Thuật yêu đương

Bài review này đáng lẽ là một bài editorial, nhưng vì quá “khô” nên không được chọn.

Mà thật ra cuốn sách này cũng khô như ngói ấy…

Câu quote yêu thích: “Chết cho người mình yêu dễ hơn là sống với người mình yêu – Byron”

—————————
Nguyễn Duy Cần không phải là một nhà văn viết truyện, và tác phẩm “Thuật yêu đương” đương nhiên không là tiểu thuyết, nhưng nó làm tôi vui, buồn, cảm xúc lên lên xuống xuống, lúc cười ngặt nghẽo, lúc cảm thấy bối rối và đôi lúc nổi giận, hệt như đọc một

Bài review này đáng lẽ là một bài editorial, nhưng vì quá “khô” nên không được chọn.

Mà thật ra cuốn sách này cũng khô như ngói ấy…

Câu quote yêu thích: “Chết cho người mình yêu dễ hơn là sống với người mình yêu – Byron”

—————————
Nguyễn Duy Cần không phải là một nhà văn viết truyện, và tác phẩm “Thuật yêu đương” đương nhiên không là tiểu thuyết, nhưng nó làm tôi vui, buồn, cảm xúc lên lên xuống xuống, lúc cười ngặt nghẽo, lúc cảm thấy bối rối và đôi lúc nổi giận, hệt như đọc một tiểu thuyết tình cảm vậy.

Viết một cuốn sách có chủ đề về tình yêu thì cũng không quá khó, chẳng phải chúng ta đã có rất nhiều tiểu thuyết tình cảm từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim đấy sao. Mà không chỉ tiểu thuyết, phần rất lớn thi ca, tản văn, truyện ngắn,.. nhìn chung là văn học, rất ưu ái về chủ đề tình cảm này.

Nhưng viết một cuốn sách để hướng dẫn người ta nên yêu như thế nào, và đi đến hôn nhân rồi giữ gìn hạnh phúc hôn nhân thì có lẽ hiếm. Thật sự các sách tâm lí bạn trai bạn gái, đàn ông phụ nữ bày bán ngoài kia khó mà chiều lòng được người đọc, khi chỉ giới thiệu một giai đoạn trong ái tình: hoặc tò mò tìm hiểu và thành đôi, hoặc cách giữ gìn hôn nhân. Tác phẩm “Thuật yêu đương” đã tiếp cận tình yêu theo hướng (được tác giả cho là toàn vẹn nhất): những bước làm quen, chào hỏi ban đầu, duy trì tình cảm yêu mến nhau, và duy trì hôn nhân về sau.

Bắt đầu bằng khái quát về tình yêu là gì, phân tích cơ bản về tâm lí và tình cảm của người đàn bà và đàn ông, quan niệm yêu của từng giới; sau đó đến những phần sâu hơn: tại sao thời kì quan trọng nhất trong tình yêu là thời kì tiền hôn nhân, tức sau đính hôn; những quy tắc dù là vợ chồng vẫn phải luôn giữ, những gì chắc chắn phải chấp nhận khi yêu… Giới thiệu một cách cơ bản những chuyển biến trong tình cảm con người: tại sao chúng ta yêu, chúng ta cần gì ở người mình yêu, ba diễn biến trong tình yêu, ba điều quan trọng để duy trì tình yêu…. có lẽ đây là những điều mà bạn sẽ ít được đọc hay tìm thấy ở những sách khác cùng chung chủ đề, mà cho dù có gặp, cũng khó lòng được viết lôi cuốn và dễ nhớ như sách nhờ những ví dụ thân thuộc trong tiểu thuyết cũng như thực tế.

Người đọc sẽ không viết sâu quá vào chi tiết nội dung sách, vì nội dung sách có những điều mà người đọc vẫn không đồng tình được. Một trong những ý đó là coi tâm lí con người quá đơn giản, phân hẳn tính cách nam giới phải như thế này và tính cách phụ nữ phải như thế nó. Dù tác giả rất khôn khéo đưa thêm lập luận “luôn có ngoại lệ”, nhưng cũng khẳng định lại phần lớn tâm lí con người là theo những gì tác giả nhân xét. Thật ra mà nói, tâm lí con người sẽ giống nhau một phần nền phụ thuộc vào giới tính (là thứ không thể thay đổi), nhưng những thứ khác có thể thay đổi được như môi trường giáo dục, những gì người đó đã trải nghiệm, những cuốn sách họ đã đọc, những bộ phim đã xem tác động lớn đến tính cách con người, mà theo tôi nghĩ, lớn hơn thứ căn bản trong tình yêu là giới tính.

