình, góp phần xây dựng xã hội ổn định, phồn vinh và phát triển. Các cụ xưa đã nói “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn” câu nói bất hủ ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tất cả vì mục tiêu xây dựng “Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” hãy chung tay xây dựng, gìn giữ gia đình một cách bền vững./.