Thư viện – Trường Đại học Mở Hà Nội
4
Hạn chế đình công bất hợp pháp trong doanh nghiệp ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hằng Nga; NHDKH TS Vũ Minh Tiến
H. : Viện Đại Học Mở Hà Nội, 2017
85 tr. ; A4
Luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về đình công nói chung và đình công bất hợp pháp nói riêng, để từ đó đề xuất những giải pháp, phương hướng phòng ngừa và giải quyết đình công bất hợp pháp trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan trong điều kiện hội nhập kinh tế thị trường tại nước ta hiện nay. Luận văn đã có sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp với nhau. Chẳng hạn như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê,…để có thể làm rõ từng nội dung cụ thể của luận văn.
Đình công là quyền của người lao động được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên các cuộc đình công gần đây đều diễn ra trái pháp luật. Lúc đó người lao động sẽ không thể bảo vệ lợi ích cho mình mà phải bồi thường cho doanh nghiệp. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến vấn đề đình công và giải quyết đình công. Việc quan tâm này được thể hiện thông qua một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đình công và giải quyết đình công. Do diễn biến tình hình đình công ngày càng phức tạp, những vấn đề mới liên tục phát sinh và thay đổi, cho nên pháp luật về đình công và giải quyết đình công đã bộc lộ những điểm bất cập, dẫn đến tình trạng 100% các cuộc đình công không theo đúng quy định pháp luật, đình công tràn lan. Vấn đề đặt ra là cần phải xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp để đảm bảo các quy định của pháp luật về đình công đi vào cuộc sống. Từ việc phân tích các nguyên nhân, đề tài đề xuất một số giải pháp để hạn chế đình công bất hợp pháp. Đó là các nhóm giải pháp đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý, nhóm giải pháp đối với NLĐ, NSDLĐ, nhóm giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về đình công.
Đầu mục:2
Tài liệu số:1