Thuật ngữ Ecology là gì? Ecology và những điều quanh Sinh thái học
Thuật ngữ Ecology nhiều trong cuộc sống nhưng bạn không biết nó là gì? Bạn tìm trên mạng nhưng không hiểu được? Đừng lo lắng, hãy cùng mình tìm hiểu về nó trong bài viết này nhé!
Mục Lục
Khởi nguồn của thuật ngữ Ecology
Định nghĩa
Thuật ngữ Ecology có nghĩa là Sinh thái học. Từ này bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, là sự kết hợp của Oikos (nơi ở) và Logos (khoa học). Đơn giản mà hiểu thì Ecology là khoa học nghiên cứu về nơi ở của sinh vật.
Ta có định nghĩa về Ecology như sau: “Ecology is the study of the relationships between living organisms, including humans, and their physical environment”. Có nghĩa là “Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa các tổ chức sinh vật sống, bao gồm con người và môi trường sống của chúng”.
Nguồn gốc
Thuật ngữ Ecology ra đời vào giữa thế kỉ XIX cụ thể là năm 1869. Nhà khoa học Haeckel E. người Đức đã nêu ra định nghĩa đầu tiên về Sinh thái học. Theo ông: “Chúng ta hiểu về tổng giá trị kinh tế của tự nhiên gồm nghiên cứu tổ hợp các mối tương tác của sinh vật với môi trường của chúng. Và mối quan hệ bạn bè và thù địch với một nhóm sinh vật mà sinh vật đó tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp”.
Ở khoảng những năm 1900, Ecology chưa thực sự trở thành một môn khoa học độc lập. Thời kỳ đó của Haeckel, nó chỉ là thời kì tích lũy kiến thức cho sinh thái học. Tuy nhiên, trong vài chục năm gần đây (1975), nhà khoa học X.X.Chvartch đã đưa ra định nghĩa về thuật ngữ này mang đầy đủ tính chất của nó. Ông viết: “Sinh thái học là khoa học về đời sống tự nhiên. Nếu sinh thái học sinh thái học xuất hiện cách đây hơn 100 năm như một khoa học về mối tương hỗ giữa cơ thể và môi trường. Thì ngày nay nó trở thành một khoa học về cấu trúc tự nhiên, về sự sống trên hành tinh”.
Đối tượng nghiên cứu của Ecology
Đơn vị tổ chức của Sinh thái học
Đối tượng nghiên cứu của Ecology là tất cả mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống. Trong sinh thái học, có:
- Đơn vị tổ chức: Trong đó tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản nhất. Nguyên tử -> Phân tử -> Tế bào -> Mô -> Cơ quan -> Cá thể -> Quần thể -> Quần xã -> Hệ sinh thái.
- Đối tượng: Cá thể, Quần thể, Quần xã, Hệ sinh thái.
Đối tương nghiên cứu của Sinh thái học
Từ 2 điều trên, đối tượng nghiên cứu liên quan đến thuật ngữ Ecology gồm:
- Nghiên cứu đặc điểm của các nhân tố môi trường có sự ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật. Và sự thích nghi của sinh vật với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau.
- Nghiên cứu nhịp điệu sống của cơ thể. Sự liên quan của nhịp sống với các chu kỳ ngày đêm. Chu kỳ địa lý của trái đất ảnh hưởng thế nào tới sự thích ứng của các sinh vật.
- Nghiên cứu điều kiện hình thành quần thể, những đặc điểm cơ bản và mối quan hệ trong nội bộ quần thể.
- Nghiên cứu các đặc điểm của quần xã, mối quan hệ giữa các quần thể trong quần xã. Sự biến đổi của quần xã theo nhiều yếu tố tác động.
- Nghiên cứu sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong sinh vật, quần xã, giữa quần xã và ngoại cảnh, thể hiện trong các chuỗi và lưới thức ăn, các bậc dinh dưỡng. Sự hình thành tháp sinh thái về số lượng và năng lượng.
- Nghiên cứu những nhân tố (hóa học) vô cơ cần thiết cho sinh vật, tham gia vào chu trình sinh địa hóa trong thiên nhiên. Nhờ đó xác định rõ sự tương quan trong hệ sinh thái để nghiên cứu năng suất sinh học của các hệ sinh thái khác nhau.
- Nghiên cứu cấu trúc của sinh quyển, cung cấp thêm hiểu biết về thế giới của chúng ta.
- Ứng dụng các kiến thức về Ecology vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Thông qua các kiến thức về Ecology, đóng góp tích cực vào công việc giáo dục dân số.
Mối quan hệ của Ecology và môn học khác
Ecology và môn khác
Sinh thái học là một môn cơ bản thuộc sinh vật học. Nó cung cấp những nguyên tắc, khái niệm cho nghiên cứu sinh thái học các nhóm ngành trong tự nhiên. Qua đó cho thấy được sự tiến hóa của các loại sinh vật trong sinh giới. Vì vậy, thuật ngữ Ecology này còn liên quan đến rất nhiều thứ khác.
Ecology sử dụng kiến thức của chính nó để giải thích những đặc điểm thích nghe về mặt cấu tạo, chức năng của sinh vật trong điều kiện sống nhất định. Đồng thời nó còn sử dụng Taxonomy (Phân loại học) khi nghiên cứu về quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Thêm vào đó là sự tính toán từ vật lý học, xác suất thống kê và mô hình toán học.
Ecology liên kết chặt chẽ với thổ nhưỡng học, khí tượng học và địa lý tự nhiên. Sinh thái học sử dụng các kết quả nghiên cứu về đất, khí hậu,… để sử dụng chúng trong việc xác định sự thích nghi của sinh vật trong môi trường khác nhau. Và nhờ sinh thái học, cũng giải thích được một số hiện tượng tự nhiên trong khí tượng học,…
Ecology và phân môn của nó
Gần đây, Ecology đã được xem là một phần của môn khoa học Biocybernetics (Điều khiển sinh học). Sự phát triển của Sinh thái học cũng hình thành nên nhiều môn khoa học khác liên quan như sinh lý – sinh thái, tin sinh học, toán sinh học,… Và ở trong chính Sinh thái học cũng có nhiều phân môn như: Cổ sinh thái học, Sinh thái học ứng dụng, Sinh thái học cá thể (Autecology).
Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng nhất liên quan đến thuật ngữ Ecology. Chắc hẳn đọc xong bài viết các bạn cũng đã có trong mình thêm kiến thức rồi. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc bài viết!