Sách Khai Tâm – Thuật Yêu Đương – Nguyễn Duy Cần

Thu Giang Nguyễn Duy Cần là một học giả nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước. Những tác phẩm của ông nhưđã trở thành sách gối đầu giường của nhiều thế hệ độc giả. Phần nhiểu những tác phẩm của ông là sách biên khảo và học thuật.Quyểnlà một trong nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông, ra mắt bạn đọc vào năm 1961, khi đó cụ Nguyễn Duy Cần trên 50 tuổi và đã có một gia tài sách khá đồ sộ. Thông thường các nhà văn đều có những sáng tác hay về tình yêu trong lứa tuổi thanh xuân, vì sao một học giả nổi tiếng như Nguyễn Duy Cần lại viết và xuất bản một cuốn sách về tình yêu khi tuổi đã xế chiếu, và vì sao ông lại chọn tình yêu làm chủ đề cho một cuốn sách của mình?Câu trả lời giản dị là:Đi sâu vào tác phẩm, ta nhận ra được cách tác giả tiếp cận với đề tài tình yêu hoàn toàn mới mẻ. Đó là cái nhìn của một con người đã sống hơn nửa đời mình với biết bao thăng trầm, biến động của xã hội, đã trải nghiệm hết mọi cung bậc xúc cảm buồn giận thương vui trong đời., vì thế, là một tác phẩm đặc biệt trong tủ sách Nguyễn Duy Cần, bởi nó không đơn thuần là những nghiên cứu, biên khảo mà trong đó còn gói trọn tâm tư tình cảm của tác giả gởi đến bạn đọc của mình.

Dẫn nhập

Người ta bảo: “Hôn nhân là vấn đề quan trọng còn hơn vấn để sinh tử”. Nói thế có phải là quá đáng không? Balzac nói: “Hôn nhân là con đường đưa ta vào cõi địa ngục hay dắt ta vào cõi thiên đường”. Tục ngữ có nói: “Phải cẩu nguyện một lẩn trước khi ra trận; cẩu nguyện hai lẩn trước khi xuống thuyền vượt biển; nhưng phải cầu nguyện đến ba lần trước khi quyết định kết hôn”. Há phải đây là một vấn đề có thể xem thường được chăng?

Quyển sách này viết ra vì tình thế không thể đứng trước những lạc lầm đau khổ của vô số thanh niên thiếu nữ mà số phận run rủi gặp nhau với tác giả trong khi họ còn lân la ở chốn học đường. Họ đã đến cầu cứu nơi tác giả trong những lúc ê chế chán nản vì bị ngập ngừng trên con đường tình cảm mà từ trước đến nay họ chưa bao giờ được nghe những kẻ có phận sự thiêng liêng giáo dục họ, bàn thẳng với họ. Phần đông lại ra đời sớm quá, kinh nghiệm đời chưa có, không người hướng dẫn, như người mù đi trên con đường tối, đầy chông gai nguy hiểm, và tự mình học lấy kinh nghiệm với mình, tới đâu hay đó. Họ đâu có dè, như thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã nói: “Yêu một phút để mang sầu trọn kiếp” mà thận trọng, mà lọc lựa. Rồi khi họ tự vấn mình trong chuỗi ngày đau khổ, trách nhiệm ấy về phần ai? Chả lẽ lại cũng hoàn toàn do họ, những con người vô tâm và không kinh nghiệm?

Trừ những bậc thánh nhân thì chẳng biết làm sao, chứ đối với thường nhân như chúng ta, thì đã mấy “ai là kẻ lọt vành hóa nhi”! Huống chi tạo hóa sinh ra đấng anh hùng cũng như những bậc vĩ nhân, phần nhiều lại là giống đa tình. Câu chuyện Samson và Dalila là câu chuyện điển hình tượng trưng mãnh lực ái tình đối với những bậc anh hùng cái thế. Bởi vậy, ái tình và hôn nhân là một vấn để hết sức quan trọng trong đời người, ít ai tránh khỏi.

Nhà văn Byron lại nói: “Điếu đáng ghê sợ nhất là ta không thể sống chung với đàn bà, mà cũng không thể sống thiếu họ được”. Tại sao thế? Không thể thiếu họ được là điểu rất dễ hiểu vì đó là một định luật của tạo hóa: “Có âm dương, có vợ chồng, dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê”.Bởi vậy nhà văn Bernardin de Saint-Pierre mới nói: “Thiếu người đàn bà, cõi đời sẽ như đắm chìm trong đêm tối lạnh lùng”. Nhưng, không thể sống chung với họ được, đó mới thật là điểu đáng ghê sợ hơn hết. Có gì đau khổ cho con người bằng bị bắt buộc phải sống chung với kẻ mà ta không thể sống chung? Chắc chắn chưa từng có cảnh địa ngục nào đáng ghê gớm bằng. Bởi vậy Socrate mới nói: “Bọn thanh niên đi tìm hôn nhân, không khác nào những con cá lội trước đầu lờ. Tất cả đều hăm hở chui vào, trong khi đó không biết bao nhiêu kẻ đang vùng vẫy một cách tuyệt vọng để thoát ra”.

Tại sao thế? Tại sao ta không thể sống chung với người đàn bà? Là vì tạo hóa sinh ra người đàn ông và người đàn bà với hai thế giới tâm tình khác hẳn nhau, như sau đây tác giả sẽ cố gắng nêu ra. Trái hẳn nhau, nên không thể hiểu nhau và do đó mới thường có sự hiểu lầm nhau, gây ra không biết bao sóng gió. Dung hòa được những cái không thể dung hòa, nắm được mực trung trong cặp mâu thuẫn ấy, đó là thực hiện được cái Đạo của trời đất, đó là đạt được cái mức cao nhất của tình yêu, đó là hạnh phúc. Mà đó cũng là mục đích của quyển sách này. Và phải chăng tình yêu là tất cả bí quyết của nghệ thuật sống, cái sống của người đạt lý và đạt tình?


Thu Giang NGUYỄN DUY CẨN

Source: https://evbn.org
Category: Tình yêu