Thừa kế theo di chúc là gì? Những ai được thừa kế theo di chúc?
3. Thừa kế theo di chúc hợp pháp như thế nào?
* Di chúc được coi là hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Người lập di chúc sáng suốt, minh mẫn trong khi lập di chúc;
– Người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;
– Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
– Hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật;
– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản, và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý;
– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ, phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực;
* Quy định riêng đối với mỗi hình thức lập di chúc
– Di chúc bằng văn bản được chỉ coi là hợp pháp khi được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;
– Di chúc miệng được coi là hợp pháp. Nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
– Một số trường hợp trong cha mẹ có người chết trước và các con yêu cầu chia di sản với người còn sống. Lúc này người chết không để lại di chúc cũng gây ra mâu thuẫn và tranh chấp tài sản thừa kế. Để tránh tình trạng tranh chấp diễn ra, bậc cha mẹ nên lập di chúc phân chia tài sản cho rõ ràng trước khi chết.
Quy định đối với mỗi hình thức lập di chúc
Như vậy, tùy thuộc mỗi loại di chúc mà có những quy định riêng về nội dung và hình thức. Việc tuân theo các quy định trên đây, nhằm đảm bảo tính hợp pháp để thực hiện phân chia di sản theo ý nguyện của người chết. Tuy nhiên, nếu di chúc bị xem là bất hợp pháp thì di sản sẽ được chia theo pháp luật hoặc chỉ phân chia di sản theo phần di chúc có hiệu lực.