Hai là trong sách có những mâu thuẫn tự thân. Như đoạn đầu sách khá bất công khi chê bai phụ nữ rất đơn giản, nhưng phần sau sách lại khen ngợi họ tinh tế. Và đây cũng là đoạn giới nam chịu bất công khi được nhận xét tính cách dễ đoán, trong khi ở phía trước được ca ngợi như bậc anh hùng trong tình yêu (sẵn sàng chết vì người mình yêu). Còn như bàn về tặng quà chẳng hạn, sau khi quả quyết món quá đích thực là phải truyền đi tình cảm một cách đầy đủ, dứt khoát và vô điều kiện, người tặng không được để ý đến coi chừng món quà ấy còn hay mất, thì ở đoạn sau lại bình luận rằng không gì đau khổ cho người tặng khi thấy món quả của mình bị hắt hủi khinh thường bằng cách bỏ bê bất cứ ở đâu trong những kẹt góc nhà.

Phải nói rằng “dạy cư xử trong tình yêu” thì cũng có nhiều sách đã từng viết như đã nói: như nước ngoài thì có “Cư xử như đàn bà, suy nghĩ như đàn ông” của Steve Harvey, hoặc Việt Nam thì có“Xóa hết dấu vết trước khi về nhà” của Đức Long, nhưng chỉ trong “Thuật yêu đương” của Nguyễn Duy Cần tôi mới thấy được sự nghiêm túc trong quan niệm về hôn nhân và giữ gìn tình yêu, phân tích sâu về tâm lí hai giới và tìm hiểu, nghiên cứu về cách mẩu chuyện, thành ngữ về tình yêu. Không đạt được đồng thuận tối ưu về nội dung, sách vẫn cho tôi một niềm tự hào vì đã biết được ít nhiều thêm về tâm lí con người (một cách cơ bản nhất, khi con người đơn thuần nhất), về niềm kính trọng cho tôi dành cho ông không hề suy giảm.

Thật thú vị cho một người chưa từng yêu ai sâu đâm như tôi trong tình huống mà vây xung quanh tôi chỉ toàn là sách về chủ đề tình yêu – hôn nhân – gia đình mà thôi. Song song với đọc tác phẩm này, tôi đang đọc “Khi tổ ấm nhảy lambada” của Lê Minh Quốc, bàn về những mẹo giữ hòa khí hôn nhân, cũng như theo dõi tranh luận dài kì trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần tại sao giới trẻ lại không còn hào hứng với kết hôn. Tiểu thuyết tôi đang đọc cũng nói về sự hồi phục sau li hôn nữa… Đọc nhiều về tình yêu trong một giai đoạn ngắn cũng làm tôi chết choáng, thực sự về một chủ đề lớn như vầy, bao nhiêu sách cũng là không đủ, phải dấn thân “khám phá” mới … vui. Mà như trong “Thuật yêu đương” muốn yêu nghiêm túc thì cũng lắm chông gai đấy: phải tìm hiểu bản thân, cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tâm hồn của bản thân, phải hòa hợp với cả gia đình đôi bên, phải tinh ý… Phần nào trong tôi đã đồng cảm nhiều hơn với những người trẻ ngại hôn nhân, và tôi đã quyết định tạm thời thì đành theo cách mà ông Nguyễn Duy Cần cho là phương án cuối cùng: nếu không thể sống được một đời yêu đương sáng suốt, thì để mặc cho số mạng hên xui. Vì cuộc sống khó tránh chữ ngờ chữ duyên, mà trong tình yêu là dễ gặp hai chữ này nhất.

Bạn tôi nói sách này chắc dành cho lứa tuổi teen mới lớn, nhưng tôi nghĩ nó sẽ thích hợp hơn với bạn trẻ đã vào Đại Học. Lúc đó mới có bản lĩnh không khó chịu quá mức trước những kì thị giới tính trong sách, cũng không coi sách là kim chỉ nam lúc nào cũng đúng, và hiểu được tầm quan trọng của những vấn đề lớn nhỏ mà sách muốn nói đến. Có dày dạn trong tình trường đi nữa cũng nên đọc sách, thật đấy, vì chắc gì bạn đã yêu một người thành thật (theo chuẩn của sách, cũng là chuẩn tôi thấy đúng) hay không. Vả lại, nếu bạn có rất nhiều kinh nghiệm, tại sao bạn không thể yêu một người đến cuối?
Có rất nhiều câu hỏi về tình yêu sẽ được giải đáp khi bạn mở cuốn “Thuật yêu đương” của Nguyễn Duy Cần.

…more

Source: https://evbn.org
Category: Tình yêu